Sau vụ McCarrick, Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang phải đối phó với trường hợp tai hại của Đức Cha Michael J. Bransfield, nguyên Giám Mục Wheeling-Charleston. Câu chuyện này đang được các thế lực thù ghét với Giáo Hội khai thác tối đa, cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Christopher Altieri, của tờ Catholic Herald, có bài bênh vực cho Giáo Hội nhan đề “Cardinal Burke breaks silence over gifts from disgraced bishop” – “Đức Hồng Y Burke phá vỡ sự im lặng về những món quà từ vị giám mục thất sủng.”
Nếu quý vị và anh chị em không có thời giờ để đọc toàn bộ thì vắn tắt câu chuyện là thế này:
Đức Hồng Y Burke phá vỡ sự im lặng về những món quà từ vị giám mục thất sủng
Đức Hồng Y Raymond Burke đã phá vỡ sự im lặng về sự xuất hiện của tên ngài trong danh sách các viên chức cao cấp đã nhận được quà tặng từ Đức Cha Michael J. Bransfield, Giám mục Wheeling-Charleston, là đối tượng chính của một cuộc điều tra gần đây và đã bị Vatican trừng phạt sau khi tìm thấy những bằng chứng về sự bất chính nghiêm trọng trong tình dục và tài chính.
Được giao nhiệm vụ điều tra sơ bộ về hành vi của Đức Cha Bransfield khi còn tại chức, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore đã chỉ định một nhóm các nhà điều tra là những người sau đó đã đưa ra một loạt bằng chứng, bao gồm lời khai từ các nạn nhân bị cáo buộc là đối tượng ham muốn tình dục của Bransfield - nhiều người trong số họ là các linh mục và chủng sinh; và cả xu hướng tiêu tiền rất rộng tay của ngài. Tờ Washington Post đã tường thuật vào tháng trước [tháng Sáu vừa qua - chú thích của người dịch] rằng Đức Cha Bransfield cũng viết chi phiếu cá nhân cho nhiều viên chức trong Giáo Hội, rồi sau đó chính ngài yêu cầu giáo phận thanh toán lại các khoản tiền này.
Đức Cha Bransfield đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. “Mọi người đang cố gắng phá hủy danh tiếng của tôi. Những người này thật kinh khủng với tôi,” ngài nói với tờ Washington Post.
Trong tuyên bố chính thức của mình, Đức Hồng Y Burke cho biết:
“Mọi quà tặng tài chính tôi nhận được từ Đức Cha Bransfield chỉ là tiền thu lao trong dịp gặp gỡ các linh mục hoặc quà tặng Giáng sinh. Tôi tin rằng ngài cũng từng tặng tôi một món quà nhân dịp tôi trở thành Hồng Y.” Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng những món quà đó thật quảng đại, nhưng không hậu hĩnh lắm đâu. Đức Hồng Y Burke cũng nói thêm rằng ngài đã sử dụng những món quà của Đức Cha Bransfield cho các quỹ từ thiện của mình.
Về mối quan hệ của mình với Đức Cha Bransfield, Đức Hồng Y Burke cho biết, “Tôi biết Đức Cha Michael Bransfield như một giám mục Mỹ, có vậy thôi. Trong những năm làm Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, thỉnh thoảng, ngài sắp xếp để tôi gặp các nhóm linh mục giáo phận mà ngài đưa sang Rôma, để giải thích cho họ về công việc của tôi trong giáo triều Rôma.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng “Mặc dù Đức Cha Bransfield biểu lộ tình huynh đệ rất tốt và rộng rãi với tôi, tôi chưa bao giờ có cơ hội để hiểu rõ về ngài.”
Từ 2008 đến 2014, Đức Hồng Y Burke là Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, tòa án cao nhất trong hệ thống pháp luật của Giáo Hội, đôi khi được mô tả là Tối Cao Pháp Viện của Giáo Hội Công Giáo. Vào năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô tái bổ nhiệm Đức Hồng Y Burke vào tòa này, với tư cách là thành viên chứ không phải là người đứng đầu.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Burke đặc biệt nhấn mạnh rằng “Vị Hồng Y phải đưa ra lời thề không chấp nhận bất kỳ món quà nào từ một người đang tìm kiếm một đặc ân liên quan đến chức vụ và công việc của ngài. Nếu ai đó đang có một trường hợp được phân xử trước tòa án của Giáo Hội, và đưa cho tôi một chi phiếu, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Trong trường hợp những quà tặng của Đức Cha Bransfield, tôi không có bất kỳ lý do nào để nghi ngờ rằng đang có vấn đề nào đó.”
Mặc dù tuyên bố của Đức Hồng Y Burke đã không đề cập đến việc ngài đã nhận được bao nhiêu tiền, một nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y cho biết ngài nhận được tổng cộng khoảng 9,700 Mỹ Kim.
Các vị Hồng Y khác nhận được khoản tiền lớn hơn. Bransfield đã trao 29,000 Mỹ Kim cho Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, để giúp trả tiền tu sửa căn nhà của Đức Hồng Y ở Rôma. Một Hồng Y khác cũng đã nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield là Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, được báo cáo đã nhận được 23,600 đô la quà tặng và thù lao. Đức Hồng Y Wuerl từng là Tổng Giám Mục Washington, DC. Ngài đã thay thế Theodore McCarrick. Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York cũng nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield.
Hồng Y Farrell và Wuerl đã trả lại các khoản tiền mà các vị đã nhận được cho Giáo phận Wheeling-Charleston, cùng với các giáo sĩ khác có tên trong báo cáo sơ bộ mà tờ Washington Post thu được.
Đức Tổng Giám Mục Lori, người lãnh đạo cuộc điều tra về Đức Cha Bransfield, cũng đã nhận được 7,500 Mỹ kim quà tặng từ Đức Cha Bransfield và 3,000 Mỹ kim thù lao giảng phòng và chi phí đi lại. Ngay trước khi tin tức được công khai, Đức Tổng Giám Mục Lori tuyên bố ngài đã nhận được tiền và sẽ trả lại số tiền đó cho Giáo phận Wheeling-Charleston, với yêu cầu rằng số tiền này sẽ được trao cho các Tổ chức Bác ái Công Giáo.
Tuy nhiên, trong bản báo cáo chính thức ngài đệ trình lên Vatican, Đức Tổng Giám Mục Lori đã không nhắc đến tên của một số giáo sĩ cao cấp mà Đức Cha Bransfield đã ký chi phí, bao gồm cả chính ngài. Đức Tổng Giám Mục Lori cho biết ngài ông hối hận về quyết định này, và sẽ làm mọi việc khác đi nếu có thể. Sau đó, ngài đã gửi danh sách các vị nhận tiền của Đức Cha Bransfield lên Tòa Thánh.
Sean Caine, phát ngôn viên của Đức Tổng Giám Mục Lori, nói: “Đức Tổng Giám Mục [Lori] đã coi những món quà đó là quà tặng cá nhân dành cho ngài vào thời điểm [ngài] được bổ nhiệm và [vào dịp Giáng sinh]. Ngài không bao giờ tin rằng có một kỳ vọng nào đó về việc ngài sẽ làm bất cứ điều gì để đổi lại và không bao giờ được yêu cầu làm bất cứ điều gì như thế.”
Việc tặng những món quà bằng hiện kim như vậy là một phong tục lâu đời trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ. Rõ ràng, rất ít giáo sĩ có liên quan trong vụ này nghĩ rằng có điều gì đó không ổn trong hành vi của Đức Cha Bransfield.
Tờ Washington Post tường thuật rằng Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, là người gây ra những ồn ào vào mùa hè năm ngoái, cũng là một viên chức cao cấp khác trong Giáo Hội đã nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield. Sau khi tin tức này được đăng lên, ngài trả lời tờ Washington Post như sau:
“Vào dịp lễ Giáng sinh, tôi bắt đầu nhận được chi phiếu và quà tặng từ một số giám mục Hoa Kỳ, giá trị từ 100 đến 1,000 Mỹ Kim. Tôi đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh ở nhiều nơi trên thế giới và chưa bao giờ thấy chuyện tương tự như thế,” Đức Tổng Giám Mục Viganò nói. Tuy nhiên, các nhân viên trong Tòa Sứ Thần giải thích với ngài rằng những món hiện kim như vậy là thông lệ ở Mỹ. “Không nhận những số tiền đó là một xúc phạm đối với người cho”, và thêm rằng ngài đã đưa 6,000 Mỹ Kim mà ngài nhận được để làm các công việc bác ái.
Source:Catholic HeraldCardinal Burke breaks silence over gifts from disgraced bishop
Christopher Altieri, của tờ Catholic Herald, có bài bênh vực cho Giáo Hội nhan đề “Cardinal Burke breaks silence over gifts from disgraced bishop” – “Đức Hồng Y Burke phá vỡ sự im lặng về những món quà từ vị giám mục thất sủng.”
Nếu quý vị và anh chị em không có thời giờ để đọc toàn bộ thì vắn tắt câu chuyện là thế này:
Đức Cha Michael J. Bransfield, nguyên là Giám Mục Wheeling-Charleston, đã lạm dụng tính dục các linh mục, chủng sinh trong giáo phận như trường hợp của McCarrick. Các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ cho rằng Đức Cha Bransfield có thói quen tặng “hiện kim” cho nhiều viên chức cao cấp trong Giáo Hội để mua chuộc các ngài bao che cho mình. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Burke khẳng định số tiền biếu xén này không nhiều và thường là dưới dạng trả tiền thù lao giảng phòng cho các linh mục, tiền máy bay, tàu xe…không phải là hối lộ để bao che như các cáo buộc của báo chí.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt.Đức Hồng Y Burke phá vỡ sự im lặng về những món quà từ vị giám mục thất sủng
Đức Hồng Y Raymond Burke đã phá vỡ sự im lặng về sự xuất hiện của tên ngài trong danh sách các viên chức cao cấp đã nhận được quà tặng từ Đức Cha Michael J. Bransfield, Giám mục Wheeling-Charleston, là đối tượng chính của một cuộc điều tra gần đây và đã bị Vatican trừng phạt sau khi tìm thấy những bằng chứng về sự bất chính nghiêm trọng trong tình dục và tài chính.
Được giao nhiệm vụ điều tra sơ bộ về hành vi của Đức Cha Bransfield khi còn tại chức, Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore đã chỉ định một nhóm các nhà điều tra là những người sau đó đã đưa ra một loạt bằng chứng, bao gồm lời khai từ các nạn nhân bị cáo buộc là đối tượng ham muốn tình dục của Bransfield - nhiều người trong số họ là các linh mục và chủng sinh; và cả xu hướng tiêu tiền rất rộng tay của ngài. Tờ Washington Post đã tường thuật vào tháng trước [tháng Sáu vừa qua - chú thích của người dịch] rằng Đức Cha Bransfield cũng viết chi phiếu cá nhân cho nhiều viên chức trong Giáo Hội, rồi sau đó chính ngài yêu cầu giáo phận thanh toán lại các khoản tiền này.
Đức Cha Bransfield đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. “Mọi người đang cố gắng phá hủy danh tiếng của tôi. Những người này thật kinh khủng với tôi,” ngài nói với tờ Washington Post.
Trong tuyên bố chính thức của mình, Đức Hồng Y Burke cho biết:
“Mọi quà tặng tài chính tôi nhận được từ Đức Cha Bransfield chỉ là tiền thu lao trong dịp gặp gỡ các linh mục hoặc quà tặng Giáng sinh. Tôi tin rằng ngài cũng từng tặng tôi một món quà nhân dịp tôi trở thành Hồng Y.” Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng những món quà đó thật quảng đại, nhưng không hậu hĩnh lắm đâu. Đức Hồng Y Burke cũng nói thêm rằng ngài đã sử dụng những món quà của Đức Cha Bransfield cho các quỹ từ thiện của mình.
Về mối quan hệ của mình với Đức Cha Bransfield, Đức Hồng Y Burke cho biết, “Tôi biết Đức Cha Michael Bransfield như một giám mục Mỹ, có vậy thôi. Trong những năm làm Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, thỉnh thoảng, ngài sắp xếp để tôi gặp các nhóm linh mục giáo phận mà ngài đưa sang Rôma, để giải thích cho họ về công việc của tôi trong giáo triều Rôma.”
Đức Hồng Y nói thêm rằng “Mặc dù Đức Cha Bransfield biểu lộ tình huynh đệ rất tốt và rộng rãi với tôi, tôi chưa bao giờ có cơ hội để hiểu rõ về ngài.”
Từ 2008 đến 2014, Đức Hồng Y Burke là Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, tòa án cao nhất trong hệ thống pháp luật của Giáo Hội, đôi khi được mô tả là Tối Cao Pháp Viện của Giáo Hội Công Giáo. Vào năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô tái bổ nhiệm Đức Hồng Y Burke vào tòa này, với tư cách là thành viên chứ không phải là người đứng đầu.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Burke đặc biệt nhấn mạnh rằng “Vị Hồng Y phải đưa ra lời thề không chấp nhận bất kỳ món quà nào từ một người đang tìm kiếm một đặc ân liên quan đến chức vụ và công việc của ngài. Nếu ai đó đang có một trường hợp được phân xử trước tòa án của Giáo Hội, và đưa cho tôi một chi phiếu, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Trong trường hợp những quà tặng của Đức Cha Bransfield, tôi không có bất kỳ lý do nào để nghi ngờ rằng đang có vấn đề nào đó.”
Mặc dù tuyên bố của Đức Hồng Y Burke đã không đề cập đến việc ngài đã nhận được bao nhiêu tiền, một nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y cho biết ngài nhận được tổng cộng khoảng 9,700 Mỹ Kim.
Các vị Hồng Y khác nhận được khoản tiền lớn hơn. Bransfield đã trao 29,000 Mỹ Kim cho Đức Hồng Y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, để giúp trả tiền tu sửa căn nhà của Đức Hồng Y ở Rôma. Một Hồng Y khác cũng đã nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield là Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, được báo cáo đã nhận được 23,600 đô la quà tặng và thù lao. Đức Hồng Y Wuerl từng là Tổng Giám Mục Washington, DC. Ngài đã thay thế Theodore McCarrick. Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York cũng nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield.
Hồng Y Farrell và Wuerl đã trả lại các khoản tiền mà các vị đã nhận được cho Giáo phận Wheeling-Charleston, cùng với các giáo sĩ khác có tên trong báo cáo sơ bộ mà tờ Washington Post thu được.
Đức Tổng Giám Mục Lori, người lãnh đạo cuộc điều tra về Đức Cha Bransfield, cũng đã nhận được 7,500 Mỹ kim quà tặng từ Đức Cha Bransfield và 3,000 Mỹ kim thù lao giảng phòng và chi phí đi lại. Ngay trước khi tin tức được công khai, Đức Tổng Giám Mục Lori tuyên bố ngài đã nhận được tiền và sẽ trả lại số tiền đó cho Giáo phận Wheeling-Charleston, với yêu cầu rằng số tiền này sẽ được trao cho các Tổ chức Bác ái Công Giáo.
Tuy nhiên, trong bản báo cáo chính thức ngài đệ trình lên Vatican, Đức Tổng Giám Mục Lori đã không nhắc đến tên của một số giáo sĩ cao cấp mà Đức Cha Bransfield đã ký chi phí, bao gồm cả chính ngài. Đức Tổng Giám Mục Lori cho biết ngài ông hối hận về quyết định này, và sẽ làm mọi việc khác đi nếu có thể. Sau đó, ngài đã gửi danh sách các vị nhận tiền của Đức Cha Bransfield lên Tòa Thánh.
Sean Caine, phát ngôn viên của Đức Tổng Giám Mục Lori, nói: “Đức Tổng Giám Mục [Lori] đã coi những món quà đó là quà tặng cá nhân dành cho ngài vào thời điểm [ngài] được bổ nhiệm và [vào dịp Giáng sinh]. Ngài không bao giờ tin rằng có một kỳ vọng nào đó về việc ngài sẽ làm bất cứ điều gì để đổi lại và không bao giờ được yêu cầu làm bất cứ điều gì như thế.”
Việc tặng những món quà bằng hiện kim như vậy là một phong tục lâu đời trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ. Rõ ràng, rất ít giáo sĩ có liên quan trong vụ này nghĩ rằng có điều gì đó không ổn trong hành vi của Đức Cha Bransfield.
Tờ Washington Post tường thuật rằng Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ, là người gây ra những ồn ào vào mùa hè năm ngoái, cũng là một viên chức cao cấp khác trong Giáo Hội đã nhận được tiền từ Đức Cha Bransfield. Sau khi tin tức này được đăng lên, ngài trả lời tờ Washington Post như sau:
“Vào dịp lễ Giáng sinh, tôi bắt đầu nhận được chi phiếu và quà tặng từ một số giám mục Hoa Kỳ, giá trị từ 100 đến 1,000 Mỹ Kim. Tôi đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh ở nhiều nơi trên thế giới và chưa bao giờ thấy chuyện tương tự như thế,” Đức Tổng Giám Mục Viganò nói. Tuy nhiên, các nhân viên trong Tòa Sứ Thần giải thích với ngài rằng những món hiện kim như vậy là thông lệ ở Mỹ. “Không nhận những số tiền đó là một xúc phạm đối với người cho”, và thêm rằng ngài đã đưa 6,000 Mỹ Kim mà ngài nhận được để làm các công việc bác ái.
Source:Catholic Herald