Đi gặp Mác - ănghen hay lên thiên đàng?
Bác Hồ đi gặp “Bác Mác-ănghen” hay Bác lên thiên đàng? Câu hỏi thật ngộ nghĩnh. Bác là Cộng sản vô thần, vì Bác là dân Cộng sản Việt Minh, Đảng của Cộng sản. Đảng dựa trên duy vật chủ nghĩa, làm gì có thần thánh. Không tin có thần thánh, hơn nữa đi phá tôn giáo là nhiệm vụ căn bản, là sách lược của Đảng. Theo họ, Đảng chỉ có thể tiến được khi nào loại trừ được tôn giáo. Tôn giáo là “thuốc phiện mê hoặc quần chúng” (lời của Mác); như thế cần thiết phải đánh đổ nó như người ta chống ma tuý và hơn thế nữa. Bao lâu còn có cái làm “mê hoặc”, thì không thể có giác ngộ, không thể có cách mạng. Và khi nói đến Cộng sản thì ai cũng nghĩ ngay đến phá đạo, cấm đạo, dù cấm đạo cách khoa học.
Không phải chỉ tôn giáo bị triệt hạ, hạ thấp khi chưa triệt hạ được. Mà cả cái gì là “tinh thần” cũng bị hạ thấp. Vì theo thuyết duy vật, thì vật chất đẻ ra tinh thần. Vật chất là hạ tầng cơ sở, là cái căn bản, còn tinh thần là thượng tầng cơ sở, cái phụ thuộc. Hạ tầng cơ sở biểu lộ ở kinh tế mà thay đổi, thì thượng tầng cơ sở là tinh thần cũng thay đổi. Bởi đó, không có chân lý bất biến, chỉ là tương đối, có thể nay thế này mai thế khác. Như vậy bảo là duy vật hay duy tâm? Tôn giáo được coi thuộc duy tâm. Bác có chủ trương chống duy tâm, và bắt mọi người theo Đảng, mà thành duy vật?
Kỳ Hội nghị Fontainbleau ở Pháp, Bác có mặt ở Pháp. Có người hỏi: “Ông có định lập nước Việt Nam thành Cộng sản?”. Ông đáp: “Chúa Giêsu giảng đạo hai ngàn năm nay mà người ta có theo đạo cả đâu”. Ngụ ý làm sao mà một sớm một chiều nước Việt Nam trở thành Cộng sản. Không phải là vì khiêm tốn mà nói thế. Trong đầu óc người Cộng sản lúc đó là, Cộng sản là chặng đường cuối cùng của thế giới. Thế giới đang thay đổi, nhưng đến Chủ nghĩa Cộng sản là chặng cuối cùng, không thể thay đổi nữa. Đảng Cộng Sản là tất thắng, không gì có thể cản nổi (xem ra lúc đó những người không Cộng sản cũng có thể tin như thế).
Bác có vẻ khiêm tốn, là vì Bác biết rằng, người Việt Nam không ưa, và vẫn sợ Cộng sản, nhất là Công giáo. Cho nên Bác phải úp úp mở mở. Cả đến cái tên Nguyễn ái Quốc, tên mà ai cũng biết là người trong Quốc Tế Cộng Sản. Người ta không dám đồng hoá, cả chính Bác cũng còn ngại rằng đội tên đó.
Cho đến chết, cũng không có văn bia chính thức nào đồng hoá đồng chí Hồ Chí Minh với đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì sao? Vì Bác Hồ chưa dám công khai nhận là Cộng sản. Còn Nguyễn ái Quốc thì ai cũng biết là Cộng sản.
Người ta thấy dân Việt Nam chưa thuận với Cộng sản, nên sau ngày Cách Mạng Tháng Tám, Đảng Cộng Sản giả vờ rút lui với danh hiệu Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê. Sau hiệp định Geneve 1954, Đảng chắc chắn nắm quyền cai trị miền Bắc tiến tới thống nhất miền Nam, Đảng mới rụt rè ra mắt “Đảng Lao Động”. Cho tới Việt Nam thống nhất hai miền Bắc Nam sau 1975, Đảng mới xuất đầu lộ diện nguyên hình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì Bác cũng xuất hiện mập mờ như người Cộng sản.
Có lời đồn Bác đã chịu phép rửa tội Công giáo, khi bị bắt ở Hồng Kông, lời đồn đó có thể đúng. Vì với những người Cộng sản, họ có kiêng nể sự gì đâu. Perfas et nefas. Đó là phương châm hành động của họ. Họ khai thác triệt để châm ngôn: “Mục đích biện minh cho phương tiện” (La fin justifie les moyens). Có thể làm bất cứ cái gì, chịu phép rửa tội đôi ba lần cũng được, miễn là đạt mục đích mong muốn. Chịu phép rửa tội để ra khỏi tù, chứ đâu là trở nên tín hữu Công giáo.
Đời ông không thấy nói đến phu nhân chủ tịch nào cả. Sau này, người ta đồn ông năm bảy vợ. Điều đó có gì ngạc nhiên. Nhà cách mạng như ông bôn ba khắp nơi mà không có vợ mới là điều ngạc nhiên (Sau này người ta đồn ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc Hội từ 1992-2001) là con của ông. Mọi giới đều im lặng, không một lời cải chính, không một phản ứng trái ngược bất cứ từ phía nào. Điều ngạc nhiên là trong tờ di chúc của ông, ông nói từ biệt nhân dân Việt Nam để đi gặp Bác Mác, Bác Lê. Thế hai Bác là đầu sỏ duy vật mà chết rồi vẫn “ngự” ở nơi nào đó. Và Bác Hồ, đồ đệ tích cực của hai Bác, cũng tin là mình chưa chết hết để còn đi gặp hai sư phụ.
Sau này, khi ông Nguyễn Văn Linh đưa ra phong trào “đổi mới” vào năm 1986, Đảng dám đưa ra xem xét lại bản di chúc, và dám “ấn định” lại ngày Bác đi về chầu Mác - Lê vào ngày 2-9-1969, ngày mà Đảng đã dịch sang 4-9-1969. Ngày 2-9 là ngày Quốc Khánh, ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Ngày 2-9-1945, thì oái oăm thay, Bác lại nhắm mắt lìa đời vào chính ngày 2-9, ngày Quốc Khánh. Ngày mà người ta cho là Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đảng vô thần, thế mà rất mê tín: Sợ sự trùng hợp đó là điềm gở, nên đã “tự tiện trái mệnh trời” dịch ngày tử của Bác sang ngày khác, lấy lý do là để nhân dân khỏi chịu tang vào hôm đó, và vui vẻ “ăn tết độc lập”. Lúc này nhân dân được “ưu ái” chăm sóc đến thế!
Cũng trong thời gian đó, nhân dân được nghe, được chứng kiến sự ngay thẳng, sự thành thật của Đảng, khi Đảng tự phê bình, đi “xưng tội” với nhân dân. Đảng cũng cởi mở ra mặt, khi cho xem xét những văn kiện vô cùng đáng kính của nước, có dị bản di chúc của Hồ Chủ Tịch. Bản di chúc đó có nhiều điều khác với bản di chúc Đảng đã đưa ra trước đây. Chẳng hạn, Bác chết rồi, thì đem xác đi thiêu và chia nắm tro tàn ra từng phần đem đi rắc ở Trung – Nam - Bắc. Cử chỉ thật đầy ý nghĩa và gắn bó với dân tộc, về thống nhất quốc gia. Thế mà Bác vừa khuất, chẳng biết xác có còn không, và hiện nay xây một cái lăng ở giữa thủ đô Hà Nội, để mọi người đến kính viếng. Liệu có đúng ý Bác, và nếu Bác chỗi dậy bây giờ, thì liệu Bác có tha thứ cho các đồ đệ của mình, đã đi ngược lại lòng “khiêm tốn” của Bác? Với cái lăng đồ sộ, được thêu dệt thêm bằng nhiều huyền thoại: nào râu Bác vẫn mọc lên, nào phải sửa móng tay cho Bác, v.v… Bác không thể tha thứ cho công việc làm của bọn đồ đệ. Vừa tốn kém, vừa nhiêu khê phức tạp, ngược với tôn chỉ của Đảng, hành động tập thể, không tôn sùng cá nhân. Đàng này dựng nên một cái xác chết (chẳng biết có thật là xác chết) để mà ngợi khen cầu khẩn: “Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc”.
Nhưng Đảng vẫn ngay thẳng cho xem bản di chúc, dù đây là không tuân theo. Các hội nghị còn được tổ chức trong đại bộ phận quần chúng nhân dân để học tập bản di chúc. ở Mặt Trận Tổ Quốc Nam Định, trước cửa nhà thờ, có hội nghị của các linh mục tỉnh Hà Nam Ninh. Gần một trăm linh mục của ba địa phận: Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội đến họp và đem bản di chúc ra xem lại, ca ngợi, “mổ xẻ”. Các linh mục cho nhiều ý kiến, thường là chung chung, không được lòng ai, mà cũng không mất lòng ai. Khi mọi người cho bản di chúc là đầy đủ, hoàn hảo, thì một cha già - Cha Phêrô Nguyễn Văn Huấn, lên tiếng cho rằng bản di chúc của Bác còn thiếu. Mọi người bỡ ngỡ hỏi: “Thiếu điều gì?”. Cha Huấn đáp: “Không thấy xin cầu nguyện”. Mọi người đều ngơ ngác, vừa cười một lời ngộ nghĩnh, ngược chiều, bởi một người có vẻ mát mát.
Một ông đứng đầu một nước Cộng sản, mà di chúc còn xin cầu nguyện làm sao? Thế nhưng trong di chúc Bác đi gặp Mác - Lê kia mà! Chứ có tin chết là hết chuyện đâu. Nếu đúng là Bác luôn luôn khiêm tốn giản dị, thì lời bổ sung của cha Huấn rất đúng. Khi chứng minh một điều hiển nhiên, thì người ta cho là dở hơi. Trong đầu óc cha Huấn, có lẽ vẫn có xác tín này: “Bác đã chịu phép rửa tội, Bác có đạo”. Thế thì xin cầu nguyện cho mình là phải lẽ quá rồi. Câu chuyện sau chứng minh điều đó.
Vào năm 1986, có cuộc họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Không hiểu sao cha Huấn cũng có mặt ở Hà Nội. Cha già Huấn là người già lão, đã trăm tuổi, mặc dù rất tinh khôn, nhưng người ta vẫn cho ngài là lẩm cẩm, lẩn thẩn, ngài lại hay đi sâu vào các vấn đề huyền bí. Những người đến hỏi về số phận người nhà đã qua đời, lên thiên đàng hay ở luyện ngục, thì ngài có câu trả lời ngay lập tức: thường là đang ở luyện ngục, và nói cả thời gian ở luyện ngục. Hỏi về người đi xa vắng, như bộ đội còn sống hay chết: ngài cũng chỉ cho họ biết người đó đang ở đâu, sắp về, v.v… Rất nhiều người đến xin khấn để tìm thấy của đã mất. Ngài cho biết hiện của lạc mất đang ở đâu.
Ở Hà Nội vào lúc gặp một số Giám Mục, trong đó có cả Đức Tổng Bình, ngài tuyên bố một cách rành rẽ, xác tín và đầy phấn khởi: “Các Đức Cha có biết Bác Hồ lên thiên đàng rồi không?”. Các Đức Cha nghe thế, đâu có ngỡ ngàng, vì đã biết cha già Huấn là người thế nào rồi. Cha rành mạch kể việc Bác lên thiên đàng:
“Một hôm, con làm lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non (nơi ngài đang ở, vừa làm việc, vừa hưu) chợt thấy Bác Hồ hiện ra, nét mặt ủ rũ, nói với con: “Cụ quên tôi rồi à? Tôi là Hồ Chí Minh, tôi đã được rửa tội. Cụ không cầu nguyện cho tôi à?”. Sáng hôm sau, con làm lễ cho người. Lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non, lại thấy Bác Hồ hiện ra, mặt mày vui vẻ, người sáng láng, cám ơn con rồi lên thiên đàng”.
Câu chuyện đúng là trong cái dòng tư tưởng của cha Huấn. Trước đó ngài đã bổ sung một điều thiếu sót trong di chúc: “Không thấy xin cầu nguyện”. Thì hôm nay Bác đến xin cha cầu nguyện thật.
Các Đức Cha nghe thấy cũng không tỏ vẻ phản ứng nào. Cho là câu chuyện tầm phào. Cha kể chuyện đó nhiều lần, với nhiều người khác nhau. Cũng không ai nói gì. Cả về phương diện chính trị cũng không thấy có phản ứng nào cả. Câu chuyện nếu mà chính xác, thì đáng được ghi vào câu chuyện thánh tích trong sách Tháng Các Linh Hồn Luyện Ngục. Nói Bác lên thiên đàng thì cũng là tốt. Chứ người Cộng sản thường có mặc cảm, cho rằng người ta cho bọn họ là quỉ, là satan. Vì thế mà mỗi khi nói đến quỉ, thì lại phải nói gốc tích ma quỉ, để cho biết ma quỉ là có thật, chứ không phải ám chỉ các ông ấy. Mỗi lần nhắc lại lời hứa bỏ satan, là phải giải thích trước satan là ai, kẻo họ cho rằng ám chỉ họ.
Cũng theo chiều hướng đó, mà nhiều lúc tránh được những khó khăn. Chẳng hạn làm lễ cho cụ Hồ khi cụ qua đời. Phải lý luận thế nào để không phải làm lễ. Người ta đòi chúng tôi làm lễ như bên Phật Giáo. Chúng tôi trả lời: “Lễ bên chúng tôi làm cho người qua đời là để xin Chúa tha tội cho họ để họ sạch tội và lên thiên đàng. Còn Bác, thì ai dám bảo cụ có tội để làm lễ cho cụ”. Và thế là không ai nói gì nữa.
Câu chuyện cha Huấn làm lễ cho Bác là vì Bác yêu cầu. Bây giờ Bác ở đâu? Xác ở lăng có thật không? Còn linh hồn ở với Mác-ănghen hay ở trên thiên đàng? Chỉ có Chúa biết. Nếu ở trên thiên đàng thì phúc cho dân tộc Việt Nam, bởi trước sau Bác có ý đưa dân tộc đến điều lành. Nhưng nếu với Mác- ănghen, thì là tai họa cho dân tộc khổ sở này, đem những thái quá của Mác-ănghen đến gây muôn vàn tai họa cho Việt Nam.
Bác Hồ đi gặp “Bác Mác-ănghen” hay Bác lên thiên đàng? Câu hỏi thật ngộ nghĩnh. Bác là Cộng sản vô thần, vì Bác là dân Cộng sản Việt Minh, Đảng của Cộng sản. Đảng dựa trên duy vật chủ nghĩa, làm gì có thần thánh. Không tin có thần thánh, hơn nữa đi phá tôn giáo là nhiệm vụ căn bản, là sách lược của Đảng. Theo họ, Đảng chỉ có thể tiến được khi nào loại trừ được tôn giáo. Tôn giáo là “thuốc phiện mê hoặc quần chúng” (lời của Mác); như thế cần thiết phải đánh đổ nó như người ta chống ma tuý và hơn thế nữa. Bao lâu còn có cái làm “mê hoặc”, thì không thể có giác ngộ, không thể có cách mạng. Và khi nói đến Cộng sản thì ai cũng nghĩ ngay đến phá đạo, cấm đạo, dù cấm đạo cách khoa học.
Không phải chỉ tôn giáo bị triệt hạ, hạ thấp khi chưa triệt hạ được. Mà cả cái gì là “tinh thần” cũng bị hạ thấp. Vì theo thuyết duy vật, thì vật chất đẻ ra tinh thần. Vật chất là hạ tầng cơ sở, là cái căn bản, còn tinh thần là thượng tầng cơ sở, cái phụ thuộc. Hạ tầng cơ sở biểu lộ ở kinh tế mà thay đổi, thì thượng tầng cơ sở là tinh thần cũng thay đổi. Bởi đó, không có chân lý bất biến, chỉ là tương đối, có thể nay thế này mai thế khác. Như vậy bảo là duy vật hay duy tâm? Tôn giáo được coi thuộc duy tâm. Bác có chủ trương chống duy tâm, và bắt mọi người theo Đảng, mà thành duy vật?
Kỳ Hội nghị Fontainbleau ở Pháp, Bác có mặt ở Pháp. Có người hỏi: “Ông có định lập nước Việt Nam thành Cộng sản?”. Ông đáp: “Chúa Giêsu giảng đạo hai ngàn năm nay mà người ta có theo đạo cả đâu”. Ngụ ý làm sao mà một sớm một chiều nước Việt Nam trở thành Cộng sản. Không phải là vì khiêm tốn mà nói thế. Trong đầu óc người Cộng sản lúc đó là, Cộng sản là chặng đường cuối cùng của thế giới. Thế giới đang thay đổi, nhưng đến Chủ nghĩa Cộng sản là chặng cuối cùng, không thể thay đổi nữa. Đảng Cộng Sản là tất thắng, không gì có thể cản nổi (xem ra lúc đó những người không Cộng sản cũng có thể tin như thế).
Bác có vẻ khiêm tốn, là vì Bác biết rằng, người Việt Nam không ưa, và vẫn sợ Cộng sản, nhất là Công giáo. Cho nên Bác phải úp úp mở mở. Cả đến cái tên Nguyễn ái Quốc, tên mà ai cũng biết là người trong Quốc Tế Cộng Sản. Người ta không dám đồng hoá, cả chính Bác cũng còn ngại rằng đội tên đó.
Cho đến chết, cũng không có văn bia chính thức nào đồng hoá đồng chí Hồ Chí Minh với đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì sao? Vì Bác Hồ chưa dám công khai nhận là Cộng sản. Còn Nguyễn ái Quốc thì ai cũng biết là Cộng sản.
Người ta thấy dân Việt Nam chưa thuận với Cộng sản, nên sau ngày Cách Mạng Tháng Tám, Đảng Cộng Sản giả vờ rút lui với danh hiệu Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê. Sau hiệp định Geneve 1954, Đảng chắc chắn nắm quyền cai trị miền Bắc tiến tới thống nhất miền Nam, Đảng mới rụt rè ra mắt “Đảng Lao Động”. Cho tới Việt Nam thống nhất hai miền Bắc Nam sau 1975, Đảng mới xuất đầu lộ diện nguyên hình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì Bác cũng xuất hiện mập mờ như người Cộng sản.
Có lời đồn Bác đã chịu phép rửa tội Công giáo, khi bị bắt ở Hồng Kông, lời đồn đó có thể đúng. Vì với những người Cộng sản, họ có kiêng nể sự gì đâu. Perfas et nefas. Đó là phương châm hành động của họ. Họ khai thác triệt để châm ngôn: “Mục đích biện minh cho phương tiện” (La fin justifie les moyens). Có thể làm bất cứ cái gì, chịu phép rửa tội đôi ba lần cũng được, miễn là đạt mục đích mong muốn. Chịu phép rửa tội để ra khỏi tù, chứ đâu là trở nên tín hữu Công giáo.
Đời ông không thấy nói đến phu nhân chủ tịch nào cả. Sau này, người ta đồn ông năm bảy vợ. Điều đó có gì ngạc nhiên. Nhà cách mạng như ông bôn ba khắp nơi mà không có vợ mới là điều ngạc nhiên (Sau này người ta đồn ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc Hội từ 1992-2001) là con của ông. Mọi giới đều im lặng, không một lời cải chính, không một phản ứng trái ngược bất cứ từ phía nào. Điều ngạc nhiên là trong tờ di chúc của ông, ông nói từ biệt nhân dân Việt Nam để đi gặp Bác Mác, Bác Lê. Thế hai Bác là đầu sỏ duy vật mà chết rồi vẫn “ngự” ở nơi nào đó. Và Bác Hồ, đồ đệ tích cực của hai Bác, cũng tin là mình chưa chết hết để còn đi gặp hai sư phụ.
Sau này, khi ông Nguyễn Văn Linh đưa ra phong trào “đổi mới” vào năm 1986, Đảng dám đưa ra xem xét lại bản di chúc, và dám “ấn định” lại ngày Bác đi về chầu Mác - Lê vào ngày 2-9-1969, ngày mà Đảng đã dịch sang 4-9-1969. Ngày 2-9 là ngày Quốc Khánh, ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Ngày 2-9-1945, thì oái oăm thay, Bác lại nhắm mắt lìa đời vào chính ngày 2-9, ngày Quốc Khánh. Ngày mà người ta cho là Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đảng vô thần, thế mà rất mê tín: Sợ sự trùng hợp đó là điềm gở, nên đã “tự tiện trái mệnh trời” dịch ngày tử của Bác sang ngày khác, lấy lý do là để nhân dân khỏi chịu tang vào hôm đó, và vui vẻ “ăn tết độc lập”. Lúc này nhân dân được “ưu ái” chăm sóc đến thế!
Cũng trong thời gian đó, nhân dân được nghe, được chứng kiến sự ngay thẳng, sự thành thật của Đảng, khi Đảng tự phê bình, đi “xưng tội” với nhân dân. Đảng cũng cởi mở ra mặt, khi cho xem xét những văn kiện vô cùng đáng kính của nước, có dị bản di chúc của Hồ Chủ Tịch. Bản di chúc đó có nhiều điều khác với bản di chúc Đảng đã đưa ra trước đây. Chẳng hạn, Bác chết rồi, thì đem xác đi thiêu và chia nắm tro tàn ra từng phần đem đi rắc ở Trung – Nam - Bắc. Cử chỉ thật đầy ý nghĩa và gắn bó với dân tộc, về thống nhất quốc gia. Thế mà Bác vừa khuất, chẳng biết xác có còn không, và hiện nay xây một cái lăng ở giữa thủ đô Hà Nội, để mọi người đến kính viếng. Liệu có đúng ý Bác, và nếu Bác chỗi dậy bây giờ, thì liệu Bác có tha thứ cho các đồ đệ của mình, đã đi ngược lại lòng “khiêm tốn” của Bác? Với cái lăng đồ sộ, được thêu dệt thêm bằng nhiều huyền thoại: nào râu Bác vẫn mọc lên, nào phải sửa móng tay cho Bác, v.v… Bác không thể tha thứ cho công việc làm của bọn đồ đệ. Vừa tốn kém, vừa nhiêu khê phức tạp, ngược với tôn chỉ của Đảng, hành động tập thể, không tôn sùng cá nhân. Đàng này dựng nên một cái xác chết (chẳng biết có thật là xác chết) để mà ngợi khen cầu khẩn: “Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc”.
Nhưng Đảng vẫn ngay thẳng cho xem bản di chúc, dù đây là không tuân theo. Các hội nghị còn được tổ chức trong đại bộ phận quần chúng nhân dân để học tập bản di chúc. ở Mặt Trận Tổ Quốc Nam Định, trước cửa nhà thờ, có hội nghị của các linh mục tỉnh Hà Nam Ninh. Gần một trăm linh mục của ba địa phận: Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội đến họp và đem bản di chúc ra xem lại, ca ngợi, “mổ xẻ”. Các linh mục cho nhiều ý kiến, thường là chung chung, không được lòng ai, mà cũng không mất lòng ai. Khi mọi người cho bản di chúc là đầy đủ, hoàn hảo, thì một cha già - Cha Phêrô Nguyễn Văn Huấn, lên tiếng cho rằng bản di chúc của Bác còn thiếu. Mọi người bỡ ngỡ hỏi: “Thiếu điều gì?”. Cha Huấn đáp: “Không thấy xin cầu nguyện”. Mọi người đều ngơ ngác, vừa cười một lời ngộ nghĩnh, ngược chiều, bởi một người có vẻ mát mát.
Một ông đứng đầu một nước Cộng sản, mà di chúc còn xin cầu nguyện làm sao? Thế nhưng trong di chúc Bác đi gặp Mác - Lê kia mà! Chứ có tin chết là hết chuyện đâu. Nếu đúng là Bác luôn luôn khiêm tốn giản dị, thì lời bổ sung của cha Huấn rất đúng. Khi chứng minh một điều hiển nhiên, thì người ta cho là dở hơi. Trong đầu óc cha Huấn, có lẽ vẫn có xác tín này: “Bác đã chịu phép rửa tội, Bác có đạo”. Thế thì xin cầu nguyện cho mình là phải lẽ quá rồi. Câu chuyện sau chứng minh điều đó.
Vào năm 1986, có cuộc họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Không hiểu sao cha Huấn cũng có mặt ở Hà Nội. Cha già Huấn là người già lão, đã trăm tuổi, mặc dù rất tinh khôn, nhưng người ta vẫn cho ngài là lẩm cẩm, lẩn thẩn, ngài lại hay đi sâu vào các vấn đề huyền bí. Những người đến hỏi về số phận người nhà đã qua đời, lên thiên đàng hay ở luyện ngục, thì ngài có câu trả lời ngay lập tức: thường là đang ở luyện ngục, và nói cả thời gian ở luyện ngục. Hỏi về người đi xa vắng, như bộ đội còn sống hay chết: ngài cũng chỉ cho họ biết người đó đang ở đâu, sắp về, v.v… Rất nhiều người đến xin khấn để tìm thấy của đã mất. Ngài cho biết hiện của lạc mất đang ở đâu.
Ở Hà Nội vào lúc gặp một số Giám Mục, trong đó có cả Đức Tổng Bình, ngài tuyên bố một cách rành rẽ, xác tín và đầy phấn khởi: “Các Đức Cha có biết Bác Hồ lên thiên đàng rồi không?”. Các Đức Cha nghe thế, đâu có ngỡ ngàng, vì đã biết cha già Huấn là người thế nào rồi. Cha rành mạch kể việc Bác lên thiên đàng:
“Một hôm, con làm lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non (nơi ngài đang ở, vừa làm việc, vừa hưu) chợt thấy Bác Hồ hiện ra, nét mặt ủ rũ, nói với con: “Cụ quên tôi rồi à? Tôi là Hồ Chí Minh, tôi đã được rửa tội. Cụ không cầu nguyện cho tôi à?”. Sáng hôm sau, con làm lễ cho người. Lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non, lại thấy Bác Hồ hiện ra, mặt mày vui vẻ, người sáng láng, cám ơn con rồi lên thiên đàng”.
Câu chuyện đúng là trong cái dòng tư tưởng của cha Huấn. Trước đó ngài đã bổ sung một điều thiếu sót trong di chúc: “Không thấy xin cầu nguyện”. Thì hôm nay Bác đến xin cha cầu nguyện thật.
Các Đức Cha nghe thấy cũng không tỏ vẻ phản ứng nào. Cho là câu chuyện tầm phào. Cha kể chuyện đó nhiều lần, với nhiều người khác nhau. Cũng không ai nói gì. Cả về phương diện chính trị cũng không thấy có phản ứng nào cả. Câu chuyện nếu mà chính xác, thì đáng được ghi vào câu chuyện thánh tích trong sách Tháng Các Linh Hồn Luyện Ngục. Nói Bác lên thiên đàng thì cũng là tốt. Chứ người Cộng sản thường có mặc cảm, cho rằng người ta cho bọn họ là quỉ, là satan. Vì thế mà mỗi khi nói đến quỉ, thì lại phải nói gốc tích ma quỉ, để cho biết ma quỉ là có thật, chứ không phải ám chỉ các ông ấy. Mỗi lần nhắc lại lời hứa bỏ satan, là phải giải thích trước satan là ai, kẻo họ cho rằng ám chỉ họ.
Cũng theo chiều hướng đó, mà nhiều lúc tránh được những khó khăn. Chẳng hạn làm lễ cho cụ Hồ khi cụ qua đời. Phải lý luận thế nào để không phải làm lễ. Người ta đòi chúng tôi làm lễ như bên Phật Giáo. Chúng tôi trả lời: “Lễ bên chúng tôi làm cho người qua đời là để xin Chúa tha tội cho họ để họ sạch tội và lên thiên đàng. Còn Bác, thì ai dám bảo cụ có tội để làm lễ cho cụ”. Và thế là không ai nói gì nữa.
Câu chuyện cha Huấn làm lễ cho Bác là vì Bác yêu cầu. Bây giờ Bác ở đâu? Xác ở lăng có thật không? Còn linh hồn ở với Mác-ănghen hay ở trên thiên đàng? Chỉ có Chúa biết. Nếu ở trên thiên đàng thì phúc cho dân tộc Việt Nam, bởi trước sau Bác có ý đưa dân tộc đến điều lành. Nhưng nếu với Mác- ănghen, thì là tai họa cho dân tộc khổ sở này, đem những thái quá của Mác-ănghen đến gây muôn vàn tai họa cho Việt Nam.