HÀ ĐÔNG -- Là người Công giáo Việt nam, mỗi khi trong gia đình có người thân qua đời, chúng ta vẫn nhớ để xin lễ đọc kinh vào các dịp 50 ngày, 100 ngày. Cũng vậy, dịp 100 năm của giáo xứ Hà Đông, nhất là ngày mùng hai Tết chúng ta là con là cháu càng có dịp để kính nhớ ông bà tổ tiên đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta, nhất là các ngài đã dày công xây dựng nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang của giáo xứ Hà Đông.
Còn gì gần gũi và linh thiêng giữa người sống và người chết cho bằng ngay tại những nơi ghi dấu của người quá cố để lại là nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang nơi các ngài an nghỉ.
Nhưng thương ôi! những gia sản ấy chỉ còn duy nhất ngôi nhà thờ là còn nguyên vẹn. còn nhà xứ, nghĩa trang mà tổ tiên để lại đã bị người ta “mượn” mất rồi.
Nhà xứ người ta dùng làm UBND, còn nghĩa trang nơi các cụ an giấc ngàn thu cũng bị người ta san bằng, mất hết cả mồ mả để xây nhà, làm bãi xe, và nhất là sắp được chia năm xẻ bảy để buôn bán qua tay người này người khác.
Còn nỗi buồn nào khi đàn con cháu tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên mình phải đứng ngoài cổng hướng vào chính ngôi nhà mà ông bà tổ tiên đã để lại cho đàn con cháu từ bao đời nay. Gần đấy sao mà xa cách thế? Ở bên kia thế giới chắc các cụ cũng buồn. Nhưng nỗi buồn của các cụ có lẽ chưa bằng những người con và cháu đã và đang còn sống trong giáo xứ Hà Đông này, chết không biết sẽ được chôn ở đâu?
Nghĩa trang không còn nên mỗi khi có người con của giáo xứ qua đời phải đi chôn nhờ ở trọ với biết bao thủ tục phiền hà, thật cơ cực biết bao.
Ở bên kia thế giới, xin các cụ cầu bầu cùng Chúa cho đoàn con cháu được sớm được gọi tên ngôi nhà xứ mà các cụ đã dày công xây đắp mà UBND đang sử dụng là nhà xứ Hà Đông, và nhất là chết được nằm bên các cụ nơi mộ phần. Có như vậy nỗi buồn của đoàn con cháu mới thành niềm vui và hạnh phúc ngay tại thế này.
Trong suốt cả năm nay giáo dân giáo xứ chúng tôi vẫn thường tụ họp trước văn phòng UBND (tức là giáo xứ cũ của chúng tôi), nhất là vào những dịp lễ trọng, hay có khi vài tuần 1 lần, có khi 1 tuần 1 lần, để cầu nguyện và nói lên nguyện vọng của giáo dân giáo xứ muốn đòi lại cơ sở này của giáo xứ. Gần đây nhất và vào dịp Tết năm nay. Chúng tôi cầu xin Chúa thay lòng đổi tâm những người đang cầm đầu thành phố Hà đông biết tôn trọng công lý và lẽ phải để trả lại giáo xứ cho chúng tôi.
Còn gì gần gũi và linh thiêng giữa người sống và người chết cho bằng ngay tại những nơi ghi dấu của người quá cố để lại là nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang nơi các ngài an nghỉ.
Nhưng thương ôi! những gia sản ấy chỉ còn duy nhất ngôi nhà thờ là còn nguyên vẹn. còn nhà xứ, nghĩa trang mà tổ tiên để lại đã bị người ta “mượn” mất rồi.
Nhà xứ người ta dùng làm UBND, còn nghĩa trang nơi các cụ an giấc ngàn thu cũng bị người ta san bằng, mất hết cả mồ mả để xây nhà, làm bãi xe, và nhất là sắp được chia năm xẻ bảy để buôn bán qua tay người này người khác.
Còn nỗi buồn nào khi đàn con cháu tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên mình phải đứng ngoài cổng hướng vào chính ngôi nhà mà ông bà tổ tiên đã để lại cho đàn con cháu từ bao đời nay. Gần đấy sao mà xa cách thế? Ở bên kia thế giới chắc các cụ cũng buồn. Nhưng nỗi buồn của các cụ có lẽ chưa bằng những người con và cháu đã và đang còn sống trong giáo xứ Hà Đông này, chết không biết sẽ được chôn ở đâu?
Nghĩa trang không còn nên mỗi khi có người con của giáo xứ qua đời phải đi chôn nhờ ở trọ với biết bao thủ tục phiền hà, thật cơ cực biết bao.
Ở bên kia thế giới, xin các cụ cầu bầu cùng Chúa cho đoàn con cháu được sớm được gọi tên ngôi nhà xứ mà các cụ đã dày công xây đắp mà UBND đang sử dụng là nhà xứ Hà Đông, và nhất là chết được nằm bên các cụ nơi mộ phần. Có như vậy nỗi buồn của đoàn con cháu mới thành niềm vui và hạnh phúc ngay tại thế này.
Trong suốt cả năm nay giáo dân giáo xứ chúng tôi vẫn thường tụ họp trước văn phòng UBND (tức là giáo xứ cũ của chúng tôi), nhất là vào những dịp lễ trọng, hay có khi vài tuần 1 lần, có khi 1 tuần 1 lần, để cầu nguyện và nói lên nguyện vọng của giáo dân giáo xứ muốn đòi lại cơ sở này của giáo xứ. Gần đây nhất và vào dịp Tết năm nay. Chúng tôi cầu xin Chúa thay lòng đổi tâm những người đang cầm đầu thành phố Hà đông biết tôn trọng công lý và lẽ phải để trả lại giáo xứ cho chúng tôi.