CHÚA NHẬT IV TN -C-
Giêrêmia 1:4-5, 17-19; Tvịnh 70; 1 Côrinthô 12:31-13:13; Luca 4: 21-30
Chúa Nhật này và Chúa Nhật tuần sau, hai ngôn sứ Do thái sẽ nói với chúng ta về ơn gọi của họ. Những bài đọc này này trích từ Thánh thư Do thái sẽ đi song song với việc giới thiệu khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu được thánh Luca kể lại cho chúng ta. Khi nghe các ngôn sứ này nói về cách bắt đầu sứ vụ của họ sẽ khiến chúng ta suy ngẫm về bản tính của ơn gọi nơi mổi người chúng ta, và cách chúng ta làm sao đáp lại lời Thiên Chúa. Ông Giêrêmia là một ngôn sứ rất tận tâm. Tuy vậy suốt sứ vụ ông ta, ông ta sẽ chia cho chúng ta biết những bất ổn riêng tư về ơn gọi của ông.
Có một phần bị thiếu trong bài đọc trích sách Giêrêmia của chúng ta. Trong đoạn mở đầu nói về việc Đức Chúa kêu gọi Giêrêmia làm ngôn sứ cho Ngài; đó là ý định của Thiên Chúa đã có từ khi Giêrêmia còn trong lòng mẹ. Giêrêmia biết cái giá phải trả của việc trở thành một ngôn sứ. Ông sẽ phải chống lại các vị vua, các thầy tế lễ và thậm chí cả dân chúng Giuđê nữa. Giêrêmia sẽ chống lại toàn cầu.
Điều còn thiếu trong bài đọc hôm nay là cảm giác của ngôn sứ Giêrêmia về việc thiếu khả năng để thực hiện việc Thiên Chúa mời gọi. Ông ta đáp lại lời Thiên Chúa "Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói". Đức Chúa trấn an ông ta rằng: "Ta truyền cho ngươi nói gì, thì ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Gr1: 6-8). Ngôn sứ Giêrêmia đang phải đối mặt với một công việc rất khó thực hiện. Điều ông ta nghĩ về bản thân không phải là sự khiêm tốn giả tạo. Ông ta biết những yếu đuối của mình và Thiên Chúa cũng biết như thế.
Khi lần đầu tiên tôi đi giảng ở những nơi mới. Tôi thường gặp gỡ những người mà tôi chưa hề biết, và họ cũng không biết tôi, đoạn văn này trích trong sách ngôn sứ Giêrêmia là lời mà tôi rất tâm niệm đã nâng đở tôi "Ôi! Lạy Đức Chúa! Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!". Và rồi đã nhiều năm đã qua, nhưng tôi vẫn nhớ về đoạn văn này, mỗi khi tôi cảm thấy không đủ sức làm những việc trước mặt. Tôi tìm được sức mạnh và sự an ủi trong lời Đức Chúa đã hứa với ngôn sứ Giêrêmia "Vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Ngôn sứ Giêrêmia biết ông ta yếu đuối, kém cỏi, ươn hèn. Thật ra ông ta cũng chỉ là một con người phàm tục và Thiên Chúa sắp giao cho ông một việc quá sức lớn lao đối với ông. Chẳng phải chúng ta cũng có ý nghĩ và cảm tưởng như thế khi chúng ta cần phải nói một sự thực quá rõ ràng cho một người nào phải không? Đôi khi chúng ta cần phải đứng lên tranh luận với một nhóm người, ngay cả trong cộng đoàn giáo xứ, vì chúng ta cảm thấy họ đang làm việc chưa đúng. Khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta được gọi là "linh mục, ngôn sứ, và vua chúa". Đó là những phẩm giá và trách nhiệm của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi như Giêrêmia để làm ngôn sứ.
Chúng ta có biết Thiên Chúa gọi chúng ta làm việc gì mà chúng ta phải làm, nhưng chúng ta do dự, hay sợ sệt làm việc đó phải không? Thật ra chúng ta có thể thưa với Thiên Chúa điều ngôn sứ Giêrêmia thưa "Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!" Nhưng, hãy nghe lời Thiên Chúa đáp lại cho ngôn sứ Giêrêmia và cho chúng ta "Vì Ta sẻ ở với ngươi để giải thoát ngươi". Có điều gì khác bỏ qua của bài sách đó không? Thiên Chúa nói với ông Giêrêmia "Ta truyền cho người điều gì, ngươi cứ nói" (Gr 1:7). Ngôn sứ Giêrêmia sẻ phải chống đối những người có quyền thế, và ông ta nói đúng. Ông ta còn trẻ, và không biết ăn nói. Nhưng, không phải tùy ở ông ta. Ông ta có Lời của Thiên Chúa để nâng đở và giải thoát ông ta.
Bài đọc thứ hai trích thư của thánh Phaolô gởi cho giáo hội ở Corintô, là một bài để xét mình. Nhất là khi chúng ta nhận bài sách thứ nhất và cảm thấy lời gọi để làm ngôn sứ. Tôi đã biết gì về việc tôi phải làm và nói? Điều giúp tôi có phải là lòng thương mến, ngay cả đối với những người chống đối tôi phải không? Tôi có thể là người có học thức cao, biết ăn nói khôn ngoan, có năng lực như một người lãnh đạo, nhưng nếu tôi không có tình thương, tôi chẳng làm được gì. Tôi không có gì, vì bởi Thiên Chúa gọi tôi làm.
Có nhiều loại tình yêu khác nhau: Tình yêu đối với gia đình, cho một người yêu quý, cho sắc đẹp, cho thức ăn, cho bạn bè v.v… Nhưng thánh Phaolô đã dùng từ "agape" là đức mến trong thư 1 Côrintô. Đó là hình thái cao cả nhất của tình yêu, tuyệt đối và vô điều kiện cho lợi ích người khác cho dù họ có đáp lại hay không. Đó là đức mến của Thiên Chúa đối với chúng ta.
"Agape" là đức mến mà thánh Phaolô đã nói khiến chúng ta phải tập kiên nhẩn, hiền hòa, không ganh tị, rộng lượng v.v… Nếu chúng ta không có đức mến này thì "chúng ta không là gì cả". Đức mến này không là sản phẩm do chúng ta phát sinh, nhưng xuất phát bởi Thần Khí Thánh Linh mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi trở nên ngôn sứ. Nhưng các ngôn sứ trong Kinh Thánh thường phải đối mặt với sự bài bác và dè biểu của nhiều người trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên sẵn lòng hứng chịu những tình huống nầy nếu chúng ta sống và nói theo tôn chỉ của phúc âm.
Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta hãy lưu ý cách của những người đã nghe Chúa Giêsu rao giảng tin mừng của Ngài. Họ tìm cách xô Ngài xuống vực thẳm, Đó không phải là những người ngoại giáo, họ đang ở trong hội đường. Họ là những người tốt đang sống đức tin của họ. Những người sùng đạo có thể chống lại lời Thiên Chúa một cách rất tế nhị nhưng cương quyết. Chúng ta có thể nghe một bài giảng trong ngày Chúa Nhật mời gọi cộng đoàn dân Chúa ở giáo xứ biết những gì nên làm hay không nên làm trong ban ban giám hiệu của trường học, hay ở một hội đồng công tác xã hội v.v… Chúng ta nghe được gì, ngay cả khi đồng ý với họ, nhưng cũng không thấm vào tâm chúng chúng ta được; tại sao?
Có phải chúng ta sợ thực thi một điều đúng chăng? Có thể chúng ta không tin những gì Thiên Chúa đã nói với ngôn sứ Giêrêmia "Ta sẽ ở với ngươi để giải thoát ngươi". Trong Kinh Thánh; đây không phải là điều khác lạ mà các ngôn sứ ban đầu chống lại ý định của Thiên Chúa (như ông Môsê trong sách Xuất Hành; ông Isaia, ông Êdêkien v.v... Ngoại trừ ông Êdêkien, các người khác bắt đầu chống lại ơn gọi của họ. Sau cùng tất cả đứng trước Đấng Thánh Tôn Quý có thể có tâm lý rất sợ hải và âu lo. Ai có thể khiển trách một người phàm muốn trốn tránh việc trong hoàn cảnh này?
Nhưng, Thiên Chúa là Đấng có lòng yêu thương rất kiên trì. Ngài mời gọi những phàm nhân bất xứng và yếu đuối để họ nói và làm thay nhân danh Ngài. Nếu người được mời gọi tiếp tục lắng nghe Lời của Thiên Chúa, và cố hết sức để nói trung thực lời của Ngài và luôn tin rằng Thiên Chúa sẽ luôn ở bên họ để nâng đỡ, thì họ sẽ là những ngôn sứ trung thành, là ngôn sứ của Thiên Chúa. Chẳng phải đó là ơn mà mổi người chúng ta đã được mời gọi để làm và trở nên hay sao?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Ps. 71; 1 Corinthians 12:31-13:13; Luke 4: 21-30
This Sunday and next, two Hebrew prophets will give accounts to us of their calls. These readings, from the Hebrew scriptures, will parallel the beginnings of Jesus' ministry recounted for us by Luke. To hear these prophets tell of how it all started for them should stir up reflection in us about the nature of our own call and how we have responded to God. Jeremiah is an intensely private person, yet throughout his ministry he will share his personal turmoil over his vocation.
There is a section missing from our Jeremiah reading. The passage opens with God calling Jeremiah to be a prophet; which was God’s intention since Jeremiah was in the womb. Jeremiah knows the cost of being a prophet. He will have to go against Judah’s kings, priests and even the people. It will be Jeremiah against the whole land.
What is left out of the reading today is Jeremiah’s sense of inadequacy to fulfill what God asks of him. He responds to God, "Ah Lord! Truly I do not know how to speak, for I am a boy." God reassures Jeremiah, "You shall speak whatever I command you. Do not be afraid of them, for I am with you to deliver you" (1:6-8). Jeremiah is facing, what to him, is an impossible task. His appraisal of himself is not false humility. He knows his limitations and so does God.
When I first began preaching, going to new places, meeting people whom I didn’t know and who didn’t know me, this section in Jeremiah was my refuge and prayer. "Ah, Lord God! I do not know how to speak, I am too young." A lot of years have passed, but I still turn to this passage when I feel inadequate to the task before me. I find strength and consolation in God’s promise to Jeremiah, "For I am with you to deliver you, says the Lord."
Jeremiah knows his limitations, weariness and weakness. After all he is a mere human and God is about to ask a lot of him. Don’t we have similar thoughts and feelings when we have to speak an uncomfortable truth to someone? Sometimes we must stand up to a group, even our church community, which we feel is acting unjustly. When we were baptized we were named "priest, prophet and royalty." Such is our dignity; such is our responsibility. Each of us has been called, in some way, as Jeremiah was, to be a prophet.
Do we have a sense God is calling us to do something we should do, but are hesitant, or afraid to do? In fact, we may be telling God what Jeremiah did, "Ah, Lord God! I do not know how to speak, for I am only a [child]." But listen to God’s response to Jeremiah and so to us, "For I am with you to deliver you." There is something else left out of the reading. God tells Jeremiah, "You shall speak whatever I command you" (1:7). Jeremiah will have to confront powerful people and he is right, he is young and does not have the words. But it is not only up to him; he has God’s Word to support him.
The second reading from I Corinthians is an examination of conscience – especially if we take the first reading seriously and feel a call to some prophetic act. What are my motivations for what I am about to do and say? Is my motive from love, even for my strongest opponents? I may be well educated, articulate, persuasive and a leader, but if I don’t have love, I accomplish nothing – not what God may be calling me to do.
There are different kinds of love. There is love for family, a beloved, beauty, food, friends etc. But Paul uses the word "agape" here in I Corinthians. It is the highest form of love, absolute, unconditional love committed to another’s good – whether they reciprocate, or not. It is God’s love for us in Jesus.
"Agape" is the love Paul says makes us patient, kind, not jealous, generous, etc. If we don’t have this love he says, "I am nothing." This love is not something we can produce on our own, but is possible in the power of the Spirit that Jesus gives us. By our baptism we are called to be prophets. But biblical prophets faced rejection and we should expect the same if we live and speak inspired by the Gospel.
In today’s gospel notice how those who heard Jesus preach his message sought to throw him off the cliff. Those weren’t pagans, they were in the synagogue, good people practicing their faith. Religious people can resist God’s word outrightly or subtly. We can hear and even agreed to what we know we should do – and still do nothing. We listen to a Sunday preaching, invite people to speak at our parish, or before the school board, at a social justice meeting etc. We politely hear what they say, even agree with them, but it doesn’t sink in and bear fruit. Why?
Are we afraid to do the right thing? Maybe we don’t believe what God said to Jeremiah, "I am with you to deliver you." It is not unusual in the Bible for prophets to initially resist God’s will.(Moses, Exodus 3:1-4, 17; Isaiah, 6:1-13; Ezekiel 1-3; Gideon, Judges. 6:11-24). Except for Ezekiel, the others initially resisted their vocation. After all, standing before the Holy One can be terrifying and intimidating. Who can blame a mere human from wanting to escape the scene?
But God is a persistent lover who calls unworthy and frail humans to speak and act in God’s name. If the one called continues to listen to God’s Word, do their best to speak that word faithfully, and trust God’s supporting presence, then they will be faithful mouthpieces, prophets, for God. Isn’t that what we are all called to do and be?