HAVANA - Từng bộ phận một của nhà máy đường Garcia Lavandero đã được tháo dỡ và đem đi. Nhà máy không lồ chế tạo đường mía mà một số khâu trong đó có từ trên một trăm năm nay, đã được tháo gỡ đem đi bán sắt vụn. Một kỷ nguyên đã chấm dứt

Các đồn điền mía như kiểu này từ lâu nay không còn giúp gì được cho các chính phủ theo chủ nghĩa cộng sản.

Mất đi thị trường chính là khối các nước cộng sản, Cuba đã phải bán sản phẩm đường cho thị trường tự do.

Làm ăn không dễ dàng

Đây là một chuyện không dễ ăn, vì cạnh tranh khá gay gắt.

Cạnh tranh làm cho giá hạ đi cộng thêm là các nhà máy kiểu này không có hiệu năng, do đó đưa đến cảnh sản xuất một ký đường đắt hơn là đi mua trên thị trường tự do.

Nay Cuba đã có biện pháp đổi mới tận gốc rễ và đã đóng cửa phân nửa các nhà máy đường trong khi giáp mặt với thực tế kinh tế.

Ông Oscar Almazan, thuộc bộ sản xuất đường của cuba, nói mọi chuyện đang thay đổi.

Chúng tôi phải vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Nào là toàn cầu hóa, nào là tự động hóa. Thế giới này không ngừng thay đổi. Do đó, chúng tôi cũng phải thay đổi theo.”

400.000 công nhân viên mà trước đây làm việc trong lãnh vực nay phải tự túc đi tìm một việc gì đó để làm.

Cuba tự hào đã tìm được lối thoát độc đáo: gửi toàn bộ lực lượng đi huấn luyện trở lại.

Có những trung tâm tái huấn nghiệp mà ở đó, mọi người có thể học bất cứ những gì mình muốn, và tất cả đều miễn phí.

Bất mãn xã hội

Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy ngày tàn của kỹ nghệ đường mía, cũng là ngày xuống dốc của cả một cộng đồng.

Đường phố nay đầy rẫy những người vô công rỗi nghề. Họ không còn trông cậy vào việc đi nhờ xe của đồn điền, hoặc chia nhau nhu yếu phẩm mà họ đánh cắp từ canteen.

Chính nổi niềm bất mãn này là môi trường để cho những người bất đồng chính kiến như là ông Rene Games Manzano vỗ về các người bất mãn ngả theo lập trường của họ:



Kỹ nghệ đường mía, từ bao thế kỷ nay là nền tảng của nền kinh tế Cuba, nay không còn nữa. Tình trạng này đã tạo ra nhiều điều kiện để cho người dân bất mãn hơn với chế độ.”


Trong ba tháng vừa qua, chủ tịch Fidel Castro đã ra tay đàn áp, tống giam hơn 75 nhà bất đồng chính kiến và hành quyết ba tay định cướp tàu.

Đây có phải là tình trạng đình đốn kinh tế mà một số nhà phân tích tin rằng rồi trả lời được câu hỏi là tại sao tới bây giờ mới xảy ra.

Ông William Leogrande, một nhà phân tích về tình hình Cuba thuộc American University tại Washington giải thích lý do thực sự để chính quyền Cuba bắt giam người bất đồng chính kiến là vì ban lãnh đạo sợ rằng tình trạng bất mãn càng lúc càng lan rộng chỉ vì kinh tế đang co cụm lại.

“Kinh tế cuba hiện đang trải qua một cơn khủng hoảng không giống như bất kỳ cơn khủng hoảng nào từ 10 năm nay.”

Một trong các chuyến xe lửa chở lô đường cuối cùng từ đồn điền Lavandero đang chuyển bánh. Một số người bất đồng chính kiến đã dám nói công khai rằng ttình trạng kinh tế mà suy sụp thêm nữa, đó có thể là cơ hội đối với họ.

Tuy nhiên, một số người khác lại cảnh báo nếu ai đó mà biết được họ ám chỉ ai đó là chủ tịch castro, thì vị chủ tịch sẽ làm bất cứ điều gì để đập tan mối đe dọa.(bbc)