Tổng thống Indonesia bà Megawati Sukarnoputri hôm nay kết thúc chuyến thăm lịch sử tới tỉnh Aceh, để ăn mừng thành quả đạt được, và mô tả kết quả đó - thỏa thuận ký kết tuần trước - như một giấc mơ đã trở thành hiện thực, mở ra một trang sử mới cho vùng Aceh.

Thoả thuận được thương thảo qua các nhà hòa giải quốc tế, đã đưa ra lệnh ngừng bắn tức thời, còn quân đội chính phủ và bên phiến quân thì cùng rút khỏi các vị trí phòng vệ.

Các nhà hoà giải hy vọng rằng thoả thuận này sẽ cho phép hai bên tiếp tục thương thuyết trên cơ sở đề nghị của chính phủ trong việc trao quyền tự trị cơ bản cho tỉnh Aceh. Tuy nhiên, theo phóng viên BBC ở Jakarta, Jonathan Head, thoả thuận này đã có vẻ rất mong manh.

Sau 25 năm nội chiến tàn khốc thường xuyên, phiến quân vùng Aceh và quân đội chính phủ Indonesia chẳng mấy tin cậy nhau. Vì vậy, thoả thuận là một kết quả đáng ghi nhận.

Nhưng cả phía quân đội chính phủ lẫn quân ly khai của Phong trào Aceh Tự Do, đều đã cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm thoả thuận ngừng bắn.

Giờ đây, một nhóm nhỏ chừng 50 kiểm soát viên quốc tế sẽ đảm trách vai trò kiểm tra tính xác thực của những cáo buộc đó, và điều này có nghĩa là họ sẽ phải làm việc vất vả trong khắp vùng địa hình núi non rộng lớn của tỉnh Aceh.

Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc giải quyết tranh chấp là phía chính phủ và phe ly khai vẫn bất đồng về cơ chế tồn tại của tỉnh Aceh. Phe phiến quân tiếp tục yêu cầu độc lập, nhưng chính phủ Indonesia nói điều đó là không thể được.

Các nhà trung gian hoà giải hy vọng là trong vài tháng tới các nhà lãnh đạo dân sự của Aceh sẽ có thể bắt đầu thảo luận với chính quyền trung ương về đề án tự trị mà chính phủ đưa ra.

Nhưng những cuộc đàm phán đó chỉ có thể thành công nếu phía quân đội chính phủ và phe phiến quân tuân thủ thoả thuận đã ký tuần trước và rút khỏi các vị trí phòng về để tránh xảy ra xung đột.

Phe ly khai cũng tỏ ra ngần ngại trong việc trao nộp vũ khí theo nội dung bản thoả thuận. Phe này cho rằng quân chính phủ đã có truyền thống nuốt lời, do vậy, có giữ lại vũ khí thì cũng chỉ để đảm bảo an toàn cho họ mà thôi. (BBC)

Tổng thống Indonesia bà Megawati Sukarnoputri hôm nay kết thúc chuyến thăm lịch sử tới tỉnh Aceh, để ăn mừng thành quả đạt được, và mô tả kết quả đó - thỏa thuận ký kết tuần trước - như một giấc mơ đã trở thành hiện thực, mở ra một trang sử mới cho vùng Aceh.

Thoả thuận được thương thảo qua các nhà hòa giải quốc tế, đã đưa ra lệnh ngừng bắn tức thời, còn quân đội chính phủ và bên phiến quân thì cùng rút khỏi các vị trí phòng vệ.

Các nhà hoà giải hy vọng rằng thoả thuận này sẽ cho phép hai bên tiếp tục thương thuyết trên cơ sở đề nghị của chính phủ trong việc trao quyền tự trị cơ bản cho tỉnh Aceh. Tuy nhiên, theo phóng viên BBC ở Jakarta, Jonathan Head, thoả thuận này đã có vẻ rất mong manh.

Sau 25 năm nội chiến tàn khốc thường xuyên, phiến quân vùng Aceh và quân đội chính phủ Indonesia chẳng mấy tin cậy nhau. Vì vậy, thoả thuận là một kết quả đáng ghi nhận.

Nhưng cả phía quân đội chính phủ lẫn quân ly khai của Phong trào Aceh Tự Do, đều đã cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm thoả thuận ngừng bắn.

Giờ đây, một nhóm nhỏ chừng 50 kiểm soát viên quốc tế sẽ đảm trách vai trò kiểm tra tính xác thực của những cáo buộc đó, và điều này có nghĩa là họ sẽ phải làm việc vất vả trong khắp vùng địa hình núi non rộng lớn của tỉnh Aceh.

Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc giải quyết tranh chấp là phía chính phủ và phe ly khai vẫn bất đồng về cơ chế tồn tại của tỉnh Aceh. Phe phiến quân tiếp tục yêu cầu độc lập, nhưng chính phủ Indonesia nói điều đó là không thể được.

Các nhà trung gian hoà giải hy vọng là trong vài tháng tới các nhà lãnh đạo dân sự của Aceh sẽ có thể bắt đầu thảo luận với chính quyền trung ương về đề án tự trị mà chính phủ đưa ra.

Nhưng những cuộc đàm phán đó chỉ có thể thành công nếu phía quân đội chính phủ và phe phiến quân tuân thủ thoả thuận đã ký tuần trước và rút khỏi các vị trí phòng về để tránh xảy ra xung đột.

Phe ly khai cũng tỏ ra ngần ngại trong việc trao nộp vũ khí theo nội dung bản thoả thuận. Phe này cho rằng quân chính phủ đã có truyền thống nuốt lời, do vậy, có giữ lại vũ khí thì cũng chỉ để đảm bảo an toàn cho họ mà thôi. (BBC)