Hòa ước ký kết tại Geneve qui định quyền tự trị và bầu cử tại tỉnh Aceh. Đổi lại phe ly khai phải giải giới.

Hòa ước mất hai năm đàm phán kêu gọi ngưng bắn ngay lập tức. Hòa ước cũng nêu ra một tiến trình qua đó Phong trào Aceh Tự do tiếp tục thương thuyết với các nhà trung gian quốc tế cho đến khi tổ chức bầu cử tại Aceh vào năm 2004.

Sau bầu cử mà hy vọng sẽ được công bằng và tự do thì một chính phủ được bầu lên một cách dân chủ. Một khi các khu vực phi quân sự được ấn định thì người của Phong trào Aceh Tự Do bắt đầu giao nộp vũ khí về những chỗ mà các nhà hòa giải quốc tế có thể vào kiểm tra bất cứ lúc nào.

Cả hai phía, chính phủ Indonesia và Phong trào Aceh Tự Do đều nói việc ký kết hòa ước mở ra một giai đoạn mới cho Aceh nhưng hai bên cũng thận trọng không dám tuyên bố đây có phải là hòa bình trường cửu hay không, mà chỉ nói rằng thời gian mới trả lời được và còn nhiều chuyện cần phải làm.

Với các nguồn tài nguyên giàu có như gỗ, dầu và khí đốt, Aceh hẳn là một trong những tỉnh trù phú nhất tại Indonesia. Thế nhưng Aceh đã bị chiến tranh tàn phá. Sau bao nhiêu năm xung đột tàn khốc và vô số vụ lạm dụng nhân quyền, mức độ bất tín từ cả hai phía là khó dự đoán.

Việc thực thi hòa ước có hiệu quả hay không có lẽ tùy thuộc vào cả hai phía ta thấy có những điểm có lợi cho họ. Tổng thống Megawati Surkanoputri đã coi việc giải quyết vấn đề Aceh là một trong những ưu tiên cao nhất. Nếu bà làm được điều đó thì bà có nhiều khả năng thuận lợi trong cuộc tái bầu cử tổng thống trong 2 năm tới.

Đối với Phong trào Aceh Tự do, hòa ước ký hôm nay chưa đem lại độc lập toàn diện nhưng tạo điều kiện bầu cử tự do cho chính phủ cấp tỉnh, tức là có tự trị nhất định và một chính phủ như thế sẽ được phép sở hữu 70 phần trăm doanh thu dầu và khí đốt bán được.

Không ai nghĩ rằng hiệp ước đạt được tại Geneva là hoàn hảo, nhưng nó có đưa ra được một cơ hội hòa bình cho Aceh. (BBC)