Hòa Bình Là Điều Muôn Dân Ước Trông Mong Mỏi
Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga:
Lần I vào ngày 1/3/2022 ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Lần II vào ngày 24/3/2022 ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia có Việt Nam.
Lần III vào ngày 7/4/2022 ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia có Việt Nam.
Lần IV vào ngày 12/10/2022 ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27/2/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột- những người dân thường- là nạn nhân thực sự những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine- Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia…-tôi xin lặp lại hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”[1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2/10/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, nhưng chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ”[2].
Ngày 12/10/2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại”[3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa”(Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa- Tẩy binh mã[Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung- Chinh phụ ngâm câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh- Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm])
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ- Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau”[4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-02/dtc-phanxico-hoa-binh-ucraina.html
[2]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/kinh-truyen-tin-dtc-keu-goi-ngung-chien-tranh-o-ucraina.html
[3]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-keu-goi-hoa-binh-ucraina.html
[4]- simonhoadalat.com/suy-niem/songloi/2018/Is0618.htm
Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga:
Lần I vào ngày 1/3/2022 ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Lần II vào ngày 24/3/2022 ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia có Việt Nam.
Lần III vào ngày 7/4/2022 ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia có Việt Nam.
Lần IV vào ngày 12/10/2022 ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27/2/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột- những người dân thường- là nạn nhân thực sự những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine- Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia…-tôi xin lặp lại hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”[1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2/10/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, nhưng chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ”[2].
Ngày 12/10/2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại”[3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa”(Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa- Tẩy binh mã[Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung- Chinh phụ ngâm câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh- Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm])
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ- Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau”[4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-02/dtc-phanxico-hoa-binh-ucraina.html
[2]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/kinh-truyen-tin-dtc-keu-goi-ngung-chien-tranh-o-ucraina.html
[3]- vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-keu-goi-hoa-binh-ucraina.html
[4]- simonhoadalat.com/suy-niem/songloi/2018/Is0618.htm