CHIÊN VƯỢT QUA LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Dẫn nhập: Hầu hết những tín hữu Công Giáo trên thế giới đang phải chấp nhận đối diện với một ‘Mùa Phục Sinh buồn’: không được tập họp đông đủ trong các giáo đường, không được cùng nhau tham dự Bí tích Thánh Thể một cách trực tiếp, nhiều người đang bị cách ly như thể phải sống trong những ‘hầm mộ’. Thực tế đó đáng buồn, không ai phủ nhận. Tuy nhiên, với con mắt đức tin, chúng ta sẽ nhìn ra rằng, trong cơn đại dịch, chúng ta biết sống chậm lại với một tâm hồn lắng đọng để suy niệm một cách thấu đáo về Mầu Nhiệm Vượt Qua có ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta. Ý nghĩa đặc biệt đó chính là: trong bóng đêm của nghi ngại, của khủng hoảng, của ngờ vực và đau thương, ánh sáng phục sinh sẽ chiếu tỏa. Đức Giêsu đã phục sinh! Người sẽ không còn chết nữa. Và giữa cơn đại dịch Coronovirus, chúng ta hy vọng mọi đau khổ sẽ qua, ‘sau cơn mưa, trời lại sáng’. Trong bối cảnh phụng vụ mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua, chúng ta cùng dừng lại để suy niệm về cuộc vượt qua của người Do Thái, cuộc vượt qua của Đức Giêsu, và cuộc vượt qua của chúng ta trong đời sống, nhất là trong đại dịch Covid-19 này.
1. Cuộc vượt qua của người Do Thái
Ngày ấy, dân Do Thái bị bắt làm tôi người Ai Cập hơn bốn trăm năm. Họ phải lao động cật lực, sống mòn mỏi trong kiếp khổ sai, tưởng chừng như không bao giờ thấy ánh dương hy vọng. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã nghe thấu nỗi thống khổ của họ và sai Môsê đến để đồng hành và cứu giúp họ. Môsê đã đến gặp trực tiếp vua Ai Cập để thương lượng cho dân đi lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, vì đó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nhưng vì quá độc ác và nhẫn tâm, Pharaô không đã động gì tới những lời yêu cầu của Môsê, không mủi lòng trước cảnh khổ cực lầm than của người dân nô lệ. Và cuối cùng, Thiên Chúa đã dùng bàn tay mạnh mẽ của Người để can thiệp. Qua Môsê, Chúa đã giáng chín tai họa xuống trên dân Ai Cập nhưng vua Pharaô vẫn lòng chai dạ đá. Cuối cùng, tai họa thứ mười ập đến. Chúa sát hại tất cả các con đầu lòng Ai Cập từ loài vật cho đến loài người, từ con đầu lòng của dân cho đến con đầu lòng của vua, kẻ sẽ kế vương vị. Đêm ấy, Chúa ra lệnh cho người Do Thái mỗi nhà phải giết một con chiên độ một tuổi, lấy máu bôi lên khung cửa và ai phải ở nhà nấy, không được ra khỏi nhà, cứ ở nhà cầu nguyện và chờ Chúa can thiệp. Khi giờ đã điểm, Thiên Chúa sai thiên thần đến sát hại các con đầu lòng Ai Cập, từ loài vật cho đến loài người. Đến nhà nào thấy có máu bôi lên khung cửa thì thiên thần Chúa vượt qua và không sát hại. Hôm đó, toàn thể Ai Cập chìm ngập trong cảnh tang tóc. Nhà vua phải đến cầu khẩn Môsê kẻo cả dân Ai Cập phải chết trong bàn tay mạnh mẽ của Thiên Chúa. Thế rồi, người Ai Cập không những thả tự do để người Do Thái đi mà còn phải hối thúc họ đi càng nhanh càng tốt.
Khi người Do Thái đi khỏi Ai Cập được một lúc thì dân Ai Cập lại đuổi theo với đầy đủ khí giới. Họ sợ không có người làm thuê nên đuổi bắt cho kỳ được. Dân Do Thái thấy quân binh Ai Cập đuổi theo liền hoảng sợ. Khi chạy đến bờ Biển Đỏ, họ khốn đốn vì trước là biển, sau là người Ai Cập, họ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Thế là người dân la ó, sợ sệt, thậm chí muốn dùng gươm mà sát hại lẫn nhau vì thà rằng anh em mình kết liễu nhau còn đỡ đau hơn nhát gươm của kẻ thù. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã kịp thời ra tay giải cứu. Khi người Ai Cập đuổi theo thì Chúa bảo Môsê dơ tay trên biển khiến nước rẽ ra và dân Do Thái đi qua giữa lòng biển ráo chân. Rồi khi Dân Chúa đã đi qua thì nước ập lại nhấn chìm người Ai Cập. Người Do Thái thấy xác người Ai Cập nổi đầy bờ và họ nhận ra tình thương của Thiên Chúa. Như vậy, đang khi dân riêng của Chúa gặp thử thách, Người đã không bỏ mặc nhưng dủ lòng thương và ra tay cứu vớt. Sự can thiệp của Thiên Chúa là sự can thiệp để bảo vệ sự thật, giải phóng những người nô lệ, tháo gỡ xiềng xích cho họ được tới bến bờ tự do. Đây như thể là chiếc búa đập tan cường quyền, là hồi chuông cảnh tỉnh những ai dám thách thức Chúa, chống đối Chúa, như thể “giơ chân đạp mũi nhọn” thì khốn cho họ mà thôi.
2. Cuộc vượt qua của Đức Giêsu
Cuộc vượt qua của người Do Thái dù vĩ đại nhưng cũng chỉ là hình ảnh báo trước về cuộc vượt qua thứ hai đó là cuộc vượt qua của Đức Giêsu. Dù bị giết chết do tay người đời nhưng Đức Giêsu đã phục sinh bởi Người là Thiên Chúa toàn năng. Đức Kitô phục sinh ban cho chúng ta một hồng ân, một quà tặng, một chân trời mới, đó là hồng ân cứu độ, là sự giải phóng chúng ta khỏi xiềng xích tội lỗi, cho chúng ta được vào bến bờ tự do. Tin Mừng đêm vọng phục sinh đã mang lại cho chúng ta một lời hân hoan: Này anh chị em đừng sợ. Người đã sống lại như lời Người đã phán! Quả vậy, sự sống vốn đã bị tước đoạt, đã bị phá hủy, đã bị tiêu diệt trên cây thập tự giá, nay đã chỗi dậy và bắt đầu rung động.[1] Khi Đức Giêsu tắt thở, bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới (Mt 27,51; Mc 15,38; Lc 23,45), phá vỡ ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, cho con người được bước vào diện kiến tôn nhan Chúa. Nếu như theo luật Môsê, chỉ có các thầy thượng tế mới được phép đi qua phía bên kia bức màn mỗi năm một lần (x. Dt 9,7), thì giờ đây, Đức Kitô – Đấng bị đâm thâu trên thập giá đã xé toang bức màn ngăn cách, cho con người được vào diện kiến tôn nhan Chúa. Từ đây, bất kể là ai, là giáo sỹ, tu sỹ hay giáo dân; là người giàu sang quyền quý hay hạng cơ bần, là tầng lớp “trâm anh thế phiệt” hay “thấp cổ bé miệng”; là người sống trong cung lâu đài các hay những người cơ nhở, những người sống lay lắt ở đầu đường xó chợ, v.v, tất cả đều có cơ hội bước qua cánh cửa lòng thương xót của Thiên Chúa. Cánh cửa đó chính là Đức Giêsu Kitô; Ngài là cửa cho chiên ra vào; Ngài là dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng giải thoát con người. Thư gửi tín hữu Do Thái đã cho chúng ta thấy ý nghĩa cao trọng này bằng những lời như sau: “Vậy, thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta được mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).
Khi sống lại, Đức Kitô đã lăn tảng đá ra khỏi mồ, và hơn thế nữa, Người còn muốn phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, chôn chặt con người trong những cái nhìn bi quan, cằn cỗi, trong những tháp ngà cô lập, làm họ xa rời cuộc sống và thậm chí nhiều khi trở thành thân bệnh hoạn vì ‘thiếu ánh nắng mặt trời’, giống như ai đó ở trong nhà quá lâu và đến khi đi ra dễ bị trúng gió vì không thích ứng kịp với thời tiết. Chúa còn muốn phá vỡ bức tường an toàn ngụy tạo của chúng ta như tiền tài, danh vọng, quyền lực, vinh hoa, phú quý, địa vị, hoành tráng, kiêu hãnh, thông minh, đẳng cấp, dũng khí, thần tượng, … tất cả chỉ là rác rưởi, chỉ là phù vân khi con người nhắm mắt xuôi tay. Phù vân chỉ là phù vân, tất cả mọi sự chỉ là phù vân. Khi đứng trước thân phận mỏng giòn, phù du của kiếp người, thi sĩ Nguyễn Công Trứ đã than rằng: “Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao”! Hay Thi Sỹ Nguyễn Gia Thiều cũng đã thốt ra hai câu thơ đầy bi đát:“Trăm năm chẳng có gì đâu/Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì”. Vậy, chỉ nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta mới có niềm vui cứu độ. Khi tiền tài bỏ ta, khi người thân xa cách ta, khi danh vọng không bên ta, khi nhà cửa không theo ta, v.v, thì vẫn có Chúa tháp tùng chúng ta qua thung lũng sự chết. Đó là niềm tin, niềm hy vọng đích thực của Chúng ta.
3. Cuộc vượt qua của chúng ta trong đời sống, nhất là trong đại dịch Coronavirus
Ngày nay, chúng ta cũng có một mặt biển cần vượt qua đó là biển đời. Trước biển đời vốn dĩ được xem là bể khổ: sinh, bệnh, lão, tử, con người thường có xu hướng trốn chạy. Vì thế, có nhiều người than thân trách phận rằng: đời xanh như lá, bạc như vôi! Tín đồ Phật giáo thì xem “thế giới này là xấu xa, là ô trọc, là nguồn mạch những bất hạnh và những đau khổ của con người”. Vì thế, để thoát khỏi đau khổ, con người phải giải thoát mình khỏi thế tục. Phật giáo chủ trương “xuất thể” và đề cao vấn đề tự giải thoát mà không cần Thiên Chúa. Còn người Công Giáo, là Kitô hữu thì sao? Thưa, người Kitô hữu không phải là người chạy trốn cuộc đời, không phải là lên núi ở ẩn nhưng là “bơi giữa biển đời”, phải vượt qua những khó khăn trong cuộc sống: vượt qua những hoài nghi ngờ vực; vượt qua tính ghen tương ích kỷ; vượt qua những nhỏ nhen hẹp hòi để xây dựng đời sống gia đình, cộng đoàn, xây dựng Giáo hội, vượt qua những khó khăn trong đời sống mưu sinh của cơm áo, gạo tiền, và vượt qua những gánh nặng của ốm đau bệnh tật, chấp nhận chịu khó để nên đồng hình đồng dạng với Chúa, Đấng đã chịu khổ, chịu chết vì chúng ta.
Nhân loại đang bị bao phủ bởi một áng mây u ám đó là đại dịch coronavirus. Một cách nào đó chúng ta có thể nói rằng, chúng ta giống như các môn đệ đang ở trong vườn Giết-sê-ma-ni với Đức Giêsu; chúng ta đang hoảng loạn tựa như các môn đệ đã bỏ chạy, biền biệt tăm hơi khi Đức Giêsu bị bắt; chúng ta đang nao núng, sợ hãi đóng kín cửa nhà, sợ chủng vi rút Corona xâm nhập. Ngày xưa các môn đệ Đức Giêsu cũng sợ những người Do Thái gõ cửa rồi sợ cùng bị quy một án như Thầy mình. Và có khi tệ hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay, niềm tin của một số người đang bị lung lay tận gốc rễ một cách khốc hại. Nhiều người trong chúng ta đang quằn quại trong đau khổ, đang bị cám dỗ và nghi hoặc rằng chúng ta không còn chỗ nào để nương náu, vì đến cả khoa học, các tổ chức chính phủ và kiến thức vượt trội của con con người đến giai đoạn lịch sử hiện tại cũng không thể đưa ra một giải pháp nào trước đại dịch Corona. Đại dịch làm cho nỗi thống khổ của những người dễ bị tổn thương – những người di cư và tị nạn, những người già nua, những người ốm yếu, những người nghèo khổ, những người thất nghiệp – càng thêm nhức nhối. Trước mắt của nhiều người, đặc biệt là những người đang bị vi rút Corona tấn công, mọi sự chỉ như áng mây buồn, u ám và thất vọng. Vậy, chúng ta không còn điểm tựa nào khác chăng?
Thưa, có! Chúng ta có một điểm tựa vững chắc đó là điểm tựa Giêsu. Chính Người là đường, là sự thật và là sự sống của chúng ta. Nếu chúng ta tín thác vào Người, chúng ta sẽ không đánh mất niềm hy vọng. Những tảng đá che phần mộ Đức Giêsu đã được gỡ ra nhường chỗ cho ánh sáng rọi vào; ánh sáng đó báo hiệu Đức Kitô Phục sinh xuất hiện. Cũng vậy, chúng ta như đang ở trong ‘hầm mộ’ của cơn đại dịch Coronavirus, chúng ta hãy mở cửa lòng để ánh sáng dọi vào, để Đức Kitô phục sinh ngự giá và ban bình an, niềm hạnh phúc bất diệt cho tâm hồn chúng ta.
Kết luận: Tóm lại, cử hành phụng vụ Tuần Thánh nhắc chúng ta về ý nghĩa của sự vượt qua. Dân Do Thái đã vượt qua ách nô lệ Ai Cập, Đức Kitô cứu con người thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, và chúng ta được mời gọi vượt qua biển đời đầy chông gai thử thách. Để vượt qua biển đời, chúng ta cần một ‘chiếc la bàn’, cần một ánh đuốc soi đường, đó là niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Chớ gì giữa bao thử thách gian truân, giữa những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, giữa những lúc như bị trôi dạt giữa trùng khơi thì chúng ta vẫn còn một điểm tựa, còn một chỗ để bỏ neo con thuyền cuộc đời chúng ta. Đó chính là Đức Giêsu Kitô. Chính Người là niềm hy vọng vững chắc của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để mọi người trên thế giới tìm được ý nghĩa sâu xa trước những thử thách khủng khiếp mà chúng ta đang phải đối mặt. Xin cho mọi người trên thế giới vững tin vào Đức Kitô phục sinh; Người đã ở trong phần mộ chỉ một thời gian ngắn trước khi bước vào cõi sống muôn đời. Như vậy, sự chết không phải là tiếng nói cuối cùng khi chúng ta dành một chỗ cho niềm hy vọng [3]. Xin Người lăn ‘tảng đá’ của nỗi sợ hãi vì đại dịch Coronavirus đang vây bủa chúng ta. Xin Người nhen nhóm lên trong chúng ta niềm hy vọng về một “ngày mai trời lại sáng”!
----------
[1] X. R. Guardini, II Signore, Milano, 1984, tr. 501.
[2] Theo lời chú thích trong cuốn New American Bible (St. Joshep Medium Size Edition), tr. 64, Lều tạm thời theo luật Môsê có hai bức màn, theo đó đền thờ được xây dựng. Chỉ có thượng tế mới được qua bức màn phía trong lều tạm (màn thứ hai) mỗi năm một lần vào dịp Lễ Xá Tội (Lv 16,1-18). Sau cái chết của Đức Giêsu, tất cả mọi người đều được bước vào cung thánh, trước sự hiện diện của Chúa.
[3] Hồng Y Tagle, Cardinal Tagle’s 2020 Easter Message, https://zenit.org/articles/cardinal-tagles-2020-easter-message/?fbclid=IwAR1XXJLruRcANajI8cMhvTYQ1hFptQ-aX5YTBtfbJUglt63zioXCdQ0Ix3w, truy cập ngày 11/4/2020. In this Message, Cardinal Tagle said: “Jesus stayed in the tomb for a brief time before rising to eternal life. Death does not have the final say when you make space for hope”.
Dẫn nhập: Hầu hết những tín hữu Công Giáo trên thế giới đang phải chấp nhận đối diện với một ‘Mùa Phục Sinh buồn’: không được tập họp đông đủ trong các giáo đường, không được cùng nhau tham dự Bí tích Thánh Thể một cách trực tiếp, nhiều người đang bị cách ly như thể phải sống trong những ‘hầm mộ’. Thực tế đó đáng buồn, không ai phủ nhận. Tuy nhiên, với con mắt đức tin, chúng ta sẽ nhìn ra rằng, trong cơn đại dịch, chúng ta biết sống chậm lại với một tâm hồn lắng đọng để suy niệm một cách thấu đáo về Mầu Nhiệm Vượt Qua có ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta. Ý nghĩa đặc biệt đó chính là: trong bóng đêm của nghi ngại, của khủng hoảng, của ngờ vực và đau thương, ánh sáng phục sinh sẽ chiếu tỏa. Đức Giêsu đã phục sinh! Người sẽ không còn chết nữa. Và giữa cơn đại dịch Coronovirus, chúng ta hy vọng mọi đau khổ sẽ qua, ‘sau cơn mưa, trời lại sáng’. Trong bối cảnh phụng vụ mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua, chúng ta cùng dừng lại để suy niệm về cuộc vượt qua của người Do Thái, cuộc vượt qua của Đức Giêsu, và cuộc vượt qua của chúng ta trong đời sống, nhất là trong đại dịch Covid-19 này.
1. Cuộc vượt qua của người Do Thái
Ngày ấy, dân Do Thái bị bắt làm tôi người Ai Cập hơn bốn trăm năm. Họ phải lao động cật lực, sống mòn mỏi trong kiếp khổ sai, tưởng chừng như không bao giờ thấy ánh dương hy vọng. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã nghe thấu nỗi thống khổ của họ và sai Môsê đến để đồng hành và cứu giúp họ. Môsê đã đến gặp trực tiếp vua Ai Cập để thương lượng cho dân đi lên núi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, vì đó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nhưng vì quá độc ác và nhẫn tâm, Pharaô không đã động gì tới những lời yêu cầu của Môsê, không mủi lòng trước cảnh khổ cực lầm than của người dân nô lệ. Và cuối cùng, Thiên Chúa đã dùng bàn tay mạnh mẽ của Người để can thiệp. Qua Môsê, Chúa đã giáng chín tai họa xuống trên dân Ai Cập nhưng vua Pharaô vẫn lòng chai dạ đá. Cuối cùng, tai họa thứ mười ập đến. Chúa sát hại tất cả các con đầu lòng Ai Cập từ loài vật cho đến loài người, từ con đầu lòng của dân cho đến con đầu lòng của vua, kẻ sẽ kế vương vị. Đêm ấy, Chúa ra lệnh cho người Do Thái mỗi nhà phải giết một con chiên độ một tuổi, lấy máu bôi lên khung cửa và ai phải ở nhà nấy, không được ra khỏi nhà, cứ ở nhà cầu nguyện và chờ Chúa can thiệp. Khi giờ đã điểm, Thiên Chúa sai thiên thần đến sát hại các con đầu lòng Ai Cập, từ loài vật cho đến loài người. Đến nhà nào thấy có máu bôi lên khung cửa thì thiên thần Chúa vượt qua và không sát hại. Hôm đó, toàn thể Ai Cập chìm ngập trong cảnh tang tóc. Nhà vua phải đến cầu khẩn Môsê kẻo cả dân Ai Cập phải chết trong bàn tay mạnh mẽ của Thiên Chúa. Thế rồi, người Ai Cập không những thả tự do để người Do Thái đi mà còn phải hối thúc họ đi càng nhanh càng tốt.
Khi người Do Thái đi khỏi Ai Cập được một lúc thì dân Ai Cập lại đuổi theo với đầy đủ khí giới. Họ sợ không có người làm thuê nên đuổi bắt cho kỳ được. Dân Do Thái thấy quân binh Ai Cập đuổi theo liền hoảng sợ. Khi chạy đến bờ Biển Đỏ, họ khốn đốn vì trước là biển, sau là người Ai Cập, họ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Thế là người dân la ó, sợ sệt, thậm chí muốn dùng gươm mà sát hại lẫn nhau vì thà rằng anh em mình kết liễu nhau còn đỡ đau hơn nhát gươm của kẻ thù. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã kịp thời ra tay giải cứu. Khi người Ai Cập đuổi theo thì Chúa bảo Môsê dơ tay trên biển khiến nước rẽ ra và dân Do Thái đi qua giữa lòng biển ráo chân. Rồi khi Dân Chúa đã đi qua thì nước ập lại nhấn chìm người Ai Cập. Người Do Thái thấy xác người Ai Cập nổi đầy bờ và họ nhận ra tình thương của Thiên Chúa. Như vậy, đang khi dân riêng của Chúa gặp thử thách, Người đã không bỏ mặc nhưng dủ lòng thương và ra tay cứu vớt. Sự can thiệp của Thiên Chúa là sự can thiệp để bảo vệ sự thật, giải phóng những người nô lệ, tháo gỡ xiềng xích cho họ được tới bến bờ tự do. Đây như thể là chiếc búa đập tan cường quyền, là hồi chuông cảnh tỉnh những ai dám thách thức Chúa, chống đối Chúa, như thể “giơ chân đạp mũi nhọn” thì khốn cho họ mà thôi.
2. Cuộc vượt qua của Đức Giêsu
Cuộc vượt qua của người Do Thái dù vĩ đại nhưng cũng chỉ là hình ảnh báo trước về cuộc vượt qua thứ hai đó là cuộc vượt qua của Đức Giêsu. Dù bị giết chết do tay người đời nhưng Đức Giêsu đã phục sinh bởi Người là Thiên Chúa toàn năng. Đức Kitô phục sinh ban cho chúng ta một hồng ân, một quà tặng, một chân trời mới, đó là hồng ân cứu độ, là sự giải phóng chúng ta khỏi xiềng xích tội lỗi, cho chúng ta được vào bến bờ tự do. Tin Mừng đêm vọng phục sinh đã mang lại cho chúng ta một lời hân hoan: Này anh chị em đừng sợ. Người đã sống lại như lời Người đã phán! Quả vậy, sự sống vốn đã bị tước đoạt, đã bị phá hủy, đã bị tiêu diệt trên cây thập tự giá, nay đã chỗi dậy và bắt đầu rung động.[1] Khi Đức Giêsu tắt thở, bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới (Mt 27,51; Mc 15,38; Lc 23,45), phá vỡ ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, cho con người được bước vào diện kiến tôn nhan Chúa. Nếu như theo luật Môsê, chỉ có các thầy thượng tế mới được phép đi qua phía bên kia bức màn mỗi năm một lần (x. Dt 9,7), thì giờ đây, Đức Kitô – Đấng bị đâm thâu trên thập giá đã xé toang bức màn ngăn cách, cho con người được vào diện kiến tôn nhan Chúa. Từ đây, bất kể là ai, là giáo sỹ, tu sỹ hay giáo dân; là người giàu sang quyền quý hay hạng cơ bần, là tầng lớp “trâm anh thế phiệt” hay “thấp cổ bé miệng”; là người sống trong cung lâu đài các hay những người cơ nhở, những người sống lay lắt ở đầu đường xó chợ, v.v, tất cả đều có cơ hội bước qua cánh cửa lòng thương xót của Thiên Chúa. Cánh cửa đó chính là Đức Giêsu Kitô; Ngài là cửa cho chiên ra vào; Ngài là dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa, là Đấng giải thoát con người. Thư gửi tín hữu Do Thái đã cho chúng ta thấy ý nghĩa cao trọng này bằng những lời như sau: “Vậy, thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta được mạnh dạn bước vào cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).
Khi sống lại, Đức Kitô đã lăn tảng đá ra khỏi mồ, và hơn thế nữa, Người còn muốn phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, chôn chặt con người trong những cái nhìn bi quan, cằn cỗi, trong những tháp ngà cô lập, làm họ xa rời cuộc sống và thậm chí nhiều khi trở thành thân bệnh hoạn vì ‘thiếu ánh nắng mặt trời’, giống như ai đó ở trong nhà quá lâu và đến khi đi ra dễ bị trúng gió vì không thích ứng kịp với thời tiết. Chúa còn muốn phá vỡ bức tường an toàn ngụy tạo của chúng ta như tiền tài, danh vọng, quyền lực, vinh hoa, phú quý, địa vị, hoành tráng, kiêu hãnh, thông minh, đẳng cấp, dũng khí, thần tượng, … tất cả chỉ là rác rưởi, chỉ là phù vân khi con người nhắm mắt xuôi tay. Phù vân chỉ là phù vân, tất cả mọi sự chỉ là phù vân. Khi đứng trước thân phận mỏng giòn, phù du của kiếp người, thi sĩ Nguyễn Công Trứ đã than rằng: “Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao”! Hay Thi Sỹ Nguyễn Gia Thiều cũng đã thốt ra hai câu thơ đầy bi đát:“Trăm năm chẳng có gì đâu/Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì”. Vậy, chỉ nhờ Đức Kitô và trong Đức Kitô, chúng ta mới có niềm vui cứu độ. Khi tiền tài bỏ ta, khi người thân xa cách ta, khi danh vọng không bên ta, khi nhà cửa không theo ta, v.v, thì vẫn có Chúa tháp tùng chúng ta qua thung lũng sự chết. Đó là niềm tin, niềm hy vọng đích thực của Chúng ta.
3. Cuộc vượt qua của chúng ta trong đời sống, nhất là trong đại dịch Coronavirus
Ngày nay, chúng ta cũng có một mặt biển cần vượt qua đó là biển đời. Trước biển đời vốn dĩ được xem là bể khổ: sinh, bệnh, lão, tử, con người thường có xu hướng trốn chạy. Vì thế, có nhiều người than thân trách phận rằng: đời xanh như lá, bạc như vôi! Tín đồ Phật giáo thì xem “thế giới này là xấu xa, là ô trọc, là nguồn mạch những bất hạnh và những đau khổ của con người”. Vì thế, để thoát khỏi đau khổ, con người phải giải thoát mình khỏi thế tục. Phật giáo chủ trương “xuất thể” và đề cao vấn đề tự giải thoát mà không cần Thiên Chúa. Còn người Công Giáo, là Kitô hữu thì sao? Thưa, người Kitô hữu không phải là người chạy trốn cuộc đời, không phải là lên núi ở ẩn nhưng là “bơi giữa biển đời”, phải vượt qua những khó khăn trong cuộc sống: vượt qua những hoài nghi ngờ vực; vượt qua tính ghen tương ích kỷ; vượt qua những nhỏ nhen hẹp hòi để xây dựng đời sống gia đình, cộng đoàn, xây dựng Giáo hội, vượt qua những khó khăn trong đời sống mưu sinh của cơm áo, gạo tiền, và vượt qua những gánh nặng của ốm đau bệnh tật, chấp nhận chịu khó để nên đồng hình đồng dạng với Chúa, Đấng đã chịu khổ, chịu chết vì chúng ta.
Nhân loại đang bị bao phủ bởi một áng mây u ám đó là đại dịch coronavirus. Một cách nào đó chúng ta có thể nói rằng, chúng ta giống như các môn đệ đang ở trong vườn Giết-sê-ma-ni với Đức Giêsu; chúng ta đang hoảng loạn tựa như các môn đệ đã bỏ chạy, biền biệt tăm hơi khi Đức Giêsu bị bắt; chúng ta đang nao núng, sợ hãi đóng kín cửa nhà, sợ chủng vi rút Corona xâm nhập. Ngày xưa các môn đệ Đức Giêsu cũng sợ những người Do Thái gõ cửa rồi sợ cùng bị quy một án như Thầy mình. Và có khi tệ hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay, niềm tin của một số người đang bị lung lay tận gốc rễ một cách khốc hại. Nhiều người trong chúng ta đang quằn quại trong đau khổ, đang bị cám dỗ và nghi hoặc rằng chúng ta không còn chỗ nào để nương náu, vì đến cả khoa học, các tổ chức chính phủ và kiến thức vượt trội của con con người đến giai đoạn lịch sử hiện tại cũng không thể đưa ra một giải pháp nào trước đại dịch Corona. Đại dịch làm cho nỗi thống khổ của những người dễ bị tổn thương – những người di cư và tị nạn, những người già nua, những người ốm yếu, những người nghèo khổ, những người thất nghiệp – càng thêm nhức nhối. Trước mắt của nhiều người, đặc biệt là những người đang bị vi rút Corona tấn công, mọi sự chỉ như áng mây buồn, u ám và thất vọng. Vậy, chúng ta không còn điểm tựa nào khác chăng?
Thưa, có! Chúng ta có một điểm tựa vững chắc đó là điểm tựa Giêsu. Chính Người là đường, là sự thật và là sự sống của chúng ta. Nếu chúng ta tín thác vào Người, chúng ta sẽ không đánh mất niềm hy vọng. Những tảng đá che phần mộ Đức Giêsu đã được gỡ ra nhường chỗ cho ánh sáng rọi vào; ánh sáng đó báo hiệu Đức Kitô Phục sinh xuất hiện. Cũng vậy, chúng ta như đang ở trong ‘hầm mộ’ của cơn đại dịch Coronavirus, chúng ta hãy mở cửa lòng để ánh sáng dọi vào, để Đức Kitô phục sinh ngự giá và ban bình an, niềm hạnh phúc bất diệt cho tâm hồn chúng ta.
Kết luận: Tóm lại, cử hành phụng vụ Tuần Thánh nhắc chúng ta về ý nghĩa của sự vượt qua. Dân Do Thái đã vượt qua ách nô lệ Ai Cập, Đức Kitô cứu con người thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, và chúng ta được mời gọi vượt qua biển đời đầy chông gai thử thách. Để vượt qua biển đời, chúng ta cần một ‘chiếc la bàn’, cần một ánh đuốc soi đường, đó là niềm tin vào Đức Kitô phục sinh. Chớ gì giữa bao thử thách gian truân, giữa những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, giữa những lúc như bị trôi dạt giữa trùng khơi thì chúng ta vẫn còn một điểm tựa, còn một chỗ để bỏ neo con thuyền cuộc đời chúng ta. Đó chính là Đức Giêsu Kitô. Chính Người là niềm hy vọng vững chắc của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để mọi người trên thế giới tìm được ý nghĩa sâu xa trước những thử thách khủng khiếp mà chúng ta đang phải đối mặt. Xin cho mọi người trên thế giới vững tin vào Đức Kitô phục sinh; Người đã ở trong phần mộ chỉ một thời gian ngắn trước khi bước vào cõi sống muôn đời. Như vậy, sự chết không phải là tiếng nói cuối cùng khi chúng ta dành một chỗ cho niềm hy vọng [3]. Xin Người lăn ‘tảng đá’ của nỗi sợ hãi vì đại dịch Coronavirus đang vây bủa chúng ta. Xin Người nhen nhóm lên trong chúng ta niềm hy vọng về một “ngày mai trời lại sáng”!
----------
[1] X. R. Guardini, II Signore, Milano, 1984, tr. 501.
[2] Theo lời chú thích trong cuốn New American Bible (St. Joshep Medium Size Edition), tr. 64, Lều tạm thời theo luật Môsê có hai bức màn, theo đó đền thờ được xây dựng. Chỉ có thượng tế mới được qua bức màn phía trong lều tạm (màn thứ hai) mỗi năm một lần vào dịp Lễ Xá Tội (Lv 16,1-18). Sau cái chết của Đức Giêsu, tất cả mọi người đều được bước vào cung thánh, trước sự hiện diện của Chúa.
[3] Hồng Y Tagle, Cardinal Tagle’s 2020 Easter Message, https://zenit.org/articles/cardinal-tagles-2020-easter-message/?fbclid=IwAR1XXJLruRcANajI8cMhvTYQ1hFptQ-aX5YTBtfbJUglt63zioXCdQ0Ix3w, truy cập ngày 11/4/2020. In this Message, Cardinal Tagle said: “Jesus stayed in the tomb for a brief time before rising to eternal life. Death does not have the final say when you make space for hope”.