III - Hình ảnh Ba Ngôi của người phụ nữ và các hệ luận của nó đối với phẩm giá và vai trò của họ trong Giáo hội và trong xã hội.
Các suy nghĩ trên đây tìm cách tích hợp di sản của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương và di sản của Richard thành Saint Victor về condilectus (cùng được sủng ái), tận dụng tối đa loại suy phu thê và gia đình vốn có thể được diễn dịch từ Thánh Grêgôriô Thành Nazianzus và Thánh Bonaventura, cũng như từ khoa chú giải đương thời về Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi). Tính độc đáo trong chủ trương của chúng ta tập chú vào tính chuyên biệt phu thê này, một việc cùng một lúc cho phép ta bảo vệ sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu và bảo vệ việc đánh giá hình ảnh của Thiên Chúa nơi người đàn ông và người đàn bà như việc trao ban hỗ tương tình yêu sinh hoa trái trong gia đình và trong xã hội.
Trong viễn cảnh trên, phẩm giá và vai trò của người đàn bà được củng cố một cách đáng kể, dưới ánh sáng nền tảng có tính tương quan của nàng trong Ba Ngôi cực thánh. Đối với tôi, nền tảng này dường như được thiết lập tốt trong cuộc nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (hơi thở thụ động chủ động), vốn được biểu lộ như Tình yêu phu thê không thể giản lược vào khả năng sinh sản riêng của Tình yêu phụ thân và con thảo. Sự mới lạ của Thánh Thần Tình yêu chảy ngược trở lại khả năng sinh sản phụ thân và con thảo và ban cho nó một chiều kích nhằm biện minh sự sử dụng lại biểu tượng phu thê và gia đình để giải thích cho sự giàu có vô song của các mối tương quan Ba Ngôi và, do đó, để khẳng định sự thật về nền tảng nguyên mẫu của người đàn bà trong Chúa Thánh Thần trong việc Người thủ diễn các mối tương quan với Chúa Cha và Chúa Con. Nếu đặc điểm riêng của người đàn bà là tự cho mình việc tiếp nhận (nàng dâu) để có khả năng sinh sản một cách chủ động (mẹ) theo cùng một mức như nàng nhận được, thì há nàng lại không phải là hình ảnh và, một cách nào đó, là sự tham gia vào Chúa Con, Đấng đã thở Thánh Thần ra khi tiếp nhận điều Người vốn là từ Chúa Cha và trong việc hiến mình trở lại mà Người làm cho Ngài, và vào Chúa Thánh Thần, Đấng cũng “sống và làm phong phú” việc tiếp nhận ba chiều chuyển động, hiến mình, khả năng sinh sản đó sao? Cách yêu thương của Đức Trinh Nữ Maria, hết sức gắn bó với Thánh Thần, được biểu lộ trong sự sẵn có đó không sai phạm của ngài đối với Chúa Cha (nàng dâu) và trong việc phục vụ vô điều kiện đối với Chúa Con (mẫu thân), Đấng mà Chúa Thánh Thần tượng thai trong lòng đồng trinh của ngài và đồng hành trong toàn bộ diễn trình Nhập thể [25]. Do đó, nguyên mẫu của người đàn bà như nàng dâu và mẫu thân nơi Chúa Thánh Thần được xây dựng trên các mối tương quan hỗ tương Ba Ngôi này mà chúng ta biết nhờ mầu nhiệm Nhập thể. Như chúng ta đã thấy, kết luận này dựa vào khoa giải thích đương thời về hình ảnh của Thiên Chúa như Imago Trinitatis và vào kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước được giải thích bằng biểu tượng phu thê, một biểu tượng vốn hết sức hiển nhiên và đồng điệu của Kinh thánh.
Các hậu quả
Đâu là tầm quan trọng của những sở đắc này đối với phẩm giá của người đàn bà và đối với các hậu quả giáo hội và xã hội cụ thể mà ta nên được diễn dịch một cách hợp pháp?
Trước hết, việc xác định nguyên mẫu tương quan của người đàn bà nơi Ba Ngôi xác nhận ngay tức khắc phẩm giá của họ như hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi tư cách: ngôi vị, đàn bà, vợ và mẹ. Điều này khẳng định cùng một lúc các giá trị tình yêu, hôn nhân và gia đình, cũng như các ơn gọi trinh khiết siêu nhiên, vốn đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về thần học và thiêng liêng.
Thứ hai, mối liên kết ưu tuyển của nàng với Chúa Thánh Thần, và trong Chúa Thánh Thần với Chúa Con vĩnh cửu và nhập thể, cấu hình tính độc đáo tương quan của nàng và cách nàng yêu thương như người đàn bà tiếp nhận, thuận tình, đáp trả và gây ngạc nhiên bằng đáp ứng có khả năng sinh sản gấp đôi cả tự nhiên lẫn siêu nhiên, đầy bất cân xứng, độc đáo, có tính sinh sản, không thể giản lược vào bất cứ mô hình nào khác ngoài dạng thức yêu thương đầy tính bản vị của nàng như Thiên Chúa yêu thương vậy.
Thứ ba, người đàn bà hóa ra được khẳng định một cách mạnh mẽ trong vai trò làm vợ và làm mẹ, và, còn hơn nữa, không bị giới hạn vào các vai trò này, vì nữ tính cởi mở của nàng đạt tới các bình diện và phạm vi từ vựng khác nhau, vượt quá phạm vi gia đình, hướng tới mọi lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng, đặc biệt là trong khuôn khổ đời sống thánh hiến. Do đó đóng góp độc đáo và không thể thay thế của nàng trong lĩnh vực việc làm; sức khỏe; trong hoạt động xã hội, bác ái và chính trị; trong khoa học, nghệ thuật và triết học, thần học, tiên tri và huyền nhiệm, v.v., nơi nhân cách và nhiều đặc sủng tự nhiên và siêu nhiên của nàng có thể lan truyền và đóng góp cho Vương quốc của Thiên Chúa và cho thiện ích chung của xã hội và của Giáo hội.
Thứ tư, khởi từ cơ sở thần học trên và lưu ý đến việc thiếu sự hội nhập người đàn bà theo ơn gọi và tiềm năng của nàng, trên bình diện xã hội và giáo hội, cũng như trên bình diện mục vụ và truyền giáo, điều hiển nhiên là phải cổ vũ mạnh mẽ người đàn bà ở mọi bình diện (kể cả việc xác nhận ơn gọi làm vợ và làm mẹ của họ!) và đòi một cuộc đấu tranh kiên nhẫn và kiên trì, để phát huy sự tự do của họ trong việc hành động và sống theo các đặc sủng, ơn gọi và sứ mệnh của họ, những điều không thể giản lược vào chế độ phụ trưởng hoặc mẫu trưởng vốn được truyền tụng trong các xã hội khác nhau.
Thứ năm, thần học nói chung và thần học phụ nữ nói riêng, đòi phải lắng nghe một cách chăm chú, không thành kiến, nền thần học về phụ nữ, một sự đóng góp không được chú ý nhưng đã có sẵn trong Truyền thống, mà Giáo hội vốn công nhận một cách tượng trưng khi tuyên xưng một số vị “là các tiến sĩ của Giáo hội” [26], với hy vọng những cử chỉ tượng trưng này khuyến khích sự tham gia của đàn bà ở tất cả các bình diện triết học và thần học.
Vì một nền văn minh tình yêu
Cuối cùng, cách người đàn bà sống và yêu thương hàm ngụ nhiều phẩm tính không thể thiếu đối với sự tiến bộ của Giáo hội và của xã hội. Thật vậy, con người của nàng được biểu lộ một cách mẫu mực và hữu hiệu qua việc sẵn sàng có đó rất tự nhiên của nàng đối với Ý Muốn của Chúa Cha và để phục vụ Lời Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Người đàn bà sẵn sàng đứng về phía Lời vốn là Ngôi thứ hai, được ưa thích, được sinh ra và đến lượt Người sinh hoa trái nhờ tình yêu đồng bản thể của Người dành cho Chúa Cha, một điều còn “hơn” cả tình yêu con thảo qua Thánh Thần mà Người thở trong sự phụ thuộc Chúa Cha. Thành thử, từ đó, có việc tham gia của người đàn bà vào chiều kích phu thê và mẫu thân của Ngôi Lời và của Ngôi Thánh Thần, vốn được biểu lộ trong cách nàng yêu thương, có tính tiếp nhận và đệ nhị đẳng nhưng ngang nhau về phẩm giá và khả năng sinh sản gấp đôi.
Cách nàng yêu thương, đầy dịu dàng, cảm thương, bao bọc và sinh hoa trái không thể bị giản lược vào mô hình tình yêu của nam giới, vốn có tính xâm chiếm và chính xác, rời rạc và có kế hoạch, cũng như vào tâm lý độc nghĩa nhiều hơn của nam giới, nhất là trong cách xử lý các mối tương quan xã hội và ảnh hưởng văn hóa, chính trị hoặc tâm linh. Sự đa dạng nữ tính không được hủy bỏ bởi mô hình nam giới, một mô hình cần phải được bổ xung bởi những phẩm tính không thể thiếu của nữ tính, của mẫu tính và khả năng sinh sản phong phú và được điều chỉnh rất đa dạng của người đàn bà và được điều chỉnh một cách khác nhau, nếu không sẽ rơi vào sự thống trị bất công vốn phát sinh sự đối nghịch đàn ông đàn bà, trong khi họ được mời gọi hiệp thông.
Cuối cùng, dưới ánh sáng Thánh Gia, hình ảnh tuyệt vời của mầu nhiệm Ba Ngôi và của Giáo hội, nơi Đức Maria, khuôn dung người đàn bà đạt đến một sự hoàn hảo nhân bản và siêu nhiên khôn sánh, nhờ cuộc hôn nhân đích thực của ngài, sống trong các tương quan nhân bản chân thực và trinh nguyên, nhưng không phi tính dục (asexual), với Chúa Giêsu và Thánh Giuse. Sự khắc phục tính dục vợ chồng tự nhiên này không hàm nghĩa bất cứ sự khinh miệt nào đối với giá trị của nó, mà chỉ là sự nối dài của nó tới một bình diện cao hơn của khả năng sinh sản siêu nhiên của các giới tính bên trong các mối quan hệ trinh khiết [27]. Thánh Giuse không mất giá trong tính dục của ngài do sự kiện ngài không sinh ra Chúa Giêsu. Trái lại, ngài được làm cho phong phú và được củng cố trong tình phụ tử vốn được coi là tự nhiên và siêu nhiên của ngài với phẩm chất khôn sánh của các mối tương quan trinh khiết, tương ứng một cách khiêm tốn với mầu nhiệm Chúa Giêsu và Mẹ thánh Người.
Trong ánh sáng này, ai mà không thấy tầm quan trọng của những khai triển này đối với việc cổ vũ đời sống thánh hiến dưới mọi hình thức trong Giáo hội? Thật vậy, các ơn gọi linh mục và tu sĩ nói lên đáp ứng của Giáo hội đối với Hồng ân Chúa Thánh Thần, Đấng vốn ban cho Giáo Hội các đặc sủng khác nhau để phục vụ việc truyền giáo và hiệp thông vốn xoay quanh Chàng rể Thánh Thể. Thực vậy, các ơn gọi tự do và khiết trinh này, sống trong niềm vui của đức tin, với lòng trung thành và sự phong phú khiết trinh của họ, cùng hòa nhịp với gia đình, vốn là giáo hội tại gia, làm chứng rằng Tin Mừng Tình yêu Thiên Chúa đáp ứng trọn vẹn mọi khát vọng của trái tim con người trong mầu nhiệm phu thê của Chúa Kitô và Giáo hội. Trong suy nghĩ thần học xa hơn này, há không phải là một nguồn tài nguyên quý giá để vượt qua những tranh cãi liên quan đến Thừa Tác Vụ Thụ Phong chỉ dành cho nam giới đó sao? Và để làm sống lại ngọn lửa trong trái tim của rất nhiều đàn bà đi tìm ơn gọi, trong đó đáp ứng không chỉ là một việc phục vụ xã hội hay chuyên nghiệp hay bất cứ nghề nghiệp nào, há nó không còn là một việc phục vụ vị tha đối với người nghèo nhất, một sự hấp dẫn của Tình yêu, một tình yêu con thảo, phu thê và mẫu thân, lấp đầy trái tim, linh hồn và tinh thần bằng niềm vui và đam mê truyền giảng tin mừng cho thế giới đó sao?
KẾT LUẬN
Chúng ta còn có thể thêm gì nữa để kết thúc các suy tư thần học này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của “mầu nhiệm” đàn bà và sự đóng góp không thể thiếu của họ đối với đời sống xã hội và giáo hội? Xét vì sự gần gũi giữa Thánh Thần và người đàn bà trong kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa và nhập thể của ơn thánh, với sự tham gia sâu sắc và khôn sánh của Đức Trinh Nữ Maria trong các mối tương quan hỗ tương Ba Ngôi của Ngôi Lời và Ngôi Thánh Thần, há người ta lại không nên thừa nhận “mầu nhiệm” này của người đàn bà – coi nó như “các thừa tác vụ thánh” nhưng không có âm hưởng giáo sĩ dưới bất cứ hình thức nào -, các chức năng và vai trò nữ tính đa dạng trong xã hội và trong Giáo hội: vợ và mẹ, người truyền cảm hứng và người hòa giải, người chuộc lỗi và hòa giải, người trợ giúp và đồng hành không thể thiếu cho con người trong mọi nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội và giáo hội hay sao? Biết bao lắng nghe, cởi mở, đền đáp sự bất công và sử dụng các đặc sủng nữ tính nên được mọi người, nhất là chính quyền và giáo quyền, dành cho họ; những định chế này có thể thừa nhận và tích hợp tốt hơn sự dị biệt nữ tính!
Như thế, người ta hiểu được, Giáo Hội Công Giáo, từ ân sủng to lớn là Công đồng Vatican II, đã tiến hành một trận chiến quyết định và không ngừng cho việc tôn trọng sự khác biệt của giới tính ở mọi nơi và trên mọi bình diện, bất kể trong lĩnh vực việc làm, hôn nhân và gia đình, hoặc trong lãnh vực Thừa Tác Vụ Thụ Phong, và tiếp tục làm như vậy, dù một mình, chống lại mọi hình thức “ý thức hệ thực dân” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô) vốn muốn triệt tiêu sự khác biệt giới tính trong nền văn hóa và, do đó, khuôn mặt ban đầu của người đàn bà, nhân danh một nhân chủng học thoát khỏi bất cứ liên kết siêu việt nào. Vấn đề người đàn bà có tầm quan trọng trong thời đại của chúng ta đến nỗi đòi Giáo hội và xã hội phải đầu tư lớn về tư tưởng và hành động, để soi sáng chính xác các lựa chọn xã hội và cho phép hình ảnh của Thiên Chúa nơi đàn ông và đàn bà, vốn dành cho việc hiệp thông, đạt được việc giống như Tình yêu của Thiên Chúa mà nếu không có nó, sẽ không thể có hạnh phúc cho nhân loại hay xã hội đúng nghĩa.
Ghi Chú:
[1] Xem Vai trò của Phụ nữ trong Giáo hội, Biên bản Hội nghị chuyên đề được Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức, Rome, ngày 26-28 / 9/2016, LEV.
[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi tin chắc sự cấp thiết phải cung cấp các lãnh vực cho phụ nữ trong đời sống Giáo hội và chào đón họ, lưu ý đến các nhạy cảm chuyên biệt và đang thay đổi về văn hóa và xã hội. Do đó, một sự hiện diện nữ tính có tính li ti (capillary) và sâu sắc hơn là điều đáng mong ước trong các Cộng đồng, để họ có thể thấy nhiều người đàn bà tham dự vào các trách nhiệm mục vụ, trong việc đồng hành với người ta, với các gia đình và các nhóm, cũng như trong suy tư thần học” (Diễn văn với các tham dự viên Phiên họp toàn thể của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, ngày 7 tháng 2 năm 2015).
[3] Xem Louis Bouyer, Mystery and Ministry of Woman, Aubier Montaigne, Paris, 1976. Tiểu luận về biện minh thần học cho chủ trương của Giáo hội về lập luận này, trước Tuyên bố Inter Insigniores, ngày 15 tháng 10 năm 1976.
[4] Xem Cuốn sách của tôi Divine Similarity: Trinitarian Anthropology of the Family (Sự tương đồng thần thiêng: Nhân học Ba Ngôi về Gia đình), Nhà xuất bản Đại học Lateran, Thành Vatican, 2004, 33-55.
[5] Bài giảng trong Thánh lễ tại Puebla de los Angeles (28 tháng 1 năm 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
[6] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia, số 11; xem thêm số 71.
[7] H.U. von Balthasar, La Gloire et la Croix. I. Hiện ra, Aubier, 1965, 488 (ns. Tr. It.?) Xem thêm: Adrienne von Speyer, Theologie der Geschlechter (Thần học về giới tính), Johannes Verlag, 1969.
[8] Blanca Castilla de Cortazar, Woman and Theology: The Question of the Image of God (Người đàn bà và Thần học: Vấn đề Hình ảnh Thiên Chúa), (2016) Arbor, 192 (778). “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi đàn bà thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của đàn bà trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay”.
[9] Xem Mary Healy, Women in Sacred Scripture: New Insights from Exegesis, trong Role of Women in the Church, op. cit. 43-54: “Như thế, Tân Ước minh chứng một cách hiển nhiên rằng cả trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và nơi những người đàn bà trong Giáo hội sơ khai đều có mặt, không chỉ với tư cách là môn đệ mà còn là người khởi xướng và lãnh đạo tham dự tích cực vào thừa tác vụ Tin Mừng nhiều cách khác nhau” (trang 53).
[10] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Thư Mulieris Dignitatem, các số 6-8: “là một ngôi vị nghĩa là: có xu hướng hoàn thành chính mình [...], một điều không thể hoàn thành ngoại trừ ‘qua việc chân thành tự hiến thân’. Mô hình của việc giải thích ngôi vị này là chính Thiên Chúa như Ba Ngôi, như sự hiệp thông các Ngôi Vị. Nói rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa cũng có nghĩa là con người được kêu gọi hiện hữu “cho” người khác, để trở thành một hiến tặng” (số 7).
[11] L. Bouyer, Mystère et Ministères de la Femme, Tác phẩm đã dẫn, 41-41.
[12] Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo diễn đạt điều này bằng các thuật ngữ nhấn mạnh nhiều tới các hạn chế của loại suy: “Thiên Chúa không hề là hình ảnh của con người. Người không phải là đàn ông hay đàn bà. Thiên Chúa là thuần thần, trong đó không có chỗ cho sự khác biệt giữa các giới tính. Nhưng ‘các hoàn hảo’ tương ứng của người đàn ông và của người đàn bà phản ảnh một điều gì đó của sự hoàn hảo vô hạn của Thiên Chúa: những hoàn hảo của người mẹ (xem Is 49: 14-15; 66:13; Tv 131: 2-3) và những hoàn hảo của người cha và người chồng (xem Hs 11: 1-40; Grm 3: 4-19)” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 370).
[13] Xem phần bàn thêm (excursus) của bài “Image and Likeness of God” (hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa), trong H.U. von Balthasar, Teodrammatica. II. Le Persone del Dramma: L’Uomo in Dio, Jaca Book, Milan, 2012, 298-316; 344-360; 381-385.
[14] Xem M. Ouellet, Divine Likeness (Họa ảnh Thiên Chúa), Tác phẩm đã dẫn, 54-55.
[15] “Rồi Thiên Chúa phán : ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’. Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”.
[16] F. Martin, “A Summary of the Teaching of Genesis Chapter One” (bản tóm tắt giáo huấn Chương Một Sách Sáng thế) trong Communio International Review, Mùa hè, 1993, 247.
[17] Ivi, 258. Xem C. Westerann, Genesis I-II, A Commentary, Nhà xuất bản Augsburg, Minneapolis, 1984, 147-161, và đặc biệt 157-158.
[18] “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói : ‘Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra’. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2: 22-24).
[19] R. Hinschberger, “Image and Resemblance in the Priestly Tradition” (hình ảnh và sự tương đồng trong truyền thống tư tế), trong RSR 59 (1985), 192.
[20] Muốn biết sự khai triển toàn diện hơn, tôi xin nhắc đến cuốn sách của tôi Divine Likiness, tác phẩm đã dẫn tr. 41-46.
[21] Ở đây, nói về khuôn mạo “nhiệm cục” hay có tính lịch sử-bí tích của Chúa Thánh Thần trong lịch sử.
[22] Từ đó, có sự thắng thế của “Nguyên lý Maria” so với “Nguyên lý Phêrô” trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội, mà Balthasar khai triển trong The Anti-Roman Complex (Mặc cảm chống La Mã), Nhà xuất bản Apostolate 191-235. Cơ cấu thừa tác, vì quan trọng, nên đã được Chúa Kitô thiết lập trên định chế và trên Tình yêu bao bọc của Đức Mẹ vốn tạo thành, trong Chúa Thánh Thần, bản sắc nền tảng của Giáo hội như Nàng dâu, trong đó việc trình bầy có tính Phêrô-thừa tác về Chú rể đã được ghi khắc, trong việc phụ thuộc và phục vụ “thừa tác vụ” tình yêu vốn có tính nền tảng hơn hết, thừa tác vụ mà Đức Trinh Nữ Maria và mọi người đàn bà đều nhập thân trong chính con người của họ.
[23] Thánh Irênê, Adversus Haereses (Chống Các Lạc Giáo), III, 24. 1.
[24] Cần lưu ý đến khía cạnh khó nắm bắt và tự hủy (kenotic) của Thánh Thần, điều mà Kinh thánh phát biểu bằng các biểu tượng phổ quát của nước, lửa và gió, cũng như với các biểu tượng bí tích của việc xức dầu và việc biến thể (transubstantiation) của bánh và rượu trong Mình và Máu Chúa Kitô (Kinh cầu xin Chúa Thánh Thần, epiclesis). Đặc tính “lỏng” này của Ngôi vị Người có vẻ tương phản với đặc tính chu tuyến (contours) rất rõ ràng và chính xác của Tình yêu phụ tử và hiếu thảo, nhưng thực tế, nó đem việc biểu lộ Tình yêu Ba Ngôi đến mức viên mãn của nó, vốn chung cho Ba Ngôi, như một việc từ bỏ quyền sở hữu (dis-appropriation) chính mình, một thứ tuôn trào đầy hạnh phúc bản ngã mình như Tình yêu mà phước hạnh là không hiện hữu cho chính mình.
[25] Ở đây, chúng ta hãy nhớ những điều đã được nói trên đây về mầu nhiệm Maria, Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tức mầu nhiệm Chúa Thánh Thần làm cho thụ thai từ bên trong và đồng hành nâng ngài lên phẩm giá Nàng Dâu của Chiên Con hiến tế, do đó, nhờ Người và với Người, trong sự phụ thuộc hoàn toàn của ngài, trở thành người đồng thở (co-spirator) của Chúa Thánh Thần trên mọi hậu duệ giáo hội, từ đó là Mẹ của Giáo hội. Những gì lòng đạo đức bình dân phát biểu ở đây về Đức Maria, Trung Gian các ơn, được xây dựng chính trên mầu nhiệm hôn nhân-Ba Ngôi này được ban cho khi tham gia.
[26] Đức Phaolô VI đã thực hiện bước đầu tiên trong việc tuyên bố hai nữ thánh Catarêna thành Siena và Têrêsa thành Avila là các tiến sĩ của Giáo hội vào năm 1970. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu (1997) và Thánh Hildegard thành Bingen đã được tuyên bố sau hai vị (2012).
[27] H. U. von Balthasar, Teodrammatica. II. The Persons of the Drama: Man in God (Thần kịch: II. Các Ngôi vị của Vở kịch: Con người trong Thiên Chúa), Jaca Book, Milan, 2012, 387-388.
Các suy nghĩ trên đây tìm cách tích hợp di sản của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương và di sản của Richard thành Saint Victor về condilectus (cùng được sủng ái), tận dụng tối đa loại suy phu thê và gia đình vốn có thể được diễn dịch từ Thánh Grêgôriô Thành Nazianzus và Thánh Bonaventura, cũng như từ khoa chú giải đương thời về Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi). Tính độc đáo trong chủ trương của chúng ta tập chú vào tính chuyên biệt phu thê này, một việc cùng một lúc cho phép ta bảo vệ sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu và bảo vệ việc đánh giá hình ảnh của Thiên Chúa nơi người đàn ông và người đàn bà như việc trao ban hỗ tương tình yêu sinh hoa trái trong gia đình và trong xã hội.
Trong viễn cảnh trên, phẩm giá và vai trò của người đàn bà được củng cố một cách đáng kể, dưới ánh sáng nền tảng có tính tương quan của nàng trong Ba Ngôi cực thánh. Đối với tôi, nền tảng này dường như được thiết lập tốt trong cuộc nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (hơi thở thụ động chủ động), vốn được biểu lộ như Tình yêu phu thê không thể giản lược vào khả năng sinh sản riêng của Tình yêu phụ thân và con thảo. Sự mới lạ của Thánh Thần Tình yêu chảy ngược trở lại khả năng sinh sản phụ thân và con thảo và ban cho nó một chiều kích nhằm biện minh sự sử dụng lại biểu tượng phu thê và gia đình để giải thích cho sự giàu có vô song của các mối tương quan Ba Ngôi và, do đó, để khẳng định sự thật về nền tảng nguyên mẫu của người đàn bà trong Chúa Thánh Thần trong việc Người thủ diễn các mối tương quan với Chúa Cha và Chúa Con. Nếu đặc điểm riêng của người đàn bà là tự cho mình việc tiếp nhận (nàng dâu) để có khả năng sinh sản một cách chủ động (mẹ) theo cùng một mức như nàng nhận được, thì há nàng lại không phải là hình ảnh và, một cách nào đó, là sự tham gia vào Chúa Con, Đấng đã thở Thánh Thần ra khi tiếp nhận điều Người vốn là từ Chúa Cha và trong việc hiến mình trở lại mà Người làm cho Ngài, và vào Chúa Thánh Thần, Đấng cũng “sống và làm phong phú” việc tiếp nhận ba chiều chuyển động, hiến mình, khả năng sinh sản đó sao? Cách yêu thương của Đức Trinh Nữ Maria, hết sức gắn bó với Thánh Thần, được biểu lộ trong sự sẵn có đó không sai phạm của ngài đối với Chúa Cha (nàng dâu) và trong việc phục vụ vô điều kiện đối với Chúa Con (mẫu thân), Đấng mà Chúa Thánh Thần tượng thai trong lòng đồng trinh của ngài và đồng hành trong toàn bộ diễn trình Nhập thể [25]. Do đó, nguyên mẫu của người đàn bà như nàng dâu và mẫu thân nơi Chúa Thánh Thần được xây dựng trên các mối tương quan hỗ tương Ba Ngôi này mà chúng ta biết nhờ mầu nhiệm Nhập thể. Như chúng ta đã thấy, kết luận này dựa vào khoa giải thích đương thời về hình ảnh của Thiên Chúa như Imago Trinitatis và vào kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước được giải thích bằng biểu tượng phu thê, một biểu tượng vốn hết sức hiển nhiên và đồng điệu của Kinh thánh.
Các hậu quả
Đâu là tầm quan trọng của những sở đắc này đối với phẩm giá của người đàn bà và đối với các hậu quả giáo hội và xã hội cụ thể mà ta nên được diễn dịch một cách hợp pháp?
Trước hết, việc xác định nguyên mẫu tương quan của người đàn bà nơi Ba Ngôi xác nhận ngay tức khắc phẩm giá của họ như hình ảnh của Thiên Chúa trong mọi tư cách: ngôi vị, đàn bà, vợ và mẹ. Điều này khẳng định cùng một lúc các giá trị tình yêu, hôn nhân và gia đình, cũng như các ơn gọi trinh khiết siêu nhiên, vốn đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ về thần học và thiêng liêng.
Thứ hai, mối liên kết ưu tuyển của nàng với Chúa Thánh Thần, và trong Chúa Thánh Thần với Chúa Con vĩnh cửu và nhập thể, cấu hình tính độc đáo tương quan của nàng và cách nàng yêu thương như người đàn bà tiếp nhận, thuận tình, đáp trả và gây ngạc nhiên bằng đáp ứng có khả năng sinh sản gấp đôi cả tự nhiên lẫn siêu nhiên, đầy bất cân xứng, độc đáo, có tính sinh sản, không thể giản lược vào bất cứ mô hình nào khác ngoài dạng thức yêu thương đầy tính bản vị của nàng như Thiên Chúa yêu thương vậy.
Thứ ba, người đàn bà hóa ra được khẳng định một cách mạnh mẽ trong vai trò làm vợ và làm mẹ, và, còn hơn nữa, không bị giới hạn vào các vai trò này, vì nữ tính cởi mở của nàng đạt tới các bình diện và phạm vi từ vựng khác nhau, vượt quá phạm vi gia đình, hướng tới mọi lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng, đặc biệt là trong khuôn khổ đời sống thánh hiến. Do đó đóng góp độc đáo và không thể thay thế của nàng trong lĩnh vực việc làm; sức khỏe; trong hoạt động xã hội, bác ái và chính trị; trong khoa học, nghệ thuật và triết học, thần học, tiên tri và huyền nhiệm, v.v., nơi nhân cách và nhiều đặc sủng tự nhiên và siêu nhiên của nàng có thể lan truyền và đóng góp cho Vương quốc của Thiên Chúa và cho thiện ích chung của xã hội và của Giáo hội.
Thứ tư, khởi từ cơ sở thần học trên và lưu ý đến việc thiếu sự hội nhập người đàn bà theo ơn gọi và tiềm năng của nàng, trên bình diện xã hội và giáo hội, cũng như trên bình diện mục vụ và truyền giáo, điều hiển nhiên là phải cổ vũ mạnh mẽ người đàn bà ở mọi bình diện (kể cả việc xác nhận ơn gọi làm vợ và làm mẹ của họ!) và đòi một cuộc đấu tranh kiên nhẫn và kiên trì, để phát huy sự tự do của họ trong việc hành động và sống theo các đặc sủng, ơn gọi và sứ mệnh của họ, những điều không thể giản lược vào chế độ phụ trưởng hoặc mẫu trưởng vốn được truyền tụng trong các xã hội khác nhau.
Thứ năm, thần học nói chung và thần học phụ nữ nói riêng, đòi phải lắng nghe một cách chăm chú, không thành kiến, nền thần học về phụ nữ, một sự đóng góp không được chú ý nhưng đã có sẵn trong Truyền thống, mà Giáo hội vốn công nhận một cách tượng trưng khi tuyên xưng một số vị “là các tiến sĩ của Giáo hội” [26], với hy vọng những cử chỉ tượng trưng này khuyến khích sự tham gia của đàn bà ở tất cả các bình diện triết học và thần học.
Vì một nền văn minh tình yêu
Cuối cùng, cách người đàn bà sống và yêu thương hàm ngụ nhiều phẩm tính không thể thiếu đối với sự tiến bộ của Giáo hội và của xã hội. Thật vậy, con người của nàng được biểu lộ một cách mẫu mực và hữu hiệu qua việc sẵn sàng có đó rất tự nhiên của nàng đối với Ý Muốn của Chúa Cha và để phục vụ Lời Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Người đàn bà sẵn sàng đứng về phía Lời vốn là Ngôi thứ hai, được ưa thích, được sinh ra và đến lượt Người sinh hoa trái nhờ tình yêu đồng bản thể của Người dành cho Chúa Cha, một điều còn “hơn” cả tình yêu con thảo qua Thánh Thần mà Người thở trong sự phụ thuộc Chúa Cha. Thành thử, từ đó, có việc tham gia của người đàn bà vào chiều kích phu thê và mẫu thân của Ngôi Lời và của Ngôi Thánh Thần, vốn được biểu lộ trong cách nàng yêu thương, có tính tiếp nhận và đệ nhị đẳng nhưng ngang nhau về phẩm giá và khả năng sinh sản gấp đôi.
Cách nàng yêu thương, đầy dịu dàng, cảm thương, bao bọc và sinh hoa trái không thể bị giản lược vào mô hình tình yêu của nam giới, vốn có tính xâm chiếm và chính xác, rời rạc và có kế hoạch, cũng như vào tâm lý độc nghĩa nhiều hơn của nam giới, nhất là trong cách xử lý các mối tương quan xã hội và ảnh hưởng văn hóa, chính trị hoặc tâm linh. Sự đa dạng nữ tính không được hủy bỏ bởi mô hình nam giới, một mô hình cần phải được bổ xung bởi những phẩm tính không thể thiếu của nữ tính, của mẫu tính và khả năng sinh sản phong phú và được điều chỉnh rất đa dạng của người đàn bà và được điều chỉnh một cách khác nhau, nếu không sẽ rơi vào sự thống trị bất công vốn phát sinh sự đối nghịch đàn ông đàn bà, trong khi họ được mời gọi hiệp thông.
Cuối cùng, dưới ánh sáng Thánh Gia, hình ảnh tuyệt vời của mầu nhiệm Ba Ngôi và của Giáo hội, nơi Đức Maria, khuôn dung người đàn bà đạt đến một sự hoàn hảo nhân bản và siêu nhiên khôn sánh, nhờ cuộc hôn nhân đích thực của ngài, sống trong các tương quan nhân bản chân thực và trinh nguyên, nhưng không phi tính dục (asexual), với Chúa Giêsu và Thánh Giuse. Sự khắc phục tính dục vợ chồng tự nhiên này không hàm nghĩa bất cứ sự khinh miệt nào đối với giá trị của nó, mà chỉ là sự nối dài của nó tới một bình diện cao hơn của khả năng sinh sản siêu nhiên của các giới tính bên trong các mối quan hệ trinh khiết [27]. Thánh Giuse không mất giá trong tính dục của ngài do sự kiện ngài không sinh ra Chúa Giêsu. Trái lại, ngài được làm cho phong phú và được củng cố trong tình phụ tử vốn được coi là tự nhiên và siêu nhiên của ngài với phẩm chất khôn sánh của các mối tương quan trinh khiết, tương ứng một cách khiêm tốn với mầu nhiệm Chúa Giêsu và Mẹ thánh Người.
Trong ánh sáng này, ai mà không thấy tầm quan trọng của những khai triển này đối với việc cổ vũ đời sống thánh hiến dưới mọi hình thức trong Giáo hội? Thật vậy, các ơn gọi linh mục và tu sĩ nói lên đáp ứng của Giáo hội đối với Hồng ân Chúa Thánh Thần, Đấng vốn ban cho Giáo Hội các đặc sủng khác nhau để phục vụ việc truyền giáo và hiệp thông vốn xoay quanh Chàng rể Thánh Thể. Thực vậy, các ơn gọi tự do và khiết trinh này, sống trong niềm vui của đức tin, với lòng trung thành và sự phong phú khiết trinh của họ, cùng hòa nhịp với gia đình, vốn là giáo hội tại gia, làm chứng rằng Tin Mừng Tình yêu Thiên Chúa đáp ứng trọn vẹn mọi khát vọng của trái tim con người trong mầu nhiệm phu thê của Chúa Kitô và Giáo hội. Trong suy nghĩ thần học xa hơn này, há không phải là một nguồn tài nguyên quý giá để vượt qua những tranh cãi liên quan đến Thừa Tác Vụ Thụ Phong chỉ dành cho nam giới đó sao? Và để làm sống lại ngọn lửa trong trái tim của rất nhiều đàn bà đi tìm ơn gọi, trong đó đáp ứng không chỉ là một việc phục vụ xã hội hay chuyên nghiệp hay bất cứ nghề nghiệp nào, há nó không còn là một việc phục vụ vị tha đối với người nghèo nhất, một sự hấp dẫn của Tình yêu, một tình yêu con thảo, phu thê và mẫu thân, lấp đầy trái tim, linh hồn và tinh thần bằng niềm vui và đam mê truyền giảng tin mừng cho thế giới đó sao?
KẾT LUẬN
Chúng ta còn có thể thêm gì nữa để kết thúc các suy tư thần học này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của “mầu nhiệm” đàn bà và sự đóng góp không thể thiếu của họ đối với đời sống xã hội và giáo hội? Xét vì sự gần gũi giữa Thánh Thần và người đàn bà trong kế hoạch sáng tạo của Thiên Chúa và nhập thể của ơn thánh, với sự tham gia sâu sắc và khôn sánh của Đức Trinh Nữ Maria trong các mối tương quan hỗ tương Ba Ngôi của Ngôi Lời và Ngôi Thánh Thần, há người ta lại không nên thừa nhận “mầu nhiệm” này của người đàn bà – coi nó như “các thừa tác vụ thánh” nhưng không có âm hưởng giáo sĩ dưới bất cứ hình thức nào -, các chức năng và vai trò nữ tính đa dạng trong xã hội và trong Giáo hội: vợ và mẹ, người truyền cảm hứng và người hòa giải, người chuộc lỗi và hòa giải, người trợ giúp và đồng hành không thể thiếu cho con người trong mọi nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội và giáo hội hay sao? Biết bao lắng nghe, cởi mở, đền đáp sự bất công và sử dụng các đặc sủng nữ tính nên được mọi người, nhất là chính quyền và giáo quyền, dành cho họ; những định chế này có thể thừa nhận và tích hợp tốt hơn sự dị biệt nữ tính!
Như thế, người ta hiểu được, Giáo Hội Công Giáo, từ ân sủng to lớn là Công đồng Vatican II, đã tiến hành một trận chiến quyết định và không ngừng cho việc tôn trọng sự khác biệt của giới tính ở mọi nơi và trên mọi bình diện, bất kể trong lĩnh vực việc làm, hôn nhân và gia đình, hoặc trong lãnh vực Thừa Tác Vụ Thụ Phong, và tiếp tục làm như vậy, dù một mình, chống lại mọi hình thức “ý thức hệ thực dân” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô) vốn muốn triệt tiêu sự khác biệt giới tính trong nền văn hóa và, do đó, khuôn mặt ban đầu của người đàn bà, nhân danh một nhân chủng học thoát khỏi bất cứ liên kết siêu việt nào. Vấn đề người đàn bà có tầm quan trọng trong thời đại của chúng ta đến nỗi đòi Giáo hội và xã hội phải đầu tư lớn về tư tưởng và hành động, để soi sáng chính xác các lựa chọn xã hội và cho phép hình ảnh của Thiên Chúa nơi đàn ông và đàn bà, vốn dành cho việc hiệp thông, đạt được việc giống như Tình yêu của Thiên Chúa mà nếu không có nó, sẽ không thể có hạnh phúc cho nhân loại hay xã hội đúng nghĩa.
Ghi Chú:
[1] Xem Vai trò của Phụ nữ trong Giáo hội, Biên bản Hội nghị chuyên đề được Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức, Rome, ngày 26-28 / 9/2016, LEV.
[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi tin chắc sự cấp thiết phải cung cấp các lãnh vực cho phụ nữ trong đời sống Giáo hội và chào đón họ, lưu ý đến các nhạy cảm chuyên biệt và đang thay đổi về văn hóa và xã hội. Do đó, một sự hiện diện nữ tính có tính li ti (capillary) và sâu sắc hơn là điều đáng mong ước trong các Cộng đồng, để họ có thể thấy nhiều người đàn bà tham dự vào các trách nhiệm mục vụ, trong việc đồng hành với người ta, với các gia đình và các nhóm, cũng như trong suy tư thần học” (Diễn văn với các tham dự viên Phiên họp toàn thể của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, ngày 7 tháng 2 năm 2015).
[3] Xem Louis Bouyer, Mystery and Ministry of Woman, Aubier Montaigne, Paris, 1976. Tiểu luận về biện minh thần học cho chủ trương của Giáo hội về lập luận này, trước Tuyên bố Inter Insigniores, ngày 15 tháng 10 năm 1976.
[4] Xem Cuốn sách của tôi Divine Similarity: Trinitarian Anthropology of the Family (Sự tương đồng thần thiêng: Nhân học Ba Ngôi về Gia đình), Nhà xuất bản Đại học Lateran, Thành Vatican, 2004, 33-55.
[5] Bài giảng trong Thánh lễ tại Puebla de los Angeles (28 tháng 1 năm 1979), 2: AAS 71 (1979), 184.
[6] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris Laetitia, số 11; xem thêm số 71.
[7] H.U. von Balthasar, La Gloire et la Croix. I. Hiện ra, Aubier, 1965, 488 (ns. Tr. It.?) Xem thêm: Adrienne von Speyer, Theologie der Geschlechter (Thần học về giới tính), Johannes Verlag, 1969.
[8] Blanca Castilla de Cortazar, Woman and Theology: The Question of the Image of God (Người đàn bà và Thần học: Vấn đề Hình ảnh Thiên Chúa), (2016) Arbor, 192 (778). “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi đàn bà thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của đàn bà trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay”.
[9] Xem Mary Healy, Women in Sacred Scripture: New Insights from Exegesis, trong Role of Women in the Church, op. cit. 43-54: “Như thế, Tân Ước minh chứng một cách hiển nhiên rằng cả trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và nơi những người đàn bà trong Giáo hội sơ khai đều có mặt, không chỉ với tư cách là môn đệ mà còn là người khởi xướng và lãnh đạo tham dự tích cực vào thừa tác vụ Tin Mừng nhiều cách khác nhau” (trang 53).
[10] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Thư Mulieris Dignitatem, các số 6-8: “là một ngôi vị nghĩa là: có xu hướng hoàn thành chính mình [...], một điều không thể hoàn thành ngoại trừ ‘qua việc chân thành tự hiến thân’. Mô hình của việc giải thích ngôi vị này là chính Thiên Chúa như Ba Ngôi, như sự hiệp thông các Ngôi Vị. Nói rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa cũng có nghĩa là con người được kêu gọi hiện hữu “cho” người khác, để trở thành một hiến tặng” (số 7).
[11] L. Bouyer, Mystère et Ministères de la Femme, Tác phẩm đã dẫn, 41-41.
[12] Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo diễn đạt điều này bằng các thuật ngữ nhấn mạnh nhiều tới các hạn chế của loại suy: “Thiên Chúa không hề là hình ảnh của con người. Người không phải là đàn ông hay đàn bà. Thiên Chúa là thuần thần, trong đó không có chỗ cho sự khác biệt giữa các giới tính. Nhưng ‘các hoàn hảo’ tương ứng của người đàn ông và của người đàn bà phản ảnh một điều gì đó của sự hoàn hảo vô hạn của Thiên Chúa: những hoàn hảo của người mẹ (xem Is 49: 14-15; 66:13; Tv 131: 2-3) và những hoàn hảo của người cha và người chồng (xem Hs 11: 1-40; Grm 3: 4-19)” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 370).
[13] Xem phần bàn thêm (excursus) của bài “Image and Likeness of God” (hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa), trong H.U. von Balthasar, Teodrammatica. II. Le Persone del Dramma: L’Uomo in Dio, Jaca Book, Milan, 2012, 298-316; 344-360; 381-385.
[14] Xem M. Ouellet, Divine Likeness (Họa ảnh Thiên Chúa), Tác phẩm đã dẫn, 54-55.
[15] “Rồi Thiên Chúa phán : ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’. Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”.
[16] F. Martin, “A Summary of the Teaching of Genesis Chapter One” (bản tóm tắt giáo huấn Chương Một Sách Sáng thế) trong Communio International Review, Mùa hè, 1993, 247.
[17] Ivi, 258. Xem C. Westerann, Genesis I-II, A Commentary, Nhà xuất bản Augsburg, Minneapolis, 1984, 147-161, và đặc biệt 157-158.
[18] “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói : ‘Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra’. Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2: 22-24).
[19] R. Hinschberger, “Image and Resemblance in the Priestly Tradition” (hình ảnh và sự tương đồng trong truyền thống tư tế), trong RSR 59 (1985), 192.
[20] Muốn biết sự khai triển toàn diện hơn, tôi xin nhắc đến cuốn sách của tôi Divine Likiness, tác phẩm đã dẫn tr. 41-46.
[21] Ở đây, nói về khuôn mạo “nhiệm cục” hay có tính lịch sử-bí tích của Chúa Thánh Thần trong lịch sử.
[22] Từ đó, có sự thắng thế của “Nguyên lý Maria” so với “Nguyên lý Phêrô” trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo hội, mà Balthasar khai triển trong The Anti-Roman Complex (Mặc cảm chống La Mã), Nhà xuất bản Apostolate 191-235. Cơ cấu thừa tác, vì quan trọng, nên đã được Chúa Kitô thiết lập trên định chế và trên Tình yêu bao bọc của Đức Mẹ vốn tạo thành, trong Chúa Thánh Thần, bản sắc nền tảng của Giáo hội như Nàng dâu, trong đó việc trình bầy có tính Phêrô-thừa tác về Chú rể đã được ghi khắc, trong việc phụ thuộc và phục vụ “thừa tác vụ” tình yêu vốn có tính nền tảng hơn hết, thừa tác vụ mà Đức Trinh Nữ Maria và mọi người đàn bà đều nhập thân trong chính con người của họ.
[23] Thánh Irênê, Adversus Haereses (Chống Các Lạc Giáo), III, 24. 1.
[24] Cần lưu ý đến khía cạnh khó nắm bắt và tự hủy (kenotic) của Thánh Thần, điều mà Kinh thánh phát biểu bằng các biểu tượng phổ quát của nước, lửa và gió, cũng như với các biểu tượng bí tích của việc xức dầu và việc biến thể (transubstantiation) của bánh và rượu trong Mình và Máu Chúa Kitô (Kinh cầu xin Chúa Thánh Thần, epiclesis). Đặc tính “lỏng” này của Ngôi vị Người có vẻ tương phản với đặc tính chu tuyến (contours) rất rõ ràng và chính xác của Tình yêu phụ tử và hiếu thảo, nhưng thực tế, nó đem việc biểu lộ Tình yêu Ba Ngôi đến mức viên mãn của nó, vốn chung cho Ba Ngôi, như một việc từ bỏ quyền sở hữu (dis-appropriation) chính mình, một thứ tuôn trào đầy hạnh phúc bản ngã mình như Tình yêu mà phước hạnh là không hiện hữu cho chính mình.
[25] Ở đây, chúng ta hãy nhớ những điều đã được nói trên đây về mầu nhiệm Maria, Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, tức mầu nhiệm Chúa Thánh Thần làm cho thụ thai từ bên trong và đồng hành nâng ngài lên phẩm giá Nàng Dâu của Chiên Con hiến tế, do đó, nhờ Người và với Người, trong sự phụ thuộc hoàn toàn của ngài, trở thành người đồng thở (co-spirator) của Chúa Thánh Thần trên mọi hậu duệ giáo hội, từ đó là Mẹ của Giáo hội. Những gì lòng đạo đức bình dân phát biểu ở đây về Đức Maria, Trung Gian các ơn, được xây dựng chính trên mầu nhiệm hôn nhân-Ba Ngôi này được ban cho khi tham gia.
[26] Đức Phaolô VI đã thực hiện bước đầu tiên trong việc tuyên bố hai nữ thánh Catarêna thành Siena và Têrêsa thành Avila là các tiến sĩ của Giáo hội vào năm 1970. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu (1997) và Thánh Hildegard thành Bingen đã được tuyên bố sau hai vị (2012).
[27] H. U. von Balthasar, Teodrammatica. II. The Persons of the Drama: Man in God (Thần kịch: II. Các Ngôi vị của Vở kịch: Con người trong Thiên Chúa), Jaca Book, Milan, 2012, 387-388.