Hãng tin Zenit cho phổ biến bài nói chuyện của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ trưởng Bộ Giám Mục, ngày 10 tháng Hai, 2020, tại Viện Cao Học Nghiên Cứu Về Phụ Nữ thuộc Giáo Hoàng Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma. Tựa bài nói chuyện là “Người đàn bà dưới ánh sáng Ba Ngôi và Giáo Hội Maria”. Ai cũng biết Đức Hồng Y Ouellet không mấy ủng hộ phong trào đòi phong chức thánh cho phụ nữ. Đọc bài nói chuyện của ngài, ta sẽ thấy không phải vì ngài có tầm nhìn tiêu cực về họ. Nhưng theo ngài, trong viễn tượng Ba Ngôi và nhìn Giáo Hội dưới mô hình Maria (phục vụ) chứ không dưới mô hình Phêrô (quyền hành) sẽ cho thấy vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong Giáo Hội. Chúng tôi xin chuyển bài nói chuyện của ngài sang Việt Ngữ.
PHỤ NỮ DƯỚI ÁNH SÁNG BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI MARIA
Ngày nay, ai cũng dễ thừa nhận sự cần thiết của một thừa nhận thần học và thực tế hơn đối với người phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội [1]. Cùng nhịp với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần xác nhận rằng việc thực thi các thực hành cởi mở hơn trong giáo hội đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của phụ nữ khá chậm chạp, vì nhiều lý do không chỉ thuộc trật tự lịch sử và văn hóa.
Tôi xin dành cho người khác việc phân tích xã hội học và lịch sử của vấn đề, để tập trung vào việc tìm hiểu xem thần học cần tham gia ra sao vào cuộc tranh luận này, để loại bỏ các trở ngại cho việc cổ vũ phụ nữ và tận dụng tối đa phẩm giá của họ từ các nguồn của Mặc khải Kitô giáo. Thực vậy, tiếp theo sau việc mở ra khoa giải thích kinh thánh trong thời đại ta và các trực giác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã có thể có nhiều suy tư hơn về “mầu nhiệm và các thừa tác vụ của phụ nữ” [3] trong kế hoạch của Thiên Chúa, phát xuất từ Ngôi vị Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con trong Ba Ngôi, và nền tảng tốt hơn dành cho phẩm giá của người đàn bà và vai trò của nàng trong Giáo hội và trong xã hội.
Vấn đề gây tranh cãi về việc chỉ truyền chức linh mục cho đàn ông đã khiến nhiều mực đổ ra và tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích bởi những người ủng hộ một quan niệm bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ, dựa vào quan điểm đối với vai trò dành cho họ trong các nền văn hóa khác nhau. Tôi sẽ không thảo luận ở đây vấn đề Thừa Tác Vụ Thụ Phong dành cho phụ nữ, để tự giới hạn vào nền tảng thần học của “mầu nhiệm” phụ nữ, dưới ánh sáng Thiên Chúa Ba Ngôi và mối liên hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo hội.
Do đó, ngay từ đầu, tôi đã lựa chọn một phương pháp thần học phát xuất từ mặc khải về Chúa Ba Ngôi nơi Chúa Giêsu Kitô, để hiểu người phụ nữ, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, với sự giúp đỡ của khoa giải thích đương thời về Imago Dei (Hình ảnh Thiên Chúa), một khoa giải thích phục hồi tính hợp pháp và giá trị của loại suy (analogy) giữa Chúa Ba Ngôi và gia đình [4], bất chấp một truyền thống trái ngược mạnh mẽ. Hơn nữa, tôi dành cho loại suy này một tầm quan trọng tương đối liên quan đến nhận thức về Thiên Chúa, xét về nền tảng, đã đến với chúng ta từ Ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc của Người. Loại suy gia đình này đóng góp một sự bổ sung đáng kể vào sự hiểu biết mầu nhiệm Ba Ngôi, nhưng giá trị của nó có tầm quan trọng lớn hơn đối với ý nghĩa nhân học của nó. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến điều đó nhiều lần trong Tông huấn Amoris Laetitia của ngài: “Thiên Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản chiếu sống động của Người”. Những lời của Thánh Gioan Phaolô II đã soi sáng cho chúng ta: “Trong mầu nhiệm sâu thẳm của Người, Thiên Chúa của chúng ta không phải là sự cô độc, mà là một gia đình, xét vì Người có trong chính Người, tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này là Chúa Thánh Thần” [5]. Do đó, gia đình không phải là điều xa lạ đối với chính yếu tính Thiên Chúa. Khía cạnh Ba Ngôi này của cặp vợ chồng có một lối trình bầy mới trong thần học Phaolô khi Thánh Tông đồ đặt nó vào tương quan “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội (xem Êphêsô 5: 21-33) [6].
Tôi xin thêm một tiền đề cuối cùng, xem ra quan trọng đối với tôi, để chỉ rõ trung tâm và trái tim suy tư của chúng ta, tức là nền tảng nguyên mẫu của người phụ nữ trong Chúa Ba Ngôi, không thể nào xác định được nếu không có nền Thần học Giao ước vốn bao trùm toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại và vũ trụ. Việc đóng khung có tính hoàn cầu này thường thiếu suy tư thần học. Hans Urs von Balthasar nhấn mạnh tới điểm này trong nền thẩm mỹ thần học của ngài, một nền thẩm mỹ mô tả việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người nơi Chúa Giêsu Kitô như mầu nhiệm hôn nhân: “Có một Giao Ước tối cao và mối tương quan vợ chồng giữa Thiên Chúa và thế giới nói chung (Xem Giao Ước với Nôê). Mối tương quan này luôn tồn tại nhờ trung gian của Logos trong sáng thế và nhờ Thần khí bay là là trên vực thẳm và làm cho nhân tính trong mối tương quan nam nữ thành hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa: của Đấng Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi vĩnh cửu của Người đã, từ nội thẳm, vốn hiện hữu trong mối tương quan hôn nhân với chính Người” [7].
Sự khẳng định trên, khá táo bạo và đổi mới so với Truyền thống, vẫn là một thách thức đối với tư duy thần học nói chung và đối với thần học phụ nữ nói riêng vì hiện nay, một cách gián tiếp, nó nêu ra câu hỏi thần học về nền tảng Ba Ngôi của sự khác biệt giới tính. Vậy, mối quan hệ hôn nhân nội tại này có ý nghĩa gì với Thiên Chúa Ba Ngôi? Có chăng một kiểu mẫu phụ nữ trong mầu nhiệm sâu thẳm Thiên Chúa? Người ta có thể dựa vào nền thần học Imago Dei để khẳng định điều đó hay không? Như thế thì làm thế nào người ta không rơi vào nhân cách thần thuyết (anthropomorphism) thô thiển thường xuyên xuất hiện trong một số tôn giáo, hệ ở việc phóng chiếu tình dục con người lên Thiên Chúa? Ngày nay, những câu hỏi này có liên quan hơn bao giờ hết và đầy các hệ luận liên quan đến ý nghĩa tính dục, giá trị tình yêu, việc cởi mở đối với khả năng sinh sản, việc tôn trọng sự sống, việc giáo dục và sống trong xã hội. Không kể lĩnh vực tính dục, sự tiến bộ của nhận thức khoa học, trên thực tế, xem ra mơ hồ nhiều hơn bao giờ hết và vẫn ít nhiều giữ im lặng, một thứ cấm kỵ, không dám đặt nó vào mối tương quan với Thiên Chúa nếu nó không được xử lý theo quan điểm luân lý. Thêm một lý do nữa để quay trở lại với những câu hỏi hóc búa: phụ nữ, sự khác biệt tính dục, gia đình, khả năng sinh sản và tương lai của Kitô giáo, trong một thế giới ngày một thế tục hóa và bất trắc cùng mơ hồ hơn về mặt nhân học. Giáo Hội Công Giáo đã đề cập đến vấn đề này một cách thâm cứu kể từ Công đồng Vatican II, vì ý thức được những khoảng trống cần lấp đầy, nhưng cũng phục vụ một Tin mừng có tính tiên tri dành cho thế giới.
I – Khoa giải thích đương thời về Imago Dei và các hệ luận của nó để hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi và phẩm giá phụ nữ.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nhấn mạnh học lý về Imago Dei được đổi mới trong thời đại của chúng ta nhờ tiến bộ của khoa chú giải. Hiện trạng của vấn đề được Blanca Castilla de Cortazar tóm tắt rất hay, liên quan đến suy nghĩ có tính giải phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước những diễn giải lịch sử và văn hóa về hình ảnh Thiên Chúa trong con người: “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi phụ nữ thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của phụ nữ trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay” [8].
Kitô giáo đã mang lại một sự giải phóng về nguyên tắc cho sự phụ thuộc của phụ nữ này, nhờ thái độ canh tân của Chúa Giêsu trong việc đối xử với phụ nữ và tác động của Người đối với vai trò tích cực của họ trong Giáo hội thời sơ khai, như đã được chứng kiến trong Tân Ước [9]. Chỉ cần nhắc đến cảnh người phụ nữ Samaria, người phụ nữ ngoại tình, cô gái điếm dàn dụa nước mắt dưới chân Người, việc xức dầu ở Bêtani, việc hiện ra đầu hết với Mađalêna, v.v., đủ để tượng trưng cho việc mở ra một kỷ nguyên mới cho việc công nhận phẩm giá phụ nữ và sự bình đẳng của nàng với đàn ông.
Các thế kỷ tiếp theo thẩm thấu từ từ, và không phải không có những trở ngại văn hóa đáng kể, cuộc cách mạng của Chúa Giêsu đối với phụ nữ. Chẳng hạn, về trọng điểm chuyên biệt là việc giải thích hình ảnh của Thiên Chúa, Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa thời đó về việc phụ nữ phục tùng người đàn ông: “Người đàn ông [... ] là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; phụ nữ, thay vào đó, là vinh quang của người đàn ông” (1 Cr 11: 7). Do đó, Thánh Phaolô dạy phụ nữ nên che mặt và im lặng trong cộng đoàn...
Dần dần các ảnh hưởng văn hóa này đã được khắc phục và xuất hiện việc thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ, trong sự phát triển ý niệm cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa chỉ có trong linh hồn, vốn được coi là vô tính (asexual), bởi vì các khả năng tinh thần như nhận thức và tình yêu, trí khôn và ý chí, đều có chung cho cả hai phái. Điều này thăng tiến việc khẳng định cho rằng đàn ông và đàn bà, vì đều là thành viên của loài người, nên đều là hình ảnh của Thiên Chúa y như nhau, nhưng tách biệt và độc lập khỏi giới tính của họ. Nhưng phải đợi tới thế kỷ 20, cặp vợ chồng nhân bản, với sự khác biệt nam nữ, mới được lồng vào hình ảnh của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã dành cho khía cạnh này một sự khai triển huấn quyền dứt khoát trong các bài giáo lý của ngài về Thần học Thân xác và trong Tông Thư Mulieris Dignitatem, khi nói về hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người như Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi), “sự hợp nhất của hai hữu thể được chiêm niệm dưới ánh sáng ‘sự hợp nhất của Ba Vị’ của hiệp thông Ba Ngôi” [10]. Do đó, ngài đã thiết lập giai đoạn nền tảng cho một nền thần học về gia đình.
Ở cuối phần hiện trạng của vấn đề, Castilla de Cortazar nêu ra một số câu hỏi có liên quan để suy nghĩ thêm về nền thần học phụ nữ dưới ánh sáng Chúa Ba Ngôi. Bà tự hỏi làm thế nào người ta có thể nhận diện nguyên mẫu Ba Ngôi không những về phụ nữ mà chuyên biệt hơn, còn về phẩm tính làm vợ và làm mẹ của nàng. Bằng cách chuyên biệt hóa loại suy giữa gia đình và Thiên Chúa Ba Ngôi về mặt hiệp thông các ngôi vị, Đức Gioan Phaolô II đã tiến một bước dài tuy không chuyên biệt hóa mối tương quan giữa các Ngôi vị Thiên Chúa và sự phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, ngài chỉ rõ mối tương quan sâu sắc giữa Chúa Thánh Thần như Tình yêu trao ban sự sống và người đàn bà mang sự sống vào thế giới. Do đó, khung cảnh vẫn mở sẵn cho những khai triển mới, nhưng công việc không dễ dàng, xét vì Truyền thống vẫn còn rất mạnh và xu hướng cũng còn mạnh mẽ, cả nơi Louis Bouyer [11], muốn loại trừ mọi chiều kích hôn nhân khỏi Ba Ngôi vì sợ rơi vào thuyết nhân cách thần hóa và vì kính trọng tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Việc vượt qua nỗi sợ hãi này đặt để một lối giải thích nghiêm ngặt đối với bản văn của sách Sáng thế, đi song song với nền thần học về kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, liên quan đến sự hiệp thông của Ba Ngôi trong mối tương quan hôn nhân của Chúa Kitô và Giáo hội. Trên cơ sở này, một cơ sở vẫn còn cần được phát triển một cách tích cực và chuyên biệt, tôi không ngần ngại dự ứng câu trả lời CÓ cho câu hỏi về nguyên mẫu khác biệt giới tính trong chính Thiên Chúa và, với nó, cho câu hỏi về nền tảng Ba Ngôi của phẩm giá đàn bà. Kéo dài cách này là viễn kiến của Vị Giáo hoàng thánh thiện của gia đình, một viễn kiến, nhờ phục hồi, bằng những khai triển mới, loại suy Ba Ngôi về gia đình, đã giải thích Imago Dei là Imago Trinitatis và vì thế hoàn tất, một cách tốt đẹp và hữu hiệu, học lý truyền thống về hình ảnh của Thiên Chúa. Thực vậy, hình ảnh ấy, cho đến nay, vẫn bị giới hạn vào việc giống nhau giữa bản chất hữu lý của người đàn ông với các cơ năng thiêng liêng của họ và bản chất hết sức thiêng liêng của Thiên Chúa một mặt, và mặt khác, các nhiệm xuất (procession) Ba Ngôi, nghĩa là Chúa Con xuất phát từ Chúa Cha như Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con như Tình Yêu. Ai nói “loại suy”, thì hiển nhiên không nói “độc nghĩa” (univocity), thành thử sự giống nhau nói ở đây được bổ nghĩa (nuanced) bằng một sự khác biệt lớn nhất, một sự khác biệt luôn tự áp đặt lên mọi so sánh giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (DS 806) [12]. Do đó, vấn đề này rất phức tạp và tế nhị và mời gọi ta phải tích hợp các phương thức bổ sung chúng chứ không phản lại chúng [13]. Chúng ta tin nó có triển vọng hữu hiệu và cởi mở đối với việc suy nghĩ lại nhân vị, mối tương quan đàn ông đàn bà và mầu nhiệm Thiên Chúa bằng Tình yêu như một hồng phúc [14].
Một số gợi ý của khoa giải thích
Vượt ra ngoài các giải thích cổ điển về Sáng thế 1: 26-27 [15], phần lớn các nhà giải thích thấy có sự giống nhau trong sự kiện này: Ađam là đại diện hoàng gia của chính Thiên Chúa, người hiện thân và thực thi quyền lực của Người trên trái đất và trên tất cả những vật sống trong nó” [16]. Với Claude Westermann, một nhóm khác cho rằng “hình ảnh Thiên Chúa phải được tìm thấy trong khả năng liên hệ với Thiên Chúa, một khả năng con người vốn lãnh nhận từ Người” [17]. Hiểu chính xác trong bối cảnh của nó, trình thuật về việc tạo dựng con người sẽ bày tỏ ý của Thiên Chúa muốn ban cho chính Người một đối tác có khả năng đối thoại với Người. Điều thú vị nhất, đối với những gì chúng ta vừa đề xuất, là thấy rằng việc chú giải đoạn Sáng thế 1: 26-27, theo truyền thống tư tế, đưa ra nhiều điểm ủng hộ theo nghĩa hòa nhập mối tương quan đàn ông đàn bà vào hình ảnh-họa ảnh.
Thực thế, nếu thay vì tách hai trình thuật tạo dựng, ta rõi ánh sáng vào trình thuật thứ nhất bằng trình thuật thứ hai, Sáng thế 2: 18-24 [18], và với Sáng thế 5: 3, nó giống như sự hỗ tương nam nữ, trong hình ảnh họa ảnh của Thiên Chúa, cho phép con người đại diện Người trên trái đất và bắt chước Người, bằng cách tham dự vào quyền năng sáng tạo của Người. Do đó, việc nhấn mạnh của truyền thống tư tế đối với sự khác biệt về thể xác của hai giới là nhằm biểu lộ tính cách tương quan nền tảng của con người, trên bình diện ngang của mối tương quan nam nữ, cũng như trên bình diện dọc của mối tương quan với Thiên Chúa. Regine Hinschberger cho biết thêm, bằng cách kết luận, rằng Sáng thế 1:26 gợi ý “mối tương quan giống nhau giữa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người, có nam có nữ, các hữu thể, nhờ được Người chúc phúc, có thể sinh sản” [19]. Kiểu nói “Thiên Chúa dựng nên con người giống họa ảnh Người” vì thế, có lẽ có nghĩa: Người dựng nên họ “để họ trở nên có khả năng sinh sản như Người” [20].
Điều rõ ràng là Sách Sáng thế không nói rõ loại suy này liên quan đến sự tương ứng của các thành viên trong gia đình trong tương quan với các Ngôi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khoa giải thích hình ảnh họa ảnh chỉ đặt trong mối tương quan đối thoại một cặp có khả năng sinh sản và một “chúng ta” thần thánh bất định (“chúng ta hãy tạo ra con người...”), một điều cho thấy quyền năng sáng tạo trong cuộc hợp nhất có tính sinh sản. Mặt khác, viễn ảnh năng động này về hình ảnh, một viễn ảnh hiện thực hóa sự giống nhau qua việc kết hợp có tính sinh sản, rất phù hợp với ý niệm Giao ước, mà lịch sử của Israel vốn là biểu thức ưu tuyển. Do đó, sứ điệp của sách Sáng thế là cơ cấu Giao ước này đã được khắc ghi vào tính bổ túc nam nữ, một tính mà tính hỗ tương để sinh sản giống với và tương ứng với hồng phúc của của Đấng Tạo Hóa. Khi Evà sinh con trai đầu lòng, bà thốt lên: “Tôi đã có được một người đàn ông với sự giúp đỡ của Chúa!” (St 4:1); bà có ý nhấn mạnh đến sự can thiệp đầy sáng tạo của Thiên Chúa trong hồng phúc sự sống. Nhìn trong tính viên mãn trọn vẹn của nó, lịch sử Giao ước này, vốn được khắc ghi trong việc tạo dựng Ađam và Evà, đạt tới đỉnh cao trong Chúa Kitô, Adam mới, Đấng mà Ađam đầu tiên vốn là hình ảnh. Thực vậy, chính Người mới là “hình ảnh của Thiên Chúa” một cách xuất chúng (2 Cr 4: 4), “hình ảnh của Thiên Chúa Vô hình” (Cl 1:15). Do đó, chính ở trong Người mà loại suy gia đình của Ba Ngôi đạt đến đỉnh cao, đồng thời tìm được cách hướng tới một loại suy sâu sắc hơn, không còn chỉ dựa trên hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà còn dựa vào hồng phúc ơn thánh.
Phác thảo suy tư thần học
Trên bình diện suy lý, nếu lấy Tình yêu như sự mặc khải tối cao của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô làm điểm xuất phát, thì người ta có thể hiểu Tình yêu này từ các Ngôi vị như “các mối tương quan tồn hữu” (subsistent relationships) (Thánh Tôma Aquinô), vì nó trùng khớp với chúng, và không có thực tại nào khác ở bên ngoài tính hỗ tương tuyệt đối và bất đối xứng của các Ngài. Theo truyền thống, Các Ngôi Thiên Chúa được hiểu là khác với trật tự nhiệm xuất (procession) và với sự đối lập của các mối tương quan hỗ tương trong Tình yêu, theo ba dạng thức (modalities) hoàn toàn khác biệt nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu bao lâu Chúa Cha sinh ra Chúa Con đồng bản tính; Người cũng là Tình yêu được sinh ra để đáp lại Chúa Cha theo cách hiếu thảo của chính Người, nhìn nhận nơi Người nguồn của chính Người và cùng đích của chính Người; cuối cùng, Người là Tình yêu xuất phát từ tính hỗ tương đồng bản tính giữa Chúa Cha và Chúa Con, như Ngôi Thứ ba tức Tình yêu hiệp thông, ngôi vị khác biệt với tính hỗ tương đúng nghĩa, không phải là một con trai hay con gái khác theo cách của hai vị kia, mà là một “Chúng ta” bao gồm hai vị, mặc dù được khác biệt một cách tuyệt đối. Do đó, ba cách yêu thương trong Ba Ngôi nói lên ba Ngôi vị hoàn toàn khác biệt và có tương quan với nhau: Tình yêu cha mẹ, Tình yêu con thảo, và tôi dám coi Ngôi thứ ba như Tình yêu phu thê vì đây không chỉ là sự hỗ tương hai chiều mà là sự hỗ tương ba chiều, với Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ ba nhiệm xuất theo dạng thức sinh sản từ sự hỗ tương, một điều mang lại cho Người, về phương diện yếu tính và bản vị, quyền công dân trong mối tương quan qua lại ba chiều và thần thiêng của Tình yêu.
Trong kinh nghiệm nhân bản, đứa trẻ, như ngôi vị của tính hỗ tương tình yêu, là kết quả của tình yêu vợ chồng, vốn cũng là sự hỗ tương ba chiều vì, nếu người ta loại bỏ tính cách tình cờ của việc sinh hạ và nhân tố thời gian của việc nó phát triển, thì đứa trẻ, xét trong nội tại, vốn thuộc về chính bản tính của việc hiến thân cho nhau của vợ chồng (Balthasar). Nó là người thứ ba trong việc trao đổi tình yêu phu thê - hôn ước trong cùng một bản tính, một điều không xảy ra trong bất cứ mối tương quan cảm giới nào khác. Không phải trong các mối tương quan cha-con, không phải trong các mối tương quan mẹ-con, không phải trong mối tương quan anh-em hoặc bằng hữu mà có được việc sinh ra một người thứ ba có xác thịt thuộc cùng một bản tính. Đứa con, một cách nào đó, là đồng nguyên lý của tình yêu vợ chồng bao lâu là mục đích nội tại của việc hiến thân cho nhau của họ, kể cả lúc về phương diện chủ quan những người này có thể kết hợp với nhau mà không hề minh nhiên hướng tới việc sinh sản.
Chúng ta đã đề cập ở trên Chúa Thánh Thần như nguyên mẫu của tình yêu phu thê trong Thiên Chúa, bao lâu Người là người “chúng ta” khác biệt với tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Một “chúng ta” trong đó Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong Tình yêu cha con phù hợp với tư chất bản vị của các Ngài, nhưng Các Ngài cũng yêu nhau bằng một “thặng dư” Tình yêu xuất phát từ Ngôi Thứ Ba, một tình yêu sau đó làm phong phú mối tương quan của các Ngài và cho phép ta gọi sự sinh sản (fecundity) của các Ngài trong Người là Tình yêu phu thê (nuptial Love). Chiều kích phu thê, thoạt nhìn, xa lạ với mối tương quan Cha-Con, hoàn toàn là con nợ của Chúa Thánh Thần và chỉ có thể phát xuất từ Người như một ngôi vị riêng của tính hỗ tương. Ngoài ngôi vị của hồng phúc sinh ra và ngôi vị của sự tiếp nhận sinh sản, còn có ngôi vị của sự hiệp thông hỗ tương. Hãy xem lý do tại sao người ta có thể nói rằng Ngôi Thánh Thần, cách nào đó, đã tạo ra (sinh ra) sự thặng dư tình yêu trong Thiên Chúa, một điều làm cho các tương quan Cha-Con có dư khả năng (over-qualify) với một khả năng sinh sản mới khác nữa vốn nội tại trong các Ngài nhưng không thể giản lược vào các Ngài bao lâu còn mang nợ phẩm tính bản vị của Chúa Thánh Thần.
Do đó, tôi tin rằng hoàn toàn chính đáng khi coi Chúa Thánh Thần như Tình yêu phu thê trong Thiên Chúa; việc coi này tiếp nối và làm sâu sắc thêm trực giác của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương. Chúa Thánh Thần quả thực là Tình yêu theo cách độc nhất đối với Người, đầy tính bản vị, trong Thiên Chúa, Đấng không là gì khác hơn là Tình yêu. Vai trò của Người là “dây nối kết” yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, mật thiết nhưng khác biệt, làm phong phú các Ngài một cách được công nhận, làm cho khả năng sinh sản có đặc tính “phu thê” và “mẫu thân”. Tóm lại, để kết luận, cách phân biệt ba ngôi vị trong Thiên Chúa nhờ tình yêu đối với tôi dường như hòa hợp với Tên riêng “Thánh Thần Chân lý” của Người, bởi vì Chân lý là Tình yêu đồng bản thể của Ba Ngôi Thiên Chúa mà Người xác nhận trong chính Người như dấu ấn của sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu.
Kỳ sau: II – Nhiệm cục của Mầu nhiệm Phu Thê Ba Ngôi như Mầu nhiệm Phu Thê của Chúa Kitô và Giáo hội
PHỤ NỮ DƯỚI ÁNH SÁNG BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI MARIA
Ngày nay, ai cũng dễ thừa nhận sự cần thiết của một thừa nhận thần học và thực tế hơn đối với người phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội [1]. Cùng nhịp với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần xác nhận rằng việc thực thi các thực hành cởi mở hơn trong giáo hội đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của phụ nữ khá chậm chạp, vì nhiều lý do không chỉ thuộc trật tự lịch sử và văn hóa.
Tôi xin dành cho người khác việc phân tích xã hội học và lịch sử của vấn đề, để tập trung vào việc tìm hiểu xem thần học cần tham gia ra sao vào cuộc tranh luận này, để loại bỏ các trở ngại cho việc cổ vũ phụ nữ và tận dụng tối đa phẩm giá của họ từ các nguồn của Mặc khải Kitô giáo. Thực vậy, tiếp theo sau việc mở ra khoa giải thích kinh thánh trong thời đại ta và các trực giác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã có thể có nhiều suy tư hơn về “mầu nhiệm và các thừa tác vụ của phụ nữ” [3] trong kế hoạch của Thiên Chúa, phát xuất từ Ngôi vị Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con trong Ba Ngôi, và nền tảng tốt hơn dành cho phẩm giá của người đàn bà và vai trò của nàng trong Giáo hội và trong xã hội.
Vấn đề gây tranh cãi về việc chỉ truyền chức linh mục cho đàn ông đã khiến nhiều mực đổ ra và tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích bởi những người ủng hộ một quan niệm bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ, dựa vào quan điểm đối với vai trò dành cho họ trong các nền văn hóa khác nhau. Tôi sẽ không thảo luận ở đây vấn đề Thừa Tác Vụ Thụ Phong dành cho phụ nữ, để tự giới hạn vào nền tảng thần học của “mầu nhiệm” phụ nữ, dưới ánh sáng Thiên Chúa Ba Ngôi và mối liên hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo hội.
Do đó, ngay từ đầu, tôi đã lựa chọn một phương pháp thần học phát xuất từ mặc khải về Chúa Ba Ngôi nơi Chúa Giêsu Kitô, để hiểu người phụ nữ, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, với sự giúp đỡ của khoa giải thích đương thời về Imago Dei (Hình ảnh Thiên Chúa), một khoa giải thích phục hồi tính hợp pháp và giá trị của loại suy (analogy) giữa Chúa Ba Ngôi và gia đình [4], bất chấp một truyền thống trái ngược mạnh mẽ. Hơn nữa, tôi dành cho loại suy này một tầm quan trọng tương đối liên quan đến nhận thức về Thiên Chúa, xét về nền tảng, đã đến với chúng ta từ Ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc của Người. Loại suy gia đình này đóng góp một sự bổ sung đáng kể vào sự hiểu biết mầu nhiệm Ba Ngôi, nhưng giá trị của nó có tầm quan trọng lớn hơn đối với ý nghĩa nhân học của nó. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến điều đó nhiều lần trong Tông huấn Amoris Laetitia của ngài: “Thiên Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản chiếu sống động của Người”. Những lời của Thánh Gioan Phaolô II đã soi sáng cho chúng ta: “Trong mầu nhiệm sâu thẳm của Người, Thiên Chúa của chúng ta không phải là sự cô độc, mà là một gia đình, xét vì Người có trong chính Người, tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này là Chúa Thánh Thần” [5]. Do đó, gia đình không phải là điều xa lạ đối với chính yếu tính Thiên Chúa. Khía cạnh Ba Ngôi này của cặp vợ chồng có một lối trình bầy mới trong thần học Phaolô khi Thánh Tông đồ đặt nó vào tương quan “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội (xem Êphêsô 5: 21-33) [6].
Tôi xin thêm một tiền đề cuối cùng, xem ra quan trọng đối với tôi, để chỉ rõ trung tâm và trái tim suy tư của chúng ta, tức là nền tảng nguyên mẫu của người phụ nữ trong Chúa Ba Ngôi, không thể nào xác định được nếu không có nền Thần học Giao ước vốn bao trùm toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại và vũ trụ. Việc đóng khung có tính hoàn cầu này thường thiếu suy tư thần học. Hans Urs von Balthasar nhấn mạnh tới điểm này trong nền thẩm mỹ thần học của ngài, một nền thẩm mỹ mô tả việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người nơi Chúa Giêsu Kitô như mầu nhiệm hôn nhân: “Có một Giao Ước tối cao và mối tương quan vợ chồng giữa Thiên Chúa và thế giới nói chung (Xem Giao Ước với Nôê). Mối tương quan này luôn tồn tại nhờ trung gian của Logos trong sáng thế và nhờ Thần khí bay là là trên vực thẳm và làm cho nhân tính trong mối tương quan nam nữ thành hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa: của Đấng Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi vĩnh cửu của Người đã, từ nội thẳm, vốn hiện hữu trong mối tương quan hôn nhân với chính Người” [7].
Sự khẳng định trên, khá táo bạo và đổi mới so với Truyền thống, vẫn là một thách thức đối với tư duy thần học nói chung và đối với thần học phụ nữ nói riêng vì hiện nay, một cách gián tiếp, nó nêu ra câu hỏi thần học về nền tảng Ba Ngôi của sự khác biệt giới tính. Vậy, mối quan hệ hôn nhân nội tại này có ý nghĩa gì với Thiên Chúa Ba Ngôi? Có chăng một kiểu mẫu phụ nữ trong mầu nhiệm sâu thẳm Thiên Chúa? Người ta có thể dựa vào nền thần học Imago Dei để khẳng định điều đó hay không? Như thế thì làm thế nào người ta không rơi vào nhân cách thần thuyết (anthropomorphism) thô thiển thường xuyên xuất hiện trong một số tôn giáo, hệ ở việc phóng chiếu tình dục con người lên Thiên Chúa? Ngày nay, những câu hỏi này có liên quan hơn bao giờ hết và đầy các hệ luận liên quan đến ý nghĩa tính dục, giá trị tình yêu, việc cởi mở đối với khả năng sinh sản, việc tôn trọng sự sống, việc giáo dục và sống trong xã hội. Không kể lĩnh vực tính dục, sự tiến bộ của nhận thức khoa học, trên thực tế, xem ra mơ hồ nhiều hơn bao giờ hết và vẫn ít nhiều giữ im lặng, một thứ cấm kỵ, không dám đặt nó vào mối tương quan với Thiên Chúa nếu nó không được xử lý theo quan điểm luân lý. Thêm một lý do nữa để quay trở lại với những câu hỏi hóc búa: phụ nữ, sự khác biệt tính dục, gia đình, khả năng sinh sản và tương lai của Kitô giáo, trong một thế giới ngày một thế tục hóa và bất trắc cùng mơ hồ hơn về mặt nhân học. Giáo Hội Công Giáo đã đề cập đến vấn đề này một cách thâm cứu kể từ Công đồng Vatican II, vì ý thức được những khoảng trống cần lấp đầy, nhưng cũng phục vụ một Tin mừng có tính tiên tri dành cho thế giới.
I – Khoa giải thích đương thời về Imago Dei và các hệ luận của nó để hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi và phẩm giá phụ nữ.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nhấn mạnh học lý về Imago Dei được đổi mới trong thời đại của chúng ta nhờ tiến bộ của khoa chú giải. Hiện trạng của vấn đề được Blanca Castilla de Cortazar tóm tắt rất hay, liên quan đến suy nghĩ có tính giải phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước những diễn giải lịch sử và văn hóa về hình ảnh Thiên Chúa trong con người: “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi phụ nữ thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của phụ nữ trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay” [8].
Kitô giáo đã mang lại một sự giải phóng về nguyên tắc cho sự phụ thuộc của phụ nữ này, nhờ thái độ canh tân của Chúa Giêsu trong việc đối xử với phụ nữ và tác động của Người đối với vai trò tích cực của họ trong Giáo hội thời sơ khai, như đã được chứng kiến trong Tân Ước [9]. Chỉ cần nhắc đến cảnh người phụ nữ Samaria, người phụ nữ ngoại tình, cô gái điếm dàn dụa nước mắt dưới chân Người, việc xức dầu ở Bêtani, việc hiện ra đầu hết với Mađalêna, v.v., đủ để tượng trưng cho việc mở ra một kỷ nguyên mới cho việc công nhận phẩm giá phụ nữ và sự bình đẳng của nàng với đàn ông.
Các thế kỷ tiếp theo thẩm thấu từ từ, và không phải không có những trở ngại văn hóa đáng kể, cuộc cách mạng của Chúa Giêsu đối với phụ nữ. Chẳng hạn, về trọng điểm chuyên biệt là việc giải thích hình ảnh của Thiên Chúa, Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa thời đó về việc phụ nữ phục tùng người đàn ông: “Người đàn ông [... ] là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; phụ nữ, thay vào đó, là vinh quang của người đàn ông” (1 Cr 11: 7). Do đó, Thánh Phaolô dạy phụ nữ nên che mặt và im lặng trong cộng đoàn...
Dần dần các ảnh hưởng văn hóa này đã được khắc phục và xuất hiện việc thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ, trong sự phát triển ý niệm cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa chỉ có trong linh hồn, vốn được coi là vô tính (asexual), bởi vì các khả năng tinh thần như nhận thức và tình yêu, trí khôn và ý chí, đều có chung cho cả hai phái. Điều này thăng tiến việc khẳng định cho rằng đàn ông và đàn bà, vì đều là thành viên của loài người, nên đều là hình ảnh của Thiên Chúa y như nhau, nhưng tách biệt và độc lập khỏi giới tính của họ. Nhưng phải đợi tới thế kỷ 20, cặp vợ chồng nhân bản, với sự khác biệt nam nữ, mới được lồng vào hình ảnh của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã dành cho khía cạnh này một sự khai triển huấn quyền dứt khoát trong các bài giáo lý của ngài về Thần học Thân xác và trong Tông Thư Mulieris Dignitatem, khi nói về hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người như Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi), “sự hợp nhất của hai hữu thể được chiêm niệm dưới ánh sáng ‘sự hợp nhất của Ba Vị’ của hiệp thông Ba Ngôi” [10]. Do đó, ngài đã thiết lập giai đoạn nền tảng cho một nền thần học về gia đình.
Ở cuối phần hiện trạng của vấn đề, Castilla de Cortazar nêu ra một số câu hỏi có liên quan để suy nghĩ thêm về nền thần học phụ nữ dưới ánh sáng Chúa Ba Ngôi. Bà tự hỏi làm thế nào người ta có thể nhận diện nguyên mẫu Ba Ngôi không những về phụ nữ mà chuyên biệt hơn, còn về phẩm tính làm vợ và làm mẹ của nàng. Bằng cách chuyên biệt hóa loại suy giữa gia đình và Thiên Chúa Ba Ngôi về mặt hiệp thông các ngôi vị, Đức Gioan Phaolô II đã tiến một bước dài tuy không chuyên biệt hóa mối tương quan giữa các Ngôi vị Thiên Chúa và sự phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, ngài chỉ rõ mối tương quan sâu sắc giữa Chúa Thánh Thần như Tình yêu trao ban sự sống và người đàn bà mang sự sống vào thế giới. Do đó, khung cảnh vẫn mở sẵn cho những khai triển mới, nhưng công việc không dễ dàng, xét vì Truyền thống vẫn còn rất mạnh và xu hướng cũng còn mạnh mẽ, cả nơi Louis Bouyer [11], muốn loại trừ mọi chiều kích hôn nhân khỏi Ba Ngôi vì sợ rơi vào thuyết nhân cách thần hóa và vì kính trọng tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Việc vượt qua nỗi sợ hãi này đặt để một lối giải thích nghiêm ngặt đối với bản văn của sách Sáng thế, đi song song với nền thần học về kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, liên quan đến sự hiệp thông của Ba Ngôi trong mối tương quan hôn nhân của Chúa Kitô và Giáo hội. Trên cơ sở này, một cơ sở vẫn còn cần được phát triển một cách tích cực và chuyên biệt, tôi không ngần ngại dự ứng câu trả lời CÓ cho câu hỏi về nguyên mẫu khác biệt giới tính trong chính Thiên Chúa và, với nó, cho câu hỏi về nền tảng Ba Ngôi của phẩm giá đàn bà. Kéo dài cách này là viễn kiến của Vị Giáo hoàng thánh thiện của gia đình, một viễn kiến, nhờ phục hồi, bằng những khai triển mới, loại suy Ba Ngôi về gia đình, đã giải thích Imago Dei là Imago Trinitatis và vì thế hoàn tất, một cách tốt đẹp và hữu hiệu, học lý truyền thống về hình ảnh của Thiên Chúa. Thực vậy, hình ảnh ấy, cho đến nay, vẫn bị giới hạn vào việc giống nhau giữa bản chất hữu lý của người đàn ông với các cơ năng thiêng liêng của họ và bản chất hết sức thiêng liêng của Thiên Chúa một mặt, và mặt khác, các nhiệm xuất (procession) Ba Ngôi, nghĩa là Chúa Con xuất phát từ Chúa Cha như Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con như Tình Yêu. Ai nói “loại suy”, thì hiển nhiên không nói “độc nghĩa” (univocity), thành thử sự giống nhau nói ở đây được bổ nghĩa (nuanced) bằng một sự khác biệt lớn nhất, một sự khác biệt luôn tự áp đặt lên mọi so sánh giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (DS 806) [12]. Do đó, vấn đề này rất phức tạp và tế nhị và mời gọi ta phải tích hợp các phương thức bổ sung chúng chứ không phản lại chúng [13]. Chúng ta tin nó có triển vọng hữu hiệu và cởi mở đối với việc suy nghĩ lại nhân vị, mối tương quan đàn ông đàn bà và mầu nhiệm Thiên Chúa bằng Tình yêu như một hồng phúc [14].
Một số gợi ý của khoa giải thích
Vượt ra ngoài các giải thích cổ điển về Sáng thế 1: 26-27 [15], phần lớn các nhà giải thích thấy có sự giống nhau trong sự kiện này: Ađam là đại diện hoàng gia của chính Thiên Chúa, người hiện thân và thực thi quyền lực của Người trên trái đất và trên tất cả những vật sống trong nó” [16]. Với Claude Westermann, một nhóm khác cho rằng “hình ảnh Thiên Chúa phải được tìm thấy trong khả năng liên hệ với Thiên Chúa, một khả năng con người vốn lãnh nhận từ Người” [17]. Hiểu chính xác trong bối cảnh của nó, trình thuật về việc tạo dựng con người sẽ bày tỏ ý của Thiên Chúa muốn ban cho chính Người một đối tác có khả năng đối thoại với Người. Điều thú vị nhất, đối với những gì chúng ta vừa đề xuất, là thấy rằng việc chú giải đoạn Sáng thế 1: 26-27, theo truyền thống tư tế, đưa ra nhiều điểm ủng hộ theo nghĩa hòa nhập mối tương quan đàn ông đàn bà vào hình ảnh-họa ảnh.
Thực thế, nếu thay vì tách hai trình thuật tạo dựng, ta rõi ánh sáng vào trình thuật thứ nhất bằng trình thuật thứ hai, Sáng thế 2: 18-24 [18], và với Sáng thế 5: 3, nó giống như sự hỗ tương nam nữ, trong hình ảnh họa ảnh của Thiên Chúa, cho phép con người đại diện Người trên trái đất và bắt chước Người, bằng cách tham dự vào quyền năng sáng tạo của Người. Do đó, việc nhấn mạnh của truyền thống tư tế đối với sự khác biệt về thể xác của hai giới là nhằm biểu lộ tính cách tương quan nền tảng của con người, trên bình diện ngang của mối tương quan nam nữ, cũng như trên bình diện dọc của mối tương quan với Thiên Chúa. Regine Hinschberger cho biết thêm, bằng cách kết luận, rằng Sáng thế 1:26 gợi ý “mối tương quan giống nhau giữa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người, có nam có nữ, các hữu thể, nhờ được Người chúc phúc, có thể sinh sản” [19]. Kiểu nói “Thiên Chúa dựng nên con người giống họa ảnh Người” vì thế, có lẽ có nghĩa: Người dựng nên họ “để họ trở nên có khả năng sinh sản như Người” [20].
Điều rõ ràng là Sách Sáng thế không nói rõ loại suy này liên quan đến sự tương ứng của các thành viên trong gia đình trong tương quan với các Ngôi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khoa giải thích hình ảnh họa ảnh chỉ đặt trong mối tương quan đối thoại một cặp có khả năng sinh sản và một “chúng ta” thần thánh bất định (“chúng ta hãy tạo ra con người...”), một điều cho thấy quyền năng sáng tạo trong cuộc hợp nhất có tính sinh sản. Mặt khác, viễn ảnh năng động này về hình ảnh, một viễn ảnh hiện thực hóa sự giống nhau qua việc kết hợp có tính sinh sản, rất phù hợp với ý niệm Giao ước, mà lịch sử của Israel vốn là biểu thức ưu tuyển. Do đó, sứ điệp của sách Sáng thế là cơ cấu Giao ước này đã được khắc ghi vào tính bổ túc nam nữ, một tính mà tính hỗ tương để sinh sản giống với và tương ứng với hồng phúc của của Đấng Tạo Hóa. Khi Evà sinh con trai đầu lòng, bà thốt lên: “Tôi đã có được một người đàn ông với sự giúp đỡ của Chúa!” (St 4:1); bà có ý nhấn mạnh đến sự can thiệp đầy sáng tạo của Thiên Chúa trong hồng phúc sự sống. Nhìn trong tính viên mãn trọn vẹn của nó, lịch sử Giao ước này, vốn được khắc ghi trong việc tạo dựng Ađam và Evà, đạt tới đỉnh cao trong Chúa Kitô, Adam mới, Đấng mà Ađam đầu tiên vốn là hình ảnh. Thực vậy, chính Người mới là “hình ảnh của Thiên Chúa” một cách xuất chúng (2 Cr 4: 4), “hình ảnh của Thiên Chúa Vô hình” (Cl 1:15). Do đó, chính ở trong Người mà loại suy gia đình của Ba Ngôi đạt đến đỉnh cao, đồng thời tìm được cách hướng tới một loại suy sâu sắc hơn, không còn chỉ dựa trên hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà còn dựa vào hồng phúc ơn thánh.
Phác thảo suy tư thần học
Trên bình diện suy lý, nếu lấy Tình yêu như sự mặc khải tối cao của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô làm điểm xuất phát, thì người ta có thể hiểu Tình yêu này từ các Ngôi vị như “các mối tương quan tồn hữu” (subsistent relationships) (Thánh Tôma Aquinô), vì nó trùng khớp với chúng, và không có thực tại nào khác ở bên ngoài tính hỗ tương tuyệt đối và bất đối xứng của các Ngài. Theo truyền thống, Các Ngôi Thiên Chúa được hiểu là khác với trật tự nhiệm xuất (procession) và với sự đối lập của các mối tương quan hỗ tương trong Tình yêu, theo ba dạng thức (modalities) hoàn toàn khác biệt nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu bao lâu Chúa Cha sinh ra Chúa Con đồng bản tính; Người cũng là Tình yêu được sinh ra để đáp lại Chúa Cha theo cách hiếu thảo của chính Người, nhìn nhận nơi Người nguồn của chính Người và cùng đích của chính Người; cuối cùng, Người là Tình yêu xuất phát từ tính hỗ tương đồng bản tính giữa Chúa Cha và Chúa Con, như Ngôi Thứ ba tức Tình yêu hiệp thông, ngôi vị khác biệt với tính hỗ tương đúng nghĩa, không phải là một con trai hay con gái khác theo cách của hai vị kia, mà là một “Chúng ta” bao gồm hai vị, mặc dù được khác biệt một cách tuyệt đối. Do đó, ba cách yêu thương trong Ba Ngôi nói lên ba Ngôi vị hoàn toàn khác biệt và có tương quan với nhau: Tình yêu cha mẹ, Tình yêu con thảo, và tôi dám coi Ngôi thứ ba như Tình yêu phu thê vì đây không chỉ là sự hỗ tương hai chiều mà là sự hỗ tương ba chiều, với Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ ba nhiệm xuất theo dạng thức sinh sản từ sự hỗ tương, một điều mang lại cho Người, về phương diện yếu tính và bản vị, quyền công dân trong mối tương quan qua lại ba chiều và thần thiêng của Tình yêu.
Trong kinh nghiệm nhân bản, đứa trẻ, như ngôi vị của tính hỗ tương tình yêu, là kết quả của tình yêu vợ chồng, vốn cũng là sự hỗ tương ba chiều vì, nếu người ta loại bỏ tính cách tình cờ của việc sinh hạ và nhân tố thời gian của việc nó phát triển, thì đứa trẻ, xét trong nội tại, vốn thuộc về chính bản tính của việc hiến thân cho nhau của vợ chồng (Balthasar). Nó là người thứ ba trong việc trao đổi tình yêu phu thê - hôn ước trong cùng một bản tính, một điều không xảy ra trong bất cứ mối tương quan cảm giới nào khác. Không phải trong các mối tương quan cha-con, không phải trong các mối tương quan mẹ-con, không phải trong mối tương quan anh-em hoặc bằng hữu mà có được việc sinh ra một người thứ ba có xác thịt thuộc cùng một bản tính. Đứa con, một cách nào đó, là đồng nguyên lý của tình yêu vợ chồng bao lâu là mục đích nội tại của việc hiến thân cho nhau của họ, kể cả lúc về phương diện chủ quan những người này có thể kết hợp với nhau mà không hề minh nhiên hướng tới việc sinh sản.
Chúng ta đã đề cập ở trên Chúa Thánh Thần như nguyên mẫu của tình yêu phu thê trong Thiên Chúa, bao lâu Người là người “chúng ta” khác biệt với tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Một “chúng ta” trong đó Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong Tình yêu cha con phù hợp với tư chất bản vị của các Ngài, nhưng Các Ngài cũng yêu nhau bằng một “thặng dư” Tình yêu xuất phát từ Ngôi Thứ Ba, một tình yêu sau đó làm phong phú mối tương quan của các Ngài và cho phép ta gọi sự sinh sản (fecundity) của các Ngài trong Người là Tình yêu phu thê (nuptial Love). Chiều kích phu thê, thoạt nhìn, xa lạ với mối tương quan Cha-Con, hoàn toàn là con nợ của Chúa Thánh Thần và chỉ có thể phát xuất từ Người như một ngôi vị riêng của tính hỗ tương. Ngoài ngôi vị của hồng phúc sinh ra và ngôi vị của sự tiếp nhận sinh sản, còn có ngôi vị của sự hiệp thông hỗ tương. Hãy xem lý do tại sao người ta có thể nói rằng Ngôi Thánh Thần, cách nào đó, đã tạo ra (sinh ra) sự thặng dư tình yêu trong Thiên Chúa, một điều làm cho các tương quan Cha-Con có dư khả năng (over-qualify) với một khả năng sinh sản mới khác nữa vốn nội tại trong các Ngài nhưng không thể giản lược vào các Ngài bao lâu còn mang nợ phẩm tính bản vị của Chúa Thánh Thần.
Do đó, tôi tin rằng hoàn toàn chính đáng khi coi Chúa Thánh Thần như Tình yêu phu thê trong Thiên Chúa; việc coi này tiếp nối và làm sâu sắc thêm trực giác của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương. Chúa Thánh Thần quả thực là Tình yêu theo cách độc nhất đối với Người, đầy tính bản vị, trong Thiên Chúa, Đấng không là gì khác hơn là Tình yêu. Vai trò của Người là “dây nối kết” yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, mật thiết nhưng khác biệt, làm phong phú các Ngài một cách được công nhận, làm cho khả năng sinh sản có đặc tính “phu thê” và “mẫu thân”. Tóm lại, để kết luận, cách phân biệt ba ngôi vị trong Thiên Chúa nhờ tình yêu đối với tôi dường như hòa hợp với Tên riêng “Thánh Thần Chân lý” của Người, bởi vì Chân lý là Tình yêu đồng bản thể của Ba Ngôi Thiên Chúa mà Người xác nhận trong chính Người như dấu ấn của sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu.
Kỳ sau: II – Nhiệm cục của Mầu nhiệm Phu Thê Ba Ngôi như Mầu nhiệm Phu Thê của Chúa Kitô và Giáo hội