Một báo cáo mới của Liên hiệp quốc cảnh báo rằng al-Qaeda vẫn chưa khủng bố hóa học hay sinh học chỉ bởi vì một lý do là còn thiếu phương tiện kỹ thuật.
Bản báo cáo này cũng nói rằng ý thức hệ của al-Qaeda vẫn đang lan rộng, tăng nguy cơ của các cuộc khủng bố trong tương lai.
Các chuyên viên thuộc Liên hiệp quốc đánh giá rằng các biện pháp chống lại al-Qaeda hiện giờ khó có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và các nước thành viên chưa cố gắng hết sức trong việc truy tìm và trừng trị các nhóm khủng bố.
"Nhiều nguồn cung cấp tài chính cho al-Qaeda vẫn còn đang hoạt động mà không bị ngăn chặn," bản báo cáo cho biết.
"Al-Qaeda vẫn tiếp tục nhận tài trợ từ một số tổ chức tự nguyện, các nhà tài trợ cũng như từ các hoạt động kinh doanh và tội phạm, trong đó có việc buôn bán ma túy."
Ông Michael Chandler, người đứng đầu nhóm điều phối của Liên hiệp quốc nói với đài BBC ông không cho rằng một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học là điều sẽ xảy ra nay mai. Thế nhưng theo ông, có các chỉ dấu về việc al-Qaeda có thể sẽ sử dụng hình thức khủng bố này.
Cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn
Cho tới nay thì Ủy ban điều phối của Liên hiệp quốc vẫn trông chờ các thông tin tự nguyện từ phía các nước thành viên về việc họ thực hiện những biện pháp gì để đối phó với các hoạt động của al-Qaeda cũng như của các nhóm có liên quan.
Thế nhưng Ủy ban này chỉ nhận được hợp tác của chưa đến một nửa số các nước thành viên và chất lượng của các thông tin do các nước này cung cấp cũng nhiều khi không lấy gì làm mỹ mãn.
Do vậy Ủy ban điều phối đã kêu gọi Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết nhằm giúp các nước thành viên hợp tác một cách đầy đủ hơn.
"Nếu không có một nghị quyết mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn thì chúng ta sẽ không đạt được hoặc đạt được rất ít tiến bộ cho dù có đưa ra một cơ chế trừng phạt đối với Osama bin Laden, al-Qaeda, Taleban cũng như các thành phần và tổ chức có liên quan," bản báo cáo nói.
Cũng theo báo cáo này thì trong khi đặt tầm quan trọng đặc biệt lên việc hạn chế các
hoạt động của al-Qaeda giữa các nước thì chưa một quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nào đưa ra bằng chứng về việc bắt giữ những kẻ khủng bố qua đường biên giới. (BBC)
Bản báo cáo này cũng nói rằng ý thức hệ của al-Qaeda vẫn đang lan rộng, tăng nguy cơ của các cuộc khủng bố trong tương lai.
Các chuyên viên thuộc Liên hiệp quốc đánh giá rằng các biện pháp chống lại al-Qaeda hiện giờ khó có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và các nước thành viên chưa cố gắng hết sức trong việc truy tìm và trừng trị các nhóm khủng bố.
"Nhiều nguồn cung cấp tài chính cho al-Qaeda vẫn còn đang hoạt động mà không bị ngăn chặn," bản báo cáo cho biết.
"Al-Qaeda vẫn tiếp tục nhận tài trợ từ một số tổ chức tự nguyện, các nhà tài trợ cũng như từ các hoạt động kinh doanh và tội phạm, trong đó có việc buôn bán ma túy."
Ông Michael Chandler, người đứng đầu nhóm điều phối của Liên hiệp quốc nói với đài BBC ông không cho rằng một cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học là điều sẽ xảy ra nay mai. Thế nhưng theo ông, có các chỉ dấu về việc al-Qaeda có thể sẽ sử dụng hình thức khủng bố này.
Cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn
Cho tới nay thì Ủy ban điều phối của Liên hiệp quốc vẫn trông chờ các thông tin tự nguyện từ phía các nước thành viên về việc họ thực hiện những biện pháp gì để đối phó với các hoạt động của al-Qaeda cũng như của các nhóm có liên quan.
Thế nhưng Ủy ban này chỉ nhận được hợp tác của chưa đến một nửa số các nước thành viên và chất lượng của các thông tin do các nước này cung cấp cũng nhiều khi không lấy gì làm mỹ mãn.
Do vậy Ủy ban điều phối đã kêu gọi Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết nhằm giúp các nước thành viên hợp tác một cách đầy đủ hơn.
"Nếu không có một nghị quyết mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn thì chúng ta sẽ không đạt được hoặc đạt được rất ít tiến bộ cho dù có đưa ra một cơ chế trừng phạt đối với Osama bin Laden, al-Qaeda, Taleban cũng như các thành phần và tổ chức có liên quan," bản báo cáo nói.
Cũng theo báo cáo này thì trong khi đặt tầm quan trọng đặc biệt lên việc hạn chế các
hoạt động của al-Qaeda giữa các nước thì chưa một quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nào đưa ra bằng chứng về việc bắt giữ những kẻ khủng bố qua đường biên giới. (BBC)