Tình hình Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc để trả lời về nhân quyền ra sao?
Bản tin VOA ghi rằng, phía Việt Nam nói hầu hết các nước tại buổi báo cáo nhân quyền của Hà Nội trước Liên hiệp quốc đánh giá cao thành tựu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, chỉ một số ít nước chỉ trích vì không có thông tin chính xác.
Thực tế, là có vài nước ca ngợi Việt Nam hoàn toàn như Trung Quốc và Cuba.
Tuy nhiên, VOA ghi nhận, theo nhận xét của phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước có mặt, tham dự buổi UPR tại Geneva lần này, Hà Nội đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong báo cáo và ngụy biện, lảng tránh trọng tâm câu hỏi khi trả lời các chất vấn về những lĩnh vực nhân quyền bị quốc tế lưu ý.
Buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR lần thứ nhì của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc diễn ra hôm 5/2 ở Geneva (Thụy Sĩ).
Sau báo cáo trình bày thành tích nhân quyền của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc là phần chất bình luận, chất vấn, và khuyến nghị của hơn 100 quốc gia.
Trong khi được nhận xét tốt về các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo hay tham gia nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, Hà Nội vẫn bị chỉ trích mạnh trong các vấn đề chủ yếu bôi đen thành tích nhân quyền Việt Nam trước nay như tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tù nhân lương tâm tại buổi kiểm điểm.
Trong số các nước đưa ra những chất vấn gay gắt về nhân quyền Việt Nam có Mỹ, Canada, Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, Phần Lan.
Bản tin VOA cũng ghi lời Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Phóng viên không biên giới dự khán buổi kiểm điểm UPR của Việt Nam nói:
“Tôi muốn nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.”
(Nguồn" vietbao.com)
Bản tin VOA ghi rằng, phía Việt Nam nói hầu hết các nước tại buổi báo cáo nhân quyền của Hà Nội trước Liên hiệp quốc đánh giá cao thành tựu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, chỉ một số ít nước chỉ trích vì không có thông tin chính xác.
Thực tế, là có vài nước ca ngợi Việt Nam hoàn toàn như Trung Quốc và Cuba.
Tuy nhiên, VOA ghi nhận, theo nhận xét của phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước có mặt, tham dự buổi UPR tại Geneva lần này, Hà Nội đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong báo cáo và ngụy biện, lảng tránh trọng tâm câu hỏi khi trả lời các chất vấn về những lĩnh vực nhân quyền bị quốc tế lưu ý.
Buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR lần thứ nhì của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc diễn ra hôm 5/2 ở Geneva (Thụy Sĩ).
Sau báo cáo trình bày thành tích nhân quyền của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc là phần chất bình luận, chất vấn, và khuyến nghị của hơn 100 quốc gia.
Trong khi được nhận xét tốt về các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo hay tham gia nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, Hà Nội vẫn bị chỉ trích mạnh trong các vấn đề chủ yếu bôi đen thành tích nhân quyền Việt Nam trước nay như tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tù nhân lương tâm tại buổi kiểm điểm.
Trong số các nước đưa ra những chất vấn gay gắt về nhân quyền Việt Nam có Mỹ, Canada, Australia, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, Phần Lan.
Bản tin VOA cũng ghi lời Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Phóng viên không biên giới dự khán buổi kiểm điểm UPR của Việt Nam nói:
“Tôi muốn nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.”
(Nguồn" vietbao.com)