Thái tử Charles đã ra đón Tổng thống Bush và phu nhân ở phi trường Heathrow, sau đó họ cùng đi trực thăng về điện Buckingham để tham dự một buổi tiếp tân nhỏ do Nữ Hoàng khoản đãi.
Vị tổng thống trước đây đã đến ngụ tại Điện Buckingham là tổng thống Woodrow Wilson năm 1918.
Cơ quan Scotland Yard đã dự trù một chiến dịch 5 triệu bảng Anh và đã triển khai thường xuyên lúc nào cũng có 5.000 cảnh sát trên đường phố thủ đô Luân Đôn.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều người Anh ủng hộ cuộc công du này hơn là chống đối, mặc dầu nhiều ngàn người biểu tình được chờ đợi sẽ tham gia một cuộc diễn hành hôm thứ Năm này.
Báo chí Anh nghĩ gì?
Nếu dùng báo chí để dự đoán là dân chúng Anh nghĩ gì thì thật khó bởi báo chí không nhất trí chống lại ông Bush.
Các tờ the Sun, the Times và ngay cả tờ Independent vốn khá thiên tả cũng yêu cầu dân chúng Luân Đôn hãy chào đón tổng thống, và dĩ nhiên tờ Telegraph thuộc cách hữu thì ủng hộ cuộc viếng thăm rồi.
Nhà bình luận Gary Younge của tờ Guardian, một tờ báo cánh tả, thì nhắc nhở là "chính ông Tony Blair chứ nào phải ông Bush đã đưa Anh quốc vào cuộc chiến Iraq".
Chống hay không chống
Tờ Daily Mirror, một tờ báo lá cải cánh tả đã đưa cái tựa đề thật lớn: "Chicken George", xin dịch nôm na là Anh George nhát như cáy.
Tờ báo cáo buộc là ông Bush đã hủy bài diễn văn đọc trước quốc hội vì sợ các dân biểu phản đối la ó.
Trang kế tiếp của tờ báo nói: "Tin đặc biệt về biểu đồ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.. .sang đến ngày thứ 199 mà... vẫn chưa có gì cả".
Tờ Mirror còn đưa ra một tuyên bố Anh quốc là một quốc gia độc lập chứ không phải là tiểu bang thứ 51 của ông Bush.
"Chúng tôi sống trong một nước dân chủ và vì vậy có quyền biểu tình thành ra nếu thấy nhiều ngàn người biểu tình trên đường phố thì đừng tống họ đi trại Guantanamo nhá."
Tờ Guardian đã phê bình: Quả là một luận điệu khá trẻ con.
Tờ Times đã đi hỏi cựu phát ngôn nhân của Thủ tướng Harold Wilson, ông Joe Haines, thì ông ta khuyên ông Bush nên cẩn thận.
"Nên đừng đi mà nếu có đi thì đến chỗ nào xa xôi hẻo lánh như Edinburgh (Scotland) chẳng hạn."
Ông ta cũng lo sợ cho những người biểu tình và bị biểu tình trong dịp này.
"Tôi sợ là cảnh sát không làm sao ngăn ngừa được những đám bên lề của chính trường được thể xuống đường ở Luân Đôn. Tôi chỉ hy vọng không ai bị hề hấn gì".
Các hàng tít đầy sáng kiến
Gulf News, một tờ báo on line của vùng Vịnh, đăng trên trang nhất, Bạn như thế này thì đâu cần kẻ thù?, ý nói với ông Bush làm bạn, ông Blair đâu cần kẻ thù.
Trong khi tờ Taipei Times tỏ ra yếm thế hơn, Chuyến công du của ông Bush là chuyến đi vào địa ngục mà không ai muốn.
Nhưng lý thú nhất là tựa đề của tờ Hindustan Times, tờ báo của Ấn độ, When in London mind the gap, xin tam dịch là "Khi đến Luân Đôn phải coi chừng khoảng cách."
Đó là vì ở Luân Đôn trên xe điện ngầm người ta luôn có câu nhắc "Mind the gap" để bảo cho hành khách đề phòng khoảng trống giữa tàu và nhà ga.
Nhưng đây thì tờ báo ám chỉ coi chừng khoảng cách giữa ông khách và nước chủ nhà! (BBC)
Vị tổng thống trước đây đã đến ngụ tại Điện Buckingham là tổng thống Woodrow Wilson năm 1918.
Cơ quan Scotland Yard đã dự trù một chiến dịch 5 triệu bảng Anh và đã triển khai thường xuyên lúc nào cũng có 5.000 cảnh sát trên đường phố thủ đô Luân Đôn.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều người Anh ủng hộ cuộc công du này hơn là chống đối, mặc dầu nhiều ngàn người biểu tình được chờ đợi sẽ tham gia một cuộc diễn hành hôm thứ Năm này.
Báo chí Anh nghĩ gì?
Nếu dùng báo chí để dự đoán là dân chúng Anh nghĩ gì thì thật khó bởi báo chí không nhất trí chống lại ông Bush.
Các tờ the Sun, the Times và ngay cả tờ Independent vốn khá thiên tả cũng yêu cầu dân chúng Luân Đôn hãy chào đón tổng thống, và dĩ nhiên tờ Telegraph thuộc cách hữu thì ủng hộ cuộc viếng thăm rồi.
Nhà bình luận Gary Younge của tờ Guardian, một tờ báo cánh tả, thì nhắc nhở là "chính ông Tony Blair chứ nào phải ông Bush đã đưa Anh quốc vào cuộc chiến Iraq".
Chống hay không chống
Tờ Daily Mirror, một tờ báo lá cải cánh tả đã đưa cái tựa đề thật lớn: "Chicken George", xin dịch nôm na là Anh George nhát như cáy.
Tờ báo cáo buộc là ông Bush đã hủy bài diễn văn đọc trước quốc hội vì sợ các dân biểu phản đối la ó.
Trang kế tiếp của tờ báo nói: "Tin đặc biệt về biểu đồ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt.. .sang đến ngày thứ 199 mà... vẫn chưa có gì cả".
Tờ Mirror còn đưa ra một tuyên bố Anh quốc là một quốc gia độc lập chứ không phải là tiểu bang thứ 51 của ông Bush.
"Chúng tôi sống trong một nước dân chủ và vì vậy có quyền biểu tình thành ra nếu thấy nhiều ngàn người biểu tình trên đường phố thì đừng tống họ đi trại Guantanamo nhá."
Tờ Guardian đã phê bình: Quả là một luận điệu khá trẻ con.
Tờ Times đã đi hỏi cựu phát ngôn nhân của Thủ tướng Harold Wilson, ông Joe Haines, thì ông ta khuyên ông Bush nên cẩn thận.
"Nên đừng đi mà nếu có đi thì đến chỗ nào xa xôi hẻo lánh như Edinburgh (Scotland) chẳng hạn."
Ông ta cũng lo sợ cho những người biểu tình và bị biểu tình trong dịp này.
"Tôi sợ là cảnh sát không làm sao ngăn ngừa được những đám bên lề của chính trường được thể xuống đường ở Luân Đôn. Tôi chỉ hy vọng không ai bị hề hấn gì".
Các hàng tít đầy sáng kiến
Gulf News, một tờ báo on line của vùng Vịnh, đăng trên trang nhất, Bạn như thế này thì đâu cần kẻ thù?, ý nói với ông Bush làm bạn, ông Blair đâu cần kẻ thù.
Trong khi tờ Taipei Times tỏ ra yếm thế hơn, Chuyến công du của ông Bush là chuyến đi vào địa ngục mà không ai muốn.
Nhưng lý thú nhất là tựa đề của tờ Hindustan Times, tờ báo của Ấn độ, When in London mind the gap, xin tam dịch là "Khi đến Luân Đôn phải coi chừng khoảng cách."
Đó là vì ở Luân Đôn trên xe điện ngầm người ta luôn có câu nhắc "Mind the gap" để bảo cho hành khách đề phòng khoảng trống giữa tàu và nhà ga.
Nhưng đây thì tờ báo ám chỉ coi chừng khoảng cách giữa ông khách và nước chủ nhà! (BBC)