Chính sách tiếp cận của Thái Lan với Miến Điện xem chừng tương phản với các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp Âu châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Tại cuộc họp thượng đỉnh bốn nước Đông Nam Á, Lào, Miến Điện và Campuchia dự kiến sẽ ký một hiệp ước thương mại với Thái Lan.
Đối với các nước đang tìm cách cô lập Rangoon sau khi lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi bị bắt giữ thì chuyện này sẽ làm cho họ khó chịu.
Hoa Kỳ đã gây sức ép với Thái Lan hãy làm những gì có thể để thúc đẩy thay đổi dân chủ ở Miến Điện và buộc Rangoon phải trả tự do cho bà Suu Kyi một cách vô điều kiện.
Nhưng thủ tướng Thaksin Shinawatra không nói là ông có sẽ nêu vấn đề này hay không mặc dù cho biết ông sẽ trao đổi với các tướng lãnh Miến Điện về nhu cầu hòa giải dân tộc.
Thủ tướng Thái Lan có vẻ quyết tâm theo đuổi chính sách tiếp cận trên tinh thần xây dựng với nhà cầm quyền quân nhân ở Rangoon.
Ông Thaksin nói mục đích của chính sách này là để cho trong vùng được ổn định hơn về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Nhưng một số phân tích gia Thái Lan nói đây chẳng qua chỉ vì lý do thương mại.
Trong khi Hoa Kỳ cấm hàng nhập từ Miến Điện và Liên hiệp Âu châu đình chỉ các qui chế ưu đãi, Thái Lan đang len vào với các biện pháp như bỏ luôn thuế quan đối với các nguyên liệu thô.
Sách lược hợp tác kinh tế của Thái Lan cũng cho Lào và Campuchia một hiệp ước qua đó giúp Thái Lan mua hàng hóa và tận dụng lao động rẻ tại hai nước này.
Điều đáng lưu ý là vắng bóng Việt Nam, có thể vì họ đã quá bận rộn với những hợp đồng mua bán với Trung Quốc.
Chủ trương tiếp cận với các nước láng giềng và Miến Điện phần nào cũng cho thấy ông Thaksin muốn củng cố vị thế của chính phủ Thái.
Việc bác sĩ Mahathir Mohammad từ chức thủ tướng Malaysia khiến có nơi đồn đoán rằng ông Thaksin muốn thay thế vị trí người anh lớn của Đông Nam Á.
Nhưng người ta ngạc nhiên trước lời phát biểu hôm cuối tuần của ông Thaksin rằng, ông sẽ rời bỏ chính trị vào cuối nhiệm kỳ hai.
Nói về chuyện cải tổ nội các, ông Thaksin cho biết sẽ không mất đến 22 năm như ở Malaysia đâu, trong trường hợp của Thái Lan, 8 năm là đủ.
Một lần nữa ông Thaksin nhắc lại các ưu tiên của ông là xóa nghèo, diệt tham nhũng, và giải quyết những vấn đề ở thành thị.
Nhưng ngày nào nguồn cung cấp ma túy và di dân bất hợp pháp còn tự do đi vào các thành phố của Thái Lan qua ngã Miến Điện thì sự thay đổi ở nước láng giềng này mang tính quyết định cho sự thành công của chính phủ Thái Lan. (BBC)
Tại cuộc họp thượng đỉnh bốn nước Đông Nam Á, Lào, Miến Điện và Campuchia dự kiến sẽ ký một hiệp ước thương mại với Thái Lan.
Đối với các nước đang tìm cách cô lập Rangoon sau khi lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi bị bắt giữ thì chuyện này sẽ làm cho họ khó chịu.
Hoa Kỳ đã gây sức ép với Thái Lan hãy làm những gì có thể để thúc đẩy thay đổi dân chủ ở Miến Điện và buộc Rangoon phải trả tự do cho bà Suu Kyi một cách vô điều kiện.
Nhưng thủ tướng Thaksin Shinawatra không nói là ông có sẽ nêu vấn đề này hay không mặc dù cho biết ông sẽ trao đổi với các tướng lãnh Miến Điện về nhu cầu hòa giải dân tộc.
Thủ tướng Thái Lan có vẻ quyết tâm theo đuổi chính sách tiếp cận trên tinh thần xây dựng với nhà cầm quyền quân nhân ở Rangoon.
Ông Thaksin nói mục đích của chính sách này là để cho trong vùng được ổn định hơn về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Nhưng một số phân tích gia Thái Lan nói đây chẳng qua chỉ vì lý do thương mại.
Trong khi Hoa Kỳ cấm hàng nhập từ Miến Điện và Liên hiệp Âu châu đình chỉ các qui chế ưu đãi, Thái Lan đang len vào với các biện pháp như bỏ luôn thuế quan đối với các nguyên liệu thô.
Sách lược hợp tác kinh tế của Thái Lan cũng cho Lào và Campuchia một hiệp ước qua đó giúp Thái Lan mua hàng hóa và tận dụng lao động rẻ tại hai nước này.
Điều đáng lưu ý là vắng bóng Việt Nam, có thể vì họ đã quá bận rộn với những hợp đồng mua bán với Trung Quốc.
Chủ trương tiếp cận với các nước láng giềng và Miến Điện phần nào cũng cho thấy ông Thaksin muốn củng cố vị thế của chính phủ Thái.
Việc bác sĩ Mahathir Mohammad từ chức thủ tướng Malaysia khiến có nơi đồn đoán rằng ông Thaksin muốn thay thế vị trí người anh lớn của Đông Nam Á.
Nhưng người ta ngạc nhiên trước lời phát biểu hôm cuối tuần của ông Thaksin rằng, ông sẽ rời bỏ chính trị vào cuối nhiệm kỳ hai.
Nói về chuyện cải tổ nội các, ông Thaksin cho biết sẽ không mất đến 22 năm như ở Malaysia đâu, trong trường hợp của Thái Lan, 8 năm là đủ.
Một lần nữa ông Thaksin nhắc lại các ưu tiên của ông là xóa nghèo, diệt tham nhũng, và giải quyết những vấn đề ở thành thị.
Nhưng ngày nào nguồn cung cấp ma túy và di dân bất hợp pháp còn tự do đi vào các thành phố của Thái Lan qua ngã Miến Điện thì sự thay đổi ở nước láng giềng này mang tính quyết định cho sự thành công của chính phủ Thái Lan. (BBC)