Một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với độ chênh lệch phiếu ít chưa từng thấy, chỉ chênh một phiếu, để hoãn trong vòng hai năm tới đây những thảo luận về một lệnh cấm quốc tế đối với nhân bản vô tính con người.
Vấn đề này đã chia rẽ hai nhóm các quốc gia có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về nhân bản vô tính.
Mới tháng trước, 60 cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới đã ra tuyên bố thúc giục Liên Hiệp Quốc cấm sinh sản theo phương pháp nhân bản vô tính, tức tạo ra các em bé bằng phương pháp này.
Tuy nhiên các cơ quan này cũng đề nghị được phép nhân bản vô tính liệu pháp, tức là thay đổi các phôi thai để tìm ra cách chữa bệnh mới.
Liên Hiệp Quốc can thiệp
Cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc có thể được các nhà khoa học vừa coi là thắng lợi và cũng là thất bại.
Liên Hiệp Quốc đã không thông qua đề nghị cấm tất cả các dạng nhân bản vô tính do Mỹ chủ xướng và chuyện nghiên cứu nhân bản vô tính để chữa trị bệnh được tiến hành như thường lệ.
Thế nhưng điều đó cũng có nghĩa là chuyện nhân bản vô tính con người cũng không bị cấm.
Giáo sư Richard Gardner là chủ tịch Ủy ban Tế bào mầm của Anh nói cả hai khả năng này đều không phải là lý tưởng,
"Nhưng cuộc bỏ phiếu vừa rồi theo chúng tôi là tốt hơn so với bỏ phiếu cấm toàn bộ. Nếu Liên Hiệp Quốc quyết định cấm tất cả mọi hình thức nhân bản vô tính thì nó sẽ gây ra nhiều khó khăn."
Rõ ràng chuyện Liên Hiệp Quốc đạt được sự đồng nhất quan điểm về nhân bản vô tính là điều không thể có.
Một số nước, nhất là các nước theo đạo Thiên Chúa giáo, không ủng hộ các nghiên cứu liên quan tới phôi thai.
Trong khi đó các nước thế tục cho rằng những nghiên cứu như vậy là quan trọng để tìm ra các cách chữa trị những bệnh như Parkinson hay các chứng bệnh về tim.
Có thể không phải là ngẫu nhiên mà các cuộc thảo luận sẽ không tái diễn cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
Một chính phủ mới ở Mỹ có thể sẽ có cách tiếp cận khác và các quốc gia sẽ dễ thoả hiệp hơn.
uy nhiên, quyết định của Liên Hiệp Quốc cũng thật trớ trêu.
Gần như tất cả các quốc gia có liên quan đều cho rằng cần cấm sinh sản theo nhân bản vô tính nhưng họ lại chưa tìm ra được cơ chế để đưa một lệnh cấm như vậy vào thực hiện. (BBC)
Vấn đề này đã chia rẽ hai nhóm các quốc gia có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về nhân bản vô tính.
Mới tháng trước, 60 cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới đã ra tuyên bố thúc giục Liên Hiệp Quốc cấm sinh sản theo phương pháp nhân bản vô tính, tức tạo ra các em bé bằng phương pháp này.
Tuy nhiên các cơ quan này cũng đề nghị được phép nhân bản vô tính liệu pháp, tức là thay đổi các phôi thai để tìm ra cách chữa bệnh mới.
Liên Hiệp Quốc can thiệp
Cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc có thể được các nhà khoa học vừa coi là thắng lợi và cũng là thất bại.
Liên Hiệp Quốc đã không thông qua đề nghị cấm tất cả các dạng nhân bản vô tính do Mỹ chủ xướng và chuyện nghiên cứu nhân bản vô tính để chữa trị bệnh được tiến hành như thường lệ.
Thế nhưng điều đó cũng có nghĩa là chuyện nhân bản vô tính con người cũng không bị cấm.
Giáo sư Richard Gardner là chủ tịch Ủy ban Tế bào mầm của Anh nói cả hai khả năng này đều không phải là lý tưởng,
"Nhưng cuộc bỏ phiếu vừa rồi theo chúng tôi là tốt hơn so với bỏ phiếu cấm toàn bộ. Nếu Liên Hiệp Quốc quyết định cấm tất cả mọi hình thức nhân bản vô tính thì nó sẽ gây ra nhiều khó khăn."
Rõ ràng chuyện Liên Hiệp Quốc đạt được sự đồng nhất quan điểm về nhân bản vô tính là điều không thể có.
Một số nước, nhất là các nước theo đạo Thiên Chúa giáo, không ủng hộ các nghiên cứu liên quan tới phôi thai.
Trong khi đó các nước thế tục cho rằng những nghiên cứu như vậy là quan trọng để tìm ra các cách chữa trị những bệnh như Parkinson hay các chứng bệnh về tim.
Có thể không phải là ngẫu nhiên mà các cuộc thảo luận sẽ không tái diễn cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.
Một chính phủ mới ở Mỹ có thể sẽ có cách tiếp cận khác và các quốc gia sẽ dễ thoả hiệp hơn.
uy nhiên, quyết định của Liên Hiệp Quốc cũng thật trớ trêu.
Gần như tất cả các quốc gia có liên quan đều cho rằng cần cấm sinh sản theo nhân bản vô tính nhưng họ lại chưa tìm ra được cơ chế để đưa một lệnh cấm như vậy vào thực hiện. (BBC)