ROMA, (Zenit.org) - Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê dường như là « di chúc thiêng liêng » của thánh nhân, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận xét: đối diện với viễn cảnh tử đạo sắp đến hồi kết để đưa mình giống với Đấng Cứu Chuộc, thánh Tông Đồ đã hé mở màu nhiệm sống nơi mình những tình cảm giống như Đức Kitô.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có bài giáo lý hàng tuần vào hôm qua Thứ Tư ngày 27 tháng Sáu 2012 về cầu nguyện với các thư của thánh Phaolô. Trong buổi tiếp kiến chung quy tụ khoảng 8 ngàn khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã chú giải thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Philipphê.
« Anh chị em thân mến, Đức Giáo Hoàng nói bằng Tiếng Pháp, thánh Phaolô đã để lại cũng để nói di chúc thiêng liêng của mình trong thư gửi tín hữu Philipphê. Mặc cho sự mất an toàn đang vây quanh mình, ngài đã biểu lộ niềm vui là môn đệ Chúa Kitô, đi đến gặp Người, với cái nhìn chết chóc không phải là mất mát nhưng là một mối lợi. Ngài đã rút được sự can đảm này từ đâu khi mà sự tử đạo đang gần kề ? ».
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận ra rằng thánh Phaolô thấy được câu trả lời cho chính mình: « Trong khi có nơi mình những tình cảm của Đức Kitô, có nghĩa là tình yêu, khiêm nhường, vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật, không sống hữu thế của mình như Thiên Chúa để chiến thắng, hay áp đặt bằng sức mạnh của mình. Không, Ngài đã tự hủy, mặc lấy thân phận phàm nhân được ghi dấu qua đau khổ và cái chết, trở nên nô lệ nhằm phục vụ cho người khác đến tột cùng của hiến tế ».
« Như vậy, vâng lời của Đức Kitô mang lại cho chúng ta cái mà do sự bất tuân phục của Ađam, muốn đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, đã đánh mất. Và con người được chuộc lại tìm thấy được tất cả phẩm giá của mình », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Đó là tầm quan trọng của cầu nguyện, vì nó có khả năng chuyển đổi nội tâm nơi người tín hữu, Đức Giáo Hoàng còn giải thích: « Anh chị em thân mến, trong khi cầu nguyện, Thánh Thần làm cho chúng ta đi vào sự năng động này của sự sống. Sự thực hiện của riêng chúng ta vốn không có khả năng hay tự đủ để trở nên như Thiên Chúa. Theo Chúa Giêsu, là làm cho ý chúng ta hợp với ý Thiên Chúa, là làm cho chúng ta trở nên trống rỗng để kín đầy tình yêu của Ngài giúp ta có khả năng sống yêu thương người khác. Như thánh Phaolô, ước chi thang gia trị của chúng ta đặt Thiên Chúa và nhận biết Đức Giêsu Kitô lên vị trí hàng đầu ! ».
Bằng Tiếng Ý, Đức Thánh Cha cũng gợi đến kinh nghiệm của thánh Phaxicô Khó Khăn: « Khởi đầu buổi giáo lý này, chúng ta tự hỏi làm thế mà thánh Phaolô có thể giữ được niềm vui khi đối diện với rủi ro về tính mạng dẫn đến tử tạo và đổ máu. Chỉ có thể vì thánh nhân không bao giờ xa rời cái nhìn của mình vào Chúa Kitô, đến độ trở nên giống với Người trong cái chết « ngõ hầu có thể đi đến sự phục sinh giữa những kẻ chết » (Ph 3, 11). Và cũng như thánh Phaxicô trước tượng Chịu Nạn, chúng ta cũng hãy nói: « Lạy Thiên Chúa Tối Cao và Vinh Quang, hãy đến xua tan những tăm tối trong con tim của con; hãy ban cho con một đức tin ngay thẳng, một niềm hy vọng chắc chắn, một đức bác ái hoàn hảo, và cũng giúp con cảm nghiệm và nhận biết, ngõ hầu con có thể chu toàn thánh ý không bao giờ xa rời khỏi con. Amen ».
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có bài giáo lý hàng tuần vào hôm qua Thứ Tư ngày 27 tháng Sáu 2012 về cầu nguyện với các thư của thánh Phaolô. Trong buổi tiếp kiến chung quy tụ khoảng 8 ngàn khách hành hương tại sảnh đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã chú giải thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Philipphê.
« Anh chị em thân mến, Đức Giáo Hoàng nói bằng Tiếng Pháp, thánh Phaolô đã để lại cũng để nói di chúc thiêng liêng của mình trong thư gửi tín hữu Philipphê. Mặc cho sự mất an toàn đang vây quanh mình, ngài đã biểu lộ niềm vui là môn đệ Chúa Kitô, đi đến gặp Người, với cái nhìn chết chóc không phải là mất mát nhưng là một mối lợi. Ngài đã rút được sự can đảm này từ đâu khi mà sự tử đạo đang gần kề ? ».
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận ra rằng thánh Phaolô thấy được câu trả lời cho chính mình: « Trong khi có nơi mình những tình cảm của Đức Kitô, có nghĩa là tình yêu, khiêm nhường, vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là người thật, không sống hữu thế của mình như Thiên Chúa để chiến thắng, hay áp đặt bằng sức mạnh của mình. Không, Ngài đã tự hủy, mặc lấy thân phận phàm nhân được ghi dấu qua đau khổ và cái chết, trở nên nô lệ nhằm phục vụ cho người khác đến tột cùng của hiến tế ».
« Như vậy, vâng lời của Đức Kitô mang lại cho chúng ta cái mà do sự bất tuân phục của Ađam, muốn đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, đã đánh mất. Và con người được chuộc lại tìm thấy được tất cả phẩm giá của mình », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Đó là tầm quan trọng của cầu nguyện, vì nó có khả năng chuyển đổi nội tâm nơi người tín hữu, Đức Giáo Hoàng còn giải thích: « Anh chị em thân mến, trong khi cầu nguyện, Thánh Thần làm cho chúng ta đi vào sự năng động này của sự sống. Sự thực hiện của riêng chúng ta vốn không có khả năng hay tự đủ để trở nên như Thiên Chúa. Theo Chúa Giêsu, là làm cho ý chúng ta hợp với ý Thiên Chúa, là làm cho chúng ta trở nên trống rỗng để kín đầy tình yêu của Ngài giúp ta có khả năng sống yêu thương người khác. Như thánh Phaolô, ước chi thang gia trị của chúng ta đặt Thiên Chúa và nhận biết Đức Giêsu Kitô lên vị trí hàng đầu ! ».
Bằng Tiếng Ý, Đức Thánh Cha cũng gợi đến kinh nghiệm của thánh Phaxicô Khó Khăn: « Khởi đầu buổi giáo lý này, chúng ta tự hỏi làm thế mà thánh Phaolô có thể giữ được niềm vui khi đối diện với rủi ro về tính mạng dẫn đến tử tạo và đổ máu. Chỉ có thể vì thánh nhân không bao giờ xa rời cái nhìn của mình vào Chúa Kitô, đến độ trở nên giống với Người trong cái chết « ngõ hầu có thể đi đến sự phục sinh giữa những kẻ chết » (Ph 3, 11). Và cũng như thánh Phaxicô trước tượng Chịu Nạn, chúng ta cũng hãy nói: « Lạy Thiên Chúa Tối Cao và Vinh Quang, hãy đến xua tan những tăm tối trong con tim của con; hãy ban cho con một đức tin ngay thẳng, một niềm hy vọng chắc chắn, một đức bác ái hoàn hảo, và cũng giúp con cảm nghiệm và nhận biết, ngõ hầu con có thể chu toàn thánh ý không bao giờ xa rời khỏi con. Amen ».