VATICAN - Đức Giáo Hoàng nói về giải vô địch túc cầu châu Âu: "Thể thao là một trường học để giáo dục ý thức tôn trọng người khác"
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi đến Đức Tổng Giám Mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nhân dịp giải vô địch túc cầu tại Ba Lan và Ucraine khai diễn từ 8-6 đến 1-7.
Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội không dửng dưng trước biến cố thể thao này, đặc biệt là Giáo Hội quan tâm đến các nhu cầu tinh thần của những người tham dự. Ngài cũng nhắc lại giáo huấn của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 về tầm quan trọng của thể thao như phương thế để phát triển toàn diện con người và là nhân tố rất hữu ích để xây dựng một xã hội nhân bản hơn. Ý nghĩa tình huynh đệ, lòng can đảm, lương thiện và tôn trọng thân xác, là những đức tính không thể thiếu được đối với mỗi vận động viên tốt, chúng góp phần vào việc xây dựng một xã hội dân sự trong đó ta ưa chuộng sự gặp gỡ hơn là sự đối đầu, sự đối chiếu chân thành hơn là sự đối nghịch. Hiểu như thế, thể thao không phải là mục đích nhưng là phương tiện, nó có thể trở thành phương thế truyền đạt văn minh, giải trí chân thực, kích thích con người khai triển những gì là tốt đẹp nhất nơi mình”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhận định rằng các loại thể thao có tính đồng đội, như túc cầu, là một trường quan trọng để dạy về ý nghĩa sự tôn trọng tha nhân, kể cả đối thủ thể thao, dạy về tinh thần hy sinh bản thân để nhắm tới thiện ích của toàn đội, đề cao năng khiếu của mỗi phần tử họp thành đội, tóm lại là vượt lên trên xu hướng cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường thấy trong quan hệ giữa con người với nhau, để dành cho cho tình huynh đệ và tình thương là những yếu tố duy nhất có thể thăng tiến công ích chân thực ở mọi cấp độ”