Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi trao trả 200 tài sản và yêu cầu công nhận pháp lý
Istanbul (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng giành lại quyền sở hữu của 200 tài sản bị chính phủ Ankara tịch thu trong những năm 1930. Tuy nhiên, một số thành phần trong cộng đồng nghĩ rằng giáo hội nên tập trung nỗ lực vào việc công nhận pháp lý của cộng đồng.
Một vài ngày trước, một số giám mục Công Ggiáo, bao gồm Đức Cha Ruggero Franceschini, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã gặp gỡ Ủy ban Hoà giải của Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban đã làm việc để nghiên cứu việc trao trả tài sản bị tịch thu bởi chính phủ Ataturk đối với cộng đồng không Hồi giáo. Nhưng người Công Giáo không có trong danh sách "cộng đồng không Hồi giáo" bởi vì vào thời điểm đó họ được công nhận như là một cộng đồng "nước ngoài".
Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ trình một danh sách hơn 200 tài sản (nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện, nghĩa trang, ...) dựa trên một danh sách được soạn thảo vào năm 1913 giữa Tể tướng của Đế chế Ottoman và Pháp, nước bảo vệ Giáo Hội Công Giáo thuở trước.
Vấn đề trả lại những tài sản này rất phức tạp: trước tiên, những tài sản này đã bị chuyền tay nhau và không chắc rằng chúng có thể được trả lại. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là thiếu tư cách pháp lý của Giáo hội Công Giáo trong luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ hiện hành. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể sở hữu tài sản và chỉ có thể thực hiện việc trả cho các công dân Thổ Nhĩ Kỳ riêng rẽ (thường là giáo sĩ triều hoặc người được chỉ định liên quan đến Giáo Hội), với những hậu quả không lường.
Nhiều đảng chính trị và các tờ báo đã chụp lấy những yêu cầu của các giám mục, kết án họ là "tham lam". Yêu cầu đã làm bối rối các cộng đồng Kitô giáo khác.
Một số nhân vật Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh với Hãng thông tấn AsiaNews rằng vấn đề thực sự cần phải được giải quyết là được Nhà nước công nhận pháp lý. Các nguồn tin thân cận các giám mục tuyên bố rằng chủ đề này thậm chí đã không được giải quyết tại cuộc họp với Ủy ban Hoà giải.
Đức Cha Antonio Lucibello, Sứ thần Toàn Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ cho hay: "Về sự công nhận này, đã có cuộc hội đàm trù bị qua nhiều thập kỷ. Ngay cả Đức Giáo Hoàng, trong cuộc gặp tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đến Vatican (07/10/2010), đã một lần nữa yêu cầu công nhận pháp lý của Giáo Hội Công Giáo. Sự công nhận phải được thừa nhận, vì một đất nước như Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trong 60 năm và thực sự cần phải đưa ra sự công nhận này: nó sẽ là hệ quả hợp lý bởi vì Giáo Hội tại Thổ Nhĩ Kỳ mang ý nghĩa như là bắt nguồn của Tòa Thánh".
Theo các chuyên gia, cải cách hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới có thể dẫn đến mở cửa cho việc công nhận pháp lý của Giáo Hội Công Giáo.
Lã Thụ Nhân
Istanbul (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng giành lại quyền sở hữu của 200 tài sản bị chính phủ Ankara tịch thu trong những năm 1930. Tuy nhiên, một số thành phần trong cộng đồng nghĩ rằng giáo hội nên tập trung nỗ lực vào việc công nhận pháp lý của cộng đồng.
Một vài ngày trước, một số giám mục Công Ggiáo, bao gồm Đức Cha Ruggero Franceschini, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã gặp gỡ Ủy ban Hoà giải của Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban đã làm việc để nghiên cứu việc trao trả tài sản bị tịch thu bởi chính phủ Ataturk đối với cộng đồng không Hồi giáo. Nhưng người Công Giáo không có trong danh sách "cộng đồng không Hồi giáo" bởi vì vào thời điểm đó họ được công nhận như là một cộng đồng "nước ngoài".
Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ trình một danh sách hơn 200 tài sản (nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện, nghĩa trang, ...) dựa trên một danh sách được soạn thảo vào năm 1913 giữa Tể tướng của Đế chế Ottoman và Pháp, nước bảo vệ Giáo Hội Công Giáo thuở trước.
Vấn đề trả lại những tài sản này rất phức tạp: trước tiên, những tài sản này đã bị chuyền tay nhau và không chắc rằng chúng có thể được trả lại. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là thiếu tư cách pháp lý của Giáo hội Công Giáo trong luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ hiện hành. Cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể sở hữu tài sản và chỉ có thể thực hiện việc trả cho các công dân Thổ Nhĩ Kỳ riêng rẽ (thường là giáo sĩ triều hoặc người được chỉ định liên quan đến Giáo Hội), với những hậu quả không lường.
Nhiều đảng chính trị và các tờ báo đã chụp lấy những yêu cầu của các giám mục, kết án họ là "tham lam". Yêu cầu đã làm bối rối các cộng đồng Kitô giáo khác.
Một số nhân vật Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh với Hãng thông tấn AsiaNews rằng vấn đề thực sự cần phải được giải quyết là được Nhà nước công nhận pháp lý. Các nguồn tin thân cận các giám mục tuyên bố rằng chủ đề này thậm chí đã không được giải quyết tại cuộc họp với Ủy ban Hoà giải.
Đức Cha Antonio Lucibello, Sứ thần Toàn Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ cho hay: "Về sự công nhận này, đã có cuộc hội đàm trù bị qua nhiều thập kỷ. Ngay cả Đức Giáo Hoàng, trong cuộc gặp tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đến Vatican (07/10/2010), đã một lần nữa yêu cầu công nhận pháp lý của Giáo Hội Công Giáo. Sự công nhận phải được thừa nhận, vì một đất nước như Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh trong 60 năm và thực sự cần phải đưa ra sự công nhận này: nó sẽ là hệ quả hợp lý bởi vì Giáo Hội tại Thổ Nhĩ Kỳ mang ý nghĩa như là bắt nguồn của Tòa Thánh".
Theo các chuyên gia, cải cách hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới có thể dẫn đến mở cửa cho việc công nhận pháp lý của Giáo Hội Công Giáo.
Lã Thụ Nhân