HÀ NỘI – Ngày Chúa nhật tuần thứ II Phục Sinh và là ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, tại Giáo xứ Mường Riệc (Xóm Riệc I, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức tuần Chầu lượt thay mặt Tổng Giáo phận Hà Nội. Thánh lễ đồng tế do cha Đaminh Nguyễn Công Khương, Phó xứ Thạch Bích làm chủ tế.
Xem hình ảnh
Được sự đồng ý và động viên của cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân, các ông trong Ban Hành giáo đã cho giăng cờ sọc vàng đỏ dọc chen lẫn những đường dây điện và dây điện thoại ở hai bên con đường, dẫn từ cổng làng đơn sơ của người dân tộc Mường sống tại xóm Riệc nơi đây, vào tới cổng nhà thờ và trong sân nhà thờ một cây tre treo cờ dân tộc nổi bật lên trên núi đồi với cây rừng xanh tươi. Từ xa xa chừng một cây số, khách hành hương đã thấy cờ phướn bay phấp phới trong gió. Còn những người dân ở đầu xã Mỹ Thành cũng vui cùng, trò chuyện với nhau, hỏi han nhau xem hôm nay nhà thờ có lễ gì mà từ sáng sớm đã thấy có rất nhiều ô tô chở đông người tới nhà thờ.
Nhà thờ Mường Riệc từng được xây dựng năm 1913 trong thời Pháp thuộc. Sau năm 1945, những năm tháng chiến tranh, nhà thờ bị bom đạn tàn phá. Đến ngày 23.1.2008, ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng lại và được cắt băng khánh thành từ tay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội. Ngôi nhà thờ to và rộng 480m2 có một tháp chuông cao 25m cùng với nhà phòng khang trang là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của hạt Hòa Bình. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có 11 giáo xứ (10 xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và 1 giáo xứ thuộc giáo phận Phát Diệm). Tại huyện Kim Bôi có hai xứ, đó là Bến Cuối (xã Tân Thành) và Gò Mu (xã Thanh Lương); tại huyện Lương Sơn có ba xứ, đó là Đồng Cháy (xã Cao Dương), Đồng Gội (xã Quất Lâm) và Mường Tre (xã Hạ Bì); tại huyện Lạc Thủy có hai xứ: xứ Đồng Gianh (xã Phú Thành) và xứ Khoan Dụ (xã Khoan Dụ; thuộc Giáo phận Phát Diệm); tại huyện Lạc Sơn có bốn giáo xứ, đó là xứ Mường Cắt [tên gọi khác là Hướng Nghĩa] (xã Văn Nghĩa), xứ Mường Đổn (xã Văn Lãng), xứ Mường Riệc [tên gọi khác là Mỹ Thành] theo tên địa danh của xã Mỹ Thành và xứ Vụ Bản (xã Vụ Bản). Tất cả các giáo xứ nằm trong địa bàn tỉnh Hòa Bình đều là những giáo xứ phục vụ cho người dân tộc Mường, và đã được truyền giáo cho người Mường trong tỉnh Hòa Bình từ năm 1818, đời Đức cha Jacques Benjamin Longer (1752 – 1787 – 1831). Quý cha đến với người dân tộc Mường đều được học tiếng dân tộc. Thường và luôn luôn, trong thánh lễ, bài giảng (bài chia sẻ Tin Mừng) được cha giảng lễ nói bằng tiếng Mường. Tuy nhiên, thánh lễ Chầu hôm nay, cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng bằng tiếng Kinh và cộng đoàn đều chăm chú lắng nghe cha giảng lễ.
Theo truyền thống của giáo xứ nơi những người dân tộc Mường, ngày Chầu lượt của giáo xứ được bắt đầu bằng thánh lễ khai mạc lúc 6 giờ sáng và bế mạc lúc 11 giờ trưa là thánh lễ tạ ơn có quý cha trong giáo hạt đồng tế. Việc đi lại và di chuyển trên đường rừng núi chiếm gấp ba lần thời gian đi đường bằng nên khó có thể giờ Chầu đến 5 giờ chiều như tại các giáo xứ miền xuôi, vì để đi qua 30 – 40km đường núi là phải mất trên 3 tiếng đồng hồ. Đó là những con đường chỉ rộng 4m áp sát sườn núi lên tới độ cao gần 700m và bên dưới là thung lũng bạt ngàn lớp lớp cây rừng, không có gương cầu, không có đèn cao áp và cũng chẳng có cửa hàng quán nước, trạm xăng và bưu điện ven đường.
Ngày Chầu lượt của giáo xứ Mường Riệc năm nay có sự tham gia của xứ Mường Cắt, Vụ Bản, cộng đoàn họ Sỳ, họ Ba Rường, đồi Cả, đồi Mựng, đồi Pheo và đồi Ấm. Giáo dân từ Hà Nội vượt 90km đường rừng núi và giáo dân từ Hà Nam cũng đi chặng đường dài 70km cùng với quý cha đến Mường Riệc hiệp thông giờ Chầu. Đã có khoảng 700 giáo dân tham dự thánh lễ tạ ơn. Và trước khi kết thúc thánh lễ có trao phần thưởng thi Kinh Bổn cho các giáo xứ và các hội đoàn. Cha Antôn Trần Cao Tích trao giải nhất cho Hội Mân Côi Riệc II, ngài hài hước hỏi chị trưởng hội lên nhận phần thưởng: “Trước khi tôi trao giải, chị hãy đọc ‘Kinh ăn cơm’ cho cộng đoàn nghe đi nào”, chị trưởng hội vâng theo lời cha và cất lời kinh bằng tiếng Kinh: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Khi chị nhận phần thưởng từ tay cha Cao Tích, cả nhà thờ vỗ tay reo vui cùng chị.
Những lời giảng lễ của Cha Giuse Tạ Xuân Hòa đã đánh động tâm hồn không chỉ nơi người dân bản Mường mà cả khách hành hương tới xứ Mường Riệc. Ngài kể về đồng tiền “mua vui” khi mà có nhiều người đi lễ nhà thờ đã hỏi nhau đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để bỏ vào giỏ dâng cúng những tờ tiền 500 đồng và thậm chí là tờ 200 đồng. Cuối bài giảng ngài kể câu chuyện về người thợ cắt tóc tốt bụng là người dân xứ Đồng Chiêm, một con người tràn đầy niềm vui và tình yêu. Vì mỗi khi ngài nhờ ông tới cắt tóc thì ông đến ngay trong ngày. Điều đặc biệt là khi đi, ông thợ cắt tóc còn đem theo một chiếc mũ bảo hiểm thứ hai, để nếu đi trên đường có ai cần đi nhờ thì ông cho đi cùng. Cha Hòa kể, trước đây ông ấy còn đem theo một chai xăng, để khi đi đường gặp thấy có ai bị hết xăng thì ông ấy trợ giúp. Thời gian gần đây có hiện tượng xe máy cháy nhiều quá cho nên ông ấy không mang chai xăng đi mà chuyển sang mang chai không và ống nhựa ti-ô, để xe nào hết xăng thì lấy xăng trực tiếp từ xe mình chuyển sang thì người ta mới tin!
Cả cộng đoàn lặng đi nghe cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng lễ và dường như ai cũng thầm cầu nguyện tạ ơn Chúa với người thợ cắt tóc tốt bụng đó. Tiếng máy nổ phát ra từ đầu nhà thờ đã làm thức dậy sự yên tĩnh trong khoảnh khắc tiếp nối giữa phụng vụ Lời Chúa và Lời cầu nguyện giáo dân. Cuộc sống của người dân xứ Mường vẫn còn nhiều vất vả, khó khăn và khổ cực. Mong sao nơi đây có được nguồn điện ổn định, vì hiện nay, mỗi gia đình chỉ có được một bóng đèn thắp cho buổi tối mờ mờ chẳng đủ sáng. Mong sao đường giao thông thuận tiện hơn để những người dân tộc có thể đi đi về về nơi thành phố để học tập, làm việc và giao thương kinh tế. Và mong sao, những ngày lễ Chầu lượt là ngày hội cho các giáo xứ cùng đến chia vui, đem lại tin yêu cho những người dân tộc và cho những người lương dân.
Xem hình ảnh
Được sự đồng ý và động viên của cha xứ Gioan Nguyễn Văn Hân, các ông trong Ban Hành giáo đã cho giăng cờ sọc vàng đỏ dọc chen lẫn những đường dây điện và dây điện thoại ở hai bên con đường, dẫn từ cổng làng đơn sơ của người dân tộc Mường sống tại xóm Riệc nơi đây, vào tới cổng nhà thờ và trong sân nhà thờ một cây tre treo cờ dân tộc nổi bật lên trên núi đồi với cây rừng xanh tươi. Từ xa xa chừng một cây số, khách hành hương đã thấy cờ phướn bay phấp phới trong gió. Còn những người dân ở đầu xã Mỹ Thành cũng vui cùng, trò chuyện với nhau, hỏi han nhau xem hôm nay nhà thờ có lễ gì mà từ sáng sớm đã thấy có rất nhiều ô tô chở đông người tới nhà thờ.
Nhà thờ Mường Riệc từng được xây dựng năm 1913 trong thời Pháp thuộc. Sau năm 1945, những năm tháng chiến tranh, nhà thờ bị bom đạn tàn phá. Đến ngày 23.1.2008, ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng lại và được cắt băng khánh thành từ tay Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội. Ngôi nhà thờ to và rộng 480m2 có một tháp chuông cao 25m cùng với nhà phòng khang trang là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của hạt Hòa Bình. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay có 11 giáo xứ (10 xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội và 1 giáo xứ thuộc giáo phận Phát Diệm). Tại huyện Kim Bôi có hai xứ, đó là Bến Cuối (xã Tân Thành) và Gò Mu (xã Thanh Lương); tại huyện Lương Sơn có ba xứ, đó là Đồng Cháy (xã Cao Dương), Đồng Gội (xã Quất Lâm) và Mường Tre (xã Hạ Bì); tại huyện Lạc Thủy có hai xứ: xứ Đồng Gianh (xã Phú Thành) và xứ Khoan Dụ (xã Khoan Dụ; thuộc Giáo phận Phát Diệm); tại huyện Lạc Sơn có bốn giáo xứ, đó là xứ Mường Cắt [tên gọi khác là Hướng Nghĩa] (xã Văn Nghĩa), xứ Mường Đổn (xã Văn Lãng), xứ Mường Riệc [tên gọi khác là Mỹ Thành] theo tên địa danh của xã Mỹ Thành và xứ Vụ Bản (xã Vụ Bản). Tất cả các giáo xứ nằm trong địa bàn tỉnh Hòa Bình đều là những giáo xứ phục vụ cho người dân tộc Mường, và đã được truyền giáo cho người Mường trong tỉnh Hòa Bình từ năm 1818, đời Đức cha Jacques Benjamin Longer (1752 – 1787 – 1831). Quý cha đến với người dân tộc Mường đều được học tiếng dân tộc. Thường và luôn luôn, trong thánh lễ, bài giảng (bài chia sẻ Tin Mừng) được cha giảng lễ nói bằng tiếng Mường. Tuy nhiên, thánh lễ Chầu hôm nay, cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng bằng tiếng Kinh và cộng đoàn đều chăm chú lắng nghe cha giảng lễ.
Theo truyền thống của giáo xứ nơi những người dân tộc Mường, ngày Chầu lượt của giáo xứ được bắt đầu bằng thánh lễ khai mạc lúc 6 giờ sáng và bế mạc lúc 11 giờ trưa là thánh lễ tạ ơn có quý cha trong giáo hạt đồng tế. Việc đi lại và di chuyển trên đường rừng núi chiếm gấp ba lần thời gian đi đường bằng nên khó có thể giờ Chầu đến 5 giờ chiều như tại các giáo xứ miền xuôi, vì để đi qua 30 – 40km đường núi là phải mất trên 3 tiếng đồng hồ. Đó là những con đường chỉ rộng 4m áp sát sườn núi lên tới độ cao gần 700m và bên dưới là thung lũng bạt ngàn lớp lớp cây rừng, không có gương cầu, không có đèn cao áp và cũng chẳng có cửa hàng quán nước, trạm xăng và bưu điện ven đường.
Ngày Chầu lượt của giáo xứ Mường Riệc năm nay có sự tham gia của xứ Mường Cắt, Vụ Bản, cộng đoàn họ Sỳ, họ Ba Rường, đồi Cả, đồi Mựng, đồi Pheo và đồi Ấm. Giáo dân từ Hà Nội vượt 90km đường rừng núi và giáo dân từ Hà Nam cũng đi chặng đường dài 70km cùng với quý cha đến Mường Riệc hiệp thông giờ Chầu. Đã có khoảng 700 giáo dân tham dự thánh lễ tạ ơn. Và trước khi kết thúc thánh lễ có trao phần thưởng thi Kinh Bổn cho các giáo xứ và các hội đoàn. Cha Antôn Trần Cao Tích trao giải nhất cho Hội Mân Côi Riệc II, ngài hài hước hỏi chị trưởng hội lên nhận phần thưởng: “Trước khi tôi trao giải, chị hãy đọc ‘Kinh ăn cơm’ cho cộng đoàn nghe đi nào”, chị trưởng hội vâng theo lời cha và cất lời kinh bằng tiếng Kinh: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”. Khi chị nhận phần thưởng từ tay cha Cao Tích, cả nhà thờ vỗ tay reo vui cùng chị.
Những lời giảng lễ của Cha Giuse Tạ Xuân Hòa đã đánh động tâm hồn không chỉ nơi người dân bản Mường mà cả khách hành hương tới xứ Mường Riệc. Ngài kể về đồng tiền “mua vui” khi mà có nhiều người đi lễ nhà thờ đã hỏi nhau đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để bỏ vào giỏ dâng cúng những tờ tiền 500 đồng và thậm chí là tờ 200 đồng. Cuối bài giảng ngài kể câu chuyện về người thợ cắt tóc tốt bụng là người dân xứ Đồng Chiêm, một con người tràn đầy niềm vui và tình yêu. Vì mỗi khi ngài nhờ ông tới cắt tóc thì ông đến ngay trong ngày. Điều đặc biệt là khi đi, ông thợ cắt tóc còn đem theo một chiếc mũ bảo hiểm thứ hai, để nếu đi trên đường có ai cần đi nhờ thì ông cho đi cùng. Cha Hòa kể, trước đây ông ấy còn đem theo một chai xăng, để khi đi đường gặp thấy có ai bị hết xăng thì ông ấy trợ giúp. Thời gian gần đây có hiện tượng xe máy cháy nhiều quá cho nên ông ấy không mang chai xăng đi mà chuyển sang mang chai không và ống nhựa ti-ô, để xe nào hết xăng thì lấy xăng trực tiếp từ xe mình chuyển sang thì người ta mới tin!
Cả cộng đoàn lặng đi nghe cha Giuse Tạ Xuân Hòa giảng lễ và dường như ai cũng thầm cầu nguyện tạ ơn Chúa với người thợ cắt tóc tốt bụng đó. Tiếng máy nổ phát ra từ đầu nhà thờ đã làm thức dậy sự yên tĩnh trong khoảnh khắc tiếp nối giữa phụng vụ Lời Chúa và Lời cầu nguyện giáo dân. Cuộc sống của người dân xứ Mường vẫn còn nhiều vất vả, khó khăn và khổ cực. Mong sao nơi đây có được nguồn điện ổn định, vì hiện nay, mỗi gia đình chỉ có được một bóng đèn thắp cho buổi tối mờ mờ chẳng đủ sáng. Mong sao đường giao thông thuận tiện hơn để những người dân tộc có thể đi đi về về nơi thành phố để học tập, làm việc và giao thương kinh tế. Và mong sao, những ngày lễ Chầu lượt là ngày hội cho các giáo xứ cùng đến chia vui, đem lại tin yêu cho những người dân tộc và cho những người lương dân.