Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria, Nigieria, ngài sẽ tông du Trung Đông vào tháng Chín
Vatican City (AP) – Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cầu xin cho chế độ Syria để ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt đổ máu và bày tỏ hy vọng rằng niềm vui của Lễ Phục Sinh sẽ an ủi các cộng đoàn Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, bị khản giọng và trông có vẻ mệt mỏi, đã cử hành Thánh Lễ kỷ niệm ngày cực thánh vui mừng nhất Kitô giáo nơi những bậc cấp được trang trí bằng hoa ở tiền sảnh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, trước đám đông tín hữu tăng lên đến hơn 100.000 người khi kết thúc Thánh Lễ kéo dài 2 giờ.
Chỉ vài giờ trước đó, Đức Giáo Hoàng, người bước sang tuổi 85 vào ngày 16 tháng Tư tới, đã chủ sự một nghi lễ canh thức dài trong nhà thờ. Đã có những lo ngại về sức khỏe của ngài, thời gian gần đây ngài sử dụng một cây gậy khi xuất hiện công khai. Ngài không còn đi bộ xuống lối đi dọc theo Vương cung Thánh đường, thay vào đó ngài di chuyển bằng bục có bánh xe do những người trợ tá đẩy.
Cuối Thánh Lễ Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất hiện ở ban công chính của Vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô để đọc sứ điệp Phục Sinh gửi đến" toàn thế giới", đưa ra lời kêu gọi vang vọng cho hòa bình ở Iraq, Syria và ở những nơi khác ở Trung Đông, ở Phi Châu, nhắc đến cuộc đảo chính xảy ra ở Mali và Nigeria, nơi mà các Kitô hữu và người Hồi giáo cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công khủng bố.
Đức Thánh Cha khẩn cầu: " Xin Chúa Kitô Phục sinh ban hy vọng cho Trung Đông và cho tất cả các dân tộc, xin cho các nhóm văn hóa và tôn giáo trong khu vực đó biết cùng nhau làm việc để thúc đẩy thiện ích chung và tôn trọng nhân quyền. Đặc biệt là ở Syria, cầu xin cho sớm có một kết thúc cho tình trạng đổ máu và có được một dấn thân tức khắc trên con đường đối thoại, tôn trọng và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã kêu gọi". Syria là nước đầu tiên trong số những nước bị tàn phá vì xung đột được ngài đề cập đến trong sứ điệp Phục Sinh truyền thống "Urbi et Orbi" gởi cho thành Rôma và toàn thể thế giới.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng than phiền rằng nhiều người Syria chạy trốn khỏi cuộc xung đột - theo ước tính có khoảng 9.000 người thiệt mạng - đang chịu đựng "những đau khổ khủng khiếp" và cầu cho họ nhận được sự chào đón và hỗ trợ.
Nhấn mạnh đến mối quan tâm của Đức Thánh Cha dành cho Trung Đông, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hành hương ba ngày tới Libăng vào tháng Chín, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Beirut và động viên các giám mục và giáo sĩ khác ở Trung Đông.
Để tạo sự thích thú của đám đông bên dưới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đọc lời chúc mừng Phục Sinh bằng 66 ngôn ngữ. Ngài gởi lời chào đặc biệt đến người dân Hà Lan, để thể hiện lòng biết ơn đối với khoảng 42.000 chậu cây và việc sắp đặt hoa, bao gồm những cành hoa anh đào Nhật Bản, hoa hồng và hoa phong lan, làm rạng rỡ quảng trường và trên ban công vào một buổi sáng đôi khi có nắng, lúc có mây và mát mẻ.
Tại Giêrusalem, hàng ngàn tín hữu quy tụ lại để mừng Lễ Phục sinh, tràn ngập vào một trong những nhà thờ thánh thiêng nhất Kitô giáo, thờ phượng, ca hát và cầu nguyện. Người Công Giáo và Tin Lành thay phiên nhau tổ chức các nghi lễ trong Nhà thờ Mộ Thánh cổ xưa, được xây dựng trên ở nơi mà nhiều Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã được mai táng.
Vatican City (AP) – Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cầu xin cho chế độ Syria để ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt đổ máu và bày tỏ hy vọng rằng niềm vui của Lễ Phục Sinh sẽ an ủi các cộng đoàn Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, bị khản giọng và trông có vẻ mệt mỏi, đã cử hành Thánh Lễ kỷ niệm ngày cực thánh vui mừng nhất Kitô giáo nơi những bậc cấp được trang trí bằng hoa ở tiền sảnh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, trước đám đông tín hữu tăng lên đến hơn 100.000 người khi kết thúc Thánh Lễ kéo dài 2 giờ.
Chỉ vài giờ trước đó, Đức Giáo Hoàng, người bước sang tuổi 85 vào ngày 16 tháng Tư tới, đã chủ sự một nghi lễ canh thức dài trong nhà thờ. Đã có những lo ngại về sức khỏe của ngài, thời gian gần đây ngài sử dụng một cây gậy khi xuất hiện công khai. Ngài không còn đi bộ xuống lối đi dọc theo Vương cung Thánh đường, thay vào đó ngài di chuyển bằng bục có bánh xe do những người trợ tá đẩy.
Cuối Thánh Lễ Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất hiện ở ban công chính của Vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô để đọc sứ điệp Phục Sinh gửi đến" toàn thế giới", đưa ra lời kêu gọi vang vọng cho hòa bình ở Iraq, Syria và ở những nơi khác ở Trung Đông, ở Phi Châu, nhắc đến cuộc đảo chính xảy ra ở Mali và Nigeria, nơi mà các Kitô hữu và người Hồi giáo cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công khủng bố.
Đức Thánh Cha khẩn cầu: " Xin Chúa Kitô Phục sinh ban hy vọng cho Trung Đông và cho tất cả các dân tộc, xin cho các nhóm văn hóa và tôn giáo trong khu vực đó biết cùng nhau làm việc để thúc đẩy thiện ích chung và tôn trọng nhân quyền. Đặc biệt là ở Syria, cầu xin cho sớm có một kết thúc cho tình trạng đổ máu và có được một dấn thân tức khắc trên con đường đối thoại, tôn trọng và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã kêu gọi". Syria là nước đầu tiên trong số những nước bị tàn phá vì xung đột được ngài đề cập đến trong sứ điệp Phục Sinh truyền thống "Urbi et Orbi" gởi cho thành Rôma và toàn thể thế giới.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng than phiền rằng nhiều người Syria chạy trốn khỏi cuộc xung đột - theo ước tính có khoảng 9.000 người thiệt mạng - đang chịu đựng "những đau khổ khủng khiếp" và cầu cho họ nhận được sự chào đón và hỗ trợ.
Nhấn mạnh đến mối quan tâm của Đức Thánh Cha dành cho Trung Đông, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hành hương ba ngày tới Libăng vào tháng Chín, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Beirut và động viên các giám mục và giáo sĩ khác ở Trung Đông.
Để tạo sự thích thú của đám đông bên dưới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đọc lời chúc mừng Phục Sinh bằng 66 ngôn ngữ. Ngài gởi lời chào đặc biệt đến người dân Hà Lan, để thể hiện lòng biết ơn đối với khoảng 42.000 chậu cây và việc sắp đặt hoa, bao gồm những cành hoa anh đào Nhật Bản, hoa hồng và hoa phong lan, làm rạng rỡ quảng trường và trên ban công vào một buổi sáng đôi khi có nắng, lúc có mây và mát mẻ.
Tại Giêrusalem, hàng ngàn tín hữu quy tụ lại để mừng Lễ Phục sinh, tràn ngập vào một trong những nhà thờ thánh thiêng nhất Kitô giáo, thờ phượng, ca hát và cầu nguyện. Người Công Giáo và Tin Lành thay phiên nhau tổ chức các nghi lễ trong Nhà thờ Mộ Thánh cổ xưa, được xây dựng trên ở nơi mà nhiều Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã được mai táng.