TGP SAIGON – Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá mà lại cho nó con rắn?” (Mt 7:9-10). Một cách đặt vấn đề giản dị, dễ hiểu, và rất thực tế. Ngài luôn nói thẳng, nói thật, không hay bóng gió bâng quơ.
Yêu thương phát sinh chia sẻ. Chia sẻ là bác ái. Bác ái là thực thi Ý Chúa, là thực thi Lòng Thương Xót. Đó là điều Chúa muốn, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Nhưng chúng ta hãy coi chừng, vì Đức Kitô đã cảnh báo: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6:3).
Trong tinh thần bác ái Công giáo, ngày 13 và 14-3-2012, giáo hạt Gia Định (TGP Saigon) đã có chuyến công tác từ thiện tại giáo hạt vùng biển để chia sẻ những thực phẩm cần thiết trong cuộc sống thường nhật như mì gói, đường, muối, bột ngọt, sách kinh, xâu chuỗi,… Đoàn gồm những đại diện của các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) từ 13 giáo xứ trong hạt Gia Định, tổng cộng 40 người.
Điểm đến đầu tiên là Gx Mỹ Thanh, giáo hạt Cam Ranh, GP Nha Trang (thuộc huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa). Ra đón đoàn là LM Đanien Đinh Viết Cương (68 tuổi), quản xứ Mỹ Thanh. Không thấy có bảng ghi giáo xứ hoặc có “dấu vết” gì để nhận biết là nhà thờ khiến người ta tưởng là một gia đình bình thường, nhưng thực ra là một giáo xứ. Phía dưới là nơi ở của cha sở, phía trên là nhà thờ. Nổi bật là câu Kinh thánh diễn tả lòng khao khát: “Chúng tôi muốn được gặp Đức Giêsu” (Ga 12:21).
Đó là nơi cử hành các phụng vụ hằng ngày, khi có đại lễ hoặc những dịp đặc biệt như Rước lễ Lần đầu, Thêm Sức,… thì phải cử hành ở nơi khác phía sau bên trái nhà thờ để ó sức chứa người tham dự. Thật cảm động khi thấy bàn thờ sơ sài đến mức không thể sơ sài hơn nữa, thế nhưng đức tin của dân xứ Mỹ Thanh lại không sơ sài như vậy, vì họ vẫn tuyên xưng: A-nịn ti ài! (Con yêu Chúa). Có lẽ Chúa ở đây muốn đơn giản hóa để hòa mình với những anh chị em giáo dân người dân tộc Rắc-lây (*).
Ca cúc xa ài! Xin chào những anh chị em Rắc-lây thân mến!
LM Cương cho biết rằng giáo dân của xứ có 873 người, trong đó có 1/3 là người dân tộc. Đời sống giáo dân chân chất mộc mạc trong sự khó khăn về vật chất, hẳn là niềm tin của họ “lớn” nên họ mới có thể sống “hồn nhiên” và vui vẻ như vậy. Những linh mục như LM Cương mới thật đáng khâm phục vì họ đúng là những nhà truyền giáo, những chủ chăn đích thực, sống khó nghèo mà vẫn hòa nhã và thân thiện, là những tấm gương sáng cho những linh mục đang sống trong điều kiện đầy đủ ở các vùng khác. Tôi chợt nhớ tới Lời Chúa: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).
Được biết, anh chị em Rắc-lây có chiếc áo truyền thống, dùng trong các dịp quan trọng, gọi là Íp. Họ gọi người cha là “A-ma”, và gọi người mẹ là “A-guây”. Phụ nữ Rắc-lây nào cũng đao một xâu chuỗi ở cổ (đen hoặc trắng, xanh,…) gọi là “A-nhúc”. Hằng ngày, họ cầu nguyện với Chúa Giêsu: “Ca cúc yà Jêxu, a-na a-tô ma-nhi” (Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài).
Họ trò chuyện cởi mở và khá “vô tư”, giọng cười giòn tan và cười “hết cỡ thợ mộc”. Các cô gái nhút nhát hơn dân tộc Xê-đăng, Ê-đê hoặc Bana, có lẽ họ quá đơn sơ và chân thật. Ca-mư sai! Xin cảm ơn các bạn!
Thời gian không cho phép nấn ná thêm vì còn phải đến nơi khác, mà đường lại xa. Pà là lao! Xin tạm biệt!
Đoàn chúng tôi tới một giáo xứ ở “sâu” hơn, gần chân núi, đó là Gx Phú Phong (hạt Cam Ranh), thuộc thôn Thống Nhất, xã Cam Phước Đông, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Giáo xứ này có 4 giáo họ, gồm 2.600 giáo dân người Kinh và 2.700 giáo dân người dân tộc Rắc-lây.
LM quản xứ là Mátthêu Hoàng Trọng Sơn, 40 tuổi, giản dị và vui vẻ. Tôi vừa xuống xe, LM Sơn cười: “Chào bố!”. Và đó cũng là cách nói “độc đáo” và thân thiện của linh mục trẻ này. Tùy theo độ tuổi mỗi người mà LM Sơn gọi là “bố”, “mẹ”, “nội” hay “ngoại” và xưng là “con”. Không phải gọi để “đãi bôi bằng môi miệng” mà là “thật”. Trong thánh lễ, khi giới thiệu đoàn từ thiện với giáo dân và giảng lễ, LM Sơn cũng dùng đại từ “con” để nói với những giáo dân lớn tuổi.
Khi dùng bữa, tôi thấy có “nét mới” của linh mục trẻ này: “Lăng xăng” phục vụ như múc thêm canh, lấy thêm cơm, lấy thêm thức ăn,… Chứ không như những linh mục khác (chỉ ngồi và “chỉ đạo”). Thậm chí LM Sơn còn đích thân đi nấu nước và pha cà-phê cho khách. Chúa Giêsu xác định: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12:26). Chúa Giêsu không hề “nói đùa”. Thiết nghĩ đây là “bài học” cho những người đã, đang và sẽ làm linh mục của Đức Kitô – người Thầy đã từng cúi xuống rửa chân cho các môn sinh.
Trong khuôn viên nhà thờ có Đài Đức Mẹ La Vang (là “bản sao” của Đền La Vang ở Hải Lăng, Quảng Trị). Tối nào cũng vậy, đúng 19 giờ giáo dân quy tụ trước đài Đức Mẹ cùng lần chuỗi Mân Côi. Sau thánh lễ buổi sáng, mọi người cũng quy tụ bên đài Đức Mẹ cùng đạo kinh và cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa rồi mới ra về. Một nét đạo đức rất “đẹp” cần được học tập.
Gx Phú Phong vừa có thêm phụ tá là LM Tiến (40 tuổi, thuộc Dòng Vinh Sơn) và thầy xứ (vừa học xong Triết 2). LM Tiến cho biết rằng được về làm phụ tá ở đây để chuẩn bị mục vụ cho việc coi sóc một giáo họ gồm các anh chị em Rắc-lây ở gần chân núi (phía trong Gx Phú Phong).
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm Gx Bình Chính nằm dọc ven biển, đa số là di dân từ Quảng Bình. Giáo xứ này có bổn mạng là Thánh “ngư ông” Phêrô, nhưng được dâng kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhà thờ này còn gọi là nhà thờ đá, vì được xây dựng bằng 3 loại đá. Nhà thờ đẹp và kiên cố, với lối kiến trúc Đông phương. Quản xứ là LM Thịnh, 73 tuổi, năng động và bình dân.
Người Việt nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cái “sàng” lớn hay nhỏ còn tùy mỗi người, nhưng chắc chắn vẫn học được nhiều điều thú vị. Để khép lại một chuyến đi, xin mượn lời của Thánh Tiến sĩ Thomas Aquino: “Công hiệu của năng lực cầu nguyện là đến từ đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả, vẫn là do đức tin và đức cậy của mình”.
(*) Còn được phát âm là Ra-glây, Ra-glai, Ra-clay. Họ theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là phụ nữ “bắt” chồng, và nam giới về ở nhà vợ. Dân tộc Rắc-lây tập trung nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi hộ có 5-10 người. Họ có một giấc mơ đặc biệt gọi là “giấc mơ Champi” và có lễ hội Tết Đầu Lúa tổ chức vào ngày 15-2 Âm lịch, gọi là Tết Nhôbrêhê (người K’ho cũng mừng Tết này).
Yêu thương phát sinh chia sẻ. Chia sẻ là bác ái. Bác ái là thực thi Ý Chúa, là thực thi Lòng Thương Xót. Đó là điều Chúa muốn, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Nhưng chúng ta hãy coi chừng, vì Đức Kitô đã cảnh báo: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6:3).
Điểm đến đầu tiên là Gx Mỹ Thanh, giáo hạt Cam Ranh, GP Nha Trang (thuộc huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa). Ra đón đoàn là LM Đanien Đinh Viết Cương (68 tuổi), quản xứ Mỹ Thanh. Không thấy có bảng ghi giáo xứ hoặc có “dấu vết” gì để nhận biết là nhà thờ khiến người ta tưởng là một gia đình bình thường, nhưng thực ra là một giáo xứ. Phía dưới là nơi ở của cha sở, phía trên là nhà thờ. Nổi bật là câu Kinh thánh diễn tả lòng khao khát: “Chúng tôi muốn được gặp Đức Giêsu” (Ga 12:21).
Đó là nơi cử hành các phụng vụ hằng ngày, khi có đại lễ hoặc những dịp đặc biệt như Rước lễ Lần đầu, Thêm Sức,… thì phải cử hành ở nơi khác phía sau bên trái nhà thờ để ó sức chứa người tham dự. Thật cảm động khi thấy bàn thờ sơ sài đến mức không thể sơ sài hơn nữa, thế nhưng đức tin của dân xứ Mỹ Thanh lại không sơ sài như vậy, vì họ vẫn tuyên xưng: A-nịn ti ài! (Con yêu Chúa). Có lẽ Chúa ở đây muốn đơn giản hóa để hòa mình với những anh chị em giáo dân người dân tộc Rắc-lây (*).
Ca cúc xa ài! Xin chào những anh chị em Rắc-lây thân mến!
LM Cương cho biết rằng giáo dân của xứ có 873 người, trong đó có 1/3 là người dân tộc. Đời sống giáo dân chân chất mộc mạc trong sự khó khăn về vật chất, hẳn là niềm tin của họ “lớn” nên họ mới có thể sống “hồn nhiên” và vui vẻ như vậy. Những linh mục như LM Cương mới thật đáng khâm phục vì họ đúng là những nhà truyền giáo, những chủ chăn đích thực, sống khó nghèo mà vẫn hòa nhã và thân thiện, là những tấm gương sáng cho những linh mục đang sống trong điều kiện đầy đủ ở các vùng khác. Tôi chợt nhớ tới Lời Chúa: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).
Được biết, anh chị em Rắc-lây có chiếc áo truyền thống, dùng trong các dịp quan trọng, gọi là Íp. Họ gọi người cha là “A-ma”, và gọi người mẹ là “A-guây”. Phụ nữ Rắc-lây nào cũng đao một xâu chuỗi ở cổ (đen hoặc trắng, xanh,…) gọi là “A-nhúc”. Hằng ngày, họ cầu nguyện với Chúa Giêsu: “Ca cúc yà Jêxu, a-na a-tô ma-nhi” (Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài).
Họ trò chuyện cởi mở và khá “vô tư”, giọng cười giòn tan và cười “hết cỡ thợ mộc”. Các cô gái nhút nhát hơn dân tộc Xê-đăng, Ê-đê hoặc Bana, có lẽ họ quá đơn sơ và chân thật. Ca-mư sai! Xin cảm ơn các bạn!
Thời gian không cho phép nấn ná thêm vì còn phải đến nơi khác, mà đường lại xa. Pà là lao! Xin tạm biệt!
Đoàn chúng tôi tới một giáo xứ ở “sâu” hơn, gần chân núi, đó là Gx Phú Phong (hạt Cam Ranh), thuộc thôn Thống Nhất, xã Cam Phước Đông, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Giáo xứ này có 4 giáo họ, gồm 2.600 giáo dân người Kinh và 2.700 giáo dân người dân tộc Rắc-lây.
LM quản xứ là Mátthêu Hoàng Trọng Sơn, 40 tuổi, giản dị và vui vẻ. Tôi vừa xuống xe, LM Sơn cười: “Chào bố!”. Và đó cũng là cách nói “độc đáo” và thân thiện của linh mục trẻ này. Tùy theo độ tuổi mỗi người mà LM Sơn gọi là “bố”, “mẹ”, “nội” hay “ngoại” và xưng là “con”. Không phải gọi để “đãi bôi bằng môi miệng” mà là “thật”. Trong thánh lễ, khi giới thiệu đoàn từ thiện với giáo dân và giảng lễ, LM Sơn cũng dùng đại từ “con” để nói với những giáo dân lớn tuổi.
Khi dùng bữa, tôi thấy có “nét mới” của linh mục trẻ này: “Lăng xăng” phục vụ như múc thêm canh, lấy thêm cơm, lấy thêm thức ăn,… Chứ không như những linh mục khác (chỉ ngồi và “chỉ đạo”). Thậm chí LM Sơn còn đích thân đi nấu nước và pha cà-phê cho khách. Chúa Giêsu xác định: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12:26). Chúa Giêsu không hề “nói đùa”. Thiết nghĩ đây là “bài học” cho những người đã, đang và sẽ làm linh mục của Đức Kitô – người Thầy đã từng cúi xuống rửa chân cho các môn sinh.
Trong khuôn viên nhà thờ có Đài Đức Mẹ La Vang (là “bản sao” của Đền La Vang ở Hải Lăng, Quảng Trị). Tối nào cũng vậy, đúng 19 giờ giáo dân quy tụ trước đài Đức Mẹ cùng lần chuỗi Mân Côi. Sau thánh lễ buổi sáng, mọi người cũng quy tụ bên đài Đức Mẹ cùng đạo kinh và cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa rồi mới ra về. Một nét đạo đức rất “đẹp” cần được học tập.
Gx Phú Phong vừa có thêm phụ tá là LM Tiến (40 tuổi, thuộc Dòng Vinh Sơn) và thầy xứ (vừa học xong Triết 2). LM Tiến cho biết rằng được về làm phụ tá ở đây để chuẩn bị mục vụ cho việc coi sóc một giáo họ gồm các anh chị em Rắc-lây ở gần chân núi (phía trong Gx Phú Phong).
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm Gx Bình Chính nằm dọc ven biển, đa số là di dân từ Quảng Bình. Giáo xứ này có bổn mạng là Thánh “ngư ông” Phêrô, nhưng được dâng kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhà thờ này còn gọi là nhà thờ đá, vì được xây dựng bằng 3 loại đá. Nhà thờ đẹp và kiên cố, với lối kiến trúc Đông phương. Quản xứ là LM Thịnh, 73 tuổi, năng động và bình dân.
Người Việt nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cái “sàng” lớn hay nhỏ còn tùy mỗi người, nhưng chắc chắn vẫn học được nhiều điều thú vị. Để khép lại một chuyến đi, xin mượn lời của Thánh Tiến sĩ Thomas Aquino: “Công hiệu của năng lực cầu nguyện là đến từ đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả, vẫn là do đức tin và đức cậy của mình”.
(*) Còn được phát âm là Ra-glây, Ra-glai, Ra-clay. Họ theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là phụ nữ “bắt” chồng, và nam giới về ở nhà vợ. Dân tộc Rắc-lây tập trung nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi hộ có 5-10 người. Họ có một giấc mơ đặc biệt gọi là “giấc mơ Champi” và có lễ hội Tết Đầu Lúa tổ chức vào ngày 15-2 Âm lịch, gọi là Tết Nhôbrêhê (người K’ho cũng mừng Tết này).