Phỏng vấn ông Valerio Neri, tổng giám đốc tổ chức ”Cứu các trẻ em” phân bộ Italia, về nạn sản phụ sinh con bị chết và trẻ em bị chết khi sinh trên thế giới
Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mùng 8 tháng 3 vừa qua, tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã công bố vài số liệu liên quan đến tình trạng sống thê thảm của phụ nữ và con cái họ trên thế giới ngày nay. Theo đó có 48 triệu phụ nữ sinh con mà không được sự trợ giúp y tế nào, vì thế hằng năm có 350.000 phụ nữ bị thiệt mạng khi sinh con, và 800.000 trẻ em bị chết sau khi sinh. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là con số phỏng chừng, vì tại nhiều nước nghèo bên Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh cho tới nay vẫn không có các thống kê chính xác. Và nhất là vì có nhiều chính quyền không chú ý tới việc thăng tiến các quyền của chị em phụ nữ hay bảo vệ nữ giới chống lại mọi thứ bất công xã hội và các khai thác bóc lột. Dựa trên vài con số nói trên tổ chức ”Cứu các trẻ em” tuyên bố rằng ”là phụ nữ tại nhiều vùng trên thế giới ngày nay vẫn có nghĩa là trông thấy quyền sống của chính mình và con cái mình bị đe dọa hay bị khước từ”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn ông Valerio Neri, tổng giám đốc tổ chức ”Cứu các trẻ em” phân bộ Italia, về thảm cảnh này.
Hỏi: Thưa ông Neri, với các phương tiện y khoa và kỹ thuật tân tiến ngày nay mà trên thế giới cón có nhiều sản phụ và trẻ em bị chết khi sinh như vậy hay sao?
Đáp: Vâng, lý do là vì có hàng chục triệu người sống trong các vùng không có trợ giúp y tế, và họ cũng không được giáo dục nên không có ý niệm vệ sinh nền tảng nào. Tại rất nhiều vùng trên thế giới không có ai cho một phụ nữ đang mang thai biết đâu là các rủi ro họ có thể gặp, vì tình trạng còn non trẻ của họ. Và đây là trường hợp của hàng chục triệu phụ nữ. Thế rồi còn có hàng chục triệu phụ nữ khác phải sống trong cảnh hoàn toàn mù chữ, không biết đọc không biết viết, vì thế họ không có bất cứ ý niệm vệ sinh nào cho phép cứu mạng sống của chính họ và con cái họ.
Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã chọn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ để nhắc cho thế giới biết thảm cảnh này của các sản phụ, và mhấn mạnh rằng nó là điều có thể tránh được. Nhưng mà làm sao thưa ông?
Đáp: Chúng tôi đã chứng minh cho thấy là có thể tránh được thảm cảnh đó. ”Cứu các trẻ em” là một tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi nhỏ bé so với Liên Hiệp Quốc, hay so với các chính quyền lớn. Thế mà trong tư cách là tư nhân chúng tôi đã cứu được hằng trăm ngàn sinh mạng, bằng cách tài trợ công việc đào tạo cho nhân lực địa phương, và cung cấp các hiểu biết nền tảng cho một y tá. Đây là những người sau đó có khả năng dậy lại cho các phụ nữ trong các làng mạc các luật lệ vệ sinh nền tảng, theo dõi các phụ nữ sắp sinh và gửi họ tới các nhà thương, thường thì rất xa, nếu thấy trước rằng đó là các vụ sinh nở khó khăn. Chúng tôi gọi các người này là các ”nhân viên thiện nguyện sửc khỏe”. Đây là điều hết sức đơn sơ. Các nhân viên thiện nguyện này đi xe đạp, cỡi lừa, hay đi bộ hàng chục cây số để tới các thôn làng hẻo lánh xa xôi, và cứu giúp mạng sống của các sản phụ và các trẻ sơ sinh. Đây là điều tổ chức bé nhỏ của chúng tôi làm được, thì tại sao thế giới giầu có thừa bứa lại không thể dấn thân thực hiện được?
Hỏi: Chúng ta đề cập tới một thảm cảnh khác: đó là thảm cảnh của các trẻ em chết trước khi lên 5 tuổi, vì các thứ bệnh tật có thể chữa được, ông nghĩ sao?
Đáp: Vâng, chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp con cháu của chúng ta bị tiêu chảy chẳng hạn, là bệnh rất dễ chữa. Nhưng tại các quốc gia nghèo đang trên đường phát triển, đặc biệt là các nước miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu, nhiều trẻ em chết chỉ vì bệnh tiêu chảy, nhưng không được chữa trị một cách đúng đắn. Chẳng hạn đứa bé bị tiêu chảy mà người mẹ tiếp tục pha bột cho con với nước không đun sôi, thì chắc chắn là tình trạng sẽ nghiêm trọng thêm và sau cùng đứa bé bị chết. Chúng ta đang nói đến sự kiện hàng trăm ngàn trẻ em bị chết trong một nước nghèo. Các em phải chết vì chúng ta là những người giầu thừa bứa, chúng ta không thành công trong việc đem đến cho họ các thông tin cần thiết giúp cứu sống sinh mạng của hàng triệu bà mẹ và trẻ em.
Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” tiếp tục hoạt động để đánh bại số tử vong của các sản phụ và trẻ em tại hàng chục quốc gia qua chiến dịch quyên góp có khẩu hiệu là ”Mỗi người”. Tổ chức đang phát động chiến dịch quyên góp như thế nào, thưa ông?
Đáp: Acqua Lete là tổ chức đỡ đầu đã muốn dành toàn chiến dịch quảng cáo hiện đang được đưa lên các đài phát thanh truyền hình lớn nhất Italia, cho việc quyên góp của chúng tôi. Ai muốn cho tiền có thể gửi một sứ điệp SMS cho số 45595 và cho một Euro từ điện thoại di động hay từ điện thoại ở nhà, và chúng tôi có thể thu góp thêm tiền cho các chương trình mà chúng tôi đã trình bầy. Một Euro ở Italia này mua được một tách cà phê, và xem ra không là gì cả; nhưng tại các quốc gia nơi chúng tôi tới làm việc, với một euro chúng tôi có thể mua nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc chống sốt rét rừng, thuổc bổ. Một euro thôi nhưng sự khác biệt rất lớn vì đó là giá của sự sống hay cái chết của một trẻ sơ sinh. Vì thế chúng tôi xin mọi người trợ giúp chúng tôi một tay.
Trong số các quốc gia có nạn phụ nữ sinh con và trẻ sơ sinh chết cao nhất có Afghanistan, Niger, Eritrea, Mali và Sierra Leone. Sau đây là một số nhận định của bác sĩ sản khoa Giuseppe Canzone, thuộc Hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia, từng làm việc tại Sierra Leone. Cùng với tổ chức UNICEF hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia đã phát động sự cộng tác để bảo vệ sức khỏe của các sản phụ và trẻ sơ sinh.
Hỏi: Thưa bác sĩ Canzone, tình hình của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tại Sierra Leone ra sao?
Đáp: Tình hình tại Sierra Leone rất là thê thảm, bởi vì quốc gia này mới ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 7-8 năm, và chiến tranh đã đánh gục nó. Các cơ cấu y tế tồi tệ hết sức. Sierra Leone có khoảng 6 triệu dân và mỗi năm có 230 ngàn vụ sinh con, nhưng có tới 2.000 phụ nữ bị chết khi sinh con và 8.000 trẻ sơ sinh chết trong khi sinh hay ngay sau khi chào đời. Ngoài ra có tới 60.000 bà mẹ mang thương tích hay bệnh tật gắn liền với việc sinh con như bị nhiễm trùng, bị đau đớn kinh niên, mưng mủ, hay nhiều loại tiêu tiểu bất thường khác nhau. Nghĩa là cứ 4 phụ nữ sinh con thì có một người bị chết hay bị tàn tật suốt đời vì sinh con.
Hỏi: Liên quan tới các trẻ em, chúng ta biết là số tử vong khi sinh và chết yểu trước khi lên 5 tuổi rất cao, có đúng thế không thưa bác sĩ?
Đáp: Đúng vậy. Số trẻ em chết khi sinh cao hơn số các bà mẹ chết khi sinh gấp bốn lần. Như thế hàng năm cứ 2.000 bà mẹ chết khi sinh con, thì có tới 8.000 trẻ sơ sinh bị chết trong khi sinh hay sau khi sinh. Nghĩa là cao lắm. Số trẻ em chết vì bệnh tật như bệnh sốt rét rừng hay bệnh tiêu chảy cũng rất nhiều. Tổ chức Sức khỏe thế giới đã ưu tiên chú ý tới việc bảo vệ các bà mẹ sinh con và trẻ sơ sinh và giảm số tử vong trong ngàn năm mới. Tổ chức của chúng tôi muốn góp phần vào nỗ lực này, bằng cách cộng tác với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc, và gửi nhân lực tới Sierra Leone để giúp đào tạo các bác sĩ nữa, vì trên toàn nước chỉ có 60 bác sĩ và chỉ có 1 bác sĩ sản khoa. Sự kiện này khiến cho khi một bệnh nhân tới nhà thương và tìm thấy một bác sĩ, thì vị bác sĩ ấy phải làm hết mọi chuyện.
Đa số các vụ mang thai là của phụ nữ qúa trẻ và sống tại các làng mạc chung quanh thành phố, nên ngay cả các bà mẹ cũng không biết mình mang thai và có vấn đề, và nếu bị xuất huyết thì họ chết. Vấn đề thứ hai là đường xá và phương tiện lưu thông rất tồi tệ, đặc biệt vào mùa mưa. Rất thường khi họ phải đi bộ đến nhà thương gần nhất, nếu có. Các điều kiện khó khăn đó khiến cho bà mẹ và cả đứa con bị chết. Và khi tới được nhà thương, thì lại không có các cơ cấu thích hợp để đương đầu với các trường hợp cấp thiết, hoặc không có máu để chuyền, hay bác sĩ thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề vv...
Hỏi: Liên quan tới sự kiện Sierra Leone thiếu các bác sĩ, vậy thì phải giải quyết làm sao: phải đào tạo nhân lực địa phương hay là gửi các bác sĩ Italia đến làm việc tại chỗ?
Đáp: Chúng tôi đã đề nghị vài bác sĩ Sierra Leone sang Italia để theo một chương trình đào tạo, nhưng đề nghị này đã không được chính quyền địa phương chấp nhận, vì chính quyền cho rằng ai ra khỏi Sierra Leone, thì sẽ không trở về nước nữa. Vì thế chúng tôi phải gửi một toán bác sĩ, bao gồm cả các chuyên viên sản khoa và hộ sinh nữa, để đào tạo nhân lực địa phương tại chỗ. Để bắt đầu lộ trình này chúng tôi sẽ chọn một vài cơ cấu quy chiếu. Và nếu trong số các thính giả có các bác sĩ sản khoa và hộ sinh muốn tham gia dự án này, thì có thể liên lạc với chúng tôi. (RG 9-3-2012)
Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mùng 8 tháng 3 vừa qua, tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã công bố vài số liệu liên quan đến tình trạng sống thê thảm của phụ nữ và con cái họ trên thế giới ngày nay. Theo đó có 48 triệu phụ nữ sinh con mà không được sự trợ giúp y tế nào, vì thế hằng năm có 350.000 phụ nữ bị thiệt mạng khi sinh con, và 800.000 trẻ em bị chết sau khi sinh. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là con số phỏng chừng, vì tại nhiều nước nghèo bên Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh cho tới nay vẫn không có các thống kê chính xác. Và nhất là vì có nhiều chính quyền không chú ý tới việc thăng tiến các quyền của chị em phụ nữ hay bảo vệ nữ giới chống lại mọi thứ bất công xã hội và các khai thác bóc lột. Dựa trên vài con số nói trên tổ chức ”Cứu các trẻ em” tuyên bố rằng ”là phụ nữ tại nhiều vùng trên thế giới ngày nay vẫn có nghĩa là trông thấy quyền sống của chính mình và con cái mình bị đe dọa hay bị khước từ”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn ông Valerio Neri, tổng giám đốc tổ chức ”Cứu các trẻ em” phân bộ Italia, về thảm cảnh này.
Hỏi: Thưa ông Neri, với các phương tiện y khoa và kỹ thuật tân tiến ngày nay mà trên thế giới cón có nhiều sản phụ và trẻ em bị chết khi sinh như vậy hay sao?
Đáp: Vâng, lý do là vì có hàng chục triệu người sống trong các vùng không có trợ giúp y tế, và họ cũng không được giáo dục nên không có ý niệm vệ sinh nền tảng nào. Tại rất nhiều vùng trên thế giới không có ai cho một phụ nữ đang mang thai biết đâu là các rủi ro họ có thể gặp, vì tình trạng còn non trẻ của họ. Và đây là trường hợp của hàng chục triệu phụ nữ. Thế rồi còn có hàng chục triệu phụ nữ khác phải sống trong cảnh hoàn toàn mù chữ, không biết đọc không biết viết, vì thế họ không có bất cứ ý niệm vệ sinh nào cho phép cứu mạng sống của chính họ và con cái họ.
Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã chọn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ để nhắc cho thế giới biết thảm cảnh này của các sản phụ, và mhấn mạnh rằng nó là điều có thể tránh được. Nhưng mà làm sao thưa ông?
Đáp: Chúng tôi đã chứng minh cho thấy là có thể tránh được thảm cảnh đó. ”Cứu các trẻ em” là một tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi nhỏ bé so với Liên Hiệp Quốc, hay so với các chính quyền lớn. Thế mà trong tư cách là tư nhân chúng tôi đã cứu được hằng trăm ngàn sinh mạng, bằng cách tài trợ công việc đào tạo cho nhân lực địa phương, và cung cấp các hiểu biết nền tảng cho một y tá. Đây là những người sau đó có khả năng dậy lại cho các phụ nữ trong các làng mạc các luật lệ vệ sinh nền tảng, theo dõi các phụ nữ sắp sinh và gửi họ tới các nhà thương, thường thì rất xa, nếu thấy trước rằng đó là các vụ sinh nở khó khăn. Chúng tôi gọi các người này là các ”nhân viên thiện nguyện sửc khỏe”. Đây là điều hết sức đơn sơ. Các nhân viên thiện nguyện này đi xe đạp, cỡi lừa, hay đi bộ hàng chục cây số để tới các thôn làng hẻo lánh xa xôi, và cứu giúp mạng sống của các sản phụ và các trẻ sơ sinh. Đây là điều tổ chức bé nhỏ của chúng tôi làm được, thì tại sao thế giới giầu có thừa bứa lại không thể dấn thân thực hiện được?
Hỏi: Chúng ta đề cập tới một thảm cảnh khác: đó là thảm cảnh của các trẻ em chết trước khi lên 5 tuổi, vì các thứ bệnh tật có thể chữa được, ông nghĩ sao?
Đáp: Vâng, chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp con cháu của chúng ta bị tiêu chảy chẳng hạn, là bệnh rất dễ chữa. Nhưng tại các quốc gia nghèo đang trên đường phát triển, đặc biệt là các nước miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu, nhiều trẻ em chết chỉ vì bệnh tiêu chảy, nhưng không được chữa trị một cách đúng đắn. Chẳng hạn đứa bé bị tiêu chảy mà người mẹ tiếp tục pha bột cho con với nước không đun sôi, thì chắc chắn là tình trạng sẽ nghiêm trọng thêm và sau cùng đứa bé bị chết. Chúng ta đang nói đến sự kiện hàng trăm ngàn trẻ em bị chết trong một nước nghèo. Các em phải chết vì chúng ta là những người giầu thừa bứa, chúng ta không thành công trong việc đem đến cho họ các thông tin cần thiết giúp cứu sống sinh mạng của hàng triệu bà mẹ và trẻ em.
Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” tiếp tục hoạt động để đánh bại số tử vong của các sản phụ và trẻ em tại hàng chục quốc gia qua chiến dịch quyên góp có khẩu hiệu là ”Mỗi người”. Tổ chức đang phát động chiến dịch quyên góp như thế nào, thưa ông?
Đáp: Acqua Lete là tổ chức đỡ đầu đã muốn dành toàn chiến dịch quảng cáo hiện đang được đưa lên các đài phát thanh truyền hình lớn nhất Italia, cho việc quyên góp của chúng tôi. Ai muốn cho tiền có thể gửi một sứ điệp SMS cho số 45595 và cho một Euro từ điện thoại di động hay từ điện thoại ở nhà, và chúng tôi có thể thu góp thêm tiền cho các chương trình mà chúng tôi đã trình bầy. Một Euro ở Italia này mua được một tách cà phê, và xem ra không là gì cả; nhưng tại các quốc gia nơi chúng tôi tới làm việc, với một euro chúng tôi có thể mua nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc chống sốt rét rừng, thuổc bổ. Một euro thôi nhưng sự khác biệt rất lớn vì đó là giá của sự sống hay cái chết của một trẻ sơ sinh. Vì thế chúng tôi xin mọi người trợ giúp chúng tôi một tay.
Trong số các quốc gia có nạn phụ nữ sinh con và trẻ sơ sinh chết cao nhất có Afghanistan, Niger, Eritrea, Mali và Sierra Leone. Sau đây là một số nhận định của bác sĩ sản khoa Giuseppe Canzone, thuộc Hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia, từng làm việc tại Sierra Leone. Cùng với tổ chức UNICEF hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia đã phát động sự cộng tác để bảo vệ sức khỏe của các sản phụ và trẻ sơ sinh.
Hỏi: Thưa bác sĩ Canzone, tình hình của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tại Sierra Leone ra sao?
Đáp: Tình hình tại Sierra Leone rất là thê thảm, bởi vì quốc gia này mới ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 7-8 năm, và chiến tranh đã đánh gục nó. Các cơ cấu y tế tồi tệ hết sức. Sierra Leone có khoảng 6 triệu dân và mỗi năm có 230 ngàn vụ sinh con, nhưng có tới 2.000 phụ nữ bị chết khi sinh con và 8.000 trẻ sơ sinh chết trong khi sinh hay ngay sau khi chào đời. Ngoài ra có tới 60.000 bà mẹ mang thương tích hay bệnh tật gắn liền với việc sinh con như bị nhiễm trùng, bị đau đớn kinh niên, mưng mủ, hay nhiều loại tiêu tiểu bất thường khác nhau. Nghĩa là cứ 4 phụ nữ sinh con thì có một người bị chết hay bị tàn tật suốt đời vì sinh con.
Hỏi: Liên quan tới các trẻ em, chúng ta biết là số tử vong khi sinh và chết yểu trước khi lên 5 tuổi rất cao, có đúng thế không thưa bác sĩ?
Đáp: Đúng vậy. Số trẻ em chết khi sinh cao hơn số các bà mẹ chết khi sinh gấp bốn lần. Như thế hàng năm cứ 2.000 bà mẹ chết khi sinh con, thì có tới 8.000 trẻ sơ sinh bị chết trong khi sinh hay sau khi sinh. Nghĩa là cao lắm. Số trẻ em chết vì bệnh tật như bệnh sốt rét rừng hay bệnh tiêu chảy cũng rất nhiều. Tổ chức Sức khỏe thế giới đã ưu tiên chú ý tới việc bảo vệ các bà mẹ sinh con và trẻ sơ sinh và giảm số tử vong trong ngàn năm mới. Tổ chức của chúng tôi muốn góp phần vào nỗ lực này, bằng cách cộng tác với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc, và gửi nhân lực tới Sierra Leone để giúp đào tạo các bác sĩ nữa, vì trên toàn nước chỉ có 60 bác sĩ và chỉ có 1 bác sĩ sản khoa. Sự kiện này khiến cho khi một bệnh nhân tới nhà thương và tìm thấy một bác sĩ, thì vị bác sĩ ấy phải làm hết mọi chuyện.
Đa số các vụ mang thai là của phụ nữ qúa trẻ và sống tại các làng mạc chung quanh thành phố, nên ngay cả các bà mẹ cũng không biết mình mang thai và có vấn đề, và nếu bị xuất huyết thì họ chết. Vấn đề thứ hai là đường xá và phương tiện lưu thông rất tồi tệ, đặc biệt vào mùa mưa. Rất thường khi họ phải đi bộ đến nhà thương gần nhất, nếu có. Các điều kiện khó khăn đó khiến cho bà mẹ và cả đứa con bị chết. Và khi tới được nhà thương, thì lại không có các cơ cấu thích hợp để đương đầu với các trường hợp cấp thiết, hoặc không có máu để chuyền, hay bác sĩ thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề vv...
Hỏi: Liên quan tới sự kiện Sierra Leone thiếu các bác sĩ, vậy thì phải giải quyết làm sao: phải đào tạo nhân lực địa phương hay là gửi các bác sĩ Italia đến làm việc tại chỗ?
Đáp: Chúng tôi đã đề nghị vài bác sĩ Sierra Leone sang Italia để theo một chương trình đào tạo, nhưng đề nghị này đã không được chính quyền địa phương chấp nhận, vì chính quyền cho rằng ai ra khỏi Sierra Leone, thì sẽ không trở về nước nữa. Vì thế chúng tôi phải gửi một toán bác sĩ, bao gồm cả các chuyên viên sản khoa và hộ sinh nữa, để đào tạo nhân lực địa phương tại chỗ. Để bắt đầu lộ trình này chúng tôi sẽ chọn một vài cơ cấu quy chiếu. Và nếu trong số các thính giả có các bác sĩ sản khoa và hộ sinh muốn tham gia dự án này, thì có thể liên lạc với chúng tôi. (RG 9-3-2012)