Tại Vương Cung Thánh Đường Vatican, Đền Thờ Thánh Phêrô, Chúa Nhật ngày 1 tháng 1, năm 2012, Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến!
Trong những ngày đầu của năm nay, phụng vụ vang dội trong Hội Thánh trên toàn thế giới lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta đã nghe trong Bài Đọc thứ nhất hôm nay: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Ds 6:24-26). Lời chúc lành này được Thiên Chúa trao cho ông Aaron và các con ông, tức là các tư tế trong dân Israel, qua ông Môsê. Đó là một lời chúc lành gấp ba, đầy ánh sáng, chiếu tỏa từ việc lặp lại Thánh Danh Thiên Chúa, là Chúa, và từ hình ảnh của Thánh Nhan Ngài. Thực ra, để được chúc phúc, chúng ta phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, kêu cầu Thánh Danh Ngài và ở lại trong vùng ánh sáng được chiếu tỏa từ Thánh Nhan Ngài, trong một không gian được soi sáng bởi ánh mắt của Ngài, đang tỏa ra ân sủng và bình an.
Đây chính là kinh nghiệm mà các mục đồng ở Bethlehem đã trải qua, họ tái xuất hiện trong Tin Mừng hôm nay. Họ đã có kinh nghiệm ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, họ nhận được phúc lành của Ngài không phải ở trong đại sảnh của một hoàng cung tráng lệ, trong sự hiện diện của một đại đế, nhưng trong một chuồng bò, trước một “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16 ). Từ Hài Nhi này, một ánh sáng mới tỏa ra, chiếu soi bóng tối của đêm đen, như chúng ta có thể thấy trong rất nhiều bức tranh mô tả Giáng Sinh của Đức Kitô. Từ nay trở đi, phúc lành đến chính từ Người, từ Danh Người - Giêsu, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” - và từ diện mạo nhân loại của Người, trong đó Thiên Chúa, Chúa trời đất toàn năng, đã chọn để nhập thể, che giấu vinh quang của Người bằng tấm màn bằng xác thịt của chúng ta, ngõ hầu tỏ lộ đầy đủ cho chúng ta sự tốt lành của Người (x. Tit 3:4).
Người đầu tiên được bao trùm bởi lời chúc lành này là Đức Nữ Trinh Maria, bạn trăm năm của Thánh Giuse, được Thiên Chúa chọn từ giây phút đầu tiên của đời Mẹ để làm Mẹ của Con nhập thể của Ngài. Mẹ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1:42) - trong lời chào của Thánh Elizabeth. Toàn thể cuộc đời Mẹ đã sống trong ánh sáng của Chúa, trong vòng ảnh hưởng của Danh Ngài và của dung nhan Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu, “con lòng Mẹ đầy ân phúc.” Đây là cách mà Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta: Mẹ hoàn đề tâm giữ và suy niệm trong lòng tất cả mọi điều liên quan đến Con Mẹ là Chúa Giêsu (x. Lc 2:19, 51). Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ mà chúng ta mừng hôm nay chứa đựng món quà ân sủng khôn lường mà tất cả việc làm mẹ của con người cưu mang trong đó, nhiều đến nỗi việc có con trong lòng đã luôn luôn được gắn liền với phúc lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên trong những người được chúc phúc, và chính Mẹ là người cưu mang phúc lành; Mẹ là người phụ nữ đã nhận được Chúa Giêsu vào lòng mình và đưa Người ra cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong những lời của phụng vụ là Mẹ “diễm phúc trọn đời đồng trinh,…đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Tiền Tụng I Đức Trinh Nữ Maria).
Đức Maria là Mẹ và mẫu gương của Hội Thánh, là Đấng lãnh nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và dâng mình cho Thiên Chúa như “thửa đất tốt,” trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thể hiện mầu nhiệm cứu độ của Ngài. Hội Thánh cũng thông phần vào mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, qua lời rao giảng, là điều gieo hạt giống Tin Mừng trên toàn thế giới, và qua các bí tích, là những phương tiện thông truyền ân sủng và sự sống của Thiên Chúa cho con người. Hội Thánh thi hành việc làm mẹ của mình đặc biệt trong bí tích Rửa Tội, khi sinh ra con cái Thiên Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng thốt lên trong mỗi người trong họ: “Abba, Lạy Cha!” (Gal 4:6). Cũng như Đức Mẹ, Hội Thánh là trung gian ban phát phúc lành của Thiên Chúa cho thế gian: Hội Thánh nhận được phúc lành này qua việc đón nhận Chúa Giêsu và truyền phúc lành ấy bằng cách mang Chúa Giêsu. Người là lòng thương xót và bình an mà thế gian tự mình không thể cung cấp được, và là điều luôn luôn cần thiết, ít nhất là như lương thực.
Các bạn thân mến, bình an, trong ý nghĩa đầy đủ nhất và cao nhất, là tổng số và tổng hợp của tất cả mọi phúc lành. Vì vậy, khi hai người bạn gặp nhau, họ chào nhau, cầu chúc nhau bình an. Hội Thánh, vào ngày đầu năm, cầu xin điều tốt lành tối cao này một cách đặc biệt; và làm thế, giống như Đức Trinh Nữ Maria, bằng cách tỏ bày Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Thánh Phaolô nói, “Người là sự bình an của chúng ta” (Eph 2:14), và đồng thời trình bày “cách” mà mọi cá nhân và dân tộc có thể đạt được mục tiêu mà tất cả chúng ta đều khao khát.
Với ước vọng sâu sa này trong lòng, tôi vui mừng đón tiếp và chào mừng tất cả anh chị em là những người đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô này trong Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 này: Các Hồng Y, các vị Đại Sứ từ rất nhiều quốc gia thân hữu, là những người hơn bao giờ hết, trong dịp vui mừng này, chia sẻ với tôi và với Tòa Thánh mong ước canh tân quyết tâm cổ võ hòa bình trên thế giới; Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, là người cùng với vị Thư Ký và các nhân viên của Hội Đồng làm việc một cách đặc biệt để đạt được mục tiêu này; các Giám Mục khác và các vị Hữu Trách có mặt; đại diện các Hiệp Hội và Phong Trào Hội Thánh và tất cả anh chị em, đặc biệt là những người làm việc trong nghành giáo dục giới trẻ. Thật vậy – như anh chị em biết -- vai trò của giáo dục là điều mà tôi nhấn mạnh trong Thông Điệp của tôi dành cho năm nay.
“Giáo dục Người Trẻ trong Công lý và Hòa bình” là một nhiệm vụ của mọi thế hệ, và tạ ơn Thiên Chúa, sau thảm kịch hai cuộc đại chiến thế giới, gia đình nhân loại đã tỏ ra càng ngày càng ý thức hơn về nó, như chúng ta có thể chứng kiến, một mặt, từ những tuyên bố và những sáng kiến quốc tế, và mặt khác, từ việc xuất hiện giữa chính những người trẻ, trong những thập niên gần đây, các hình thức khác nhau của những cam kết xã hội trong lĩnh vực này. Đối với cộng đồng Hội Thánh, giáo dục thanh niên nam nữ về hòa bình là một phần của nhiệm vụ nhận được từ Đức Kitô, là một phần không thể tách rời được của việc của truyền giáo, bởi vì Tin Mừng của Đức Kitô cũng là Tin Mừng của công lý và hòa bình. Tuy nhiên, Hội Thánh, trong thời gian gần đây, đã nói một cách rõ ràng về một đòi hỏi có ảnh hưởng đến tất cả mọi người với một lương tâm nhạy cảm và có trách nhiệm về tương lai của nhân loại, nhu cầu phải đối phó với một thách thức quyết định hệ tại một cách chính xác ở việc giáo dục. Tại sao điều này lại là một “thách thức”? Vì ít nhất hai lý do: thứ nhất, bởi vì trong thời hiện tại, được đánh dấu cách mạnh mẽ bởi một não trạng kỹ thuật, chúng ta không thể coi thường ý muốn giáo dục chứ không chỉ đơn thuần dạy nghề, đó là một chọn lựa; thứ đến, bởi vì nền văn hóa tương đối đặt ra một câu hỏi căn bản: việc giáo dục vẫn còn ý nghĩa gì không? Và sau đó, giáo dục cho cái gì?
Đương nhiên bây giờ không phải là lúc để bàn đến những câu hỏi cơ bản này mà tôi đã cố gắng trả lời vào những dịp khác. Thay vào đó tôi muốn nhấn mạnh đến sự thật là, trước những bóng tối làm lu mờ chân trời của thế giới ngày nay, nhận lãnh trách nhiệm giáo dục những người trẻ về sự hiểu biết chân lý, về các giá trị cơ bản và nhân đức, là nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Và trong quyết tâm này với một nền giáo dục toàn diện, việc đào luyện về công lý và hòa bình có một chỗ đứng. Thiếu niên nam nữ ngày nay đang lớn lên trong một thế giới, có thể được nói là, càng ngày càng trở nên nhỏ hơn, nơi có sự liên lạc không ngùng giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, dù không luôn luôn trực tiếp. Đối với các em, bây giờ hơn bao giờ hết, việc học về tầm quan trọng và nghệ thuật chung sống hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau là điều không thể thiếu được. Những người trẻ, theo bản chất của các em, thường thì cởi mở đối với những thái độ này, nhưng thực tại xã hội trong đó các em lớn lên có thể dẫn các em đến suy nghĩ và hành động ngược lại, thậm chí không khoan dung và bạo lực. Chỉ có một sự giáo dục lương tâm của các em một cách vững chắc mới có thể bảo vệ các em khỏi những rủi ro này và làm cho cho các em có khả năng tiếp tục cuộc chiến, tùy thuộc luôn luôn và hoàn toàn vào sức mạnh của chân lý và sự tốt lành. Giáo dục này bắt đầu trong gia đình và được phát triển ở học đrường và trong những kinh nghiệm đào luyện khác. Việc giúp đỡ các trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên phát triển một nhân cách kết hợp một cảm giác sâu sắc về công lý đối với những người chung quanh của các em, với một khả năng giải quyết những xung đột mà không kiêu căng, với sức mạnh nội tâm để làm chứng cho điều tốt, ngay cả khi nó liên quan đến hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải. Như vậy các em sẽ có thể trở thành những người của hòa bình và những người kiến tạo hòa bình.
Trong nhiệm vụ giáo dục những thế hệ trẻ này, những cộng đồng tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt. Mọi con đường đào luyện tôn giáo đích thực đều hướng dẫn con người, từ tuổi non nớt nhất, biết Thiên Chúa, để yêu Ngài và làm theo Thánh Ý Ngài. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là công lý và hòa bình, và bất cứ ai muốn làm vinh danh Ngài đều phải trước hết hành động như một trẻ em làm theo gương của cha mình. Một trong các Thánh Vịnh nói: “Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức... Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu long thương xót” (Tv 103:6,8). Trong Thiên Chúa, công lý và lòng thương xót pha trộn với nhau một cách hoàn hảo, như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy qua chứng từ của đời sống Người. Trong Chúa Giêsu, “tình yêu và chân lý” đã gặp nhau, “công lý và hòa bình” đã giao duyên (x. Tv 85:11).
Trong những ngày này, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Nhập Thể cao cả: Chân lý của Thiên Chúa đã nảy sinh từ trái đất và công lý từ trời cao nhìn xuống, và trái đất đã sinh hoa kết quả (x. Tv 85:12,13). Thiên Chúa đã nói với chúng ta trong Chúa Giêsu, Con Ngài. Chúng ta hãy nghe những gì Thiên Chúa nói: “một tiếng nói về hoà bình” (Tv 85:9). Chúa Giêsu là một con đường mà chúng ta có thể đi theo, con đưòng mở ra cho tất cả mọi người. Người là con đường hòa bình. Hôm nay, Đức Trinh Nữ Maria giới thiệu Người cho chúng ta, Mẹ chỉ cho chúng ta con đường: chúng ta hãy bước đi trên con đường ấy! Và thưa Mẹ, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, xin đồng hành cùng chúng con với sự bảo vệ của Mẹ. Amen.
Anh chị em thân mến!
Trong những ngày đầu của năm nay, phụng vụ vang dội trong Hội Thánh trên toàn thế giới lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta đã nghe trong Bài Đọc thứ nhất hôm nay: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Ds 6:24-26). Lời chúc lành này được Thiên Chúa trao cho ông Aaron và các con ông, tức là các tư tế trong dân Israel, qua ông Môsê. Đó là một lời chúc lành gấp ba, đầy ánh sáng, chiếu tỏa từ việc lặp lại Thánh Danh Thiên Chúa, là Chúa, và từ hình ảnh của Thánh Nhan Ngài. Thực ra, để được chúc phúc, chúng ta phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, kêu cầu Thánh Danh Ngài và ở lại trong vùng ánh sáng được chiếu tỏa từ Thánh Nhan Ngài, trong một không gian được soi sáng bởi ánh mắt của Ngài, đang tỏa ra ân sủng và bình an.
Đây chính là kinh nghiệm mà các mục đồng ở Bethlehem đã trải qua, họ tái xuất hiện trong Tin Mừng hôm nay. Họ đã có kinh nghiệm ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, họ nhận được phúc lành của Ngài không phải ở trong đại sảnh của một hoàng cung tráng lệ, trong sự hiện diện của một đại đế, nhưng trong một chuồng bò, trước một “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16 ). Từ Hài Nhi này, một ánh sáng mới tỏa ra, chiếu soi bóng tối của đêm đen, như chúng ta có thể thấy trong rất nhiều bức tranh mô tả Giáng Sinh của Đức Kitô. Từ nay trở đi, phúc lành đến chính từ Người, từ Danh Người - Giêsu, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” - và từ diện mạo nhân loại của Người, trong đó Thiên Chúa, Chúa trời đất toàn năng, đã chọn để nhập thể, che giấu vinh quang của Người bằng tấm màn bằng xác thịt của chúng ta, ngõ hầu tỏ lộ đầy đủ cho chúng ta sự tốt lành của Người (x. Tit 3:4).
Người đầu tiên được bao trùm bởi lời chúc lành này là Đức Nữ Trinh Maria, bạn trăm năm của Thánh Giuse, được Thiên Chúa chọn từ giây phút đầu tiên của đời Mẹ để làm Mẹ của Con nhập thể của Ngài. Mẹ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1:42) - trong lời chào của Thánh Elizabeth. Toàn thể cuộc đời Mẹ đã sống trong ánh sáng của Chúa, trong vòng ảnh hưởng của Danh Ngài và của dung nhan Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu, “con lòng Mẹ đầy ân phúc.” Đây là cách mà Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta: Mẹ hoàn đề tâm giữ và suy niệm trong lòng tất cả mọi điều liên quan đến Con Mẹ là Chúa Giêsu (x. Lc 2:19, 51). Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ mà chúng ta mừng hôm nay chứa đựng món quà ân sủng khôn lường mà tất cả việc làm mẹ của con người cưu mang trong đó, nhiều đến nỗi việc có con trong lòng đã luôn luôn được gắn liền với phúc lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên trong những người được chúc phúc, và chính Mẹ là người cưu mang phúc lành; Mẹ là người phụ nữ đã nhận được Chúa Giêsu vào lòng mình và đưa Người ra cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong những lời của phụng vụ là Mẹ “diễm phúc trọn đời đồng trinh,…đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Tiền Tụng I Đức Trinh Nữ Maria).
Đức Maria là Mẹ và mẫu gương của Hội Thánh, là Đấng lãnh nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và dâng mình cho Thiên Chúa như “thửa đất tốt,” trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thể hiện mầu nhiệm cứu độ của Ngài. Hội Thánh cũng thông phần vào mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, qua lời rao giảng, là điều gieo hạt giống Tin Mừng trên toàn thế giới, và qua các bí tích, là những phương tiện thông truyền ân sủng và sự sống của Thiên Chúa cho con người. Hội Thánh thi hành việc làm mẹ của mình đặc biệt trong bí tích Rửa Tội, khi sinh ra con cái Thiên Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng thốt lên trong mỗi người trong họ: “Abba, Lạy Cha!” (Gal 4:6). Cũng như Đức Mẹ, Hội Thánh là trung gian ban phát phúc lành của Thiên Chúa cho thế gian: Hội Thánh nhận được phúc lành này qua việc đón nhận Chúa Giêsu và truyền phúc lành ấy bằng cách mang Chúa Giêsu. Người là lòng thương xót và bình an mà thế gian tự mình không thể cung cấp được, và là điều luôn luôn cần thiết, ít nhất là như lương thực.
Các bạn thân mến, bình an, trong ý nghĩa đầy đủ nhất và cao nhất, là tổng số và tổng hợp của tất cả mọi phúc lành. Vì vậy, khi hai người bạn gặp nhau, họ chào nhau, cầu chúc nhau bình an. Hội Thánh, vào ngày đầu năm, cầu xin điều tốt lành tối cao này một cách đặc biệt; và làm thế, giống như Đức Trinh Nữ Maria, bằng cách tỏ bày Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Thánh Phaolô nói, “Người là sự bình an của chúng ta” (Eph 2:14), và đồng thời trình bày “cách” mà mọi cá nhân và dân tộc có thể đạt được mục tiêu mà tất cả chúng ta đều khao khát.
Với ước vọng sâu sa này trong lòng, tôi vui mừng đón tiếp và chào mừng tất cả anh chị em là những người đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô này trong Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 này: Các Hồng Y, các vị Đại Sứ từ rất nhiều quốc gia thân hữu, là những người hơn bao giờ hết, trong dịp vui mừng này, chia sẻ với tôi và với Tòa Thánh mong ước canh tân quyết tâm cổ võ hòa bình trên thế giới; Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, là người cùng với vị Thư Ký và các nhân viên của Hội Đồng làm việc một cách đặc biệt để đạt được mục tiêu này; các Giám Mục khác và các vị Hữu Trách có mặt; đại diện các Hiệp Hội và Phong Trào Hội Thánh và tất cả anh chị em, đặc biệt là những người làm việc trong nghành giáo dục giới trẻ. Thật vậy – như anh chị em biết -- vai trò của giáo dục là điều mà tôi nhấn mạnh trong Thông Điệp của tôi dành cho năm nay.
“Giáo dục Người Trẻ trong Công lý và Hòa bình” là một nhiệm vụ của mọi thế hệ, và tạ ơn Thiên Chúa, sau thảm kịch hai cuộc đại chiến thế giới, gia đình nhân loại đã tỏ ra càng ngày càng ý thức hơn về nó, như chúng ta có thể chứng kiến, một mặt, từ những tuyên bố và những sáng kiến quốc tế, và mặt khác, từ việc xuất hiện giữa chính những người trẻ, trong những thập niên gần đây, các hình thức khác nhau của những cam kết xã hội trong lĩnh vực này. Đối với cộng đồng Hội Thánh, giáo dục thanh niên nam nữ về hòa bình là một phần của nhiệm vụ nhận được từ Đức Kitô, là một phần không thể tách rời được của việc của truyền giáo, bởi vì Tin Mừng của Đức Kitô cũng là Tin Mừng của công lý và hòa bình. Tuy nhiên, Hội Thánh, trong thời gian gần đây, đã nói một cách rõ ràng về một đòi hỏi có ảnh hưởng đến tất cả mọi người với một lương tâm nhạy cảm và có trách nhiệm về tương lai của nhân loại, nhu cầu phải đối phó với một thách thức quyết định hệ tại một cách chính xác ở việc giáo dục. Tại sao điều này lại là một “thách thức”? Vì ít nhất hai lý do: thứ nhất, bởi vì trong thời hiện tại, được đánh dấu cách mạnh mẽ bởi một não trạng kỹ thuật, chúng ta không thể coi thường ý muốn giáo dục chứ không chỉ đơn thuần dạy nghề, đó là một chọn lựa; thứ đến, bởi vì nền văn hóa tương đối đặt ra một câu hỏi căn bản: việc giáo dục vẫn còn ý nghĩa gì không? Và sau đó, giáo dục cho cái gì?
Đương nhiên bây giờ không phải là lúc để bàn đến những câu hỏi cơ bản này mà tôi đã cố gắng trả lời vào những dịp khác. Thay vào đó tôi muốn nhấn mạnh đến sự thật là, trước những bóng tối làm lu mờ chân trời của thế giới ngày nay, nhận lãnh trách nhiệm giáo dục những người trẻ về sự hiểu biết chân lý, về các giá trị cơ bản và nhân đức, là nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Và trong quyết tâm này với một nền giáo dục toàn diện, việc đào luyện về công lý và hòa bình có một chỗ đứng. Thiếu niên nam nữ ngày nay đang lớn lên trong một thế giới, có thể được nói là, càng ngày càng trở nên nhỏ hơn, nơi có sự liên lạc không ngùng giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, dù không luôn luôn trực tiếp. Đối với các em, bây giờ hơn bao giờ hết, việc học về tầm quan trọng và nghệ thuật chung sống hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau là điều không thể thiếu được. Những người trẻ, theo bản chất của các em, thường thì cởi mở đối với những thái độ này, nhưng thực tại xã hội trong đó các em lớn lên có thể dẫn các em đến suy nghĩ và hành động ngược lại, thậm chí không khoan dung và bạo lực. Chỉ có một sự giáo dục lương tâm của các em một cách vững chắc mới có thể bảo vệ các em khỏi những rủi ro này và làm cho cho các em có khả năng tiếp tục cuộc chiến, tùy thuộc luôn luôn và hoàn toàn vào sức mạnh của chân lý và sự tốt lành. Giáo dục này bắt đầu trong gia đình và được phát triển ở học đrường và trong những kinh nghiệm đào luyện khác. Việc giúp đỡ các trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên phát triển một nhân cách kết hợp một cảm giác sâu sắc về công lý đối với những người chung quanh của các em, với một khả năng giải quyết những xung đột mà không kiêu căng, với sức mạnh nội tâm để làm chứng cho điều tốt, ngay cả khi nó liên quan đến hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải. Như vậy các em sẽ có thể trở thành những người của hòa bình và những người kiến tạo hòa bình.
Trong nhiệm vụ giáo dục những thế hệ trẻ này, những cộng đồng tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt. Mọi con đường đào luyện tôn giáo đích thực đều hướng dẫn con người, từ tuổi non nớt nhất, biết Thiên Chúa, để yêu Ngài và làm theo Thánh Ý Ngài. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là công lý và hòa bình, và bất cứ ai muốn làm vinh danh Ngài đều phải trước hết hành động như một trẻ em làm theo gương của cha mình. Một trong các Thánh Vịnh nói: “Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức... Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu long thương xót” (Tv 103:6,8). Trong Thiên Chúa, công lý và lòng thương xót pha trộn với nhau một cách hoàn hảo, như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy qua chứng từ của đời sống Người. Trong Chúa Giêsu, “tình yêu và chân lý” đã gặp nhau, “công lý và hòa bình” đã giao duyên (x. Tv 85:11).
Trong những ngày này, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Nhập Thể cao cả: Chân lý của Thiên Chúa đã nảy sinh từ trái đất và công lý từ trời cao nhìn xuống, và trái đất đã sinh hoa kết quả (x. Tv 85:12,13). Thiên Chúa đã nói với chúng ta trong Chúa Giêsu, Con Ngài. Chúng ta hãy nghe những gì Thiên Chúa nói: “một tiếng nói về hoà bình” (Tv 85:9). Chúa Giêsu là một con đường mà chúng ta có thể đi theo, con đưòng mở ra cho tất cả mọi người. Người là con đường hòa bình. Hôm nay, Đức Trinh Nữ Maria giới thiệu Người cho chúng ta, Mẹ chỉ cho chúng ta con đường: chúng ta hãy bước đi trên con đường ấy! Và thưa Mẹ, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, xin đồng hành cùng chúng con với sự bảo vệ của Mẹ. Amen.