Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Một Đức Tổng Giám Mục Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến Cuba nói: Chuyến tông du Cuba của Đức Thánh Cha Benedict XVI vào mùa xuân sẽ có nhiều tầng lớp về ý nghĩa cho giáo hội và xã hội Cuba.
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski, tổng giáo phận Miami nói ngày 14 tháng 12 trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Catholic News Service: Đức Thánh Cha sẽ đến đây như một biểu tượng về hòa bình và hy vọng, như một khách hành hương tham dự vào một “mùa xuân của đức tin,” và như một phần của nỗ lực của giáo hội trong việc tạo dựng một bầu khí cho quốc gia này “đáp xuống bình an” sau 50 năm dưới chế độ cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói chuyến đi Cuba của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đức Mẹ Bác Ái El Cobre (Our Lady of Charity of El Cobre) – quan thầy của quốc gia này –chính ra ngài ra đi như một sứ giả của hoà bình và hy vọng.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Trong năm vừa qua, các biến cố quanh Cuba chẳng hạn như những chương trình mừng ngày lễ Đức Mẹ Cobre hàng năm đã phản ảnh sự bừng dậy của đức tin tại Cuba.
Những đám đông lớn đã tham dự tất cả mọi cuộc rước, Thánh Lễ và giờ cầu nguyện với "La Mambisa," và một chuyến thánh du của "Đức Bác Ái” (La Caridad,) là tên của Đức Mẹ Bác Ái được người dân Cuba thường gọi.
Đức Tổng Giám Mục nói "Ngay cả các giám mục Cuba cũng phải ngạc nhiên về lòng sốt mến và tôn kính khi người dân tiếp đón bức tượng Đức Mẹ Bác Ái tại các làng mạc và thành phố của họ. Đây thực sự là biểu tượng của một mùa xuân mới về đức tin tại Cuba."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong những ngày đầu tiên của cuộc cách mạng, giáo hội đã chịu đau khổ rất nhiều. Các trường học bị đóng cửa, các giáo sĩ bị đi đầy.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Sự tự do sinh hoạt tôn giáo thường dẫn đưa tới việc kỳ thị tại công sở và việc tiếp nhận các bổng lộc như nhà cửa. Vào thập niên 1980, các giới lãnh đạo giáo hội Cuba bắt đầu chú tâm đến việc phải có "một sự hiện diện của Phúc Âm nhiều hơn."
Điều này đưa đến các điều kiện cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1998, và chính chuyến đi này đã giúp cho có sự cởi mở nhiều hơn về công trình mục vụ của giáo hội.
Ngài nói: "Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa giáo hội và chính phủ đã được cải tiến. Không hẳn được đúng như mọi người đã mong đợi, nhưng vẫn còn tốt hơn thời xưa."
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski, tổng giáo phận Miami nói ngày 14 tháng 12 trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Catholic News Service: Đức Thánh Cha sẽ đến đây như một biểu tượng về hòa bình và hy vọng, như một khách hành hương tham dự vào một “mùa xuân của đức tin,” và như một phần của nỗ lực của giáo hội trong việc tạo dựng một bầu khí cho quốc gia này “đáp xuống bình an” sau 50 năm dưới chế độ cộng sản.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói chuyến đi Cuba của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 400 năm Đức Mẹ Bác Ái El Cobre (Our Lady of Charity of El Cobre) – quan thầy của quốc gia này –chính ra ngài ra đi như một sứ giả của hoà bình và hy vọng.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Trong năm vừa qua, các biến cố quanh Cuba chẳng hạn như những chương trình mừng ngày lễ Đức Mẹ Cobre hàng năm đã phản ảnh sự bừng dậy của đức tin tại Cuba.
Những đám đông lớn đã tham dự tất cả mọi cuộc rước, Thánh Lễ và giờ cầu nguyện với "La Mambisa," và một chuyến thánh du của "Đức Bác Ái” (La Caridad,) là tên của Đức Mẹ Bác Ái được người dân Cuba thường gọi.
Đức Tổng Giám Mục nói "Ngay cả các giám mục Cuba cũng phải ngạc nhiên về lòng sốt mến và tôn kính khi người dân tiếp đón bức tượng Đức Mẹ Bác Ái tại các làng mạc và thành phố của họ. Đây thực sự là biểu tượng của một mùa xuân mới về đức tin tại Cuba."
Đức Tổng Giám Mục nói: Trong những ngày đầu tiên của cuộc cách mạng, giáo hội đã chịu đau khổ rất nhiều. Các trường học bị đóng cửa, các giáo sĩ bị đi đầy.
Đức Tổng Giám Mục Wenski nói: Sự tự do sinh hoạt tôn giáo thường dẫn đưa tới việc kỳ thị tại công sở và việc tiếp nhận các bổng lộc như nhà cửa. Vào thập niên 1980, các giới lãnh đạo giáo hội Cuba bắt đầu chú tâm đến việc phải có "một sự hiện diện của Phúc Âm nhiều hơn."
Điều này đưa đến các điều kiện cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1998, và chính chuyến đi này đã giúp cho có sự cởi mở nhiều hơn về công trình mục vụ của giáo hội.
Ngài nói: "Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa giáo hội và chính phủ đã được cải tiến. Không hẳn được đúng như mọi người đã mong đợi, nhưng vẫn còn tốt hơn thời xưa."