Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được xem là sự mở đầu kỷ nguyên của thời đại văn minh trí tuệ, hay còn gọi là thời đại của những phát minh khoa học và kỹ thuật đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đây là cơ hội cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ chúng ta - không chỉ tự khẳng định mình mà còn biểu lộ mạnh mẽ khát vọng tiến xa hơn nữa! Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và đang có nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Vấn đề này, không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của những người có trách nhiệm…
1. Thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng, họ không những siêng năng tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật mà cả những ngày thường. Họ không chỉ sống hình thức bề ngoài mà cả nội tâm bên trong. Có những bạn vào mỗi thứ Sáu hằng tuần còn ăn chay, dành tiền bố thí cho người nghèo. Tôi được một bạn chia sẻ: “Hằng tuần, em ăn chay không chỉ để thông phần với Chúa mà còn cơ hội giúp đỡ người nghèo”.
Hơn nữa, tại các giáo xứ, giới trẻ đã và đang tham gia tích cực vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên Công giáo, huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn… Qua đó, nhiều bạn không chỉ được học hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực hành. Bạn Hạnh - sinh viên năm thứ hai Đại học Thủ Dầu Một - cho biết: “Quả thực, từ khi tham gia vào nhóm sinh viên Công giáo, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách, em được các cha và bạn bè trong nhóm chia sẻ, nâng đỡ”. Đồng thời, một số bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình.
Thế nhưng, vẫn còn một số bạn trẻ ngày nay làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai…Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút!
Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Một số bạn đi tham dự Thánh lễ, cha xứ hỏi bài Tin Mừng mới đọc xong Chúa Giêsu nói gì? Họ không sao trả lời được. Bởi vì, họ không chú ý lắng nghe, ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí lại nghĩ đến những việc bên ngoài. Thậm chí, một số khác còn đi lễ “ôm”, một cách gọi hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của một số bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngồi trên xe gắn máy thân mật quá trớn nơi công cộng, đùa giỡn, chuyện trò, chơi game trên điện thoại di động… chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng…
Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: “Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân”. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ… Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh lễ, nó trả lời rằng: “Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi”.
2. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút đức tin của giới trẻ nhưng vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin nêu ra một vài lý do sau đây:
2.1. Nguyên nhân bản thân
Do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, cái gì tốt thì giữ cho mình còn cái gì xấu thì trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…) Chính vì thế mà tình tương thân tương ái, việc chia sẻ trong cuộc sống của họ đang dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là trên hết, nên hậu quả là họ dễ dàng chểnh mảng, bỏ bê việc chăm lo đời sống thiêng liêng, là bổn phận rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh Kitô hữu. Đồng thời, do các bạn sống xa gia đình, xa người thân, nên không có ai dạy dỗ bảo ban. Hơn nữa, khi còn ở nhà, họ thường được cha mẹ động viên nhắc nhở việc thiêng liêng như đi lễ, chịu các phép bí tích, còn bây giờ thì không những chẳng có ai nhắc nhở, mà còn bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào chỗ vui chơi, giải trí; hoặc các bạn phải sống xa nhà thờ nên việc đi lễ trở nên khó khăn, nặng nề.
2.2. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”[1]. Thế mà nhiều gia đình trẻ ngày nay, việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc đọc kinh sáng tối cũng chẳng mấy ai giữ. Việc giáo dục đức tin cho con cái phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng không quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi chơi game, đi trơi với bạn bè…
“Gia đình là tế bào căn bản của xã hội và Giáo hội” đó là câu nói mà nhiều người đã biết. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không những không chú trọng điều này mà còn chẳng quan tâm đến việc xây dựng nếp sống trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và không lo dạy bảo con cái biết Chúa, dạy con cách làm dấu, đọc kinh; thậm chí, một số cha mẹ còn không thuộc kinh. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em”. Hơn nữa, nhiều gia đình không có thói quen dành thời gian để đọc kinh hay cầu nguyện chung. Vì thế, con cái không ý thức được tầm quan trọng của cầu nguyện cũng như việc đọc kinh chung.
2.3. Nguyên nhân từ giáo xứ
Một số giáo xứ chưa quan tâm việc giáo dục đức tin cho các bạn trẻ. Có những giáo xứ chỉ có phòng học giáo lý sơ sài, không trang thiết bị học tập, cha xứ chưa quan tâm đến giáo dục đức tin cho các bạn trẻ một cách đúng mức. Đồng thời, giáo xứ không tạo điều kiện cho các bản trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động trong giáo xứ.
Kinh nghiệm cho thấy rất rõ những thiệt thòi do việc giới trẻ không được huấn luyện đức tin một cách kỹ càng trong giáo xứ vì thiếu vắng linh mục trong một thời gian dài. Giáo xứ chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý, đủ “lẽ đạo” cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu. Vì thiếu giáo lý viên, việc dạy giáo lý cho trẻ em được phó thác cho những ông trùm, bà trùm. Việc huấn luyện đức tin dừng lại sau khi các em đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Đối với bạn trẻ nhập ngũ hoặc thoát ly gia đình, vốn kiến thức ít ỏi về giáo lý sẽ bị mai một rất nhanh. Đó là lý do tại sao nhiều bạn trẻ bỏ đạo sau một thời gian ngắn rời khỏi giáo xứ.
Mặt khác, giới trẻ không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, mà còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng giáo xứ, Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử một lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”[2] Hơn nữa, một số cha xứ không có sự đồng cảm với giới trẻ, chỉ biết dùng uy quyền của mình để nói, thì chính nơi tòa giảng, vị trí cao trọng của các vị linh mục, đã làm cho người trẻ cảm thấy các ngài thiếu gần gũi, còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của cha mình.
2.4. Nguyên nhân từ xã hội
Giới trẻ ngày nay đang bị thử thách bởi những cám dỗ của phong trào, của một nhóm người. Họ chạy đến Đức Mẹ hay các Thánh khi gặp đau khổ, họ nghe ở đâu có dấu lạ hay Đức Mẹ hiện ra là họ tò mò chạy đến xem bằng được, nhưng tại nhà thờ, nơi có Chúa đang ngự trên bàn Thánh, nơi nhận được ơn phúc dồi dào, thì họ lại không đến?
Bên cạnh đó, do khoa học phát triển làm cho con người trở nên thực dụng hơn, và họ cũng đòi những gì họ tin phải sờ được thấy được, kiểm chứng được mới tin. Chẳng hạn cầu nguyện cứ đòi phải Chúa nhận lời ngay, Chúa chưa đáp ứng thì bỏ nhà thờ. Đồng thời, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ hôm nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những lối cử hành Thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những lễ Chúa nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các giáo xứ có Thánh lễ long trọng, bài giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay… dễ thu hút họ. Linh mục An-Phong-sô Phạm Gia Thụy, CSSR cho biết: “Do đời sống tục hóa làm cho giới trẻ đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh nên họ không thiết tha đến với Chúa nữa”.
Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sống mở. Quan niệm về luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính,v.v. tạo nên những thách đố khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài con muỗi”[3]
3. Để củng cố đức tin
3.1. Về phía bản thân
Để củng cố đức tin, bản thân các bạn trẻ không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh mà còn phải sống đức tin một cách sung mãn. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói: “Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”[4].
Hơn nữa, các bạn siêng năng tới với Chúa, nhất là đến với bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, chúng ta sẽ gặp gỡ được Đấng mà chúng ta ngày đêm tôn thờ và hết lòng yêu mến, tha thứ cho chúng ta. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học “nhìn thấy”, “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ”. Ngài còn nói: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy tự dấn thân làm nên Giáo hội. Vì thế, các con càng đi sâu vào hiệp thông với Chúa Giêsu: nhờ phụng vụ, giáo lý đời sống huynh đệ trong cộng đoàn. Các con hãy khiêm tốn và quảng đại tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, các đoàn thể”[5].
Bên cạnh đó, các bạn hãy noi gương các Thánh là những người đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đức tin của mình. Chẳng hạn như Chân Phước Anrê Phú Yên đã dâng hiến cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ đức tin. Trong hạnh các thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. “Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. “Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23).
Vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên “tin” là phải “yêu”, yêu người như Chúa yêu ta. Mời các bạn trẻ cùng nhìn vào con người thật của Stêphanô: Khi chấp nhận bị người ta xử tử bằng cách ném đá để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, thánh nhân đã ngước mắt lên trời mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào người vì chống trả, đã nói: “Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi.” Mời các bạn trẻ nhìn vào con người linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm anh ta để nói với anh rằng: “Tôi tha thứ cho bạn.”
Một tình yêu thật sự phải xuất phát từ trái tim chỉ mong muốn điều tốt lành và hạnh phúc cho tha nhân. Đó là cách các bạn sống đức tin và thể hiện niềm tin cho thế giới hôm nay. Hãy để lời Chúa triển nở trong lòng chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
3.2. Về phía gia đình
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: “Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được cha mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Chúa là cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con dục lòng mến Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con, khi đọc Amen, con xếp hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình”[6].
Bên cạnh đó, cha mẹ không chỉ có bổn phận giáo dục đời sống đức tin cho con mình mà còn giúp con cái nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa. Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu các bạn trẻ, các con của chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận cha mẹ chưa hoàn thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên bảo, tạo điều kiện cho con cái đào sâu đức tin qua các lớp giáo lý”. Hơn nữa, trong sứ điệp ngày Quốc tế Giới trẻ 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói: “Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê”. Ngài thúc giục giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa”.
3.3. Về phía giáo xứ
Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hun đúc đời sống đức tin cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm và nâng đỡ các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói: “Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ”.
Hơn nữa, giáo xứ nên có những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin hoặc những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ có cơ hội không những củng cố đức tin của mình mà còn là cơ hội cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau.
Mặt khác, cha xứ nên quan tâm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc sống và làm chứng cho đức tin. Tôi được biết một số cha xứ đã có những sáng kiến rất hay, ngài liên lạc với cha xứ nơi các bạn trẻ di dân trong giáo xứ đang học tập và làm việc ở đó để nhờ cha xứ nơi đó giúp đỡ và thỉnh thoảng cha xứ ghé thăm và động viên các bạn. Hơn nữa, cha còn thành lập nhóm để cho các bạn tiện liên lạc và nâng đỡ nhau.
3.4. Về phía Giáo hội
Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, Giáo hội cũng ý thức rằng, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại, “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội” (Thư Chung 1992).
Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “vô tri bất mộ”. Và như thánh Gioan Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - một người trẻ hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ.
Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức và đạo đức, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (Thư Chung 1998).
Tóm lại
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhắn nhủ các bạn trẻ trong dịp Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”[7]. Hơn nữa, các bạn nên cố gắng học hỏi và tự trau dồi về đời sống đức tin. “Xin gởi đến các bạn câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn ”[8].
___________________________
[1] Thư chung/HĐGMVN. năm 2007, số 28
[2]X. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
[3] Chia sẻ, số 46, liên tu sĩ TPHCM, tr 53
[4] Sứ điệp ngày quốc tế giới trẻ 2011 của Đức Thánh Cha Benedicto 16.
[5] Gioan Phaolô II, Giải đáp thắc mắc các bạn trẻ ở Slovenia, ngày 15/08/1996.
[6] X. Giáo phận Phú Cường, tài liệu học hỏi năm mục vụ 2008, tr 22.
[7] x. Đức tin và cuộc sống, truy cập, ngày 06/02/2011,www.tgpsaigon.net
[8] x. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
1. Thực trạng sống đức tin của giới trẻ hiện tại
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng, họ không những siêng năng tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật mà cả những ngày thường. Họ không chỉ sống hình thức bề ngoài mà cả nội tâm bên trong. Có những bạn vào mỗi thứ Sáu hằng tuần còn ăn chay, dành tiền bố thí cho người nghèo. Tôi được một bạn chia sẻ: “Hằng tuần, em ăn chay không chỉ để thông phần với Chúa mà còn cơ hội giúp đỡ người nghèo”.
Hơn nữa, tại các giáo xứ, giới trẻ đã và đang tham gia tích cực vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên Công giáo, huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn… Qua đó, nhiều bạn không chỉ được học hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực hành. Bạn Hạnh - sinh viên năm thứ hai Đại học Thủ Dầu Một - cho biết: “Quả thực, từ khi tham gia vào nhóm sinh viên Công giáo, em cảm thấy đức tin của mình ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách, em được các cha và bạn bè trong nhóm chia sẻ, nâng đỡ”. Đồng thời, một số bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình.
Thế nhưng, vẫn còn một số bạn trẻ ngày nay làm cho chúng ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho thế hệ tương lai…Các nhà lãnh đạo tôn giáo rất lo ngại trước vấn đề đạo đức của giới trẻ bị sa sút!
Tại một số xứ đạo, các bạn trẻ đi lễ đang giảm dần một cách trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là một gánh nặng. Đi vì bổn phận, hoặc vì gượng ép. Họ đến nhà thờ là do cha mẹ thúc giục, không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm tin và lòng mến. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Một số bạn đi tham dự Thánh lễ, cha xứ hỏi bài Tin Mừng mới đọc xong Chúa Giêsu nói gì? Họ không sao trả lời được. Bởi vì, họ không chú ý lắng nghe, ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí lại nghĩ đến những việc bên ngoài. Thậm chí, một số khác còn đi lễ “ôm”, một cách gọi hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của một số bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngồi trên xe gắn máy thân mật quá trớn nơi công cộng, đùa giỡn, chuyện trò, chơi game trên điện thoại di động… chẳng quan tâm Thánh lễ đang đến đâu và chủ tế đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng…
Và vẫn còn những điều đáng buồn khác, nhiều bạn trẻ ngày nay sống đức tin rất hời hợt. Có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ đang học lớp giáo lý hôn nhân, tôi thật ngỡ ngàng về một số đông không biết gì về giáo lý căn bản, ngay cả những kinh đọc hằng ngày họ cũng không thuộc. Họ mang danh nghĩa là đạo gốc nhưng dường như họ theo đạo chủ yếu làm cho cha mẹ vui lòng, không ý thức mình là người Kitô hữu. Một bạn trẻ nói: “Những việc như đi nhà thờ, đọc kinh và cầu nguyện chỉ là do thói quen, cũng như do áp lực của những người thân”. Như vậy, hơn bao giờ hết, ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, số lượng người trẻ đi học giáo lý ngày càng ít đi. Và người ta không còn thấy bóng dáng bạn trẻ đi tham dự Thánh lễ hằng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”, hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho qua giờ lễ… Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần tôi nhắc nhở đứa con trai đi tham dự Thánh lễ, nó trả lời rằng: “Thời đại này, đến nhà thờ làm gì hả mẹ? Chỉ cần mình tin có Chúa là đủ. Mẹ thử nghĩ xem, mấy đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giàu có đấy thôi”.
2. Nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin của giới trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút đức tin của giới trẻ nhưng vì giới hạn của bài viết, tôi chỉ xin nêu ra một vài lý do sau đây:
2.1. Nguyên nhân bản thân
Do ảnh hưởng của các “căn bệnh chủ nghĩa”: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, cái gì tốt thì giữ cho mình còn cái gì xấu thì trút lên người khác, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối: con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…) Chính vì thế mà tình tương thân tương ái, việc chia sẻ trong cuộc sống của họ đang dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là trên hết, nên hậu quả là họ dễ dàng chểnh mảng, bỏ bê việc chăm lo đời sống thiêng liêng, là bổn phận rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh Kitô hữu. Đồng thời, do các bạn sống xa gia đình, xa người thân, nên không có ai dạy dỗ bảo ban. Hơn nữa, khi còn ở nhà, họ thường được cha mẹ động viên nhắc nhở việc thiêng liêng như đi lễ, chịu các phép bí tích, còn bây giờ thì không những chẳng có ai nhắc nhở, mà còn bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào chỗ vui chơi, giải trí; hoặc các bạn phải sống xa nhà thờ nên việc đi lễ trở nên khó khăn, nặng nề.
2.2. Nguyên nhân từ gia đình
“Gia đình là Giáo hội tại gia, là trường học tự nhiên và căn bản trong nền giáo dục Kitô giáo”[1]. Thế mà nhiều gia đình trẻ ngày nay, việc cha mẹ dạy dỗ con cái sống đức tin là điều hiếm có. Ngay cả việc đọc kinh sáng tối cũng chẳng mấy ai giữ. Việc giáo dục đức tin cho con cái phó mặc cho nhà thờ, giáo xứ. Có những cha mẹ vì quá nhiều việc nên không có thời gian nghĩ đến Chúa; thậm chí, một số cha mẹ còn không muốn cho con đi học giáo lý mà bắt con đi học thêm hay ở nhà học bài vì lý do bài vở quá nhiều. Cũng có một số cha mẹ cho con đi học giáo lý nhưng không quan tâm con học ra sao, nhiều khi con nói đi học giáo lý nhưng lại trốn đi chơi game, đi trơi với bạn bè…
“Gia đình là tế bào căn bản của xã hội và Giáo hội” đó là câu nói mà nhiều người đã biết. Nhưng xem ra nhiều gia đình ngày nay không những không chú trọng điều này mà còn chẳng quan tâm đến việc xây dựng nếp sống trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và không lo dạy bảo con cái biết Chúa, dạy con cách làm dấu, đọc kinh; thậm chí, một số cha mẹ còn không thuộc kinh. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút đức tin ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em”. Hơn nữa, nhiều gia đình không có thói quen dành thời gian để đọc kinh hay cầu nguyện chung. Vì thế, con cái không ý thức được tầm quan trọng của cầu nguyện cũng như việc đọc kinh chung.
2.3. Nguyên nhân từ giáo xứ
Một số giáo xứ chưa quan tâm việc giáo dục đức tin cho các bạn trẻ. Có những giáo xứ chỉ có phòng học giáo lý sơ sài, không trang thiết bị học tập, cha xứ chưa quan tâm đến giáo dục đức tin cho các bạn trẻ một cách đúng mức. Đồng thời, giáo xứ không tạo điều kiện cho các bản trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động trong giáo xứ.
Kinh nghiệm cho thấy rất rõ những thiệt thòi do việc giới trẻ không được huấn luyện đức tin một cách kỹ càng trong giáo xứ vì thiếu vắng linh mục trong một thời gian dài. Giáo xứ chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý, đủ “lẽ đạo” cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu. Vì thiếu giáo lý viên, việc dạy giáo lý cho trẻ em được phó thác cho những ông trùm, bà trùm. Việc huấn luyện đức tin dừng lại sau khi các em đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Đối với bạn trẻ nhập ngũ hoặc thoát ly gia đình, vốn kiến thức ít ỏi về giáo lý sẽ bị mai một rất nhanh. Đó là lý do tại sao nhiều bạn trẻ bỏ đạo sau một thời gian ngắn rời khỏi giáo xứ.
Mặt khác, giới trẻ không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, mà còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng giáo xứ, Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử một lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”[2] Hơn nữa, một số cha xứ không có sự đồng cảm với giới trẻ, chỉ biết dùng uy quyền của mình để nói, thì chính nơi tòa giảng, vị trí cao trọng của các vị linh mục, đã làm cho người trẻ cảm thấy các ngài thiếu gần gũi, còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của cha mình.
2.4. Nguyên nhân từ xã hội
Giới trẻ ngày nay đang bị thử thách bởi những cám dỗ của phong trào, của một nhóm người. Họ chạy đến Đức Mẹ hay các Thánh khi gặp đau khổ, họ nghe ở đâu có dấu lạ hay Đức Mẹ hiện ra là họ tò mò chạy đến xem bằng được, nhưng tại nhà thờ, nơi có Chúa đang ngự trên bàn Thánh, nơi nhận được ơn phúc dồi dào, thì họ lại không đến?
Bên cạnh đó, do khoa học phát triển làm cho con người trở nên thực dụng hơn, và họ cũng đòi những gì họ tin phải sờ được thấy được, kiểm chứng được mới tin. Chẳng hạn cầu nguyện cứ đòi phải Chúa nhận lời ngay, Chúa chưa đáp ứng thì bỏ nhà thờ. Đồng thời, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ hôm nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những lối cử hành Thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những lễ Chúa nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các giáo xứ có Thánh lễ long trọng, bài giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay… dễ thu hút họ. Linh mục An-Phong-sô Phạm Gia Thụy, CSSR cho biết: “Do đời sống tục hóa làm cho giới trẻ đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh nên họ không thiết tha đến với Chúa nữa”.
Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sống mở. Quan niệm về luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính,v.v. tạo nên những thách đố khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài con muỗi”[3]
3. Để củng cố đức tin
3.1. Về phía bản thân
Để củng cố đức tin, bản thân các bạn trẻ không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh mà còn phải sống đức tin một cách sung mãn. Chính Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói: “Các bạn thân mến, tôi mời gọi các bạn hãy tăng cường con đường đức tin của các bạn nơi Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”[4].
Hơn nữa, các bạn siêng năng tới với Chúa, nhất là đến với bí tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội, chúng ta sẽ gặp gỡ được Đấng mà chúng ta ngày đêm tôn thờ và hết lòng yêu mến, tha thứ cho chúng ta. Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Hỡi các bạn trẻ thân mến, hãy học “nhìn thấy”, “gặp gỡ” Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, tại đó Ngài hiện diện và gần gũi đến độ trở nên lương thực cho hành trình của chúng ta; trong bí tích Thống Hối, qua đó Chúa biểu lộ lòng từ bi của Ngài bằng cách ban ơn tha thứ”. Ngài còn nói: “Các bạn trẻ thân mến, các con hãy tự dấn thân làm nên Giáo hội. Vì thế, các con càng đi sâu vào hiệp thông với Chúa Giêsu: nhờ phụng vụ, giáo lý đời sống huynh đệ trong cộng đoàn. Các con hãy khiêm tốn và quảng đại tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, các đoàn thể”[5].
Bên cạnh đó, các bạn hãy noi gương các Thánh là những người đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đức tin của mình. Chẳng hạn như Chân Phước Anrê Phú Yên đã dâng hiến cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ đức tin. Trong hạnh các thánh, chúng ta có nhiều tấm gương của các thánh đã xây dựng cuộc sống của họ trên Lời Chúa. Tổ phụ Abraham là người đầu tiên trong số những người ấy. “Cha chúng ta trong đức tin” đã vâng phục Thiên Chúa, Đấng đã yêu cầu ông rời bỏ quê hương để tiến bước về một xứ xa lạ. “Abraham đã tin Thiên Chúa, và điều này làm cho ông được coi là công chính, và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa” (Gc 2,23).
Vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên “tin” là phải “yêu”, yêu người như Chúa yêu ta. Mời các bạn trẻ cùng nhìn vào con người thật của Stêphanô: Khi chấp nhận bị người ta xử tử bằng cách ném đá để làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, thánh nhân đã ngước mắt lên trời mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60). Mời các bạn trẻ chiêm ngắm cô thiếu nữ Maria Goretti, sau khi bị kẻ cuồng dâm 20 tuổi Alessandro đâm nhiều nhát dao vào người vì chống trả, đã nói: “Vì tình yêu Chúa Giêsu, tôi tha thứ cho anh ấy và muốn anh ấy sẽ ở trên Thiên Đàng với tôi.” Mời các bạn trẻ nhìn vào con người linh mục Maximilian Kolbe đã tình nguyện chịu chết thay cho một người tù không hề quen biết trong trại tập trung Đức Quốc Xã năm 1941. Cuối cùng, mời các bạn trẻ chứng kiến hình ảnh Chân Phước Gioan Phaolô II, đích thân xin nhà cầm quyền Ý tha cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Agca và vào tù thăm anh ta để nói với anh rằng: “Tôi tha thứ cho bạn.”
Một tình yêu thật sự phải xuất phát từ trái tim chỉ mong muốn điều tốt lành và hạnh phúc cho tha nhân. Đó là cách các bạn sống đức tin và thể hiện niềm tin cho thế giới hôm nay. Hãy để lời Chúa triển nở trong lòng chúng ta: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
3.2. Về phía gia đình
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các bạn trẻ sống đức tin một cách sung mãn. Một gia đình mà trong đó cha mẹ và mọi người sống đạo đức, thánh thiện biết yêu thương lẫn nhau thì con cái sẽ noi gương cha mẹ. Hơn nữa, con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: “Thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy dỗ cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành thánh và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự Thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể qua những chọn lựa yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ thấm nhuần lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được cha mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Chúa là cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con dục lòng mến Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con, khi đọc Amen, con xếp hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình”[6].
Bên cạnh đó, cha mẹ không chỉ có bổn phận giáo dục đời sống đức tin cho con mình mà còn giúp con cái nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa. Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Nếu các bạn trẻ, các con của chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận cha mẹ chưa hoàn thành. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên bảo, tạo điều kiện cho con cái đào sâu đức tin qua các lớp giáo lý”. Hơn nữa, trong sứ điệp ngày Quốc tế Giới trẻ 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có nói: “Học hỏi giáo lý bằng niềm đam mê”. Ngài thúc giục giới trẻ vì họ phải được bén rễ sâu trong đức tin của cha mẹ để chống lại sự cám dỗ của thời đại và tránh dùng những vết thương mới nhất gây ra cho cộng đồng các tín hữu bằng sự ác và tội lỗi bên trong, thậm chí trong trái tim của Giáo hội, như là một nguyên cớ để chạy trốn Thiên Chúa”.
3.3. Về phía giáo xứ
Giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hun đúc đời sống đức tin cho giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mong muốn giáo xứ nên quan tâm và nâng đỡ các bạn trẻ nhiều hơn. Đồng thời, giáo xứ nên tổ chức các lớp giáo lý cho các bạn trẻ. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1992 có nói: “Ngoài ra, cần có những lớp giáo lý cho người trẻ để họ phát triển đời sống đức tin phù hợp với đà tiến của họ trong cuộc sống, và những khóa dự bị hôn nhân để giúp họ xây dựng những gia đình Công giáo gương mẫu. Phải đặc biệt chú ý đến những người học lên bậc đại học, để giúp họ phát triển sự hiểu biết và đời sống đức tin cho phù hợp với trình độ trí thức của họ”.
Hơn nữa, giáo xứ nên có những buổi học hỏi, hội thảo, thuyết trình về đời sống đức tin hoặc những cuộc thi tìm hiểu về giáo lý. Thiết nghĩ qua những buổi này, các bạn sẽ có cơ hội không những củng cố đức tin của mình mà còn là cơ hội cho các bạn học hỏi giao lưu với nhau.
Mặt khác, cha xứ nên quan tâm tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc sống và làm chứng cho đức tin. Tôi được biết một số cha xứ đã có những sáng kiến rất hay, ngài liên lạc với cha xứ nơi các bạn trẻ di dân trong giáo xứ đang học tập và làm việc ở đó để nhờ cha xứ nơi đó giúp đỡ và thỉnh thoảng cha xứ ghé thăm và động viên các bạn. Hơn nữa, cha còn thành lập nhóm để cho các bạn tiện liên lạc và nâng đỡ nhau.
3.4. Về phía Giáo hội
Giáo hội nên tạo mọi điều kiện cho giới trẻ có môi trường sinh hoạt. Hơn nữa, Giáo hội cũng ý thức rằng, để có một cộng đồng nhân loại như lòng mong ước, sự quan tâm giáo dục cho thế hệ tương lai phải đứng hàng đầu; giới trẻ là tương lai của của Giáo hội. Đồng thời, giới trẻ cũng là chủ nhân tương lai của nhân loại, “Vì thế mà cả xã hội cũng như Giáo hội đều phải quan tâm đến giới trẻ, để giúp họ đảm nhận lấy vai trò hôm nay và ngày mai của họ trong xã hội và Giáo hội” (Thư Chung 1992).
Bên cạnh đó, muốn đạt được một giáo dục mục vụ giới trẻ tốt, chúng ta cần hiểu biết người trẻ; nhất là muốn lãnh đạo người trẻ, chúng ta cần đi sâu vào đời sống người trẻ hơn, vì “vô tri bất mộ”. Và như thánh Gioan Don Bosco nói: “Hãy làm bạn trẻ hiểu rằng chúng ta yêu mến họ, rồi họ sẽ thực hành điều chúng ta muốn”. Hơn nữa, chúng ta vui mừng và hy vọng vào một lớp trẻ, lớp tuổi teen năng động, nhiệt thành, có thiện chí và yêu mến Giêsu, thần tượng của giới trẻ mọi thời. Trong niềm vui và hy vọng ấy, chúng ta cần thêm sáng kiến để có cơ hội giới thiệu gương mặt Đức Kitô - một người trẻ hôm qua, hôm nay và mãi mãi cho giới trẻ.
Kinh nghiệm rõ các vấn đề trên, các giám mục đã khuyến khích giới trẻ chăm lo trau dồi kiến thức và đạo đức, như một điều kiện cần thiết để bước vào tương lai với những đóng góp hữu hiệu cho xã hội và Giáo hội: “Giới trẻ hôm nay thế nào thì Đất nước và Giáo hội Việt Nam ngày mai sẽ như vậy... Để xây dựng tương lai cho Đất nước và Giáo hội, các bạn cần trau dồi đạo đức và trí thức hầu tích cực phục vụ hơn. Các bạn nên nhớ rằng khi cầu tiến trong lãnh vực học thức, thì cũng phải cầu toàn trong lãnh vực nghề nghiệp để có thể phục vụ với tinh thần khiêm tốn vô vị lợi. Thời nào cũng cần đến những con người tài đức và trung hiếu, luôn biết coi trọng chữ tín” (Thư Chung 1998).
Tóm lại
Để kết thúc bài viết, tôi xin mượn lời của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm nhắn nhủ các bạn trẻ trong dịp Đại hội Giới trẻ hạt Gia Định: “Giới trẻ chúng con nên sống có ý thức và trân trọng giữ gìn đức tin, dưới tác động của Chúa, tất cả mọi người cố gắng sống tốt hơn, góp phần tích cực vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho mọi người như lời thánh Phaolô: Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa” (2Cr 4, 5)”[7]. Hơn nữa, các bạn nên cố gắng học hỏi và tự trau dồi về đời sống đức tin. “Xin gởi đến các bạn câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn ”[8].
___________________________
[1] Thư chung/HĐGMVN. năm 2007, số 28
[2]X. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.
[3] Chia sẻ, số 46, liên tu sĩ TPHCM, tr 53
[4] Sứ điệp ngày quốc tế giới trẻ 2011 của Đức Thánh Cha Benedicto 16.
[5] Gioan Phaolô II, Giải đáp thắc mắc các bạn trẻ ở Slovenia, ngày 15/08/1996.
[6] X. Giáo phận Phú Cường, tài liệu học hỏi năm mục vụ 2008, tr 22.
[7] x. Đức tin và cuộc sống, truy cập, ngày 06/02/2011,www.tgpsaigon.net
[8] x. Người trẻ mong gì nơi Thánh Lễ-giáo lý-linh mục, truy cập, ngày 11/04/2011,www.vietcatholic.net.