Tôi nhớ mãi một ngày lễ Tạ Ơn xưa khi mà gia đình tôi không có tiền và không có đồ ăn, và có một người nào đó đã đến gõ cửa nhà tôi. Một người đàn ông đứng đó với một thùng thực phẩm rất lớn, một con gà tây to tướng và ngay cả một vài cái chảo để nấu nó nữa. Tôi không thể nào tin điều đó lại có thể xảy ra. Bố tôi hòi: “Ông là ai? Ông từ đâu đến ạ?”

Người đàn ông xa lạ này cho biết: “Tôi đến đây vì một người bạn của ông biết ông đang túng thiếu và ông ấy biết rằng ông không nhận sự giúp đỡ trực tiếp, nên tôi mang cái này đến cho ông. Xin chúc ông một ngày lễ Tạ Ơn tuyệt diệu.”

Bố tôi nói: “Không, không thưa ông, chúng tôi không thể nhận vật này được.” Người đàn ông lạ mặt trả lời: “Ông không có sự lựa chọn nào khác,” rồi ông ta đóng cửa và bỏ đi.

Hiển nhiên kinh nghiệm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời tôi. Tôi hứa với bản thân mình một ngày nào đó làm ăn khấm khá tôi có tiền để cũng sẽ làm việc đó cho người khác. Khi tôi 18 tuổi, tôi đã bày đặt an mừng lễ Tạ Ơn theo nghi thức riewng6 của tôi. Tôi thích làm gì đó theo cảm tính. Vì thế tôi đi chợ và mua đủ đồ ăn cho mật hoặc hai gia đình. Đoạn tôi mặc đồ như một cậu bé đi giao hàng, đi tới một xóm nào nghèo nhất và gõ cửa một nhà nào đó. Làm việc đó, tôi luôn gửi kèm vài dòng ngắn ngủi giải thích trải nghiệm của tôi về ngày lễ Tạ Ơn khi tôi còn tấm bé. Vài dòng này kết luận: “Tất cả những điều tôi yêu cầu đáp lại là quí vị hãy tự lo cho bản thân mình được tốt để một ngày nào đó quí vị cũng có thể làm được công việc này cho người khác.” Tôi đã nhận được nhiều thứ từ cái lệ hàng năm này nhiều hơn so với những thứ mà tôi mua từ bất cứ số tiền nào mà tôi từng kiếm được.

Cách đây vài năm, tôi sống ở Thành phố New York vơi người vợ mới cưới của tôi trong dịp lễ Tạ Ơn. Cô ấy buồn vì chúng tôi không được sống chung với gia đình mình. Thường cô ấy ở nhà để trang hoàng nhà cửa cho ngày lễ Giáng Sinh, nhưng chúng tôi giờ đây lại mắc kẹt trong căn phòng khách sạn này.

Tôi nói: “Cưng này, tại sao chúng ta lại không trang hoàng vài cuộc đời trong ngày hôm nay thay vì trang hoàng mấy cây cũ kỹ ấy hả em?” Khi cô nghe tôi kể nhưng việc mà tôi thương làm vào dịp lễ Tạ Ơn, cô liền trở nên phấn khởi. Tôi nói: “Chúng ta hãy đến một nơi nào đó mà chúng ta có thể thực sự hiểu được chúng ta là ai, chúng ta có khả năng làm được gì và chúng ta có thể thực sự cho được gì. Chúng ta hãy đến Harlem em nhé!” Cô ấy và vài người cộng sự của tôi, thực sự không mấy gì thiết tha với ý kiến đó. Tôi hối họ: “Nào, chúng ta hãy đi tới Harlem và cho một vài người nào đó đang thiếu ăn. Chúng ta không phải là những người bố thí vì nấu làm điều đó là chúng ta xúc phạm đến họ. Chúng ta chỉ là những người giao hàng. Chúng ta sẽ mua đủ thực phẩm cho sáu hay bẩy gia đình ăn trong 30 ngày. Chúng ta đã có đủ những thứ đó rồi. Chúng ta hãy thực hiện điều đó đi! Đó là điều mà ngày lễ Tạ Ơn thực sự là: cho đi những lời tạ ơn tốt đẹp, không ăn gà tây. Nào, chúng ta hãy đi thực hiện điềuđó đi!”

Vì tôi còn phải làm một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh trước, nên tôi yêu cầu những người cộng sự của tôi giúp chúng tôi bắt đầu công việc của mình bằng cách tìm một chiếc xe tải. Khi tôi từ buổi phỏng vấn về, họ nói: “chúng tôi không tìm được. Khắp cả Thành phố New York không có xe tải. Những nơi cho thuê xe đều hết xe tải rồi. Hiện giờ họ không có xe tải.”

Tôi nói1à: “Này, điều chủ yếu là nếu chúng ta muốn được điều gì, chúng ta có thể làm cho điều đó xảy ra!” Tất cả những gì chúng ta phải làm là hành động. Có nhiều xe tải ở đây, trong thành phố này. Chỉ chúng ta là không có xe tải thôi. Chúng ta hãy đi tìm một cái.”

Họ nhấn mạnh: “Chúng tội đã gọi điện thoại đi khắp nơi, không chỗ nào có xe tải cả.”

Tôi nói: “Hãy nhìn xuống đường phố. Hãy nhìn xuống dưới kia kìa. Các bạn có nhìn thấy tất cả những xe tải đó không?” Họ nói: “Có, chúng tôi thấy chúng.”

Tôi nói: “Hãy đi lấy một chiếc.” Trước hết tôi thử đi đến trước đầu những chiếc xe tải khi chúng đang chạy trên đường phố. Tôi đã học được một điều gì đó về những tài xế ở Thành phố New York vào ngày hôm đó: họ không dừng xe và còn tăng tốc độ.

Sau đó chúng tôi thử chờ ở điểm đèn báo giao thông. Chúng tôi đi tới xe và gõ vào của sổ xe, và người tài xế sẽ quay cửa kính xe xuống, nhìn chúng tôi vẻ nghi ngờ, và tôi nói: “Xin chào. Vì hôm nay là ngày lễ Tạ Ơn, chúng tôi muốn biết ông có vui lòng chở chúng tôi đến khu harlem để chúng tôi có thể cho một vài người ăn không?” Cứ mỗi lần như thế, người tài xế quay phắt mặt đi, sửng cồ quay cửa sổ xe lên và lái xe đi mà không nói một lời.

Cuối cùng, chúng tôi tỏ ra khá hơn trong cung cách hỏi của mình, họ quay kính xe xuống và chúng tôi nói: “Hôm nay là ngày lễ Tạ Ơn, chúng tôi muốn giúp đỡ vài người thiệt thòi về quyền lợi, và chúng tôi muốn biết ông có vui lòng chở chúng tôi đến một khu vực của những người này mà chúng tôi có tên trong đầu chúng tôi ở Thành phố New York này. Được không, thưa ông?” Cách này có vẻ hơi có hiệu quả nhưng không có kết quả. Sau đó chúng tôi bắt đầu hứa chi một trăm Mỹ kim để họ chở chúng tôi đi. Cách này đưa chúng tôi đến gần kết quả hơn, nhưng khi chúng tôi bảo họ chở tới Harlem, họ trả lời không và lái xe đi.

Chúng tôi đã nói với khoảng hơn hai mươi người nhờ họ chở chúng tôi, họ đều trả lời không cả. Các cộng sư của tôi sẵn sàng bỏ cuộc, nhưng tôi nói: “Đó là qui luật bình quân: có người nào đó sẽ trả lời là họ đồng ý cho mà xem.” Không còn nghi ngờ gì nữa, chiec61xe tải lý tưởng chạy tới. Nó lý tưởng bởi vì nó hơi lớn hơn một chút và đủ chỗ ngồi cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi đi tới, gõ vào cửa sổ xe và chúng tôi hỏi người tài xế: “Ông có thể chở chúng tôi đến một khu vực của những người bị thiệt thòi về quyền lợi không? Chúng tôi sẽ trả ông 100 Mỹ kim.”

Người tài xế nói: “Các bạn không phải trả tiền cho tôi, tôi lấy làm hân hạnh để chở các bạn đi. Quả thật, tôi có thể chở các bạn đến vài địa điểm gặp khó khăn nhất trong cả cái thành phố này.” Rồi ông ta với tay về phía ghế ngồi, và chộp lấy cái mũ của ông. Khi ông ta đội mũ lên, tôi để ý thấy trên mũ có đề “Đội quân cứu tế.” Tên của người đàn ông này là Đại úy John Rondon và ông ta là người đứng đầu đội quân cứu tế ở Nam Bronx.

Chúng tôi lên xe trong tâm trạng vô cùng sung sướng. Ông ta nói: “Tôi sẽ đưa các bạn tới những nơi mà thậm chí các bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến đó. Nhưng hãy cho tôi biết một điều gì đó đi. Tại sao các bạn lại muốn làm công việc này?” Tôi kể cho ông nghe câu chuyện của tôi và tôi muốn tỏ lòng biết ơn về tất cả những gì tôi có được bàng cách cho lại những gì đó.

Đại úy Rondon chở chúng tôi vào những phần của khu Nam Bronx, nhưng nơi này làm cho Harlem trông giống như Beverly Hills. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi vào cửa hàng mua nhiều đồ ăn và vài cái giỏ. Chúng tôi gói đồ ăn đủ cho 7 gia đình ân trong 30 ngày. Rồi chúng tôi đi ra bắt đầu công việc nuôi ăn. Chúng tôi đến những tòa nhà nơi mà có hàng nửa tá người sống chung trong một căn phòng: “Những người cư trú bất hợp pháp,” họ không có điện và không có lò sưởi giữa mùa đông, họ bị chuột, gián và mùi nước tiểu vây quanh. Vừa kinh ngạc khi nhận thức rằng có nhiều người sống như thế này và cũng vừa là một kinh nghiệm thực tế để thỏa mãn cho chúng tôi khi đóng góp để tạo ra một sự khác biệt cho dù nhỏ nhoi thế nào đi chăng nữa đối với hoàn cảnh này.

Bạn thấy đấy, chúng ta có thể làm cho bất kỳ điều gì xảy ra nếu chúng ta dốc toàn lực vào công việc đó và hành động. Những điều kỳ diệu như thế này sẽ xảy ra hàng ngày – ngay cả một thành phố “không có xe tải.”

(“There are no vans” – Anthony Robbins)