Toà thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi
Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh
ROMA - "Tòa Thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi": là tiêu đề của một lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh tối thứ năm 20-10, và chúng tôi đưa ra đây bản dịch từ tiếng Ý của bản văn này.
Tòa Thánh nhắc lại sự ủng hộ của mình cho "người dân Libya" và "Hội đồng chuyển tiếp", nhắm đến sự "bình định” và "tái thiết", trong "công lý" và "luật pháp".
Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới đã cảm ơn ĐTC Biển Đức XVI về "các lời kêu gọi nhân đạo" của Ngài và cộng đồng Công giáo đối với các bệnh viện và trung tâm cứu trợ của 13 cộng đoàn tu sĩ.
"Đại tá Muammar Gaddafi đã bị giết chết ngày thứ năm 20-10, trong cuộc tấn công cuối cùng vào khu vực quê hương của ông: thành phố Sirte đã rơi vào tay các lực lượng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), sau hơn một tháng giao tranh đẫm máu. Thông tin này đã được khẳng định bởi người phát ngôn chính thức của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia. Thế là chấm dứt 42 năm chế độ độc tài ở Libya. Đối mặt với một cuộc nổi dậy chưa từng thấy chống lại chế độ của mình, ông Gaddafi đã đi trốn kể từ khi thành phố Tripoli rơi tay tay phe đối lập hồi tháng Tám", theo Đài phát thanh Vatican.
Đài phát thanh Vatican cũng nhắc đến hai phản ứng của Tòa Thánh, một của Đức Hồng Y Bertone, và một của Sứ thần Tòa Thánh, Tổng Giám mục Tommaso Caputo. Tại một buổi lễ trong một bệnh viện ở Roma, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà thánh Tarcisio Bertone nói rằng cần phải "làm việc cho người dân Libya và tất cả mọi người hợp tác với nhau trong sự tái thiết”.
Đài phát thanh Vatican nhắc lại, từ đầu cuộc chiến ở Libya, ĐTC Biển Đức XVI đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của Ngài, kêu gọi đàm phán để đạt được một giải pháp chính trị.
Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh
Tin tức về cái chết của đại tá Muammar Gaddafi kết thúc giai đoạn quá dài và bi thảm của cuộc đấu tranh đẫm máu, để đánh bại một chế độ cứng rắn và áp bức.
Sự kiện bi thảm này một lần nữa buộc người ta suy tư về cái giá của sự đau khổ lớn lao của con người, vốn đi kèm sự khẳng định và sự sụp đổ của bất kỳ chế độ nào không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng dựa vào sự khẳng định thống trị của quyền lực.
Hiện nay người ta phải mong muốn rằng, bằng cách tránh cho người dân Lybia khỏi các bạo lực mới do một tinh thần trả đũa hoặc trả thù, các người cai trị mới cần thực hiện càng nhanh càng tốt công tác cần thiết của bình định và tái thiết, trong một tinh thần bao hàm, trên cơ sở của công lý và pháp luật, và rằng cộng đồng quốc tế cam kết giúp đỡ cách hào phóng việc xây dựng lại đất nước.
Về phần mình, cộng đồng Công Giáo nhỏ bé sẽ tiếp tục đưa ra chứng tá và sự phục vụ vô vị lợi của mình, đặc biệt trong các lĩnh vực từ thiện và y tế, và Tòa Thánh sẽ cam kết vì lợi ích của người dân Libya trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong một tinh thần cổ vũ công lý và hòa bình.
Về việc này, thật là thích hợp để nhắc lại rằng một tập quán liên lỉ của Tòa Thánh, để thiết lập các quan hệ ngoại giao, là công nhận Nhà nước chứ không công nhận chính quyền. Vì vậy, Tòa Thánh đã không thực hiện sự công nhận chính thức đối với Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) như là chính phủ của Libya. Nếu Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) được thành lập một cách hiệu quả như là chính phủ tại Tripoli, Tòa Thánh sẽ coi Hội đồng này là đại diện hợp pháp của người dân Libya, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tòa Thánh đã có nhiều liên lạc khác nhau với chính quyền mới của Libya. Trước hết, Phủ Quốc Vụ Khanh Toà thánh, cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh, đã liên lạc với đại sứ quán Libya bên cạnh Tòa Thánh, sau khi có sự thay đổi chính trị tại Tripoli. Gần đây trong thời gian tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký phụ trách quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Toà thánh), Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, đã có cơ hội hội kiến với Vị Đại diện thường trực của Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Abdurrahman M. Shalgham. Và, gần đây hơn, Sứ thần Tòa Thánh tại Libya, Tổng Giám mục Tommaso Caputo, cư trú ở Malta, đã tới thăm Tripoli ba ngày (từ ngày 2 đến ngày 4-10), trong thời gian đó Ngài đã gặp Thủ tướng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), ông Mahmoud Jibril. Tổng Giám mục Caputo cũng được Bộ trưởng Ngoại giao tiếp kiến.
Trong các cuộc gặp gỡ khác nhau, cả hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Libya. Tòa Thánh đã có cơ hội nhắc lại sự ủng hộ đối với người dân Libya, và ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Tòa Thánh mong muốn chính phủ mới thành công trong việc xây dựng lại đất nước. Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới cho biết họ đánh giá rất cao các lời kêu gọi nhân đạo của ĐTC Biển Đức XVI, và sự cam kết của Giáo Hội ở Libya, đặc biệt nhờ sự phục vụ của các bệnh viện hoặc các trung tâm cứu trợ khác của 13 cộng đoàn tu sĩ (sáu cộng đoàn ở Tripolitania và bảy cộng đoàn ở Cyrenaica). (ZENIT.org 20-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh
ROMA - "Tòa Thánh và Libya sau cái chết của Đại tá Gaddafi": là tiêu đề của một lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh tối thứ năm 20-10, và chúng tôi đưa ra đây bản dịch từ tiếng Ý của bản văn này.
Tòa Thánh nhắc lại sự ủng hộ của mình cho "người dân Libya" và "Hội đồng chuyển tiếp", nhắm đến sự "bình định” và "tái thiết", trong "công lý" và "luật pháp".
Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới đã cảm ơn ĐTC Biển Đức XVI về "các lời kêu gọi nhân đạo" của Ngài và cộng đồng Công giáo đối với các bệnh viện và trung tâm cứu trợ của 13 cộng đoàn tu sĩ.
"Đại tá Muammar Gaddafi đã bị giết chết ngày thứ năm 20-10, trong cuộc tấn công cuối cùng vào khu vực quê hương của ông: thành phố Sirte đã rơi vào tay các lực lượng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), sau hơn một tháng giao tranh đẫm máu. Thông tin này đã được khẳng định bởi người phát ngôn chính thức của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia. Thế là chấm dứt 42 năm chế độ độc tài ở Libya. Đối mặt với một cuộc nổi dậy chưa từng thấy chống lại chế độ của mình, ông Gaddafi đã đi trốn kể từ khi thành phố Tripoli rơi tay tay phe đối lập hồi tháng Tám", theo Đài phát thanh Vatican.
Đài phát thanh Vatican cũng nhắc đến hai phản ứng của Tòa Thánh, một của Đức Hồng Y Bertone, và một của Sứ thần Tòa Thánh, Tổng Giám mục Tommaso Caputo. Tại một buổi lễ trong một bệnh viện ở Roma, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà thánh Tarcisio Bertone nói rằng cần phải "làm việc cho người dân Libya và tất cả mọi người hợp tác với nhau trong sự tái thiết”.
Đài phát thanh Vatican nhắc lại, từ đầu cuộc chiến ở Libya, ĐTC Biển Đức XVI đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của Ngài, kêu gọi đàm phán để đạt được một giải pháp chính trị.
Lưu ý của Phòng báo chí Tòa Thánh
Tin tức về cái chết của đại tá Muammar Gaddafi kết thúc giai đoạn quá dài và bi thảm của cuộc đấu tranh đẫm máu, để đánh bại một chế độ cứng rắn và áp bức.
Sự kiện bi thảm này một lần nữa buộc người ta suy tư về cái giá của sự đau khổ lớn lao của con người, vốn đi kèm sự khẳng định và sự sụp đổ của bất kỳ chế độ nào không dựa trên sự tôn trọng và phẩm giá con người, nhưng dựa vào sự khẳng định thống trị của quyền lực.
Hiện nay người ta phải mong muốn rằng, bằng cách tránh cho người dân Lybia khỏi các bạo lực mới do một tinh thần trả đũa hoặc trả thù, các người cai trị mới cần thực hiện càng nhanh càng tốt công tác cần thiết của bình định và tái thiết, trong một tinh thần bao hàm, trên cơ sở của công lý và pháp luật, và rằng cộng đồng quốc tế cam kết giúp đỡ cách hào phóng việc xây dựng lại đất nước.
Về phần mình, cộng đồng Công Giáo nhỏ bé sẽ tiếp tục đưa ra chứng tá và sự phục vụ vô vị lợi của mình, đặc biệt trong các lĩnh vực từ thiện và y tế, và Tòa Thánh sẽ cam kết vì lợi ích của người dân Libya trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong một tinh thần cổ vũ công lý và hòa bình.
Về việc này, thật là thích hợp để nhắc lại rằng một tập quán liên lỉ của Tòa Thánh, để thiết lập các quan hệ ngoại giao, là công nhận Nhà nước chứ không công nhận chính quyền. Vì vậy, Tòa Thánh đã không thực hiện sự công nhận chính thức đối với Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) như là chính phủ của Libya. Nếu Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) được thành lập một cách hiệu quả như là chính phủ tại Tripoli, Tòa Thánh sẽ coi Hội đồng này là đại diện hợp pháp của người dân Libya, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tòa Thánh đã có nhiều liên lạc khác nhau với chính quyền mới của Libya. Trước hết, Phủ Quốc Vụ Khanh Toà thánh, cơ quan chịu trách nhiệm về quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh, đã liên lạc với đại sứ quán Libya bên cạnh Tòa Thánh, sau khi có sự thay đổi chính trị tại Tripoli. Gần đây trong thời gian tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký phụ trách quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Toà thánh), Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, đã có cơ hội hội kiến với Vị Đại diện thường trực của Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Abdurrahman M. Shalgham. Và, gần đây hơn, Sứ thần Tòa Thánh tại Libya, Tổng Giám mục Tommaso Caputo, cư trú ở Malta, đã tới thăm Tripoli ba ngày (từ ngày 2 đến ngày 4-10), trong thời gian đó Ngài đã gặp Thủ tướng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), ông Mahmoud Jibril. Tổng Giám mục Caputo cũng được Bộ trưởng Ngoại giao tiếp kiến.
Trong các cuộc gặp gỡ khác nhau, cả hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Libya. Tòa Thánh đã có cơ hội nhắc lại sự ủng hộ đối với người dân Libya, và ủng hộ quá trình chuyển tiếp. Tòa Thánh mong muốn chính phủ mới thành công trong việc xây dựng lại đất nước. Về phần mình, các nhà lãnh đạo của Libya mới cho biết họ đánh giá rất cao các lời kêu gọi nhân đạo của ĐTC Biển Đức XVI, và sự cam kết của Giáo Hội ở Libya, đặc biệt nhờ sự phục vụ của các bệnh viện hoặc các trung tâm cứu trợ khác của 13 cộng đoàn tu sĩ (sáu cộng đoàn ở Tripolitania và bảy cộng đoàn ở Cyrenaica). (ZENIT.org 20-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa