Ý nghĩa của một chuyến đi: Thánh lễ nhận chức của cha Tân quản xứ Nghi Sơn
GPTH - Hôm nay, ngày 20 -10, cả nước Việt Nam dành trọn tình cảm mến yêu và trân trọng cho những người phụ nữ - những bông hoa đẹp nhất, những người giữ lửa cho cuộc sống thêm phần thú vị. Nhận được những lời chúc ý nghĩa, tôi lên đường tới xứ đảo Nghi Sơn. Và tôi biết, nơi đây hôm nay cũng là một ngày hạnh phúc. Ngày ghi dấu biến cố lịch sử của giáo xứ Nghi Sơn, ngày Nghi Sơn đón mừng cha tân quản xứ đến ở trực tiếp cùng cộng đoàn – cha Giuse Bùi Quang Tạo.
Tôi thầm cảm ơn ngày 20 -10 này không chỉ vì ý nghĩa thực tế của nó. Mà với tôi giá trị của nó chính là mang lại may mắn. Trên quãng đường dài 75 km, tôi được vinh dự cùng đi xe với Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Người mà tôi vô cùng kính trọng. Gần hai tiếng đồng hồ ngồi trong xe, được nghe Đức Cha nói chuyện, được nghe Ngài trăn trở về giáo hội và giáo phận, tôi như lớn lên rất nhiều. Và đặc biệt hơn là sự thân thiện nơi Ngài. Là Giám mục giáo phận, Người bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn tươi cười, luôn làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ. Vậy mà tôi đây tuổi còn trẻ, sức sống căng tràn, còn chưa phải chịu nhiều những thử thách không biết đã bao lần than trách số phận, oán hận cuộc đời…
Qua Đức Cha và những tâm tình của Người tôi biết thêm rất nhiều về xứ đảo Nghi Sơn – điểm mà hôm nay tôi có dịp được ghé qua.
Nghi Sơn là một bán đảo biệt lập. Nơi đây có biển rộng mênh mông còn mang vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Có những dãy núi kéo nhau chạy theo đường biển để đua vẻ hung vĩ, để tô thêm màu sắc, để chấm phá những gam màu ấn tượng cho mảnh đất đang hồi sinh.
Xem hình ảnh
Tôi đã được tiếp xúc với những người con đất biển. Tôi biết sự thẳng thắn mà chân thành nơi họ. Ẩn sau những khuôn mặt rám nắng, những bàn tay còn nặng mùi cá tươi, những bờ vai vạm vỡ… là những tấm lòng đơn sơ, mộc mạc thật thà. Vì vậy tôi càng háo hức mong cho bánh xe quay nhanh hơn để sớm cho tôi được hít thở trong bầu không khí trong lành ấy. Qua những dãy núi đất đỏ, qua nhà máy xi măng Nghi Sơn, qua vùng đất rộng trải dài sau này sẽ mọc lên nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, xe dừng lại trên một vùng đất cao sát biển. Nơi đó có nhà cửa san sát lối đi, nơi đó vừa mở cửa xe đã thấy mùi biển bốc lên với vị tanh, vị mặn. Nơi đó người đi lại tấp nập, những đôi mắt trông chờ, những tà áo dài bay thướt tha. Nơi đó chính là giáo xứ Nghi Sơn – một giáo xứ trẻ được tách ra từ xứ mẹ Ba Làng cách đây bốn năm.
Đúng như những gì tôi đã cảm nhận trước đó. Cái khí chất của người dân xứ biển thật sự không lẫn vào đâu được. Con đường nhỏ dẫn tới nhà thờ xứ Nghi Sơn vừa đủ chỗ cho hai hàng người đứng đón Đức Cha và một lối nhỏ ở giữa để đi vào. Đức Cha lọt giữa dòng người ấy, lọt giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hát vang dội. Tiếng người nói, và hát nghe như đang trong điệu hò quen thuộc của người Thanh hóa: “Rô ta, rô hò…”…mạnh mẽ và sảng khoái biết bao nhiêu.
Nghi Sơn thật may mắn khi nhận được tình yêu và sự quan tâm của Đức Cha. Người mặc dù rất bận rộn với công việc của cả giáo phận nhưng vẫn dành thời gian đến chủ tế thánh lễ và chia sẻ vui với ngày trọng đại này. Hơn nữa, tới dự và hiệp dâng thánh lễ còn có đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận, đặc biệt hơn trong thánh lễ hôm nay có hai cha Pháp quốc cũng đi với Đức cha đến tham dự thánh lễ.
Thành phần không thể thiếu được đó là giáo dân thân yêu của cha Tân quản xứ Nghi Sơn là cộng đoàn giáo xứ Nghi Sơn, cộng đoàn giáo xứ Tân Hải. Một nơi là hiện tại và tương lai còn một nơi là quá khứ, là kỷ niệm, là ngày hôm qua…
Nghi Sơn là một xứ đảo với gần hai ngàn giáo dân trải dài trên ba xã Nghi Sơn, Hải Thượng, Hải Hà, phần đông tập trung ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia. Đa số giáo dân gắn liền với nghề đi biển, ăn trên biển, ngủ trên biển, nắng gió đã ngấm sâu vào đường gân thớ thịt, quen ăn sóng nói gió nhưng lòng lại ngay thẳng, thật thà. Mặc dù đời sống của mọi người còn khó khăn, bấp bênh, phụ thuộc vào con nước và thời tiết nhưng giáo dân xứ đảo này lại vô cùng kiên cường, tự lập đi lên bằng chính sức của mình. Có lẽ vì nằm trên vị trí địa lý là một bán đảo tách biệt, mọi người dựa vào nhau và dựa vào sức mình là chính nên cái tính đó đã ngấm sâu vào dòng máu của mỗi người. Từ một giáo họ của xứ Ba Làng, Nghi Sơn phát triển nhanh chóng, tự mình xây dựng được cơ sở vật từ nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý đường hoàng và đây cũng là giáo xứ mà theo như lời Đức cha nói “… xây dựng cơ sở vật chất 100% là do giáo dân tự đóng góp, không xin một dự án nào, cũng như không nhận sự giúp đỡ của giáo phận”. Đời sống đức tin cũng chân thành như người dân biển vậy. Họ sống quanh năm bên nhau, thuộc từng khuôn mặt, họ đoàn kết với nhau trong từng biến cố. Sự lớn mạnh ngày hôm nay cũng vì tình thần đoàn kết ấy. Với sức sống đó, năm 2007, Đức Cha Giuse đã chính thức công nhận Nghi Sơn là một giáo xứ. Qua bốn năm tiếp tục phấn đấu, đến ngày hôm nay 20/10/2011, trang sử giáo xứ gắn một mốc vàng son: giáo xứ chính thức có cha quản xứ đầu tiên ở cùng cộng đoàn. Từ nay, mục tử và chiên lành cùng nhau chung chia niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ con cá con tôm, cà kê chuyện trò và chung tay đưa giáo xứ bước những bước tiến xa hơn.
Thánh lễ bổ nhiệm cha Giuse Bùi Quang Tạo làm chính xứ Nghi Sơn diễn ra trọng thể, sốt sắng vào lúc 9 giờ 30. Sự nhiệt thành, những giọng ca đầy năng lượng, tiếng tung hô khỏe khoắn vang lên hòa cùng tiếng kèn, tiếng trống, tiếng nhạc và cả tiếng pháo giấy làm vang vọng cả góc trời. Các cha ngoại quốc thực sự cảm động. Có cha còn nói rằng chưa bao giờ thấy một lễ nhận chức nào long trọng như thế. Với Nghi Sơn, niềm vui là như thế đó.
Trong bài giảng lễ Đức Cha đã kêu gọi người công giáo Nghi Sơn hãy là ngọn hải đăng soi sáng cho những người xung quanh. “Nếu nói theo cách của Chúa Giêsu thì chúng ta phải làm lửa cho khu vực Nghi Sơn này”. Nếu chúng ta không đốt nóng tâm hồn chúng ta bằng lửa yêu thương của Chúa Thánh Thần thì chúng ta sẽ không làm được gì cho xứ Nghi Sơn thân yêu. Chúa Thánh Thần đã dùng ngọn lửa để đốt cháy tất cả những gì tiêu cực trong nhân loại và Ngài sẽ tạo một nếp sống mới. Nghi Sơn đang ngày càng thay da đổi thịt với những dự án phát triển của các khu kỹ nghệ. Nhưng đồng nghĩa với điều đó là một thực trạng đau lòng. Càng ngày càng có nhiều người nghiện hút và đã thấy thấp thoáng hình ảnh những cô gái “mua vui cho đời” ở mảnh đất này. Tuy rằng giáo dân Nghi Sơn vẫn chưa bị ô nhiễm nhưng chắc chắn rằng không ít thì nhiều, không nhanh thì chậm nó sẽ tác động tới cộng đoàn công giáo chúng ta. Vì vậy, Đức Cha mong muốn mọi người hãy can đảm lên, can đảm thật sự và tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để chúng ta “đổi mới chính chúng ta cùng những người xung quanh chúng ta”. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, người Việt Nam có câu đó quả thật là không sai. Hi vọng rằng khi dong duổi ngoài biển xa nhìn thấy thánh giá trên tháp nhà thờ Nghi Sơn thấp thoáng trên ngọn đồi này, mọi người sẽ thấy được dấu hiệu bình an…
Kết lại thánh lễ nhận xứ là những giây phút lắng lòng với tâm tình của đại diện giáo dân giáo xứ Nghi Sơn và của cha Tân quản xứ. Những lời tri ân, cảm tạ, lời chào cùng lời chia tay nghẹn ngào trong nỗi xúc động thiêng liêng. Đời linh mục là thế, cứ gắn bó một thời gian với biết bao tình cảm thì các cha lại phải ra đi đến nhiệm sở mới. Biết làm sao được vì các cha đã “Xin vâng” theo ý Chúa, nghe lời Đức Cha. Nhưng có đi nhiều nơi, có đến nhiều mảnh đất khác nhau mới biết rằng khi nỗi buồn chưa kịp vơi đi thì niềm vui đã đến và sức sống thì luôn luôn tồn tại trên khắp nơi nơi…
Maria Én Trần
GPTH - Hôm nay, ngày 20 -10, cả nước Việt Nam dành trọn tình cảm mến yêu và trân trọng cho những người phụ nữ - những bông hoa đẹp nhất, những người giữ lửa cho cuộc sống thêm phần thú vị. Nhận được những lời chúc ý nghĩa, tôi lên đường tới xứ đảo Nghi Sơn. Và tôi biết, nơi đây hôm nay cũng là một ngày hạnh phúc. Ngày ghi dấu biến cố lịch sử của giáo xứ Nghi Sơn, ngày Nghi Sơn đón mừng cha tân quản xứ đến ở trực tiếp cùng cộng đoàn – cha Giuse Bùi Quang Tạo.
Qua Đức Cha và những tâm tình của Người tôi biết thêm rất nhiều về xứ đảo Nghi Sơn – điểm mà hôm nay tôi có dịp được ghé qua.
Nghi Sơn là một bán đảo biệt lập. Nơi đây có biển rộng mênh mông còn mang vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Có những dãy núi kéo nhau chạy theo đường biển để đua vẻ hung vĩ, để tô thêm màu sắc, để chấm phá những gam màu ấn tượng cho mảnh đất đang hồi sinh.
Xem hình ảnh
Tôi đã được tiếp xúc với những người con đất biển. Tôi biết sự thẳng thắn mà chân thành nơi họ. Ẩn sau những khuôn mặt rám nắng, những bàn tay còn nặng mùi cá tươi, những bờ vai vạm vỡ… là những tấm lòng đơn sơ, mộc mạc thật thà. Vì vậy tôi càng háo hức mong cho bánh xe quay nhanh hơn để sớm cho tôi được hít thở trong bầu không khí trong lành ấy. Qua những dãy núi đất đỏ, qua nhà máy xi măng Nghi Sơn, qua vùng đất rộng trải dài sau này sẽ mọc lên nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, xe dừng lại trên một vùng đất cao sát biển. Nơi đó có nhà cửa san sát lối đi, nơi đó vừa mở cửa xe đã thấy mùi biển bốc lên với vị tanh, vị mặn. Nơi đó người đi lại tấp nập, những đôi mắt trông chờ, những tà áo dài bay thướt tha. Nơi đó chính là giáo xứ Nghi Sơn – một giáo xứ trẻ được tách ra từ xứ mẹ Ba Làng cách đây bốn năm.
Đúng như những gì tôi đã cảm nhận trước đó. Cái khí chất của người dân xứ biển thật sự không lẫn vào đâu được. Con đường nhỏ dẫn tới nhà thờ xứ Nghi Sơn vừa đủ chỗ cho hai hàng người đứng đón Đức Cha và một lối nhỏ ở giữa để đi vào. Đức Cha lọt giữa dòng người ấy, lọt giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hát vang dội. Tiếng người nói, và hát nghe như đang trong điệu hò quen thuộc của người Thanh hóa: “Rô ta, rô hò…”…mạnh mẽ và sảng khoái biết bao nhiêu.
Nghi Sơn thật may mắn khi nhận được tình yêu và sự quan tâm của Đức Cha. Người mặc dù rất bận rộn với công việc của cả giáo phận nhưng vẫn dành thời gian đến chủ tế thánh lễ và chia sẻ vui với ngày trọng đại này. Hơn nữa, tới dự và hiệp dâng thánh lễ còn có đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận, đặc biệt hơn trong thánh lễ hôm nay có hai cha Pháp quốc cũng đi với Đức cha đến tham dự thánh lễ.
Thành phần không thể thiếu được đó là giáo dân thân yêu của cha Tân quản xứ Nghi Sơn là cộng đoàn giáo xứ Nghi Sơn, cộng đoàn giáo xứ Tân Hải. Một nơi là hiện tại và tương lai còn một nơi là quá khứ, là kỷ niệm, là ngày hôm qua…
Nghi Sơn là một xứ đảo với gần hai ngàn giáo dân trải dài trên ba xã Nghi Sơn, Hải Thượng, Hải Hà, phần đông tập trung ở Nghi Sơn, Tĩnh Gia. Đa số giáo dân gắn liền với nghề đi biển, ăn trên biển, ngủ trên biển, nắng gió đã ngấm sâu vào đường gân thớ thịt, quen ăn sóng nói gió nhưng lòng lại ngay thẳng, thật thà. Mặc dù đời sống của mọi người còn khó khăn, bấp bênh, phụ thuộc vào con nước và thời tiết nhưng giáo dân xứ đảo này lại vô cùng kiên cường, tự lập đi lên bằng chính sức của mình. Có lẽ vì nằm trên vị trí địa lý là một bán đảo tách biệt, mọi người dựa vào nhau và dựa vào sức mình là chính nên cái tính đó đã ngấm sâu vào dòng máu của mỗi người. Từ một giáo họ của xứ Ba Làng, Nghi Sơn phát triển nhanh chóng, tự mình xây dựng được cơ sở vật từ nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý đường hoàng và đây cũng là giáo xứ mà theo như lời Đức cha nói “… xây dựng cơ sở vật chất 100% là do giáo dân tự đóng góp, không xin một dự án nào, cũng như không nhận sự giúp đỡ của giáo phận”. Đời sống đức tin cũng chân thành như người dân biển vậy. Họ sống quanh năm bên nhau, thuộc từng khuôn mặt, họ đoàn kết với nhau trong từng biến cố. Sự lớn mạnh ngày hôm nay cũng vì tình thần đoàn kết ấy. Với sức sống đó, năm 2007, Đức Cha Giuse đã chính thức công nhận Nghi Sơn là một giáo xứ. Qua bốn năm tiếp tục phấn đấu, đến ngày hôm nay 20/10/2011, trang sử giáo xứ gắn một mốc vàng son: giáo xứ chính thức có cha quản xứ đầu tiên ở cùng cộng đoàn. Từ nay, mục tử và chiên lành cùng nhau chung chia niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ con cá con tôm, cà kê chuyện trò và chung tay đưa giáo xứ bước những bước tiến xa hơn.
Thánh lễ bổ nhiệm cha Giuse Bùi Quang Tạo làm chính xứ Nghi Sơn diễn ra trọng thể, sốt sắng vào lúc 9 giờ 30. Sự nhiệt thành, những giọng ca đầy năng lượng, tiếng tung hô khỏe khoắn vang lên hòa cùng tiếng kèn, tiếng trống, tiếng nhạc và cả tiếng pháo giấy làm vang vọng cả góc trời. Các cha ngoại quốc thực sự cảm động. Có cha còn nói rằng chưa bao giờ thấy một lễ nhận chức nào long trọng như thế. Với Nghi Sơn, niềm vui là như thế đó.
Trong bài giảng lễ Đức Cha đã kêu gọi người công giáo Nghi Sơn hãy là ngọn hải đăng soi sáng cho những người xung quanh. “Nếu nói theo cách của Chúa Giêsu thì chúng ta phải làm lửa cho khu vực Nghi Sơn này”. Nếu chúng ta không đốt nóng tâm hồn chúng ta bằng lửa yêu thương của Chúa Thánh Thần thì chúng ta sẽ không làm được gì cho xứ Nghi Sơn thân yêu. Chúa Thánh Thần đã dùng ngọn lửa để đốt cháy tất cả những gì tiêu cực trong nhân loại và Ngài sẽ tạo một nếp sống mới. Nghi Sơn đang ngày càng thay da đổi thịt với những dự án phát triển của các khu kỹ nghệ. Nhưng đồng nghĩa với điều đó là một thực trạng đau lòng. Càng ngày càng có nhiều người nghiện hút và đã thấy thấp thoáng hình ảnh những cô gái “mua vui cho đời” ở mảnh đất này. Tuy rằng giáo dân Nghi Sơn vẫn chưa bị ô nhiễm nhưng chắc chắn rằng không ít thì nhiều, không nhanh thì chậm nó sẽ tác động tới cộng đoàn công giáo chúng ta. Vì vậy, Đức Cha mong muốn mọi người hãy can đảm lên, can đảm thật sự và tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để chúng ta “đổi mới chính chúng ta cùng những người xung quanh chúng ta”. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, người Việt Nam có câu đó quả thật là không sai. Hi vọng rằng khi dong duổi ngoài biển xa nhìn thấy thánh giá trên tháp nhà thờ Nghi Sơn thấp thoáng trên ngọn đồi này, mọi người sẽ thấy được dấu hiệu bình an…
Kết lại thánh lễ nhận xứ là những giây phút lắng lòng với tâm tình của đại diện giáo dân giáo xứ Nghi Sơn và của cha Tân quản xứ. Những lời tri ân, cảm tạ, lời chào cùng lời chia tay nghẹn ngào trong nỗi xúc động thiêng liêng. Đời linh mục là thế, cứ gắn bó một thời gian với biết bao tình cảm thì các cha lại phải ra đi đến nhiệm sở mới. Biết làm sao được vì các cha đã “Xin vâng” theo ý Chúa, nghe lời Đức Cha. Nhưng có đi nhiều nơi, có đến nhiều mảnh đất khác nhau mới biết rằng khi nỗi buồn chưa kịp vơi đi thì niềm vui đã đến và sức sống thì luôn luôn tồn tại trên khắp nơi nơi…
Maria Én Trần