Ngày 15.10.2009, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống lần đầu đến thăm Cộng đoàn Cát minh Hiệp Đức. Cộng đoàn là chi nhánh của Đan viện Biển Đức Sài gòn. Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã mời gọi các Nữ tu Dòng Kín về Phan thiết lập cộng đoàn từ hơn mười năm qua. Lắm gian lao, nhiều vất vả mới có được cơ sở như hôm nay. Với khuôn viên rộng 2,5ha, vườn cây ao cá, kín cổng cao tường, nơi đây thật lý tưởng để sống đời chiêm niệm.
Nhân ngày lễ kính Thánh Têrêxa Avila, bổn mạng Cộng đoàn, Đức cha dâng lễ đồng tế với các cha trong giáo hạt Hàm thuận nam.
Giảng trong thánh lễ, Ngài chia sẽ tính cách nhạy cảm của tâm hồn Thánh Têrêxa.
Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một trruyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Chắc nhiều người đã biết ? Truyện kể: trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá.
Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước.
Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
1. Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa:
Đọc phúc âm, ai trong chúng ta cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cở này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử nữa kìa. Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa của ông, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng.
Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu.
Chả thế mà người ta vẫn bảo: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
2. Nhạy cảm trước tội lỗi của con người
Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người.
Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “ hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn.
Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhảy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “ phận cỏ mình rơm” cho rặm bụng một đời cứu thế, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
3. Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá.
Đã có lần Chúa Giêsu bảo “ không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “ yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa.
Nếu “ yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “ Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó.
Đó, “ yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chú chúng ta kì lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.
Tóm lại, ba nét nhạy cảm: với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh Giá, hy vọng đã có một phần nào phác vẽ lên cách đơn giản chân dung của một vị thánh lớn, Thánh Têrêxa mẹ, vị anh thư cải cách dòng Cát Minh thế kỉ XVI tại Tây Ban Nha, vị Tiến sĩ đã để lại cho Hội Thánh bí quyết chinh phục đỉnh cao tình yêu Thiên Chúa, và cũng còn là vị thánh thân thương có một tâm hồn nhạy cảm phi thường muốn đem tình yêu Thiên Chúa nhân rộng đến hết mọi người.
Xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài, cho cộng đoàn Cát Minh và cho những ai chân thành yêu mến thánh nữ, được luôn nhảy cảm bền bỉ khơi lên ánh lửa yêu mến trước tình yêu Chúa, để đến khi Chúa muốn, Người sẽ cho biến thành những đám cháy kì diệu có khả năng thiêu hủy tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn và lôi cuốn người ta đến với tình yêu thánh hóa, cho dẫu trước mắt vẫn còn ngổn ngang những Thánh Giá của mùa xây dựng, nhưng trong lòng đã nóng bừng hy vọng. Mong rằng câu nói “ hèn chi Chúa có ít bạn” không phải là một chân lý bất biến, nhưng là một câu nói đang chờ sự đáp ứng, để mỗi khi mọi người đều trở nên nhạy cảm quan tâm trở nên bạn hữu của Chúa, thì thay vì ba ngày buồn bã, có lẽ Têrêxa Avila sẽ có nhiều lần ba ngày vui vẻ vì ngỡ ngàng thấy Chúa luôn có nhiều bạn mới.
Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài.
Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêsa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Đôi nét lịch sử
- Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời tiên tri Êlia sống trên núi Carmel (Năm 854 trước Công Nguyên)
- Đến năm 1247, Đức Giáo Hoàng Innocente IV đã phê chuẩn quy luật tiên khởi Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh.
- Sau cơn dịch, tiếp đến chiến tranh đói kém tại Châu Au năm 1347, sức khoẻ con người suy yếu, dần dà đời sống tinh thần trong Đan viện cũng lỏng lẻo, nên các đan sĩ đã sống theo Luật Dòng Cát Minh giảm chế. - Đến thời Thánh Têrêsa vào thế kỷ XV, vì muốn hoàn toàn thuộc về Chúa và sống cho Ngài, để cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm đã thoái hoá và chống lại nhóm ly khai, nên Thánh Têrêsa đã cùng một số chị em say mê lý tưởng tu kín đi thành lập Dòng Cát Minh Cải Tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24 tháng 8 năm 1562.Đến năm 1585, nhóm Cải tổ đã tách ra thành Tỉnh Dòng tự trị với tên: “L’Ordre Des Carmes Déchaussées” (OCD)
- Năm 1604: Dòng Cát Minh cải tổ được thành lập tại Pháp.
- Carmel Lisieux (Pháp) đã lập Dòng Cát Minh Sài Gòn là Đan viện Cát Minh đầu tiên tại Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L‘ Immaculée Conception.
- Sau đó, Dòng Cát Minh Sài Gòn đi lập Dòng Cát Minh Hà Nội (1895).
- Dòng Cát Minh Hà Nội lập Dòng Cát Minh Huế (1909) và Dòng Cát Minh Bùi Chu (1923)
- Dòng Cát Minh Huế lập Carmel Jalo Iloilo (1923) ở Philippines, Carmel Cholet (1925) ở Pháp và Dòng Cát Minh Thanh Hóa (1929) tức là Dòng Cát Minh Nha Trang bây giờ.
- Tháng 04/1975, hoàn cảnh đất nước đang biến động. Các Dòng tu ở Huế đều di tản vào Nam để tránh bom đạn. Dòng Cát Minh Huế cũng vào Sàigòn và định cư tại Giáo xứ Bình Triệu. Vì thế, Dòng được gọi là “Đan viện Cát Minh Huế – Bình Triệu”. Nhờ hồng ân Chúa, ơn gọi ngày càng phát triển theo dòng thời gian. Năm 1996, Đan viện có gần 40 nữ tu.
- Ngày 17-04-1996, Mẹ Bề Trên M.Thérèse Consolata đã đưa 12 nữ tu trở về Huế để tái thiết Đan viện Huế. Trong thời gian này, Đan viện đã nhận thêm nhiều ơn gọi.
- Tháng 3 năm 1998, khi Đan viện Cát Minh Huế đã ổn định, Toà Thánh gởi sắc chỉ công nhận Đan viện Cát Minh Bình Triệu được chính thức thiết lập qua sự chấp thuận của Đức Tổng Giam Mục Sài gòn - ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Từ nay, Đan viện Cát Minh Huế và Cát Minh Bình Triệu là hai đan viện khác nhau.
Vẻ đẹp chiêm niệm
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người.
Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng:
Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse
Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh
Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua
Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêsa
Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.
Giảng trong thánh lễ, Ngài chia sẽ tính cách nhạy cảm của tâm hồn Thánh Têrêxa.
Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một trruyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Chắc nhiều người đã biết ? Truyện kể: trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá.
Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước.
Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
1. Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa:
Đọc phúc âm, ai trong chúng ta cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cở này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử nữa kìa. Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa của ông, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng.
Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu.
Chả thế mà người ta vẫn bảo: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
2. Nhạy cảm trước tội lỗi của con người
Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người.
Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “ hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn.
Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhảy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “ phận cỏ mình rơm” cho rặm bụng một đời cứu thế, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
3. Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá.
Đã có lần Chúa Giêsu bảo “ không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “ yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa.
Nếu “ yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “ Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó.
Đó, “ yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chú chúng ta kì lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.
Tóm lại, ba nét nhạy cảm: với tình yêu vô biên của Thiên Chúa, với tội lỗi thấp hèn của nhân loại và với bước đường Thánh Giá, hy vọng đã có một phần nào phác vẽ lên cách đơn giản chân dung của một vị thánh lớn, Thánh Têrêxa mẹ, vị anh thư cải cách dòng Cát Minh thế kỉ XVI tại Tây Ban Nha, vị Tiến sĩ đã để lại cho Hội Thánh bí quyết chinh phục đỉnh cao tình yêu Thiên Chúa, và cũng còn là vị thánh thân thương có một tâm hồn nhạy cảm phi thường muốn đem tình yêu Thiên Chúa nhân rộng đến hết mọi người.
Xin nhờ lời chuyển cầu của Ngài, cho cộng đoàn Cát Minh và cho những ai chân thành yêu mến thánh nữ, được luôn nhảy cảm bền bỉ khơi lên ánh lửa yêu mến trước tình yêu Chúa, để đến khi Chúa muốn, Người sẽ cho biến thành những đám cháy kì diệu có khả năng thiêu hủy tội lỗi, thanh tẩy tâm hồn và lôi cuốn người ta đến với tình yêu thánh hóa, cho dẫu trước mắt vẫn còn ngổn ngang những Thánh Giá của mùa xây dựng, nhưng trong lòng đã nóng bừng hy vọng. Mong rằng câu nói “ hèn chi Chúa có ít bạn” không phải là một chân lý bất biến, nhưng là một câu nói đang chờ sự đáp ứng, để mỗi khi mọi người đều trở nên nhạy cảm quan tâm trở nên bạn hữu của Chúa, thì thay vì ba ngày buồn bã, có lẽ Têrêxa Avila sẽ có nhiều lần ba ngày vui vẻ vì ngỡ ngàng thấy Chúa luôn có nhiều bạn mới.
Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài.
Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêsa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Đôi nét lịch sử
- Đời sống đan sĩ có nguồn gốc từ thời tiên tri Êlia sống trên núi Carmel (Năm 854 trước Công Nguyên)
- Đến năm 1247, Đức Giáo Hoàng Innocente IV đã phê chuẩn quy luật tiên khởi Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh.
- Sau cơn dịch, tiếp đến chiến tranh đói kém tại Châu Au năm 1347, sức khoẻ con người suy yếu, dần dà đời sống tinh thần trong Đan viện cũng lỏng lẻo, nên các đan sĩ đã sống theo Luật Dòng Cát Minh giảm chế. - Đến thời Thánh Têrêsa vào thế kỷ XV, vì muốn hoàn toàn thuộc về Chúa và sống cho Ngài, để cầu nguyện cho hàng Giáo phẩm đã thoái hoá và chống lại nhóm ly khai, nên Thánh Têrêsa đã cùng một số chị em say mê lý tưởng tu kín đi thành lập Dòng Cát Minh Cải Tổ đầu tiên tại thành Avila ngày 24 tháng 8 năm 1562.Đến năm 1585, nhóm Cải tổ đã tách ra thành Tỉnh Dòng tự trị với tên: “L’Ordre Des Carmes Déchaussées” (OCD)
- Năm 1604: Dòng Cát Minh cải tổ được thành lập tại Pháp.
- Carmel Lisieux (Pháp) đã lập Dòng Cát Minh Sài Gòn là Đan viện Cát Minh đầu tiên tại Việt Nam năm 1861, do Mẹ Philomène de L‘ Immaculée Conception.
- Sau đó, Dòng Cát Minh Sài Gòn đi lập Dòng Cát Minh Hà Nội (1895).
- Dòng Cát Minh Hà Nội lập Dòng Cát Minh Huế (1909) và Dòng Cát Minh Bùi Chu (1923)
- Dòng Cát Minh Huế lập Carmel Jalo Iloilo (1923) ở Philippines, Carmel Cholet (1925) ở Pháp và Dòng Cát Minh Thanh Hóa (1929) tức là Dòng Cát Minh Nha Trang bây giờ.
- Tháng 04/1975, hoàn cảnh đất nước đang biến động. Các Dòng tu ở Huế đều di tản vào Nam để tránh bom đạn. Dòng Cát Minh Huế cũng vào Sàigòn và định cư tại Giáo xứ Bình Triệu. Vì thế, Dòng được gọi là “Đan viện Cát Minh Huế – Bình Triệu”. Nhờ hồng ân Chúa, ơn gọi ngày càng phát triển theo dòng thời gian. Năm 1996, Đan viện có gần 40 nữ tu.
- Ngày 17-04-1996, Mẹ Bề Trên M.Thérèse Consolata đã đưa 12 nữ tu trở về Huế để tái thiết Đan viện Huế. Trong thời gian này, Đan viện đã nhận thêm nhiều ơn gọi.
- Tháng 3 năm 1998, khi Đan viện Cát Minh Huế đã ổn định, Toà Thánh gởi sắc chỉ công nhận Đan viện Cát Minh Bình Triệu được chính thức thiết lập qua sự chấp thuận của Đức Tổng Giam Mục Sài gòn - ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Từ nay, Đan viện Cát Minh Huế và Cát Minh Bình Triệu là hai đan viện khác nhau.
Vẻ đẹp chiêm niệm
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người.
Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng:
Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse
Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh
Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua
Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêsa
Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.