Chúa nhật 29 thường niên A
Trong Phật giáo có câu chuyện nổi tiếng.
Một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn coi thường đạo lý. Nghe Ðức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác, một ngày kia hắn đến gặp Ðức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn. Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ thì Ðức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng: "Này con, nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho thì món qùa ấy sẽ đi về đâu"? Gã cay cú đáp: "Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy sẽ trở về lại với người đem cho". Ðức Phật liền nói: "Hỡi con, con vừa tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé". Gã kia câm miệng không thốt ra lời nào nữa. Ðoạn Ðức Phật nói tiếp: "Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ ra không làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của chính hắn. Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi." (Trích tuyển tập chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)
Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay.
Nhóm Biệt phái bàn mưu để làm cho Ðức Giêsu lỡ lời mắc bẩy. Họ hợp tác với phe Hêrôđê để chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Nhóm Biệt phái ghét cay ghét đắng người Rôma đang đô hộ Israel, còn phe Hêrôđê thì lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Dù không ưa nhau nhưng họ lại liên kết với nhau để chống lại Ðức Giêsu. Một mình đối nghịch với Ðức Giêsu trong lãnh vực tôn giáo, nhóm Biệt phái không làm được gì đến Người, họ muốn nhờ bàn tay chính quyền là phe Hêrôđê để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. "Chúng tôi có được nộp thuế cho Xêda hay không?". Câu hỏi đặt Ðức Giêsu trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bẫy gài sắc như con dao hai lưỡi. Trả lời có cũng mắc bẫy, không có cũng mắc bẫy. Nếu Ðức Giêsu bảo không thì nhóm Hêrôđê tố cáo là không trung thành với Hoàng đế. Còn nếu Người bảo có thì sẽ bị nhóm Pharisiêu tố cáo là không trung thành với dân tộc. Hai đàng, đàng nào cũng trọng tội. Trước gọng kềm đang siết chặt, Ðức Giêsu rất bình tĩnh, rất tự chủ, không ngạo mạn khiêu khích nhưng cũng không khúm núm sợ sệt. Người bảo họ đưa cho xem đồng tiền và hỏi: “hình và danh hiệu này là của ai?”. Khi được trả lời là "của Xêda", Ðức Giêsu liền tuyên bố "thế thì của Xêda trả về Xêda;của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa". Câu trả lời của Người làm cho 2 phe nhóm bẽ bàng hụt hẫng. Ðức Giêsu phân biệt đâu ra đó: của Hoàng đế hãy trả cho Hoàng đế, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu không dùng miệng lưỡi mình để kết án họ, nhưng bắt chính họ phải tự tuyên án cho mình như có lời chép rằng: Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án (Mt 12, 37).
Sứ mạng của Ðức Giêsu khi đến trần gian là sứ mạng tôn giáo, là đưa nhân loại về với Thiên Chúa chứ không phải là chính trị. Chính Người đã từ chối làm vua, làm Messia đánh đông dẹp bắc theo mong đợi của người Do Thái. Câu trả lời của Ðức Giêsu làm nổi bật chân lý ấy. Với sứ mạng tôn giáo, Ðức Giêsu nhắc cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa những gì là của Thiên Chúa. Những kẻ chất vấn muốn nhìn Ðức Giêsu dưới gốc độ chính trị thì Người làm cho những kẻ có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo.
Một cuộc đối thoại giữa thần quyền và thế quyền, giữa Thiên Chúa và Xêda. Cũng như sau này trong cuộc đối thoại với Philatô, Ðức Giêsu trịnh trọng tuyên bố: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này”. Qua lời tuyên bố này, Ðức Giêsu khẳng định vương quyền của mình, một vương quyền mà Philatô chưa có thể hiểu thấu.
Mối tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, giữa đạo và đời đã xảy ra từ muôn thưở. Ðức Giêsu không muốn được coi như vị cứu tinh chính trị theo ý của người Do thái. Người không đến để nắm lấy chính quyền, thống trị như một vị hoàng đế Xêda hay như vua Hêrôđê. Trong thực tế, Người phân biệt rõ thần quyền và thế quyền, tuy công nhận quyền hành chính trị như một điều tất nhiên nhưng Người tự đặt mình vào mức độ khác. Nước Trời mà Người đang rao giảng, đang thể hiện hoàn toàn khác biệt và không cạnh tranh với đế quốc của Xêda. Nước Trời là vương quốc trường tồn của Thiên Chúa dành cho tất cả, nơi đó không có áp chế, không có thống trị, chỉ có niềm vui, bình an và hạnh phúc miên trường.
Những gì của Xêda hãy trả cho Xêda. Xêda là hiện thân cho một đế quốc hùng mạnh và giàu có của một thời lịch sử đã qua. Xêda cũng còn là biểu tượng cho thế lực tiền bạc, tham vọng quyền bính và danh lợi dưới mọi hình thức trong xã hội ngày nay đối với mọi người.
Những gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu đã khéo léo nhắc đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Có cái gì ngoài Thiên Chúa mà lại không phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Ngài, những gì được khắc ghi tên Ngài trên đó. Hình ảnh nổi bật nhất là con người (St 1, 26). Toàn bộ con người mang dấu ấn Thiên Chúa và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa. Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho Ngài, là nhìn nhận chủ quyền của Ngài. Trả vũ trụ trong lành cho Thiên Chúa cũng là trả lại cho con người món quà lớn lao mà Ngài đã trao tặng.
Mỗi người Kitô hữu luôn hãnh diện vì mang trong bản thân mình hình ảnh cao quý của Thiên Chúa và luôn sống phong cách của Ngài: quảng đại chia sẻ, yêu thương trao hiến, bao dung tha thứ, khiêm tốn phục vụ. Ðược như thế, mỗi người chúng ta sẽ luôn làm cho hình ảnh Thiên Chúa ngày càng rõ nét trong cuộc đời mình.
Trong Phật giáo có câu chuyện nổi tiếng.
Một người đàn ông cao ngạo chẳng biết sợ ai, luôn coi thường đạo lý. Nghe Ðức Phật dạy rằng đừng bao giờ lấy ác báo ác, một ngày kia hắn đến gặp Ðức Phật và dự tính xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời thóa mạ Ngài và gọi Ngài là tên đần độn. Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ thì Ðức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Ngài mới lên tiếng: "Này con, nếu một người không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho thì món qùa ấy sẽ đi về đâu"? Gã cay cú đáp: "Thằng điên nào mà chẳng biết, dĩ nhiên là món ấy sẽ trở về lại với người đem cho". Ðức Phật liền nói: "Hỡi con, con vừa tặng ta rất nhiều lời thóa mạ nhưng ta chẳng nhận đâu nhé". Gã kia câm miệng không thốt ra lời nào nữa. Ðoạn Ðức Phật nói tiếp: "Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc nhổ ra không làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn gương mặt của chính hắn. Cũng thế kẻ nào thóa mạ một người nhân đức thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ chỉ bay vào mắt hắn mà thôi." (Trích tuyển tập chuyện hay, Giấc mộng vàng trang 167)
Câu chuyện trên là một minh họa cho cuộc tranh luận nổi tiếng giữa các Pharisiêu, Luật sĩ và Chúa Giêsu qua bài Tin mừng hôm nay.
Nhóm Biệt phái bàn mưu để làm cho Ðức Giêsu lỡ lời mắc bẩy. Họ hợp tác với phe Hêrôđê để chất vấn Người về vấn đề nộp thuế. Nhóm Biệt phái ghét cay ghét đắng người Rôma đang đô hộ Israel, còn phe Hêrôđê thì lại nịnh bợ các quan bảo hộ để được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Dù không ưa nhau nhưng họ lại liên kết với nhau để chống lại Ðức Giêsu. Một mình đối nghịch với Ðức Giêsu trong lãnh vực tôn giáo, nhóm Biệt phái không làm được gì đến Người, họ muốn nhờ bàn tay chính quyền là phe Hêrôđê để gài bẫy Người trong vấn đề chính trị. "Chúng tôi có được nộp thuế cho Xêda hay không?". Câu hỏi đặt Ðức Giêsu trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bẫy gài sắc như con dao hai lưỡi. Trả lời có cũng mắc bẫy, không có cũng mắc bẫy. Nếu Ðức Giêsu bảo không thì nhóm Hêrôđê tố cáo là không trung thành với Hoàng đế. Còn nếu Người bảo có thì sẽ bị nhóm Pharisiêu tố cáo là không trung thành với dân tộc. Hai đàng, đàng nào cũng trọng tội. Trước gọng kềm đang siết chặt, Ðức Giêsu rất bình tĩnh, rất tự chủ, không ngạo mạn khiêu khích nhưng cũng không khúm núm sợ sệt. Người bảo họ đưa cho xem đồng tiền và hỏi: “hình và danh hiệu này là của ai?”. Khi được trả lời là "của Xêda", Ðức Giêsu liền tuyên bố "thế thì của Xêda trả về Xêda;của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa". Câu trả lời của Người làm cho 2 phe nhóm bẽ bàng hụt hẫng. Ðức Giêsu phân biệt đâu ra đó: của Hoàng đế hãy trả cho Hoàng đế, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu không dùng miệng lưỡi mình để kết án họ, nhưng bắt chính họ phải tự tuyên án cho mình như có lời chép rằng: Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án (Mt 12, 37).
Sứ mạng của Ðức Giêsu khi đến trần gian là sứ mạng tôn giáo, là đưa nhân loại về với Thiên Chúa chứ không phải là chính trị. Chính Người đã từ chối làm vua, làm Messia đánh đông dẹp bắc theo mong đợi của người Do Thái. Câu trả lời của Ðức Giêsu làm nổi bật chân lý ấy. Với sứ mạng tôn giáo, Ðức Giêsu nhắc cho họ nghĩa vụ phải trở về với Thiên Chúa, trả cho Thiên Chúa những gì là của Thiên Chúa. Những kẻ chất vấn muốn nhìn Ðức Giêsu dưới gốc độ chính trị thì Người làm cho những kẻ có lập trường chính trị phải thấy Người là con người tôn giáo.
Một cuộc đối thoại giữa thần quyền và thế quyền, giữa Thiên Chúa và Xêda. Cũng như sau này trong cuộc đối thoại với Philatô, Ðức Giêsu trịnh trọng tuyên bố: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của tôi sẽ chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái, nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này”. Qua lời tuyên bố này, Ðức Giêsu khẳng định vương quyền của mình, một vương quyền mà Philatô chưa có thể hiểu thấu.
Mối tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, giữa đạo và đời đã xảy ra từ muôn thưở. Ðức Giêsu không muốn được coi như vị cứu tinh chính trị theo ý của người Do thái. Người không đến để nắm lấy chính quyền, thống trị như một vị hoàng đế Xêda hay như vua Hêrôđê. Trong thực tế, Người phân biệt rõ thần quyền và thế quyền, tuy công nhận quyền hành chính trị như một điều tất nhiên nhưng Người tự đặt mình vào mức độ khác. Nước Trời mà Người đang rao giảng, đang thể hiện hoàn toàn khác biệt và không cạnh tranh với đế quốc của Xêda. Nước Trời là vương quốc trường tồn của Thiên Chúa dành cho tất cả, nơi đó không có áp chế, không có thống trị, chỉ có niềm vui, bình an và hạnh phúc miên trường.
Những gì của Xêda hãy trả cho Xêda. Xêda là hiện thân cho một đế quốc hùng mạnh và giàu có của một thời lịch sử đã qua. Xêda cũng còn là biểu tượng cho thế lực tiền bạc, tham vọng quyền bính và danh lợi dưới mọi hình thức trong xã hội ngày nay đối với mọi người.
Những gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu đã khéo léo nhắc đến bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Có cái gì ngoài Thiên Chúa mà lại không phải là thụ tạo của Ngài? Phải trả cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Ngài, những gì được khắc ghi tên Ngài trên đó. Hình ảnh nổi bật nhất là con người (St 1, 26). Toàn bộ con người mang dấu ấn Thiên Chúa và cả vũ trụ cũng tiềm tàng dấu ấn của Thiên Chúa. Trả con người lại cho Thiên Chúa là dâng nó cho Ngài, là nhìn nhận chủ quyền của Ngài. Trả vũ trụ trong lành cho Thiên Chúa cũng là trả lại cho con người món quà lớn lao mà Ngài đã trao tặng.
Mỗi người Kitô hữu luôn hãnh diện vì mang trong bản thân mình hình ảnh cao quý của Thiên Chúa và luôn sống phong cách của Ngài: quảng đại chia sẻ, yêu thương trao hiến, bao dung tha thứ, khiêm tốn phục vụ. Ðược như thế, mỗi người chúng ta sẽ luôn làm cho hình ảnh Thiên Chúa ngày càng rõ nét trong cuộc đời mình.