Nepal: người Hồi giáo xin Kitô hữu giúp chống chủ nghĩa cực đoan Hindu
Kathmandu - "Tôi kêu gọi người Công giáo và tất cả các Kitô hữu trong nước hãy tham gia với chúng tôi, trong việc đấu tranh cho quyền của các nhóm thiểu số và một nhà nước thế tục" - ông Najrul Hasan Falahi, chủ tịch của Hội Hồi giáo Nepal (ISN), nói.
Ông cũng mong muốn một cuộc điều tra công bằng và ngay lập tức cho vụ sát hại ông Faizan Ahmad, tổng thư ký của Hội Hồi giáo Nepal, một tổ chức phi chính phủ.
Trước đó, ngày 26-9, hai người đàn ông không rõ danh tánh bắn chết nhà lãnh đạo Hồi giáo, khi ông rời đền thờ Hồi giáo. Người Công giáo và các nhóm thiểu số khác đã phản ứng với hành động này, bằng cách thể hiện tình đoàn kết của mình, và công khai kêu gọi rằng các quyền của nhóm thiểu số phải được ghi nhận trong hiến pháp mới.
Vợ góa của ông Ahmad, bà Meher Banu Faizan, chỉ trích kịch liệt sự thinh lặng của các nhà lãnh đạo Hồi giáo và của cộng đồng Hồi giáo về cái chết của chồng bà. Bà nói: “Họ sợ thảo luận, nhưng tôi không màng đến cuộc sống của tôi nếu không có ai có thể giúp tôi. Tôi không màng việc những kẻ giết chồng tôi cũng sẽ giết tôi. Tôi muốn mang họ ra trước công lý".
Theo bà, cảnh sát đang nuôi dưỡng sự sợ hãi, bởi vì thay vì cố gắng tìm thủ phạm, họ lại đang cố gắng để qui lỗi cho người trong Hội Hồi giáo.
Cựu chủ tịch Hội Hồi giáo Nepal, Gulam Rasul Miya, nói rằng cảnh sát nên tập trung vào điều tra, thay vì thẩm vấn các thành viên trong Hội và những điều gây phức tạp tình hình.
Ông nói: “Năm nhà lãnh đạo Hồi giáo vô tội đã bị bắt và bị tra tấn bởi cảnh sát, vì họ yêu cầu một cuộc điều tra công bằng và ngay lập tức". Đối với ông, “tất cả các nhóm thiểu số phải cùng nhau đấu tranh và bảo vệ lẫn nhau”.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Công Giáo đang tham gia vào các sáng kiến đặc biệt để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Họ muốn thay đổi một số phần của luật dân sự và luật hình sự, nếu không loại bỏ hoàn toàn các luật này.
Quốc hội vẫn còn tranh luận một dự luật, vốn sẽ áp đặt hình phạt nặng hơn cho các hoạt động truyền giáo
trong đất nước Nepal. (AsiaNews 5-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Kathmandu - "Tôi kêu gọi người Công giáo và tất cả các Kitô hữu trong nước hãy tham gia với chúng tôi, trong việc đấu tranh cho quyền của các nhóm thiểu số và một nhà nước thế tục" - ông Najrul Hasan Falahi, chủ tịch của Hội Hồi giáo Nepal (ISN), nói.
Ông cũng mong muốn một cuộc điều tra công bằng và ngay lập tức cho vụ sát hại ông Faizan Ahmad, tổng thư ký của Hội Hồi giáo Nepal, một tổ chức phi chính phủ.
Trước đó, ngày 26-9, hai người đàn ông không rõ danh tánh bắn chết nhà lãnh đạo Hồi giáo, khi ông rời đền thờ Hồi giáo. Người Công giáo và các nhóm thiểu số khác đã phản ứng với hành động này, bằng cách thể hiện tình đoàn kết của mình, và công khai kêu gọi rằng các quyền của nhóm thiểu số phải được ghi nhận trong hiến pháp mới.
Vợ góa của ông Ahmad, bà Meher Banu Faizan, chỉ trích kịch liệt sự thinh lặng của các nhà lãnh đạo Hồi giáo và của cộng đồng Hồi giáo về cái chết của chồng bà. Bà nói: “Họ sợ thảo luận, nhưng tôi không màng đến cuộc sống của tôi nếu không có ai có thể giúp tôi. Tôi không màng việc những kẻ giết chồng tôi cũng sẽ giết tôi. Tôi muốn mang họ ra trước công lý".
Theo bà, cảnh sát đang nuôi dưỡng sự sợ hãi, bởi vì thay vì cố gắng tìm thủ phạm, họ lại đang cố gắng để qui lỗi cho người trong Hội Hồi giáo.
Cựu chủ tịch Hội Hồi giáo Nepal, Gulam Rasul Miya, nói rằng cảnh sát nên tập trung vào điều tra, thay vì thẩm vấn các thành viên trong Hội và những điều gây phức tạp tình hình.
Ông nói: “Năm nhà lãnh đạo Hồi giáo vô tội đã bị bắt và bị tra tấn bởi cảnh sát, vì họ yêu cầu một cuộc điều tra công bằng và ngay lập tức". Đối với ông, “tất cả các nhóm thiểu số phải cùng nhau đấu tranh và bảo vệ lẫn nhau”.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Công Giáo đang tham gia vào các sáng kiến đặc biệt để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Họ muốn thay đổi một số phần của luật dân sự và luật hình sự, nếu không loại bỏ hoàn toàn các luật này.
Quốc hội vẫn còn tranh luận một dự luật, vốn sẽ áp đặt hình phạt nặng hơn cho các hoạt động truyền giáo
trong đất nước Nepal. (AsiaNews 5-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa