Vụ kiện Đức Giáo Hoàng trước Tòa án Hình sự Quốc tế: một bất thường pháp lý
Đây là sáng kiến của các nạn nhân đối với các linh mục ấu dâm
Bài của ông Rafael Navarro - Valls, giáo sư Luật thuộc Đại học Complutense ở Madrid, và Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Khoa học pháp lý và Luật pháp của Tây Ban Nha
ROMA - Chúng tôi giới thiệu một bài viết đặc biệt trong mục suy tư “Đài quan sát pháp lý", nói về một vụ kiện của “Mạng lưới các người sống sót của những người bị linh mục lạm dụng” (SNAP), hiệp hội lớn nhất của các nạn nhân bị một số thành viên của Giáo Hội phạm tội ấu dâm, chống lại ĐTC Biển Đức XVI và một số Hồng y của Giáo Hội.
Lịch sử của pháp luật, trong quá trình tiến hóa lâu dài của nó, đã tích lũy một số sự tò mò pháp luật. Tôi muốn nói đến các tình huống bất thường được xếp loại trong các trường hợp, vốn đôi khi biến luật pháp thành một "điệp vụ bất khả thi"; nói cách khác, đó là điều người ta gọi là “ảo tưởng luật”. Một số lớn phát sinh từ thủ tục tố tụng, có lẽ bởi vì các con đường của luật gia là rất đa dạng, đến nỗi không hiếm khi thấy một số vụ án kết thúc trong con đường không lối thoát.
Tôi sợ rằng một trong số các con đường này là đường được chọn bởi các nhà tư vấn cho một số nạn nhân của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đó là ấu dâm. Ý định gán cho Giáo Hội Công Giáo, cho ĐTC hoặc cho các thành viên của Giáo Triều tại Rôma, trách nhiệm đối với hành vi đã phạm ở nhiều nơi trên thế giới bởi những người có khả năng đảm nhận trách nhiệm hình sự, và ở đó có các cơ quan tư pháp có thẩm quyền để phán xét, là một sự bất thường pháp lý thực sự.
Đây không chỉ là một cái gì đó không công bằng, nhưng cũng là một nhiệm vụ bất khả thi. Cũng giống một chút – xin tha lỗi cho tôi về sự so sánh, vốn luôn có một phần thiếu chính xác - như họ có thể cáo buộc ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về các hành vi phạm tội nặng trong một của 192 nước thành viên LHQ. Các thủ phạm là tội phạm, chứ không phải các nhà chức trách đang tìm cách diệt trừ tội phạm ấy.
Trường hợp của ĐTC Biển Đức XVI là một thí dụ đặc biệt: Ngài là Đức Giáo hoàng đã làm việc nhiều nhất trong việc phòng chống và trừng phạt các giáo sĩ hoặc tu sĩ ấu dâm. Chắc chắn số người phạm tội là rất ít, so với đại đa số các giáo sĩ hay tu sĩ sống một cuộc sống có trật tự và không thể chê trách.
Một số phương tiện truyền thông đã có nhã ý đề nghị “Đài quan sát pháp lý” của chúng tôi thực hiện việc phân tích pháp lý của đơn khiếu kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan - không nên nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc – nên tôi xin phép tóm tắt các suy nghĩ của tôi. Xin độc giả tha thứ cho tôi, nếu bất đắc dĩ tôi sẽ sử dụng một số thuật ngữ pháp lý.
Thẩm quyền và các việc xét xử của Tòa án Hình sự Quốc tế. Trường hợp của Tòa Thánh
Để cho một cơ quan quốc tế có năng lực hành động, trước hết cơ quan ấy phải có thẩm quyền trong lĩnh vực chuyên môn, và vụ việc đưa đến cơ quan ấy phải có thể chấp nhận được. Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có thẩm quyền đối với các con người cụ thể, trưởng thành, và là công dân của một Quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Roma năm 1998 về thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Theo sự hiểu biết của tôi, Tòa Thánh và Quốc gia Vatican không thuộc số các nước đã phê chuẩn Quy chế này. Như vậy, trong trường hợp ở đây, Tòa án này không có thẩm quyền đối với Đức Thánh Cha hoặc 450 người được hưởng quyền công dân Vatican, trong đó có các Đức Hồng Y Bertone, Levada và Sodano, mà vụ kiện trên nhắm tới. Cũng như thế chẳng hạn, đối với Mỹ và Trung Quốc đã không phê chuẩn Quy chế Roma: chính phủ các nước này không thuộc thẩm quyền của Toà án Hình sự Quốc tế.
Chỉ có trong trường hợp khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho rằng có một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế - mà rõ ràng đây không phải là trường hợp - ,Tòa án hình sự quốc tế có thể được yêu cầu điều tra và quyết định các hành vi vi phạm trong một Nhà nước, vốn không phải là nước phê chuẩn Quy chế Roma. Điều này đã xảy ra với tội diệt chủng ở Darfur (Sudan). Đất nước này đã không tham gia Quy chế Roma, tuy nhiên, ngày 31-3-2005, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết 1593 trao sự xem xét tình hình tại Sudan cho Toà án Hình sự Quốc tế (ICC).
Đối với những gì liên quan đến vấn đề, vốn là đối tượng của vụ kiện (thói đồng dâm nam được thực hiện trong nhiều vùng địa lý khác nhau), người ta rất khó đưa chúng vào phạm trù tội ác chống lại loài người được liệt kê tại Điều 7 của Quy chế Tòa án. Không phải vì chúng không có một tính cách đủ của tội nặng; nhưng bởi vì bài viết này hiểu tội ác chống lại loài người là các hành vi được xác định, “khi chúng bị phạm trong khuôn khổ của một vụ tấn công tổng quát hóa hoặc hệ thống hóa, vốn được tung ra chống lại toàn dân số dân sự, và có sự hiểu biết rõ ràng về cuộc tấn công ấy".
Trong số các hành động này, một số tội phạm tình dục như mại dâm cưỡng bức, ép buộc mang thai, triệt sản cưỡng bức, hoặc "mọi hình thức khác của bạo lực tình dục có tính cách trọng tội". Thí dụ điển hình nhất là việc ép buộc mang thai, do một sắc tộc này thực thi tập thể với một sắc tộc khác, trong bối cảnh xung đột vũ trang. Thật vậy, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã điều tra loại tội phạm này ở Congo, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Tuy nhiên, ở đây ta muốn nói đến các tội đã phạm bởi các linh mục thuộc nhiều quốc tịch ở nhiều nước khác nhau. Nó thiếu điều mà ông Cuno Tarfusser, thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), mới định nghĩa như là “yếu tố bối cảnh”, nghĩa là các hành vi đã thực thi trong khuôn khổ của một cuộc tấn công diện rộng, hoặc có hệ thống, được tung ra chống lại dân số dân sự, trong việc theo đuổi chính sách của một quốc gia. Từ năm 2002, thời điểm mà Tòa án bắt đầu hoạt động, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã nhận được khoảng 8.000 đơn kiện các loại. Theo sự hiểu biết của tôi, không có thủ tục nào được mở ra cho tội đồng tính luyến ái nam trong bối cảnh này.
Sự bổ túc giữa Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và các tòa án quốc gia
Như vậy, luật hình sự của mỗi nước liên quan có thẩm quyền cả cá nhân lẫn lãnh thổ. Đừng quên rằng Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là "bổ sung" cho các tòa án quốc gia (Điều 1 Quy chế Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)) . Vì vậy, theo quy định của Quy chế, một vấn đề sẽ được Tòa án Hình sự Quốc tế xét là chấp nhận được, khi "vụ việc là đối tượng của một cuộc điều tra hoặc truy tố bởi một nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này, trừ phi quốc gia ấy không muốn hoặc không có khả năng điều tra hoặc truy tố vụ việc ấy" (Điều 17).
Thật thú vị khi nhìn thấy lập trường của tư pháp Mỹ về mối quan hệ giữa các giáo phận Mỹ và Tòa Thánh trong vấn đề ấu dâm. Năm 2009, tòa án phúc thẩm của Mỹ trong vòng chín đã quy định, trong một quyết định quan trọng, rằng không bàn bạc gì về "sự liên thông hoặc liên kết trách nhiệm giữa các giáo phận và giáo sĩ liên quan và Tòa Thánh "(Quyết định John Doe và Tòa Thánh, năm 2009, Toà phúc thẩm vòng chín, kháng cáo bị bác bỏ ở Tòa án Tối cao Mỹ).
Một tòa án khác ở The Hague cũng không có thẩm quyền: Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hiệp quốc, không chỉ bởi vì Tòa Thánh không phải là một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (Tòa thánh chỉ có tư cách quan sát viên thường trực), mà còn bởi vì, trong trường hợp này, tòa án không xử theo đơn kiện thông qua một nhóm người, nhưng thông qua các quốc gia, vì chỉ có quốc gia có đủ quyền xuất hiện trước Tòa án. (Điều 34,1 của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hiệp quốc).
Như tôi đã có dịp để nói nhiều lần, tôi cảm thấy rằng một số nạn nhân của tội ác nghiêm trọng này có thể là đối tượng của một sự lèo lái pháp lý, do các kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo thực hiện. Đây không phải là để giảm thiểu nỗi đau của họ và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Điều quan trọng là sự phẫn nộ tự nhiên này có thể tìm thấy biểu hiện đầy đủ của nó – cả về pháp lý - ở tòa án có thẩm quyền. Mọi sự lèo lái sẽ bị lột mặt nạ về lâu dài, nhất là khi nó đi kèm với một phương tiện truyền thông quy mô lớn.
Luật pháp là một công cụ rất nhạy cảm đối với các nỗ lực của loại hình này. Nó phản ứng mạnh mẽ, bằng cách từ chối những gì là sai hoặc phóng đại trong tuyên bố có thẩm quyền của mình. Chúng ta hãy tin vào luật hình sự của các quốc gia, nơi xảy ra các sự việc đau đớn này, mà tôi chắc chắn rằng luật ấy sẽ trừng trị với sự nghiêm trọng đích đáng.
Ngoài ra, thật đáng ngạc nhiên là vụ kiện này đã được nộp tại tòa án, ngay sau sự chấp thuận tập thể hình ảnh ĐTC Biển Đức XVI của hai triệu người trẻ tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, và ngay trước khi một chuyến tông du khó khăn của Đức Giáo hoàng tại Đức.
Cuối cùng, tôi tiên đoán rằng vụ kiện vô căn cứ sẽ gặp sự từ chối không giảm nhẹ về phía Tòa án Hình sự Quốc tế. Tôi nghĩ rằng chủ đề này sẽ được xem xét theo thời gian, như là một trong các sự hiếm hoi pháp lý, vốn dần dà sẽ được tự xác minh trong lịch sử tư pháp. (ZENIT.org 2-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đây là sáng kiến của các nạn nhân đối với các linh mục ấu dâm
Bài của ông Rafael Navarro - Valls, giáo sư Luật thuộc Đại học Complutense ở Madrid, và Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Khoa học pháp lý và Luật pháp của Tây Ban Nha
ROMA - Chúng tôi giới thiệu một bài viết đặc biệt trong mục suy tư “Đài quan sát pháp lý", nói về một vụ kiện của “Mạng lưới các người sống sót của những người bị linh mục lạm dụng” (SNAP), hiệp hội lớn nhất của các nạn nhân bị một số thành viên của Giáo Hội phạm tội ấu dâm, chống lại ĐTC Biển Đức XVI và một số Hồng y của Giáo Hội.
Lịch sử của pháp luật, trong quá trình tiến hóa lâu dài của nó, đã tích lũy một số sự tò mò pháp luật. Tôi muốn nói đến các tình huống bất thường được xếp loại trong các trường hợp, vốn đôi khi biến luật pháp thành một "điệp vụ bất khả thi"; nói cách khác, đó là điều người ta gọi là “ảo tưởng luật”. Một số lớn phát sinh từ thủ tục tố tụng, có lẽ bởi vì các con đường của luật gia là rất đa dạng, đến nỗi không hiếm khi thấy một số vụ án kết thúc trong con đường không lối thoát.
Tôi sợ rằng một trong số các con đường này là đường được chọn bởi các nhà tư vấn cho một số nạn nhân của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đó là ấu dâm. Ý định gán cho Giáo Hội Công Giáo, cho ĐTC hoặc cho các thành viên của Giáo Triều tại Rôma, trách nhiệm đối với hành vi đã phạm ở nhiều nơi trên thế giới bởi những người có khả năng đảm nhận trách nhiệm hình sự, và ở đó có các cơ quan tư pháp có thẩm quyền để phán xét, là một sự bất thường pháp lý thực sự.
Đây không chỉ là một cái gì đó không công bằng, nhưng cũng là một nhiệm vụ bất khả thi. Cũng giống một chút – xin tha lỗi cho tôi về sự so sánh, vốn luôn có một phần thiếu chính xác - như họ có thể cáo buộc ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về các hành vi phạm tội nặng trong một của 192 nước thành viên LHQ. Các thủ phạm là tội phạm, chứ không phải các nhà chức trách đang tìm cách diệt trừ tội phạm ấy.
Trường hợp của ĐTC Biển Đức XVI là một thí dụ đặc biệt: Ngài là Đức Giáo hoàng đã làm việc nhiều nhất trong việc phòng chống và trừng phạt các giáo sĩ hoặc tu sĩ ấu dâm. Chắc chắn số người phạm tội là rất ít, so với đại đa số các giáo sĩ hay tu sĩ sống một cuộc sống có trật tự và không thể chê trách.
Một số phương tiện truyền thông đã có nhã ý đề nghị “Đài quan sát pháp lý” của chúng tôi thực hiện việc phân tích pháp lý của đơn khiếu kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan - không nên nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc – nên tôi xin phép tóm tắt các suy nghĩ của tôi. Xin độc giả tha thứ cho tôi, nếu bất đắc dĩ tôi sẽ sử dụng một số thuật ngữ pháp lý.
Thẩm quyền và các việc xét xử của Tòa án Hình sự Quốc tế. Trường hợp của Tòa Thánh
Để cho một cơ quan quốc tế có năng lực hành động, trước hết cơ quan ấy phải có thẩm quyền trong lĩnh vực chuyên môn, và vụ việc đưa đến cơ quan ấy phải có thể chấp nhận được. Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có thẩm quyền đối với các con người cụ thể, trưởng thành, và là công dân của một Quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Roma năm 1998 về thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Theo sự hiểu biết của tôi, Tòa Thánh và Quốc gia Vatican không thuộc số các nước đã phê chuẩn Quy chế này. Như vậy, trong trường hợp ở đây, Tòa án này không có thẩm quyền đối với Đức Thánh Cha hoặc 450 người được hưởng quyền công dân Vatican, trong đó có các Đức Hồng Y Bertone, Levada và Sodano, mà vụ kiện trên nhắm tới. Cũng như thế chẳng hạn, đối với Mỹ và Trung Quốc đã không phê chuẩn Quy chế Roma: chính phủ các nước này không thuộc thẩm quyền của Toà án Hình sự Quốc tế.
Chỉ có trong trường hợp khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho rằng có một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế - mà rõ ràng đây không phải là trường hợp - ,Tòa án hình sự quốc tế có thể được yêu cầu điều tra và quyết định các hành vi vi phạm trong một Nhà nước, vốn không phải là nước phê chuẩn Quy chế Roma. Điều này đã xảy ra với tội diệt chủng ở Darfur (Sudan). Đất nước này đã không tham gia Quy chế Roma, tuy nhiên, ngày 31-3-2005, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết 1593 trao sự xem xét tình hình tại Sudan cho Toà án Hình sự Quốc tế (ICC).
Đối với những gì liên quan đến vấn đề, vốn là đối tượng của vụ kiện (thói đồng dâm nam được thực hiện trong nhiều vùng địa lý khác nhau), người ta rất khó đưa chúng vào phạm trù tội ác chống lại loài người được liệt kê tại Điều 7 của Quy chế Tòa án. Không phải vì chúng không có một tính cách đủ của tội nặng; nhưng bởi vì bài viết này hiểu tội ác chống lại loài người là các hành vi được xác định, “khi chúng bị phạm trong khuôn khổ của một vụ tấn công tổng quát hóa hoặc hệ thống hóa, vốn được tung ra chống lại toàn dân số dân sự, và có sự hiểu biết rõ ràng về cuộc tấn công ấy".
Trong số các hành động này, một số tội phạm tình dục như mại dâm cưỡng bức, ép buộc mang thai, triệt sản cưỡng bức, hoặc "mọi hình thức khác của bạo lực tình dục có tính cách trọng tội". Thí dụ điển hình nhất là việc ép buộc mang thai, do một sắc tộc này thực thi tập thể với một sắc tộc khác, trong bối cảnh xung đột vũ trang. Thật vậy, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã điều tra loại tội phạm này ở Congo, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.
Tuy nhiên, ở đây ta muốn nói đến các tội đã phạm bởi các linh mục thuộc nhiều quốc tịch ở nhiều nước khác nhau. Nó thiếu điều mà ông Cuno Tarfusser, thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), mới định nghĩa như là “yếu tố bối cảnh”, nghĩa là các hành vi đã thực thi trong khuôn khổ của một cuộc tấn công diện rộng, hoặc có hệ thống, được tung ra chống lại dân số dân sự, trong việc theo đuổi chính sách của một quốc gia. Từ năm 2002, thời điểm mà Tòa án bắt đầu hoạt động, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã nhận được khoảng 8.000 đơn kiện các loại. Theo sự hiểu biết của tôi, không có thủ tục nào được mở ra cho tội đồng tính luyến ái nam trong bối cảnh này.
Sự bổ túc giữa Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và các tòa án quốc gia
Như vậy, luật hình sự của mỗi nước liên quan có thẩm quyền cả cá nhân lẫn lãnh thổ. Đừng quên rằng Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là "bổ sung" cho các tòa án quốc gia (Điều 1 Quy chế Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)) . Vì vậy, theo quy định của Quy chế, một vấn đề sẽ được Tòa án Hình sự Quốc tế xét là chấp nhận được, khi "vụ việc là đối tượng của một cuộc điều tra hoặc truy tố bởi một nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này, trừ phi quốc gia ấy không muốn hoặc không có khả năng điều tra hoặc truy tố vụ việc ấy" (Điều 17).
Thật thú vị khi nhìn thấy lập trường của tư pháp Mỹ về mối quan hệ giữa các giáo phận Mỹ và Tòa Thánh trong vấn đề ấu dâm. Năm 2009, tòa án phúc thẩm của Mỹ trong vòng chín đã quy định, trong một quyết định quan trọng, rằng không bàn bạc gì về "sự liên thông hoặc liên kết trách nhiệm giữa các giáo phận và giáo sĩ liên quan và Tòa Thánh "(Quyết định John Doe và Tòa Thánh, năm 2009, Toà phúc thẩm vòng chín, kháng cáo bị bác bỏ ở Tòa án Tối cao Mỹ).
Một tòa án khác ở The Hague cũng không có thẩm quyền: Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hiệp quốc, không chỉ bởi vì Tòa Thánh không phải là một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (Tòa thánh chỉ có tư cách quan sát viên thường trực), mà còn bởi vì, trong trường hợp này, tòa án không xử theo đơn kiện thông qua một nhóm người, nhưng thông qua các quốc gia, vì chỉ có quốc gia có đủ quyền xuất hiện trước Tòa án. (Điều 34,1 của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hiệp quốc).
Như tôi đã có dịp để nói nhiều lần, tôi cảm thấy rằng một số nạn nhân của tội ác nghiêm trọng này có thể là đối tượng của một sự lèo lái pháp lý, do các kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo thực hiện. Đây không phải là để giảm thiểu nỗi đau của họ và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Điều quan trọng là sự phẫn nộ tự nhiên này có thể tìm thấy biểu hiện đầy đủ của nó – cả về pháp lý - ở tòa án có thẩm quyền. Mọi sự lèo lái sẽ bị lột mặt nạ về lâu dài, nhất là khi nó đi kèm với một phương tiện truyền thông quy mô lớn.
Luật pháp là một công cụ rất nhạy cảm đối với các nỗ lực của loại hình này. Nó phản ứng mạnh mẽ, bằng cách từ chối những gì là sai hoặc phóng đại trong tuyên bố có thẩm quyền của mình. Chúng ta hãy tin vào luật hình sự của các quốc gia, nơi xảy ra các sự việc đau đớn này, mà tôi chắc chắn rằng luật ấy sẽ trừng trị với sự nghiêm trọng đích đáng.
Ngoài ra, thật đáng ngạc nhiên là vụ kiện này đã được nộp tại tòa án, ngay sau sự chấp thuận tập thể hình ảnh ĐTC Biển Đức XVI của hai triệu người trẻ tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, và ngay trước khi một chuyến tông du khó khăn của Đức Giáo hoàng tại Đức.
Cuối cùng, tôi tiên đoán rằng vụ kiện vô căn cứ sẽ gặp sự từ chối không giảm nhẹ về phía Tòa án Hình sự Quốc tế. Tôi nghĩ rằng chủ đề này sẽ được xem xét theo thời gian, như là một trong các sự hiếm hoi pháp lý, vốn dần dà sẽ được tự xác minh trong lịch sử tư pháp. (ZENIT.org 2-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa