Đức Tin Công Giáo Việt Nam: Hạt giống của hôm qua, rừng xanh của hôm nay
từ gương Tử đạo Việt Nam
“Tôi có được Đức Tin như hôm nay chính là nhờ dòng máu kiên cường của các vị thánh tử đạo Việt Nam,” Cha Bill Tuyền Cao đã mở đầu bài giảng trong thánh lễ kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục như thế tại giáo xứ St. Anthony Claret tại Anaheim, Giáo phận Orange. Ngày 25 tháng 8, 2011 đánh dấu 10 năm ngày Cha được Chúa chọn vào hàng tư tế, giúp Chúa tiếp tục công việc chài lưới người nơi trần thế.
Trong phòng làm việc của mình, Cha treo một bức tranh thêu với hình ảnh một ông lão đánh cá đang đứng giữa một dòng sóng trăng bàng bạc, miệt mài với công việc tuy xung quanh không có bóng dáng con cá nào. Có lẽ đây chính là tâm nguyện của Cha Bill, hay một lời nhắc nhở liên lỉ: được làm người chài lưới cho Chúa cho đến hết cuộc đời, cho dù có gặp hoàn cảnh khó khăn đi nữa.
Cha ôn lại lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, và tuyên nhận rằng, nếu không vì những vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội từ nhiều thế kỷ trước, thì chính Cha và gia đình mình ắt đã không được biết Chúa. Vì đây là một giáo xứ không có giáo dân Việt Nam, cho nên ngoài gia đình Ông Bà Cố và bạn bè của Cha Bill, đa số giáo dân hiện diện tại thánh lễ là người Mỹ, người Phi, hay người nói tiếng Tây Ban Nha. Sự tuyên nhận Đức Tin từ truyền thống Tử đạo Việt Nam của Cha là một thông điệp hy vọng, giúp cho những ai đang hiện diện tại thánh lễ có thể cảm nhận được mạch nguồn Đức Tin dồi dào từ một đất nước nhỏ bé như Việt Nam.
Cha Bill còn nhấn mạnh rằng, gương tử đạo không chỉ là một áng sử của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà vẫn còn là kinh nghiệm sống đạo của hôm nay. Cha đơn cử trường hợp của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, phải chịu đựng mười ba năm tù tại Việt Nam sau 1975, với chín năm biệt giam, chỉ vì Đức Hồng Y là một mục tử tốt lành của Chúa, có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân.
“…cành lá xum xuê…”
“…Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng..." (Mc 4). Hạt cải mà Chúa gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Ở đâu có người Việt tỵ nạn, thì ở đó có những cộng đoàn Kitô Hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Người Công Giáo Việt Nam hải ngoại không chỉ sống Đức Tin cho chính mình, mà còn làm phong phú và mạnh mẽ thêm đời sống đạo tại mỗi địa phương. Hơn thế nữa, mỗi thế hệ Việt ngoại-biên (chữ tôi dùng để nói đến các thế hệ sinh trưởng tại hải ngoại) là một sự bừng nở của những mùa gặt bội thu mới. Trong những thánh lễ Chúa Nhật tại những cộng đoàn Việt Nam tại Quận Cam, thánh đường lúc nào cũng đầy kín người, từ các vị cao niên đến các thai nhi còn trong bụng mẹ. Sự hiện diện này chính là một lời tuyên xưng Đức Tin mạnh mẽ và cụ thể.
Tại Giáo phận Orange, con số linh mục Việt Nam được thụ phong hằng năm vẫn là một con số chủ lực cho công việc mục vụ địa phương. Thế nhưng, đây không phải là một hồng ân như không. Chính mỗi gia đình Công Giáo Việt Nam đã góp lời cầu nguyện, tài chính, và sự bền bỉ nuôi dưỡng con cái trong tinh thần đạo đức để vun bồi cho ơn Thiên Triệu. Cha Bill đã đưa ra một thực tế ‘trái ngược,’ đó là tỉ lệ nghịch giữa số giáo dân Công Giáo tại Việt Nam (gần 10%) và hàng ngũ tu sĩ nam nữ đông đảo ở trong nước lẫn hải ngoại. Tỉ lệ nghịch này chính là hệ quả trực tiếp của huyết mạch tử đạo, suối nguồn Đức Tin.
“Nhà con sơ sơ chỉ có mười một anh chị em,” Cha Bill hóm hỉnh nói với một gia đình giáo dân Việt đến thăm Cha tại giáo xứ St. Anthony Claret thuộc thành phố Anaheim. Trong số 11 người con ấy, bên cạnh Cha Bill, còn có hai Soeur đã sống đời tận hiến trong dòng Trinh Vương. Trong dịp kỷ niệm 10 năm linh mục, mọi người trong gia đình đã quây quần về bên Cha, từ Ông Bà Cố, hai Soeur đến từ Việt Nam, cho đến anh chị em và các cháu về từ rất xa, như Úc Đại Lợi. Cha Hải Đăng, vừa trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Toàn Cầu, cũng đến đồng tế trong thánh lễ. Sau 10 năm tận hiến, Cha Bill xin giáo dân tiếp tục cầu nguyện cho Cha, vì “nếu không có ơn Chúa, thì chúng ta không làm được gì cả.”
một Thánh Thần
Ở thế kỷ 21, cả nhân loại kéo nhau đi làm xanh trái đất, làm xanh cuộc đời. Phong trào Xanh có mặt ở khắp nơi, từ in tới ảo, từ ẩm thực đến giải trí. Và có lẽ cả tâm linh nữa. Những cánh rừng Đức Tin tỏa đi từ hạt giống Tử đạo Việt Nam đang góp phần làm xanh Giáo Hội ở khắp nơi. Cùng với Cha Bill, chúng ta tạ ơn Chúa vì đã ban cho dân tộc Việt Nam một hạt giống tốt, để từ đó nẩy sinh hàng trăm hạt mầm Đức Tin khác, lan tỏa sung mãn khắp nơi. Và cũng cùng với Cha, chúng ta tiếp tục xin Chúa xuống ơn trên các Linh mục, để có đủ thợ gặt cho những cánh đồng lúa đang chín rộ khắp nơi.
Tuy là một thuyền nhân ‘tí hon,’ đến Mỹ khi mới 3 tuổi, nhưng Cha Bill nói tiếng Việt thật lưu loát và không bị lai giọng. Thêm vào đó, Cha lại còn nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Trong thời gian du học tại Đại học Công giáo Louvain, Vương quốc bỉ, Cha cũng học thêm ngôn ngữ xứ này. Với tất cả những sự bền bỉ đào luyện, Cha đã thu thập được nhiều kỹ năng để phục vụ Giáo hội sở tại, và làm một nhịp cầu thông cảm giữa nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau trong giáo xứ.
Những linh mục Việt đang phục vụ tại giáo xứ Mỹ như Cha Bill không chỉ nối kết Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam với Giáo hội địa phương, mà còn nối kết Giáo hội Hoa Kỳ và Giáo hội Việt Nam qua sự tuyên nhận truyền thống Đức Tin của quê hương mình. Tuy hãnh diện với di sản Đức Tin và văn hóa của mình, Cha Bill cũng rất uyển chuyển trong việc nối kết với giáo dân. Trong tinh thần “nhập gia tùy tục,” tại buổi tiệc thân mật sau thánh lễ do Ca đoàn người Phi và các hội đoàn khác tổ chức, Cha Bill đã mặc chiếc áo thêu của người Phi như một ‘đại sứ văn hóa.’ Áo ‘barong Tagalog,’ hay nói gọn là ‘barong,’ là loại áo tơ thêu rất nhẹ của Phi Luật Tân. Áo mặc bỏ ngoài, và được mặc trong những dịp trọng đại của người dân xứ này. Loại áo này được tổng thống Ramon Magsaysay phổ cập hóa khi ông mặc nó trong những sinh hoạt công lẫn tư, nhất là trong lễ nhậm chức tổng thống vào đầu thập niên 1950.
Và qua những biến cố như trên, tất cả những dị biệt về văn hóa, sắc tộc, hay ngôn ngữ đều được thăng hoa trong một mẫu số chung: Đức Tin. Bởi vì, “…có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người” (Cr 12).
Anaheim 29 tháng 8, 2011
từ gương Tử đạo Việt Nam
Trong phòng làm việc của mình, Cha treo một bức tranh thêu với hình ảnh một ông lão đánh cá đang đứng giữa một dòng sóng trăng bàng bạc, miệt mài với công việc tuy xung quanh không có bóng dáng con cá nào. Có lẽ đây chính là tâm nguyện của Cha Bill, hay một lời nhắc nhở liên lỉ: được làm người chài lưới cho Chúa cho đến hết cuộc đời, cho dù có gặp hoàn cảnh khó khăn đi nữa.
Cha ôn lại lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, và tuyên nhận rằng, nếu không vì những vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội từ nhiều thế kỷ trước, thì chính Cha và gia đình mình ắt đã không được biết Chúa. Vì đây là một giáo xứ không có giáo dân Việt Nam, cho nên ngoài gia đình Ông Bà Cố và bạn bè của Cha Bill, đa số giáo dân hiện diện tại thánh lễ là người Mỹ, người Phi, hay người nói tiếng Tây Ban Nha. Sự tuyên nhận Đức Tin từ truyền thống Tử đạo Việt Nam của Cha là một thông điệp hy vọng, giúp cho những ai đang hiện diện tại thánh lễ có thể cảm nhận được mạch nguồn Đức Tin dồi dào từ một đất nước nhỏ bé như Việt Nam.
Cha Bill còn nhấn mạnh rằng, gương tử đạo không chỉ là một áng sử của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà vẫn còn là kinh nghiệm sống đạo của hôm nay. Cha đơn cử trường hợp của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, phải chịu đựng mười ba năm tù tại Việt Nam sau 1975, với chín năm biệt giam, chỉ vì Đức Hồng Y là một mục tử tốt lành của Chúa, có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân.
“…cành lá xum xuê…”
“…Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng..." (Mc 4). Hạt cải mà Chúa gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Ở đâu có người Việt tỵ nạn, thì ở đó có những cộng đoàn Kitô Hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Người Công Giáo Việt Nam hải ngoại không chỉ sống Đức Tin cho chính mình, mà còn làm phong phú và mạnh mẽ thêm đời sống đạo tại mỗi địa phương. Hơn thế nữa, mỗi thế hệ Việt ngoại-biên (chữ tôi dùng để nói đến các thế hệ sinh trưởng tại hải ngoại) là một sự bừng nở của những mùa gặt bội thu mới. Trong những thánh lễ Chúa Nhật tại những cộng đoàn Việt Nam tại Quận Cam, thánh đường lúc nào cũng đầy kín người, từ các vị cao niên đến các thai nhi còn trong bụng mẹ. Sự hiện diện này chính là một lời tuyên xưng Đức Tin mạnh mẽ và cụ thể.
Tại Giáo phận Orange, con số linh mục Việt Nam được thụ phong hằng năm vẫn là một con số chủ lực cho công việc mục vụ địa phương. Thế nhưng, đây không phải là một hồng ân như không. Chính mỗi gia đình Công Giáo Việt Nam đã góp lời cầu nguyện, tài chính, và sự bền bỉ nuôi dưỡng con cái trong tinh thần đạo đức để vun bồi cho ơn Thiên Triệu. Cha Bill đã đưa ra một thực tế ‘trái ngược,’ đó là tỉ lệ nghịch giữa số giáo dân Công Giáo tại Việt Nam (gần 10%) và hàng ngũ tu sĩ nam nữ đông đảo ở trong nước lẫn hải ngoại. Tỉ lệ nghịch này chính là hệ quả trực tiếp của huyết mạch tử đạo, suối nguồn Đức Tin.
“Nhà con sơ sơ chỉ có mười một anh chị em,” Cha Bill hóm hỉnh nói với một gia đình giáo dân Việt đến thăm Cha tại giáo xứ St. Anthony Claret thuộc thành phố Anaheim. Trong số 11 người con ấy, bên cạnh Cha Bill, còn có hai Soeur đã sống đời tận hiến trong dòng Trinh Vương. Trong dịp kỷ niệm 10 năm linh mục, mọi người trong gia đình đã quây quần về bên Cha, từ Ông Bà Cố, hai Soeur đến từ Việt Nam, cho đến anh chị em và các cháu về từ rất xa, như Úc Đại Lợi. Cha Hải Đăng, vừa trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Toàn Cầu, cũng đến đồng tế trong thánh lễ. Sau 10 năm tận hiến, Cha Bill xin giáo dân tiếp tục cầu nguyện cho Cha, vì “nếu không có ơn Chúa, thì chúng ta không làm được gì cả.”
một Thánh Thần
Ở thế kỷ 21, cả nhân loại kéo nhau đi làm xanh trái đất, làm xanh cuộc đời. Phong trào Xanh có mặt ở khắp nơi, từ in tới ảo, từ ẩm thực đến giải trí. Và có lẽ cả tâm linh nữa. Những cánh rừng Đức Tin tỏa đi từ hạt giống Tử đạo Việt Nam đang góp phần làm xanh Giáo Hội ở khắp nơi. Cùng với Cha Bill, chúng ta tạ ơn Chúa vì đã ban cho dân tộc Việt Nam một hạt giống tốt, để từ đó nẩy sinh hàng trăm hạt mầm Đức Tin khác, lan tỏa sung mãn khắp nơi. Và cũng cùng với Cha, chúng ta tiếp tục xin Chúa xuống ơn trên các Linh mục, để có đủ thợ gặt cho những cánh đồng lúa đang chín rộ khắp nơi.
Tuy là một thuyền nhân ‘tí hon,’ đến Mỹ khi mới 3 tuổi, nhưng Cha Bill nói tiếng Việt thật lưu loát và không bị lai giọng. Thêm vào đó, Cha lại còn nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Trong thời gian du học tại Đại học Công giáo Louvain, Vương quốc bỉ, Cha cũng học thêm ngôn ngữ xứ này. Với tất cả những sự bền bỉ đào luyện, Cha đã thu thập được nhiều kỹ năng để phục vụ Giáo hội sở tại, và làm một nhịp cầu thông cảm giữa nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau trong giáo xứ.
Những linh mục Việt đang phục vụ tại giáo xứ Mỹ như Cha Bill không chỉ nối kết Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam với Giáo hội địa phương, mà còn nối kết Giáo hội Hoa Kỳ và Giáo hội Việt Nam qua sự tuyên nhận truyền thống Đức Tin của quê hương mình. Tuy hãnh diện với di sản Đức Tin và văn hóa của mình, Cha Bill cũng rất uyển chuyển trong việc nối kết với giáo dân. Trong tinh thần “nhập gia tùy tục,” tại buổi tiệc thân mật sau thánh lễ do Ca đoàn người Phi và các hội đoàn khác tổ chức, Cha Bill đã mặc chiếc áo thêu của người Phi như một ‘đại sứ văn hóa.’ Áo ‘barong Tagalog,’ hay nói gọn là ‘barong,’ là loại áo tơ thêu rất nhẹ của Phi Luật Tân. Áo mặc bỏ ngoài, và được mặc trong những dịp trọng đại của người dân xứ này. Loại áo này được tổng thống Ramon Magsaysay phổ cập hóa khi ông mặc nó trong những sinh hoạt công lẫn tư, nhất là trong lễ nhậm chức tổng thống vào đầu thập niên 1950.
Và qua những biến cố như trên, tất cả những dị biệt về văn hóa, sắc tộc, hay ngôn ngữ đều được thăng hoa trong một mẫu số chung: Đức Tin. Bởi vì, “…có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người” (Cr 12).
Anaheim 29 tháng 8, 2011