Chúa Nhật 21 Thường Niên
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài: “Người ta bảo Con Người là ai? Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Dân chúng xem ra vẫn còn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu, nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho đáp án : Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại đưa ra câu trả lời : Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ sai hay đúng? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những người đã từng ăn, từng ở, từng sống gần gũi với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm cho Chúa Giêsu hài lòng nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, về mặt tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng Thiên Sai đến để hoàn tất lịch sử mà muôn dân đang trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã hiểu sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan (x. Mt 16, 23). Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I : con đường phục vụ, con đường hiến dâng.
Mới đây thôi một bức ảnh chụp tân đại sứ Mỹ người gốc Hoa Gary Locke vai đeo ba lô dắt tay con gái tự đi mua cà phê tại sân bay, trên đường sang Trung Quốc nhậm chức, đang khiến cư dân mạng ngưỡng mộ và phát tán với tốc độ chóng mặt.
Một doanh nhân Mỹ gốc Hoa đã tình cờ bắt gặp Đại sứ Gary Locke tại quầy bán cà phê ở sân bay quốc tế Seattle và chụp lại hình ảnh bình dị của ông. Tưởng cũng nên biết thêm, Gary Locke đã từng là cựu thống đốc bang Washington trong nhiều năm và là thành viên trong nội các Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 với vai trò bộ trưởng thương mại.
“Hình ảnh các quan chức tại Mỹ tự mình làm các việc lặt vặt vốn là điều hết sức bình thường. Nhưng đây là điều không thể tin nổi tại Trung Quốc vì với ngay cả những quan chức cấp thấp cũng không tự làm các việc. Sẽ có ai đó đi mua cà phê cho họ và có ai đó mang hành lý cho họ", doanh nhân này lý giải.
Con người vẫn thích được phục vụ, được hầu hạ là thế. Càng làm lớn người ta càng muốn được phục vụ. Chính vì lẽ đó khi nhìn thấy hình ảnh một tân đại sứ làm công việc của một dân thường, nhiều người thấy ngỡ ngàng. Đức Kitô Chúa chúng ta là Chúa Cả Đất Trời không những ngài đã chấp nhận mang lấy thân phận của một con người, con người rốt hết, ngài lại còn hạ mình trong cung cách phục vụ và phục vụ đến nỗi hiến dâng cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”(Mt 20, 28). Đó cũng chính là dung mạo đích thực của một Cứu Chúa có tên là Giêsu.
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 25). Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e ngại ?
Đã đến lúc Chúa Giêsu cần làm một cuộc thăm dò dư luận (kiểu mini bỏ túi) để biết quan điểm của dân chúng và đặc biệt là của các môn đệ thân tín về căn tính đích thực của Ngài: “Người ta bảo Con Người là ai? Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Dân chúng xem ra vẫn còn rất mù mờ về thân phận Đức Giêsu, nên có nhiều ý kiến trái ngược.
Một số người cho đáp án : Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả. Dựa vào đâu mà họ quả quyết như thế? Họ dựa vào sự kiện Chúa Giêsu cũng làm phép rửa và cũng kêu gọi người ta sám hối như Gioan. Câu trả lời của họ đúng hay sai? Chỉ đúng 1/4.
Một số khác lại đưa ra câu trả lời : Chúa Giêsu là Êlia. Tại sao lại là Êlia? Chúa Giêsu có điểm nào giống Êlia? Vì Chúa Giêsu cũng là người hay làm phép lạ như Êlia đã từng làm. Lời khẳng định của họ sai hay đúng? Đúng nhưng cũng chỉ mới đúng 1/4.
Một số khác nữa lại khẳng định Chúa Giêsu là một ngôn sứ đại loại như bất kỳ một ngôn sứ nào khác. Vì sao? Vì họ thấy Chúa Giêsu cũng nói lời của Thiên Chúa, nói nhân danh Giavê Thiên Chúa mà thôi. Khẳng định này cũng chỉ đúng có 1/4.
Đến đây thì Chúa Giêsu muốn nghe một ý kiến khác, ý kiến của chính các môn đệ là những người đã từng ăn, từng ở, từng sống gần gũi với Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ tuyên xưng cách mạnh mẽ và dứt khoát rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống. Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu chờ đợi từ lâu, và cũng là câu trả lời làm cho Chúa Giêsu hài lòng nhất.
Tuy nhiên xét cho cùng thì câu trả lời này cũng chỉ đúng 1/2, tức là mới chỉ đúng một nửa. Đúng về mặt danh xưng, về mặt tước hiệu của Đức Giêsu: Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đấng Kitô nghĩa là Đấng Thiên Sai đến để hoàn tất lịch sử mà muôn dân đang trông đợi. Nếu chỉ dựa vào khía cạnh này mà cho điểm, có lẽ Phêrô sẽ được điểm tuyệt đối, điểm 10/10.
Còn hiểu về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu thì Phêrô bị lãnh điểm zêrô. Vì ông đã hiểu sai hoàn toàn về cách thức cứu thế, về phương thế cứu độ mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện. Trong tâm thức của Phêrô và của đại đa số dân chúng thì họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế uy nghi ngự giá mây trời mà đến như sứ ngôn Đaniel đã loan báo. Họ vẫn trông chờ một Đấng Thiên Sai Vua theo kiểu trần thế, đấng đến làm cách mạng lật đổ ách thống trị của Rôma và tái lập một Israael hùng cường. Nói khác đi, họ vẫn còn quan niệm một Đấng Mêsia đến để thống trị hơn là để phục vụ.
Đâu là lý chứng khẳng định Phêrô đã hiểu sai về sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu? Lý chứng đó là Phêrô đã bị Chúa Giêsu quở trách khi ông căn ngăn Chúa về con đường cứu thế mà Ngài sẽ đi. Chúa Giêsu quở trách ông là Satan (x. Mt 16, 23). Ngài cũng điểm chỉ cho Phêrô thấy rằng tư tưởng của ông là tư tưởng của người trần mắt thịt chứ không phải là của Thiên Chúa.
Thế thì con đường cứu thế mà Chúa Giêsu sẽ đi là con đường nào? Đó là con đường đau khổ, con đường thập giá: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Đó là con đường của người tôi trung mà ngôn sứ Isaia đã loan báo như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I : con đường phục vụ, con đường hiến dâng.
Mới đây thôi một bức ảnh chụp tân đại sứ Mỹ người gốc Hoa Gary Locke vai đeo ba lô dắt tay con gái tự đi mua cà phê tại sân bay, trên đường sang Trung Quốc nhậm chức, đang khiến cư dân mạng ngưỡng mộ và phát tán với tốc độ chóng mặt.
Một doanh nhân Mỹ gốc Hoa đã tình cờ bắt gặp Đại sứ Gary Locke tại quầy bán cà phê ở sân bay quốc tế Seattle và chụp lại hình ảnh bình dị của ông. Tưởng cũng nên biết thêm, Gary Locke đã từng là cựu thống đốc bang Washington trong nhiều năm và là thành viên trong nội các Tổng thống Barack Obama từ năm 2009 với vai trò bộ trưởng thương mại.
“Hình ảnh các quan chức tại Mỹ tự mình làm các việc lặt vặt vốn là điều hết sức bình thường. Nhưng đây là điều không thể tin nổi tại Trung Quốc vì với ngay cả những quan chức cấp thấp cũng không tự làm các việc. Sẽ có ai đó đi mua cà phê cho họ và có ai đó mang hành lý cho họ", doanh nhân này lý giải.
Con người vẫn thích được phục vụ, được hầu hạ là thế. Càng làm lớn người ta càng muốn được phục vụ. Chính vì lẽ đó khi nhìn thấy hình ảnh một tân đại sứ làm công việc của một dân thường, nhiều người thấy ngỡ ngàng. Đức Kitô Chúa chúng ta là Chúa Cả Đất Trời không những ngài đã chấp nhận mang lấy thân phận của một con người, con người rốt hết, ngài lại còn hạ mình trong cung cách phục vụ và phục vụ đến nỗi hiến dâng cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người”(Mt 20, 28). Đó cũng chính là dung mạo đích thực của một Cứu Chúa có tên là Giêsu.
Hôm nay Đức Kitô đối với tôi là ai ? Phải chăng Ngài chỉ là một thần tượng như bao thần tượng khác, hay khá hơn Ngài chỉ là một siêu nhân ? Nếu tôi tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất đã đi con đường thập giá tử nạn, con đường hi sinh phục vụ, thì tôi cũng phải đi con đường ấy: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16, 25). Vậy tôi đã chọn lựa con đường mà Chúa Giêsu đã đi hay chưa? Và nếu tôi đã dứt khoát lựa chọn rồi, thế thì tôi đã can đảm bước theo Ngài chưa hay còn chần chừ e ngại ?