Croatia: Vị Kinh lược Tòa thánh đã can thiệp cho người Croatia gốc Do Thái trong Thế Chiến
Vatican - Sau khi chế độ phát xít Ustashe được thành lập hồi tháng 4-1941 tại Croatia, Tòa Thánh đã phái một vị Kinh lược đến thăm để can thiệp cho người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ hai, theo nhật báo L'Osservatore Romano ngày 10-8.
Tòa Thánh đã chỉ thị cho Đan viện phụ Giuseppe Ramiro Marcone, người phụ trách đan viện lãnh thổ Ý tại Montevergine từ năm 1918 cho đến khi Ngài qua đời năm 1952, "hãy nỗ lực để tránh tiếp xúc chính thức với các chính quyền, vì sứ mạng của Ngài sẽ là phù hợp với mong muốn của Tòa Thánh, chi có tính chất tôn giáo thuần túy ... Đặc biệt, Đan viện phụ sẽ tư vấn và hỗ trợ Đức Cha Stepinac và hàng Giám mục trong cuộc chiến chống ảnh hưởng của tà ác về tuyên truyền chủ nghĩa ngoại giáo mới, vốn có thể được thực hiện trong việc tổ chức của nhà nước mới "(Đức Tổng Giám mục Aloysius Stepinac, sau này được ĐTC Gioan Phaolô II phong Chân phước, là Tổng Giám Mục tổng giáo phận Zagreb, thủ đô Croatia).
Năm sau, khi người Croatia gốc Do Thái bị bắt giữ trong các trại tập trung, và có lệnh chở họ bằng tàu lửa đến trại Auschwitz, Đan viện phụ Marcone đã có thể bảo đảm việc trả tự do cho các người Do Thái đã kết hôn với người Công giáo.
Nhật báo L'Osservatore Romano đưa tin: “Đan viện phụ Marcone sau đó tự mình tổ chức vận chuyển một nhóm các trẻ em Do Thái - trong số đó có con trai của Đại giáo trưởng (Rabbi) ở Zagreb – đi qua Hungary và Romania để đến nước Thổ Nhĩ Kỳ trung lập cách an toàn".
Đại giáo trưởng Miroslav Freiberger ở Zagreb đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ĐTC Piô XII: “Đầy lòng kính trọng, tôi dám đến trước ngai Đức Thánh Cha để bày tỏ, với tư cách là Đại giáo trưởng ở Zagreb và lãnh đạo tinh thần của người Do Thái ở Croatia, lòng biết ơn sâu xa của tôi, và của giáo đoàn của tôi về lòng tốt không bến bờ, mà các vị đại diện của Tòa Thánh và các vị lãnh đạo của Giáo Hội đã tỏ ra cho anh chị em khốn khổ của chúng tôi”.
Bất chấp các nỗ lực của Chân Phước Stepinac để bảo đảm việc trả tự do cho mình, Đại giáo trưởng Do thái Freiberger đã bị giết hại tại trại tập trung Auschwitz vào năm 1943. (Catholic Culture 10-8-2011)
Phạm Kim An
Vatican - Sau khi chế độ phát xít Ustashe được thành lập hồi tháng 4-1941 tại Croatia, Tòa Thánh đã phái một vị Kinh lược đến thăm để can thiệp cho người Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ hai, theo nhật báo L'Osservatore Romano ngày 10-8.
Tòa Thánh đã chỉ thị cho Đan viện phụ Giuseppe Ramiro Marcone, người phụ trách đan viện lãnh thổ Ý tại Montevergine từ năm 1918 cho đến khi Ngài qua đời năm 1952, "hãy nỗ lực để tránh tiếp xúc chính thức với các chính quyền, vì sứ mạng của Ngài sẽ là phù hợp với mong muốn của Tòa Thánh, chi có tính chất tôn giáo thuần túy ... Đặc biệt, Đan viện phụ sẽ tư vấn và hỗ trợ Đức Cha Stepinac và hàng Giám mục trong cuộc chiến chống ảnh hưởng của tà ác về tuyên truyền chủ nghĩa ngoại giáo mới, vốn có thể được thực hiện trong việc tổ chức của nhà nước mới "(Đức Tổng Giám mục Aloysius Stepinac, sau này được ĐTC Gioan Phaolô II phong Chân phước, là Tổng Giám Mục tổng giáo phận Zagreb, thủ đô Croatia).
Năm sau, khi người Croatia gốc Do Thái bị bắt giữ trong các trại tập trung, và có lệnh chở họ bằng tàu lửa đến trại Auschwitz, Đan viện phụ Marcone đã có thể bảo đảm việc trả tự do cho các người Do Thái đã kết hôn với người Công giáo.
Nhật báo L'Osservatore Romano đưa tin: “Đan viện phụ Marcone sau đó tự mình tổ chức vận chuyển một nhóm các trẻ em Do Thái - trong số đó có con trai của Đại giáo trưởng (Rabbi) ở Zagreb – đi qua Hungary và Romania để đến nước Thổ Nhĩ Kỳ trung lập cách an toàn".
Đại giáo trưởng Miroslav Freiberger ở Zagreb đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ĐTC Piô XII: “Đầy lòng kính trọng, tôi dám đến trước ngai Đức Thánh Cha để bày tỏ, với tư cách là Đại giáo trưởng ở Zagreb và lãnh đạo tinh thần của người Do Thái ở Croatia, lòng biết ơn sâu xa của tôi, và của giáo đoàn của tôi về lòng tốt không bến bờ, mà các vị đại diện của Tòa Thánh và các vị lãnh đạo của Giáo Hội đã tỏ ra cho anh chị em khốn khổ của chúng tôi”.
Bất chấp các nỗ lực của Chân Phước Stepinac để bảo đảm việc trả tự do cho mình, Đại giáo trưởng Do thái Freiberger đã bị giết hại tại trại tập trung Auschwitz vào năm 1943. (Catholic Culture 10-8-2011)
Phạm Kim An