Nepal: người Hồi giáo cầu nguyện cho sự khoan dung trong tháng Ramadan
Kathmandu, Nepal - Tháng Ramadan, tháng ăn chay và cầu nguyện của người Hồi giáo, bắt đầu từ ngày 2-8, được gọi là tháng Roza ở Nepal. Ở đất nước này, tháng thứ 9 của niên lịch Hồi giáo cũng là một thời gian cầu nguyện cho nhóm thiểu số và cho sự khoan dung tôn giáo.
ÔngNazrul Hussein, Chủ tịch Liên đoàn Hồi giáo Nepal và Tổng thư ký của Hội đồng Liên tôn Nepal, nói với hãng tin AsiaNews rằng "người Hồi giáo của đất nước đã quyết định cầu nguyện cho các nhóm thiểu số, và cho sự khoan dung tôn giáo trong tháng thánh của chúng tôi".
"Nepal đang thay đổi qua chủ nghĩa thế tục và quá trình chuyển đổi tôn giáo là rất quan trọng, ngay cả khi các cuộc biểu tình của những người đòi hỏi khôi phục lại chế độ quân chủ Ấn giáo, mà chúng tôi thấy không thể chấp nhận được".
"Các nhóm thiểu số được chờ đợi tạo ra sự hiệp nhất và khoan dung tôn giáo, điều này là cần thiết để thống nhất đất nước. Vì vậy, chúng tôi quyết định cầu nguyện cho quyền lợi của các nhóm thiểu số và cho sự khoan dung tôn giáo".
ÔngIbrahim Khan, một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng khác, nói rằng "cách đây khoảng năm năm, Nepal được định nghĩa là một quốc gia thế tục, nhưng trong thực tế sự thay đổi là không đáng kể”, trong khi có nhiều sự cố đang diễn ra của sự bất khoan dung tôn giáo. Đối với điều này, ông tái khẳng định sự cần thiết phải cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của các nhóm thiểu số tôn giáo, và đảm bảo quyền lợi thế tục cho tất cả".
NgàiSanaullah Nadvi, giáo sĩ (Imam) của nhà thờ Hồi giáo Kathmandu, hy vọng rằng "tháng cầu nguyện của chúng tôi mang lại nhiều thay đổi trong cách thức các chính trị gia suy nghĩ, và rằng lời khẳng định của chủ nghĩa thế tục sẽ chiếm ưu thế không chỉ trong lời nói mà còn trong thực tế nữa".
ÔngDamodar Sharma, một lãnh đạo Ấn giáo, nói rằng thật là thuận lợi để “cầu nguyện cho sự khoan dung tôn giáo ", nhưng ông phủ nhận rằng người Ấn Giáo ở Nepal vi phạm các quyền tôn giáo của người khác.
Ông khẳng định rằng "đa số người dân Nepal là người Ấn giáo, nên không sai lầm khi đất nước trở về một nhà nước Ấn giáo". Ông nói: “Người Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và Kitô hữu đều bình đẳng và đã sống dưới chế độ quân chủ Ấn giáo".
Tuy nhiên, nhiều nguồn nói rằng Ấn giáo ở Nepal không phải là một tôn giáo khoan dung, đặc biệt là cho đến năm 1990 Ấn giáo là quốc giáo của nước này.
Trong tháng chay Ramadan, các tín hữu Hồi giáo không thể ăn hoặc uống trong ngày, nhưng chỉ vào ban đêm. Tháng Ramadan nhắc nhớ lại sự mặc khải của Đấng Allah cho đại tiên tri Muhammad là vị tiên tri cuối cùng của Hồi giáo. Việc ăn chay, cũng như tưởng nhớ sự kiện này, nhằm dành thêm thời gian cho các tín hữu cầu nguyện. (AsiaNews 3-8-2011)
Phạm Kim An
ÔngNazrul Hussein, Chủ tịch Liên đoàn Hồi giáo Nepal và Tổng thư ký của Hội đồng Liên tôn Nepal, nói với hãng tin AsiaNews rằng "người Hồi giáo của đất nước đã quyết định cầu nguyện cho các nhóm thiểu số, và cho sự khoan dung tôn giáo trong tháng thánh của chúng tôi".
"Nepal đang thay đổi qua chủ nghĩa thế tục và quá trình chuyển đổi tôn giáo là rất quan trọng, ngay cả khi các cuộc biểu tình của những người đòi hỏi khôi phục lại chế độ quân chủ Ấn giáo, mà chúng tôi thấy không thể chấp nhận được".
"Các nhóm thiểu số được chờ đợi tạo ra sự hiệp nhất và khoan dung tôn giáo, điều này là cần thiết để thống nhất đất nước. Vì vậy, chúng tôi quyết định cầu nguyện cho quyền lợi của các nhóm thiểu số và cho sự khoan dung tôn giáo".
ÔngIbrahim Khan, một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng khác, nói rằng "cách đây khoảng năm năm, Nepal được định nghĩa là một quốc gia thế tục, nhưng trong thực tế sự thay đổi là không đáng kể”, trong khi có nhiều sự cố đang diễn ra của sự bất khoan dung tôn giáo. Đối với điều này, ông tái khẳng định sự cần thiết phải cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của các nhóm thiểu số tôn giáo, và đảm bảo quyền lợi thế tục cho tất cả".
NgàiSanaullah Nadvi, giáo sĩ (Imam) của nhà thờ Hồi giáo Kathmandu, hy vọng rằng "tháng cầu nguyện của chúng tôi mang lại nhiều thay đổi trong cách thức các chính trị gia suy nghĩ, và rằng lời khẳng định của chủ nghĩa thế tục sẽ chiếm ưu thế không chỉ trong lời nói mà còn trong thực tế nữa".
ÔngDamodar Sharma, một lãnh đạo Ấn giáo, nói rằng thật là thuận lợi để “cầu nguyện cho sự khoan dung tôn giáo ", nhưng ông phủ nhận rằng người Ấn Giáo ở Nepal vi phạm các quyền tôn giáo của người khác.
Ông khẳng định rằng "đa số người dân Nepal là người Ấn giáo, nên không sai lầm khi đất nước trở về một nhà nước Ấn giáo". Ông nói: “Người Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và Kitô hữu đều bình đẳng và đã sống dưới chế độ quân chủ Ấn giáo".
Tuy nhiên, nhiều nguồn nói rằng Ấn giáo ở Nepal không phải là một tôn giáo khoan dung, đặc biệt là cho đến năm 1990 Ấn giáo là quốc giáo của nước này.
Trong tháng chay Ramadan, các tín hữu Hồi giáo không thể ăn hoặc uống trong ngày, nhưng chỉ vào ban đêm. Tháng Ramadan nhắc nhớ lại sự mặc khải của Đấng Allah cho đại tiên tri Muhammad là vị tiên tri cuối cùng của Hồi giáo. Việc ăn chay, cũng như tưởng nhớ sự kiện này, nhằm dành thêm thời gian cho các tín hữu cầu nguyện. (AsiaNews 3-8-2011)
Phạm Kim An