Theo Blog của tập san America ngày 18 tháng 7, tại Bangkok, Thái Lan, Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn (PCID), Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới (WCC) và Liên Minh Tin Lành Thế Giới (WEA) đã công bố quan điểm chung đối với cách ứng xử trong việc làm người ta tgia nhập đạo trong một tài liệu tựa là Chứng Tá Kitô Giáo Trong Một Thế Giới Đa Tôn Giáo: Các Khuyến Cáo Để Ứng Xử (Christian Witness in a Multi-Religious World: Recommendations for Conduct).
Công bố ngày 28 tháng 6, tài liệu trên đề cập tới vấn đề khá gay go là những vụ trở lại đạo giữa nhiều tôn giáo khác nhau. Nó nhìn nhận rằng ngày nay, càng ngày càng có nhiều căng thẳng hơn giữa các tôn giáo và những căng thẳng này đôi khi trở nên trầm trọng do các yếu tố chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác không hẳn có tính tôn giáo.
Theo linh mục John Coleman, Dòng Tên, tài liệu này là kết quả 5 năm tham khảo và thảo luận giữa ba cơ quan đại kết nói trên. Cuộc họp đầu tiên, diễn ra tại Lariano, Ý vào năm 2006, đã mời gọi đại diện của nhiều nhóm tôn giáo đến chia sẻ quan điểm về vấn đề trở lại đạo. Một số tôn giáo (Hồi Giáo, Kitô Giáo) coi việc người ta trở lại đạo của mình là chuyện bình thường, không có vấn đề gì. Nhiều tôn giáo khác, như Do Thái Giáo chẳng hạn, coi việc ấy không dễ dàng. Lại có những tôn giáo coi việc tín hữu từ đạo mình qua đạo khác (out conversion) là chuyện khó xẩy ra. Như tại Mã Lai, một xứ Hồi Giáo, ai sinh ra đã là Hồi Giáo rồi, mà muốn trở lại Kitô Giáo, thì phải được một tòa án Hồi Giáo minh nhiên cho phép, một việc hết sức hiếm hoi
Một vài đại diện tại Lariano, trong đó có đại diện Ấn Giáo và Phật Giáo, than phiền rằng một số nhóm Kitô Giáo sử dụng những chiến thuật hung hãn để kiếm người trở lại bằng cách rình rập những người yếu kém về kinh tế và dùng lúa gạo để dụ họ trở lại. Một số phát ngôn viên của Thệ Phản chính dòng và Công Giáo than phiền rằng chiến thuật “nối vòng tay lớn” đánh thẳng vào mặt thiên hạ của một số nhóm tin lành đã khiến đảng cầm quyền Ấn Giáo tại Ấn Độ ban hành các đạo luật nghiêm cấm việc trở lại. Còn các đại diện Chính Thống Nga thì phản đối các chiến thuật hung hãn của một số nhóm tin lành sau khi đế quốc Xô Viết xụp đổ, coi Giáo Hội Chính Thống như không phải là Kitô Giáo. Nhiều đại biểu khác than phiền rằng những người Kitô Giáo khuyên người ta trở lại bằng cách nói sai và nói xấu về các tôn giáo khác.
Bởi thế, tại cuộc gặp gỡ tại Lariano, lời tuyên bố sau đây đã được công bố: “Chúng tôi khẳng định rằng, dù mọi người đều có quyền mời gọi người khác tìm hiểu tín ngưỡng của mình, nhưng không được thi hành quyền này mà vi phạm đến quyền người khác và sự nhậy cảm tôn giáo của họ. Tự do tôn giáo buộc mọi người chúng ta có trách nhiệm tuyệt đối phải tôn trọng các tín ngưỡng khác với tín ngưỡng của riêng mình và không bao giờ được bôi lọ, phỉ báng hay trình bày sai lạc các tín ngưỡng ấy với mục đích đề cao tín ngưỡng của mình”.
Tháng 8 năm 2007, các tham khảo liên Kitô Giáo đưa đến ý tưởng soạn thảo một bộ qui tắc đạo đức để ứng xử trong việc khuyên người ta trở lại, dựa trên một số ý tưởng chủ đạo: hiểu đúng đắn về việc trở lại đạo, việc làm chứng nhân, việc truyền giáo và phong trào phúc âm hóa (evangelism), đồng thời quan tâm tới phẩm giá con người; phân biệt giữa việc cải đạo hung hãn và phong trào phúc âm hóa; quân bình giữa sứ mệnh phúc âm hóa và quyền chọn tôn giáo của người ta. Chính dịp này, có sự tham gia của Liên Minh Tin Lành Thế Giới. Tại cuộc gặp gỡ hồi tháng 10 năm 2008, Liên Minh nhìn nhận sự căng thẳng do những người tin lành vừa từ Hồi Giáo trở lại ra sức lôi kéo các Kitô Hữu Chính Thống. Đại diện của Liên Minh quả quyết rằng truyền giáo và hoà bình có thể đi đôi với nhau bao lâu ta thi hành việc truyền giáo một cách hòa dịu và tương kính.
Từ đó, liên tiếp có 4 phiên họp giữa các chuyên viên của PCID và WCC để soạn bản dự thảo qui tắc. Cuối tháng Giêng năm nay, văn bản cuối cùng được chấp thuận bởi 45 đại diện của ba tổ chức trên tại một phiên khoáng đại tại Bangkok. Và ngày 28 tháng 6 vừa qua, văn bản ấy đã được công bố. Sau đây là nguyên văn tài liệu nói trên.
Lời nói đầu
Truyền giáo thuộc chính hữu thể Giáo Hội. Công bố lời Chúa và làm nhân chứng trước mặt thế giới là điều chủ yếu của mọi Kitô hữu. Nhưng đồng thời, phải làm điều đó đúng theo các nguyên tắc của Tin Mừng, phải tôn trọng đầy đủ và yêu thương mọi con người nhân bản.
Ý thức được những căng thẳng giữa các tín hữu và cộng đồng thuộc nhiều xác tín tôn giáo khác nhau và cũng như các cách giải thích khác nhau về việc làm chứng nhân Kitô Giáo, nên Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới và do lời mời của WCC, Liên Minh Tin Lành Thế Giới, đã gặp nhau trong khoảng 5 năm vừa qua để suy nghĩ và cho ra đời tài liệu này dùng làm khuyến cáo để ứng xử cho các chứng nhân Kitô Giáo khắp thế giới. Tài liệu này không có ý định đóng vai trò của một tuyên bố thần học về truyền giáo nhưng chỉ nhằm đề cập tới các vấn đề thực tế liên quan đến các nhân chứng Kitô Giáo trong một thế giới đa tôn giáo.
Mục đích của tài liệu này là để khuyến khích các giáo hội, các hội đồng giáo hội cũng như các cơ quan truyền giáo suy tư về các thực hành của mình và sử dụng các khuyến cáo trong tài liệu này mà soạn thảo, khi thích hợp, các tập chỉ dẫn riêng cho các chứng nhân và các sứ bộ truyền giáo của mình đang hoạt động giữa các tôn giáo khác nhau và giữa những người không tuyên xưng bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Hy vọng rằng các Kitô Hữu khắp thế giới sẽ nghiên cứu tài liệu này dưới ánh sáng các thực hành riêng của họ trong việc làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô của mình cả bằng lời nói lẫn việc làm.
Các căn bản làm chứng tá Kitô Giáo
1. Đối với Kitô hữu, quả là một đặc ân và là một niềm vui khi được giải thích lý do của niềm hy vọng vốn có trong họ và được làm như thế với tình hòa dịu và lòng tương kính (xem 1Pr 3:15).
2. Chúa Giêsu Kitô là chứng tá tối cao (xem Ga 18:37). Chứng tá Kitô Giáo luôn biết chia sẻ trong chứng tá của mình, một chứng tá mang hình thức công bố nước trời, phục vụ người lân cận và hoàn toàn hiến mình dù hành vi hiến mình ấy dẫn họ tới thập giá. Như Chúa Cha đã sai Chúa Con trong quyền lực Chúa Thánh Thần thế nào, người tín hữu cũng được sai đi thi hành sứ mệnh làm chứng bằng lời và bằng hành động cho tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi như vậy.
3. Gương sáng và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội sơ khai phải là các hướng dẫn cho sứ mệnh của Kitô hữu. Cả hai thiên niên kỷ qua, Kitô hữu luôn tìm cách bước theo con đường của Chúa Kitô trong việc chia sẻ tin mừng của Nước Thiên Chúa (xem Lc 4:16-20).
4. Chứng tá Kitô Giáo trong một thế giới đa nguyên bao hàm việc dấn thân đối thoại với người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác (xem Cv 17:22-28).
5. Trong một số hoàn cảnh, sống và công bố tin mừng quả là khó khăn, gặp trở ngại, có khi còn bị cấm cách nữa, thế nhưng Kitô hữu vẫn được Chúa Kitô ủy nhiệm phải trung thành tiếp tục sống liên đới với mọi người khi làm chứng cho Người (xem Mt 28:19-20; Mc 16:14-18; Lc 24:44-48; Ga 20:21; Cv 1:8)
6. Khi thi hành sứ mệnh của mình, nếu Kitô hữu sử dụng những phương pháp bất thích hợp như lừa dối hay các phương thế cưỡng ép, là họ đã phản bội tin mừng và có thể gây đau khổ cho người khác. Những sai lệch ấy đòi ta phải thống hối và nhắc ta nhớ tới việc không ngừng cần tới ơn thánh của Chúa (xem Rm 3:23).
7. Kitô hữu khẳng định rằng dù họ có trách nhiệm phải làm chứng cho Chúa Kitô, nhưng việc trở lại tối hậu chính là việc làm của Chúa Thánh Thần (xem Ga 16:7-9; Cv 10:44-47). Họ nhìn nhận rằng Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu là tùy Người trong những cách thế mà không một con người nhân bản nào có thể kiểm soát được (Xem Ga 3:8).
Các nguyên tắc
Kitô hữu được nhắc nhở phải trung thành tuân theo các nguyên tắc sau đây khi họ cố gắng chu toàn một cách thích đáng thừa ủy nhiệm của Chúa Kitô, nhất là trong các bối cảnh liên tôn.
1. Hành động trong tình yêu Thiên Chúa. Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là nguồn mọi tình yêu và do đó, khi làm chứng, họ được mời gọi sống cuộc sống yêu thương và yêu thương người lân cận như chính họ (Xem Mt 22:34-40; Ga 14:15).
2. Bắt chước Chúa Giêsu Kitô. Trong mọi khía cạnh đời sống, nhất là khi làm chứng nhân, Kitô hữu được mời gọi theo gương và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô, biết chia sẻ tình yêu của Người, biết đem vinh quang và vinh dự cho Chúa Cha trong quyền lực của Chúa Thánh Thần (Xem Ga 20:21-23).
3. Các nhân đức Kitô Giáo. Kitô hữu được mời gọi cư xử một cách chính trực, bác ái, cảm thương và khiêm nhường và thắng vượt mọi hành vi ngạo mạn, ta đây (condescension) và coi thường người khác (xem Gl 5:22).
4. Hành động phục vụ và công lý. Kitô hữu được mời gọi hành động theo công lý và yêu thương trìu mến (Xem Mk 6:8). Họ còn được mời gọi phục vụ người khác và khi làm thế, họ nhận ra Chúa Kitô nơi những người hèn mọn nhất trong anh chị em mình (xem Mt 24:45). Các hành động phục vụ như cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cứu trợ và các hành động công lý và bênh vực đều là thành phần chủ yếu của việc làm chứng tá cho tin mừng. Việc khai thác các hoàn cảnh nghèo đói và túng thiếu không hề có chỗ đứng trong chương trình nối vòng tay lớn của Kitô Giáo. Khi phục vụ, Kitô hữu phải từ bỏ, không sử dụng bất cứ hình thức mua chuộc nào kể cả các sáng kiến hay tưởng tưởng tài chánh.
5. Biện phân trong các thừa tác vụ chữa bệnh. Kitô hữu thường hay thi hành các thừa tác vụ chữa bệnh như một phần chủ yếu trong việc làm chứng cho tin mừng. Họ được mời gọi phải biện phân trong khi thi hành thừa tác vụ này, bằng cách hoàn toàn tôn trọng phẩm giá con người và bảo đảm không khai thác sự yếu kém và nhu cầu của những người cần chữa lành.
6. Từ bỏ bạo lực. Kitô hữu được mời gọi từ bỏ mọi hình thức bạo lực, dù là tâm lý hay có tính xã hội, kể cả việc lạm dụng uy quyền trong lúc làm chứng tá. Họ cũng phải bác bỏ bạo lực, kỳ thị bất công hay áp chế của bất cứ thẩm quyền tôn giáo hay thế tục nào, kể cả việc vi phạm hay phá hủy các nơi thờ phượng, các biểu tượng và bản văn thánh.
7. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Tự do tôn giáo, kể cả quyền được công khai tuyên xưng, thực hành, truyền bá và thay đổi tôn giáo, phát sinh từ chính phẩm giá nhân vị, vì tất cả mọi con người nhân bản đều được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa (xem St 1:26). Như thế, mọi con người nhân bản đều có những quyền lợi và trách nhiệm như nhau. Nơi đâu, tôn giáo trở thành dụng cụ cho các mục tiêu chính trị, hay nơi đâu tôn giáo bị bách hại, Kitô hữu đều được mời gọi đảm nhiệm vai trò nhân chứng tiên tri, lên tiếng tố giác các hành vi ấy.
8. Tương kính và liên đới. Kitô hữu được mời gọi dấn thân làm việc với người khác trong tinh thần tương kính, cùng nhau phát huy công lý, hòa bình và ích chung. Hợp tác liên tôn là chiều kích chủ yếu của việc dấn thân ấy.
9. Tôn trọng mọi người. Kitô hữu nhìn nhận rằng tin mừng vừa thách thức vừa làm phong phú các nền văn hóa. Dù cho tin mừng có thách thức một vài khía cạnh văn hóa, Kitô hữu vẫn được mời gọi kính trọng mọi người. Kitô hữu cũng được mời gọi chân nhận các yếu tố nào trong chính nền văn hóa của mình từng bị tin mừng thách thức.
10. Từ bỏ chứng gian. Kitô hữu phải lên tiếng một cách thành thực và tương kính; họ phải lắng nghe để học hỏi các tín ngưỡng và các thực hành của người khác, và được khuyến khích nhận ra và trân qúi những gì là chân và thiện trong các tín ngưỡng và thực hành ấy. Bất cứ nhận định hay phê phán nào cũng phải được thực hiện trong tinh thần tương kính, phải bảo đảm sẽ không bao giờ làm chứng gian chống lại các tôn giáo khác.
11. Phải có sự biện phân bản thân. Kitô hữu phải chân nhận rằng thay đổi tôn giáo là một hành động dứt khóat cần phải có đủ thời gian để suy nghĩ và chuẩn bị thấu đáo, trong đó, diễn trình hoàn toàn tự do phải được bảo đảm.
12. Xây dựng các liên hệ liên tôn. Kitô hữu nên tiếp tục xây dựng các liên hệ tương kính và tin tưởng lẫn nhau với tín hữu các tôn giáo khác nhằm làm dễ hơn sự hiểu biết lẫn nhau, sự hoà giải và hợp tác vì ích chung.
Các khuyến cáo
Kỳ tham khảo thứ ba do Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn của Tòa Thánh và Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới tổ chức trong sự hợp tác với Liên Minh Tin Lành Thế Giới, với sự tham dự của các cộng đồng Kitô Giáo lớn nhất (Công Giáo, Chính Thống, Thệ Phản, Tin Lành và Ngũ Tuần), sau khi bàn thảo trong tinh thần hợp tác đại kết để soạn thảo tài liệu này giúp các giáo hội, các cơ cấu tuyên tín quốc gia và miền cũng như các tổ chức truyền giáo, nhất là các tổ chức đang làm việc trong các bối cảnh liên tôn, xem sét, xin khuyến cáo các cơ cấu này:
1. Nghiên cứu các vấn đề trình bày trong tài liệu này và, nơi nào thích hợp, soạn ra các chỉ dẫn ứng xử để các chứng tá Kitô Giáo có thể áp dụng vào bối cảnh đặc thù của họ. Nơi nào có thể, nên thực hiện việc ấy một cách đại kết, và tham khảo với đại diện của các tôn giáo khác.
2. Xây dựng các mối liên hệ tương kính và tin tưởng lẫn nhau với tín hữu của mọi tôn giáo, nhất là trên bình diện định chế giữa các giáo hội và cộng đồng tôn giáo khác, tham dự liên tiếp các cuộc đối thoại liên tôn như một phần chủ yếu trong cam kết Kitô Giáo của mình. Trong một số bối cảnh, nơi các căng thẳng và tranh chấp lâu dài từng tạo ra những ngờ vực sâu xa và mất niềm tin tưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng, đối thoại liên tôn có thể đem lại nhiều cơ hội mới giúp giải quyết các tranh chấp, lập lại được công lý, hàn gắn các vết thương dĩ vãng, hoà giải và kiến tạo hòa bình.
3. Khích lệ các Kitô hữu biết củng cố bản sắc tôn giáo cũng như đức tin của họ trong khi vẫn thâm hậu hóa nhận thức và hiểu biết của họ đối với các tôn giáo khác. Và khi làm như thế, họ cũng cần xem sét quan điểm của tín hữu các tôn giáo ấy.
4. Hợp tác với các cộng đồng tôn giáo khác trong việc cổ vũ công lý và ích chung và nơi nào có thể, sát cánh liên đới với những người đang sống trong tình thế tranh chấp.
5. Kêu gọi các chính phủ của mình biết bảo đảm cho tự do tôn giáo được tôn trọng một cách thích đáng và toàn diện, vì nhìn nhận rằng tại nhiều nước, các định chế và con người tôn giáo đang bị ngăn cấm không được thực hiện sứ mệnh của họ.
6. Cầu nguyện cho người lân cận của mình, cho sự an vui của họ, vì nhận ra rằng cầu nguyện là yếu tố tạo thành chính con người của chúng ta và những gì ta đang thực hành cũng như sứ mệnh của Chúa Kitô.
Công bố ngày 28 tháng 6, tài liệu trên đề cập tới vấn đề khá gay go là những vụ trở lại đạo giữa nhiều tôn giáo khác nhau. Nó nhìn nhận rằng ngày nay, càng ngày càng có nhiều căng thẳng hơn giữa các tôn giáo và những căng thẳng này đôi khi trở nên trầm trọng do các yếu tố chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác không hẳn có tính tôn giáo.
Theo linh mục John Coleman, Dòng Tên, tài liệu này là kết quả 5 năm tham khảo và thảo luận giữa ba cơ quan đại kết nói trên. Cuộc họp đầu tiên, diễn ra tại Lariano, Ý vào năm 2006, đã mời gọi đại diện của nhiều nhóm tôn giáo đến chia sẻ quan điểm về vấn đề trở lại đạo. Một số tôn giáo (Hồi Giáo, Kitô Giáo) coi việc người ta trở lại đạo của mình là chuyện bình thường, không có vấn đề gì. Nhiều tôn giáo khác, như Do Thái Giáo chẳng hạn, coi việc ấy không dễ dàng. Lại có những tôn giáo coi việc tín hữu từ đạo mình qua đạo khác (out conversion) là chuyện khó xẩy ra. Như tại Mã Lai, một xứ Hồi Giáo, ai sinh ra đã là Hồi Giáo rồi, mà muốn trở lại Kitô Giáo, thì phải được một tòa án Hồi Giáo minh nhiên cho phép, một việc hết sức hiếm hoi
Một vài đại diện tại Lariano, trong đó có đại diện Ấn Giáo và Phật Giáo, than phiền rằng một số nhóm Kitô Giáo sử dụng những chiến thuật hung hãn để kiếm người trở lại bằng cách rình rập những người yếu kém về kinh tế và dùng lúa gạo để dụ họ trở lại. Một số phát ngôn viên của Thệ Phản chính dòng và Công Giáo than phiền rằng chiến thuật “nối vòng tay lớn” đánh thẳng vào mặt thiên hạ của một số nhóm tin lành đã khiến đảng cầm quyền Ấn Giáo tại Ấn Độ ban hành các đạo luật nghiêm cấm việc trở lại. Còn các đại diện Chính Thống Nga thì phản đối các chiến thuật hung hãn của một số nhóm tin lành sau khi đế quốc Xô Viết xụp đổ, coi Giáo Hội Chính Thống như không phải là Kitô Giáo. Nhiều đại biểu khác than phiền rằng những người Kitô Giáo khuyên người ta trở lại bằng cách nói sai và nói xấu về các tôn giáo khác.
Bởi thế, tại cuộc gặp gỡ tại Lariano, lời tuyên bố sau đây đã được công bố: “Chúng tôi khẳng định rằng, dù mọi người đều có quyền mời gọi người khác tìm hiểu tín ngưỡng của mình, nhưng không được thi hành quyền này mà vi phạm đến quyền người khác và sự nhậy cảm tôn giáo của họ. Tự do tôn giáo buộc mọi người chúng ta có trách nhiệm tuyệt đối phải tôn trọng các tín ngưỡng khác với tín ngưỡng của riêng mình và không bao giờ được bôi lọ, phỉ báng hay trình bày sai lạc các tín ngưỡng ấy với mục đích đề cao tín ngưỡng của mình”.
Tháng 8 năm 2007, các tham khảo liên Kitô Giáo đưa đến ý tưởng soạn thảo một bộ qui tắc đạo đức để ứng xử trong việc khuyên người ta trở lại, dựa trên một số ý tưởng chủ đạo: hiểu đúng đắn về việc trở lại đạo, việc làm chứng nhân, việc truyền giáo và phong trào phúc âm hóa (evangelism), đồng thời quan tâm tới phẩm giá con người; phân biệt giữa việc cải đạo hung hãn và phong trào phúc âm hóa; quân bình giữa sứ mệnh phúc âm hóa và quyền chọn tôn giáo của người ta. Chính dịp này, có sự tham gia của Liên Minh Tin Lành Thế Giới. Tại cuộc gặp gỡ hồi tháng 10 năm 2008, Liên Minh nhìn nhận sự căng thẳng do những người tin lành vừa từ Hồi Giáo trở lại ra sức lôi kéo các Kitô Hữu Chính Thống. Đại diện của Liên Minh quả quyết rằng truyền giáo và hoà bình có thể đi đôi với nhau bao lâu ta thi hành việc truyền giáo một cách hòa dịu và tương kính.
Từ đó, liên tiếp có 4 phiên họp giữa các chuyên viên của PCID và WCC để soạn bản dự thảo qui tắc. Cuối tháng Giêng năm nay, văn bản cuối cùng được chấp thuận bởi 45 đại diện của ba tổ chức trên tại một phiên khoáng đại tại Bangkok. Và ngày 28 tháng 6 vừa qua, văn bản ấy đã được công bố. Sau đây là nguyên văn tài liệu nói trên.
Lời nói đầu
Truyền giáo thuộc chính hữu thể Giáo Hội. Công bố lời Chúa và làm nhân chứng trước mặt thế giới là điều chủ yếu của mọi Kitô hữu. Nhưng đồng thời, phải làm điều đó đúng theo các nguyên tắc của Tin Mừng, phải tôn trọng đầy đủ và yêu thương mọi con người nhân bản.
Ý thức được những căng thẳng giữa các tín hữu và cộng đồng thuộc nhiều xác tín tôn giáo khác nhau và cũng như các cách giải thích khác nhau về việc làm chứng nhân Kitô Giáo, nên Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới và do lời mời của WCC, Liên Minh Tin Lành Thế Giới, đã gặp nhau trong khoảng 5 năm vừa qua để suy nghĩ và cho ra đời tài liệu này dùng làm khuyến cáo để ứng xử cho các chứng nhân Kitô Giáo khắp thế giới. Tài liệu này không có ý định đóng vai trò của một tuyên bố thần học về truyền giáo nhưng chỉ nhằm đề cập tới các vấn đề thực tế liên quan đến các nhân chứng Kitô Giáo trong một thế giới đa tôn giáo.
Mục đích của tài liệu này là để khuyến khích các giáo hội, các hội đồng giáo hội cũng như các cơ quan truyền giáo suy tư về các thực hành của mình và sử dụng các khuyến cáo trong tài liệu này mà soạn thảo, khi thích hợp, các tập chỉ dẫn riêng cho các chứng nhân và các sứ bộ truyền giáo của mình đang hoạt động giữa các tôn giáo khác nhau và giữa những người không tuyên xưng bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Hy vọng rằng các Kitô Hữu khắp thế giới sẽ nghiên cứu tài liệu này dưới ánh sáng các thực hành riêng của họ trong việc làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô của mình cả bằng lời nói lẫn việc làm.
Các căn bản làm chứng tá Kitô Giáo
1. Đối với Kitô hữu, quả là một đặc ân và là một niềm vui khi được giải thích lý do của niềm hy vọng vốn có trong họ và được làm như thế với tình hòa dịu và lòng tương kính (xem 1Pr 3:15).
2. Chúa Giêsu Kitô là chứng tá tối cao (xem Ga 18:37). Chứng tá Kitô Giáo luôn biết chia sẻ trong chứng tá của mình, một chứng tá mang hình thức công bố nước trời, phục vụ người lân cận và hoàn toàn hiến mình dù hành vi hiến mình ấy dẫn họ tới thập giá. Như Chúa Cha đã sai Chúa Con trong quyền lực Chúa Thánh Thần thế nào, người tín hữu cũng được sai đi thi hành sứ mệnh làm chứng bằng lời và bằng hành động cho tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi như vậy.
3. Gương sáng và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội sơ khai phải là các hướng dẫn cho sứ mệnh của Kitô hữu. Cả hai thiên niên kỷ qua, Kitô hữu luôn tìm cách bước theo con đường của Chúa Kitô trong việc chia sẻ tin mừng của Nước Thiên Chúa (xem Lc 4:16-20).
4. Chứng tá Kitô Giáo trong một thế giới đa nguyên bao hàm việc dấn thân đối thoại với người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác (xem Cv 17:22-28).
5. Trong một số hoàn cảnh, sống và công bố tin mừng quả là khó khăn, gặp trở ngại, có khi còn bị cấm cách nữa, thế nhưng Kitô hữu vẫn được Chúa Kitô ủy nhiệm phải trung thành tiếp tục sống liên đới với mọi người khi làm chứng cho Người (xem Mt 28:19-20; Mc 16:14-18; Lc 24:44-48; Ga 20:21; Cv 1:8)
6. Khi thi hành sứ mệnh của mình, nếu Kitô hữu sử dụng những phương pháp bất thích hợp như lừa dối hay các phương thế cưỡng ép, là họ đã phản bội tin mừng và có thể gây đau khổ cho người khác. Những sai lệch ấy đòi ta phải thống hối và nhắc ta nhớ tới việc không ngừng cần tới ơn thánh của Chúa (xem Rm 3:23).
7. Kitô hữu khẳng định rằng dù họ có trách nhiệm phải làm chứng cho Chúa Kitô, nhưng việc trở lại tối hậu chính là việc làm của Chúa Thánh Thần (xem Ga 16:7-9; Cv 10:44-47). Họ nhìn nhận rằng Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu là tùy Người trong những cách thế mà không một con người nhân bản nào có thể kiểm soát được (Xem Ga 3:8).
Các nguyên tắc
Kitô hữu được nhắc nhở phải trung thành tuân theo các nguyên tắc sau đây khi họ cố gắng chu toàn một cách thích đáng thừa ủy nhiệm của Chúa Kitô, nhất là trong các bối cảnh liên tôn.
1. Hành động trong tình yêu Thiên Chúa. Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là nguồn mọi tình yêu và do đó, khi làm chứng, họ được mời gọi sống cuộc sống yêu thương và yêu thương người lân cận như chính họ (Xem Mt 22:34-40; Ga 14:15).
2. Bắt chước Chúa Giêsu Kitô. Trong mọi khía cạnh đời sống, nhất là khi làm chứng nhân, Kitô hữu được mời gọi theo gương và giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô, biết chia sẻ tình yêu của Người, biết đem vinh quang và vinh dự cho Chúa Cha trong quyền lực của Chúa Thánh Thần (Xem Ga 20:21-23).
3. Các nhân đức Kitô Giáo. Kitô hữu được mời gọi cư xử một cách chính trực, bác ái, cảm thương và khiêm nhường và thắng vượt mọi hành vi ngạo mạn, ta đây (condescension) và coi thường người khác (xem Gl 5:22).
4. Hành động phục vụ và công lý. Kitô hữu được mời gọi hành động theo công lý và yêu thương trìu mến (Xem Mk 6:8). Họ còn được mời gọi phục vụ người khác và khi làm thế, họ nhận ra Chúa Kitô nơi những người hèn mọn nhất trong anh chị em mình (xem Mt 24:45). Các hành động phục vụ như cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cứu trợ và các hành động công lý và bênh vực đều là thành phần chủ yếu của việc làm chứng tá cho tin mừng. Việc khai thác các hoàn cảnh nghèo đói và túng thiếu không hề có chỗ đứng trong chương trình nối vòng tay lớn của Kitô Giáo. Khi phục vụ, Kitô hữu phải từ bỏ, không sử dụng bất cứ hình thức mua chuộc nào kể cả các sáng kiến hay tưởng tưởng tài chánh.
5. Biện phân trong các thừa tác vụ chữa bệnh. Kitô hữu thường hay thi hành các thừa tác vụ chữa bệnh như một phần chủ yếu trong việc làm chứng cho tin mừng. Họ được mời gọi phải biện phân trong khi thi hành thừa tác vụ này, bằng cách hoàn toàn tôn trọng phẩm giá con người và bảo đảm không khai thác sự yếu kém và nhu cầu của những người cần chữa lành.
6. Từ bỏ bạo lực. Kitô hữu được mời gọi từ bỏ mọi hình thức bạo lực, dù là tâm lý hay có tính xã hội, kể cả việc lạm dụng uy quyền trong lúc làm chứng tá. Họ cũng phải bác bỏ bạo lực, kỳ thị bất công hay áp chế của bất cứ thẩm quyền tôn giáo hay thế tục nào, kể cả việc vi phạm hay phá hủy các nơi thờ phượng, các biểu tượng và bản văn thánh.
7. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Tự do tôn giáo, kể cả quyền được công khai tuyên xưng, thực hành, truyền bá và thay đổi tôn giáo, phát sinh từ chính phẩm giá nhân vị, vì tất cả mọi con người nhân bản đều được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa (xem St 1:26). Như thế, mọi con người nhân bản đều có những quyền lợi và trách nhiệm như nhau. Nơi đâu, tôn giáo trở thành dụng cụ cho các mục tiêu chính trị, hay nơi đâu tôn giáo bị bách hại, Kitô hữu đều được mời gọi đảm nhiệm vai trò nhân chứng tiên tri, lên tiếng tố giác các hành vi ấy.
8. Tương kính và liên đới. Kitô hữu được mời gọi dấn thân làm việc với người khác trong tinh thần tương kính, cùng nhau phát huy công lý, hòa bình và ích chung. Hợp tác liên tôn là chiều kích chủ yếu của việc dấn thân ấy.
9. Tôn trọng mọi người. Kitô hữu nhìn nhận rằng tin mừng vừa thách thức vừa làm phong phú các nền văn hóa. Dù cho tin mừng có thách thức một vài khía cạnh văn hóa, Kitô hữu vẫn được mời gọi kính trọng mọi người. Kitô hữu cũng được mời gọi chân nhận các yếu tố nào trong chính nền văn hóa của mình từng bị tin mừng thách thức.
10. Từ bỏ chứng gian. Kitô hữu phải lên tiếng một cách thành thực và tương kính; họ phải lắng nghe để học hỏi các tín ngưỡng và các thực hành của người khác, và được khuyến khích nhận ra và trân qúi những gì là chân và thiện trong các tín ngưỡng và thực hành ấy. Bất cứ nhận định hay phê phán nào cũng phải được thực hiện trong tinh thần tương kính, phải bảo đảm sẽ không bao giờ làm chứng gian chống lại các tôn giáo khác.
11. Phải có sự biện phân bản thân. Kitô hữu phải chân nhận rằng thay đổi tôn giáo là một hành động dứt khóat cần phải có đủ thời gian để suy nghĩ và chuẩn bị thấu đáo, trong đó, diễn trình hoàn toàn tự do phải được bảo đảm.
12. Xây dựng các liên hệ liên tôn. Kitô hữu nên tiếp tục xây dựng các liên hệ tương kính và tin tưởng lẫn nhau với tín hữu các tôn giáo khác nhằm làm dễ hơn sự hiểu biết lẫn nhau, sự hoà giải và hợp tác vì ích chung.
Các khuyến cáo
Kỳ tham khảo thứ ba do Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn của Tòa Thánh và Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới tổ chức trong sự hợp tác với Liên Minh Tin Lành Thế Giới, với sự tham dự của các cộng đồng Kitô Giáo lớn nhất (Công Giáo, Chính Thống, Thệ Phản, Tin Lành và Ngũ Tuần), sau khi bàn thảo trong tinh thần hợp tác đại kết để soạn thảo tài liệu này giúp các giáo hội, các cơ cấu tuyên tín quốc gia và miền cũng như các tổ chức truyền giáo, nhất là các tổ chức đang làm việc trong các bối cảnh liên tôn, xem sét, xin khuyến cáo các cơ cấu này:
1. Nghiên cứu các vấn đề trình bày trong tài liệu này và, nơi nào thích hợp, soạn ra các chỉ dẫn ứng xử để các chứng tá Kitô Giáo có thể áp dụng vào bối cảnh đặc thù của họ. Nơi nào có thể, nên thực hiện việc ấy một cách đại kết, và tham khảo với đại diện của các tôn giáo khác.
2. Xây dựng các mối liên hệ tương kính và tin tưởng lẫn nhau với tín hữu của mọi tôn giáo, nhất là trên bình diện định chế giữa các giáo hội và cộng đồng tôn giáo khác, tham dự liên tiếp các cuộc đối thoại liên tôn như một phần chủ yếu trong cam kết Kitô Giáo của mình. Trong một số bối cảnh, nơi các căng thẳng và tranh chấp lâu dài từng tạo ra những ngờ vực sâu xa và mất niềm tin tưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng, đối thoại liên tôn có thể đem lại nhiều cơ hội mới giúp giải quyết các tranh chấp, lập lại được công lý, hàn gắn các vết thương dĩ vãng, hoà giải và kiến tạo hòa bình.
3. Khích lệ các Kitô hữu biết củng cố bản sắc tôn giáo cũng như đức tin của họ trong khi vẫn thâm hậu hóa nhận thức và hiểu biết của họ đối với các tôn giáo khác. Và khi làm như thế, họ cũng cần xem sét quan điểm của tín hữu các tôn giáo ấy.
4. Hợp tác với các cộng đồng tôn giáo khác trong việc cổ vũ công lý và ích chung và nơi nào có thể, sát cánh liên đới với những người đang sống trong tình thế tranh chấp.
5. Kêu gọi các chính phủ của mình biết bảo đảm cho tự do tôn giáo được tôn trọng một cách thích đáng và toàn diện, vì nhìn nhận rằng tại nhiều nước, các định chế và con người tôn giáo đang bị ngăn cấm không được thực hiện sứ mệnh của họ.
6. Cầu nguyện cho người lân cận của mình, cho sự an vui của họ, vì nhận ra rằng cầu nguyện là yếu tố tạo thành chính con người của chúng ta và những gì ta đang thực hành cũng như sứ mệnh của Chúa Kitô.