Ngày 26 tháng 6 vừa qua là Ngày quốc tế lần thứ XIII yểm trợ các nạn nhân của nạn tra tấn. Ngày này được thành lập để kỷ niệm biến cố 20 quốc gia đầu tiên ngày 26 tháng 6 năm 1987 đã ký nhận Hiệp định của Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và các hình phạt tàn ác vô nhân hạ nhục con người. Hiện nay Hiệp định chống tra tấn đã được 66 quốc gia phê chuẩn và 55 nước khác liên đới chấp nhận, nhưng nạn tra tấn vẫn tiếp tục được thi hành tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt trong 4 nước độc tài cộng sản là Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Phát biểu nhân Ngày quốc tế nói trên, ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc khẳng định rằng: ”Không bao giờ có thể biện minh cho việc tra tấn con người, trong thời chiến cũng như trong các tình trạng khẩn cấp đối với nền an ninh quốc gia”.
Nếu cách đây 24 năm Liên Hiệp Quốc chú ý tới hiện tượng tra tấn tại các nước có chế độ độc tài cộng sản hay quân phiệt, thì ngày nay tệ nạn này lại ngày càng đè nặng trên những người di cư tị nạn khỏi cảnh chiến tranh hay nạn nghèo đói. Trong số các nạn nhân ngày càng gia tăng cũng có cả phụ nữ và trẻ em nữa. Họ thường xuyên chịu các áp lực của các hành động cưỡng bách, lạm dụng và bạo hành tâm sinh vật thể lý. Ông Christopher Hein, giám đốc Ủy ban Italia đặc trách các người tị nạn, cho biết có một phần tư các người di cư là nạn nhân của các vụ tra tấn. Riêng đối với các phụ nữ thì hãm hiếp là một hình thức tra tấn để lại các vết thương sâu đậm trên thân xác cũng như trong tâm hồn họ suốt đời. Ủy ban Italia bênh vực người tị nạn đã được thành lập năm 1996, và hiên đang trợ giúp 600 nạn nhân của các vụ tra tấn trên bình diện pháp luật, xã hội và tâm lý. Ông Christopher Hein cho biết ngoài hình thức thông thường là tra tấn để khai thác tin tức, cũng còn có tra tấn vì khổ dâm, nghĩa là để thỏa mãn thích thú vì thấy người khác phải đau khổ: điển hình như trường hợp một số binh sĩ Mỹ tra tấn các tù nhân tại nhà tù Abu Graib trong thủ đô Baghdad của Irak.
Trong bản báo cáo năm 2010 tổ chức Quan sát nhân quyền cho biết hiện nay nạn tra tấn vẫn tiếp tục được áp dụng trong các nhà tù thuộc 98 quốc gia trên thế giới. Nạn tra tấn được thi hành bằng hàng trăm hàng ngàn hình thức khác nhau: từ thô tục bệnh hoạn như xúc phạm đến bộ phận sinh dục của tù nhân, đến thô bạo như đánh đập họ bằng các dụng cụ khác nhau, hoặc tàn ác như đóng đanh hay châm vào các đầu ngón ngay ngón chân, hay dùng kìm rút móng chân tay của họ, hoặc cột hai ngón chân cái treo tù nhân lên và dộng đầu họ vào tường cho vọt máu vỡ óc, hay nhốt họ vào thùng phi đậy nắp lại và gõ cho tới khi họ trào máu tai máu mắt máu mũi. Nhưng cũng có những hình thức tra tấn tinh vi hơn bằng cách dùng âm thanh hay ánh sáng cực mạnh của đèn điện, hoặc phơi tù nhân dưới ánh nắng mặt trời chói chang, hay dưới trời mưa gió rét buốt vv...
Các vụ tra tấn cũng nhắm nhiều mục đích khác nhau: trừng phạt, khai thác tin tức, gây kinh hoàng, kiểm soát, đe dọa, dằn mặt tất cả những ai bất đồng chính kiến hay muốn biểu tình phản đối chống chính quyền. Và những kẻ tra tấn tù nhân thường là công an và những đội ngũ được thành lập để đảm trách công tác tàn bạo vô nhân này. Dù có nhắm mục đích nào đi nữa, tra tấn vẫn luôn là một hệ thống xúc phạm đến thân xác và tâm thần của con người, chỉ với mục đích là chà đạp và hủy diệt họ.
Tuy là một tội phạm chống lại nhân phẩm và các quyền con con người như vậy, nhưng nhiều quốc gia, kể cả Italia, vẫn chưa đưa tội tra tấn vào hình luật, để trừng phạt các thủ phạm các vụ tra tấn. Trong các năm qua đã có một ít tiến bộ, chẳng hạn như sự hình thành của Tòa án quốc tế La Haye có trụ sở bên Hòa Lan, có quyền xét xử và kết án trừng phạt các người tra tấn hay các kẻ ra lệnh tra tấn, và các tội phạm chống lại nhân loại như tội diệt chủng và giết người hằng loạt. Nghĩa là từ nay công lý trở thành quốc tế, và các kẻ phạm tội có thể bị truy tố .
Các thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện có phân nửa trên tổng số 6,8 tỷ dân toàn cầu phải sống dưới các chính quyền thi hành việc tra tấn. Thât là một con số gây kinh hoàng! Nhưng khi trải rộng ý niệm tra tấn trên mọi hình thức đàn áp cưỡng bách, mà các chính quyền, đặc biệt là các chính quyền độc tài trên thế giới đang thi hành đối với nhân dân, thì người ta hiểu tại sao con số dân chúng địa cầu bị tra tấn lại cao đến thế. Điển hình như tại Việt Nam ngày nay, nơi có các đội ngũ công an cảnh sát chìm nổi hiện diện khắp nơi và tùy tiện muốn đánh ai, bắt ai, lúc nào, ở đâu và quy cho bất cứ tội gì cũng được. Bện cạnh đó là toàn bộ máy tuyền truyền gian đối gồm 800 tờ báo vẹt, chỉ nói những gì nhà nước bảo nói, còn sai trái, thật giả, có lý hay không, không thành vấn đề. Thêm vào đó là các đài phát thanh truyền hình oang oang nhồi sọ 86 triệu dân mỗi ngày từ sáng tới tối. Đó là chưa kể tới các vụ ăn cướp đất đai của dân để bán lại cho các công ty tư bản nước ngoài, đàn áp các tôn giáo, đánh đập bắt giữ các người biểu tình chống thực dân Trung Quốc. Tất cả những hành động gian ác đó lại không phải là những hình thức tinh vi tra tấn nhân dân toàn nước hay sao? À thì ra thế, trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, công an tra tấn tù nhân, nhà nước tra tấn toàn dân!
Phát biểu nhân Ngày quốc tế nói trên, ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc khẳng định rằng: ”Không bao giờ có thể biện minh cho việc tra tấn con người, trong thời chiến cũng như trong các tình trạng khẩn cấp đối với nền an ninh quốc gia”.
Nếu cách đây 24 năm Liên Hiệp Quốc chú ý tới hiện tượng tra tấn tại các nước có chế độ độc tài cộng sản hay quân phiệt, thì ngày nay tệ nạn này lại ngày càng đè nặng trên những người di cư tị nạn khỏi cảnh chiến tranh hay nạn nghèo đói. Trong số các nạn nhân ngày càng gia tăng cũng có cả phụ nữ và trẻ em nữa. Họ thường xuyên chịu các áp lực của các hành động cưỡng bách, lạm dụng và bạo hành tâm sinh vật thể lý. Ông Christopher Hein, giám đốc Ủy ban Italia đặc trách các người tị nạn, cho biết có một phần tư các người di cư là nạn nhân của các vụ tra tấn. Riêng đối với các phụ nữ thì hãm hiếp là một hình thức tra tấn để lại các vết thương sâu đậm trên thân xác cũng như trong tâm hồn họ suốt đời. Ủy ban Italia bênh vực người tị nạn đã được thành lập năm 1996, và hiên đang trợ giúp 600 nạn nhân của các vụ tra tấn trên bình diện pháp luật, xã hội và tâm lý. Ông Christopher Hein cho biết ngoài hình thức thông thường là tra tấn để khai thác tin tức, cũng còn có tra tấn vì khổ dâm, nghĩa là để thỏa mãn thích thú vì thấy người khác phải đau khổ: điển hình như trường hợp một số binh sĩ Mỹ tra tấn các tù nhân tại nhà tù Abu Graib trong thủ đô Baghdad của Irak.
Trong bản báo cáo năm 2010 tổ chức Quan sát nhân quyền cho biết hiện nay nạn tra tấn vẫn tiếp tục được áp dụng trong các nhà tù thuộc 98 quốc gia trên thế giới. Nạn tra tấn được thi hành bằng hàng trăm hàng ngàn hình thức khác nhau: từ thô tục bệnh hoạn như xúc phạm đến bộ phận sinh dục của tù nhân, đến thô bạo như đánh đập họ bằng các dụng cụ khác nhau, hoặc tàn ác như đóng đanh hay châm vào các đầu ngón ngay ngón chân, hay dùng kìm rút móng chân tay của họ, hoặc cột hai ngón chân cái treo tù nhân lên và dộng đầu họ vào tường cho vọt máu vỡ óc, hay nhốt họ vào thùng phi đậy nắp lại và gõ cho tới khi họ trào máu tai máu mắt máu mũi. Nhưng cũng có những hình thức tra tấn tinh vi hơn bằng cách dùng âm thanh hay ánh sáng cực mạnh của đèn điện, hoặc phơi tù nhân dưới ánh nắng mặt trời chói chang, hay dưới trời mưa gió rét buốt vv...
Các vụ tra tấn cũng nhắm nhiều mục đích khác nhau: trừng phạt, khai thác tin tức, gây kinh hoàng, kiểm soát, đe dọa, dằn mặt tất cả những ai bất đồng chính kiến hay muốn biểu tình phản đối chống chính quyền. Và những kẻ tra tấn tù nhân thường là công an và những đội ngũ được thành lập để đảm trách công tác tàn bạo vô nhân này. Dù có nhắm mục đích nào đi nữa, tra tấn vẫn luôn là một hệ thống xúc phạm đến thân xác và tâm thần của con người, chỉ với mục đích là chà đạp và hủy diệt họ.
Tuy là một tội phạm chống lại nhân phẩm và các quyền con con người như vậy, nhưng nhiều quốc gia, kể cả Italia, vẫn chưa đưa tội tra tấn vào hình luật, để trừng phạt các thủ phạm các vụ tra tấn. Trong các năm qua đã có một ít tiến bộ, chẳng hạn như sự hình thành của Tòa án quốc tế La Haye có trụ sở bên Hòa Lan, có quyền xét xử và kết án trừng phạt các người tra tấn hay các kẻ ra lệnh tra tấn, và các tội phạm chống lại nhân loại như tội diệt chủng và giết người hằng loạt. Nghĩa là từ nay công lý trở thành quốc tế, và các kẻ phạm tội có thể bị truy tố .
Các thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện có phân nửa trên tổng số 6,8 tỷ dân toàn cầu phải sống dưới các chính quyền thi hành việc tra tấn. Thât là một con số gây kinh hoàng! Nhưng khi trải rộng ý niệm tra tấn trên mọi hình thức đàn áp cưỡng bách, mà các chính quyền, đặc biệt là các chính quyền độc tài trên thế giới đang thi hành đối với nhân dân, thì người ta hiểu tại sao con số dân chúng địa cầu bị tra tấn lại cao đến thế. Điển hình như tại Việt Nam ngày nay, nơi có các đội ngũ công an cảnh sát chìm nổi hiện diện khắp nơi và tùy tiện muốn đánh ai, bắt ai, lúc nào, ở đâu và quy cho bất cứ tội gì cũng được. Bện cạnh đó là toàn bộ máy tuyền truyền gian đối gồm 800 tờ báo vẹt, chỉ nói những gì nhà nước bảo nói, còn sai trái, thật giả, có lý hay không, không thành vấn đề. Thêm vào đó là các đài phát thanh truyền hình oang oang nhồi sọ 86 triệu dân mỗi ngày từ sáng tới tối. Đó là chưa kể tới các vụ ăn cướp đất đai của dân để bán lại cho các công ty tư bản nước ngoài, đàn áp các tôn giáo, đánh đập bắt giữ các người biểu tình chống thực dân Trung Quốc. Tất cả những hành động gian ác đó lại không phải là những hình thức tinh vi tra tấn nhân dân toàn nước hay sao? À thì ra thế, trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, công an tra tấn tù nhân, nhà nước tra tấn toàn dân!