Vatican – Ngày 8-7, ĐTC Biển Đức XVI gửi một phái đoàn Tòa thánh đến nước Cộng hòa Nam Sudan, để mừng đất nước miền Đông Phi này được độc lập vào ngày 9-7. Phái đoàn do Đức Hồng Y John Njue, tổng giáo phận Nairobi, Kenya, cầm đầu.
Phát ngôn viên Tòa thánh, Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên (SJ), nói trong tuyên bố ngày 8-7: “Tòa thánh ... mời gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Nam Sudan và Nhà nước độc lập mới".
Tuyên bố kêu gọi người dân miền Bắc và người dân miền Nam Sudan hãy tham gia vào "sự đối thoại thẳng thắn, hòa bình và xây dựng", để đạt được "các giải pháp chính đáng và công bằng" cho mọi vấn đề, chung quanh sự ly khai lịch sử của Nam Sudan. Giáo Hội cũng hy vọng rằng quá trình sẽ cho kết quả trong "hòa bình, tự do, và phát triển".
Nền độc lập của Cộng hòa Nam Sudan là kết quả cuối cùng của một thỏa thuận hòa bình năm 2005, vốn kết thúc hơn hai thập kỷ nội chiến giữa miền Bắc đông người Ả Rập Hồi giáo và miền Nam đông Kitô hữu và người thờ vật linh. Sự phân chia đã được phê chuẩn đầu năm nay trong một cuộc trưng cầu ý dân, vốn cho thấy hơn 98% người dân miền nam Sudan đồng ý ly khai.
Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako, tổng giáo phận Khartoum, Bắc Sudan, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 8-7 của Đài phát thanh Vatican: "Với việc mừng ngày độc lập này, chúng tôi đang nói lời tạm biệt với quá khứ, và theo đuổi một điều mới, mà không cần chiến đấu, một tương lai mới của sự hòa giải, tình đoàn kết, và sự tha thứ".
Đức Hồng Y Wako giải thích cách thức tối 8-7 người dân miền Bắc và người dân miền Nam Sudan tụ tập ở các thị trấn và làng mạc để làm các đống củi, và dự các buổi canh thức cầu nguyện và ăn chay. Lúc bình minh các đống lửa sẽ được đốt sáng, và việc an chay chấm dứt.
Đức Hồng Y nói: "Hội đồng Giám mục đã lên kế hoạch cho một buổi lễ tôn giáo - không nhất thiết phải trong cùng ngày 9-7. Nhưng trong tất cả các giáo phận, sẽ có các lễ mừng với các điệu nhảy và ca hát tạ ơn Thiên Chúa, và nhìn nhận điều tốt lành mà những người đã làm việc cho hòa bình đã đạt được trong đất nước".
Giáo Hội Công Giáo giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại hòa bình cho khu vực bị chiến tranh tàn phá. Điều này bao gồm nỗ lực môi giới đối thoại ở cấp cao nhất, và hỗ trợ người dân thường trên lãnh thổ.
Đức Hồng Y Wako nói: “Giáo hội đã làm rất nhiều để thuyết phục mọi người rằng không có giải pháp nào có thể dựa vào bạo lực và xung đột".
Các nỗ lực này liên quan đến việc cố gắng làm cho những người chiến đấu phải suy nghĩ lại hành vi đạo đức của họ, trong khi cũng đoan chắc rằng những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chiến tranh cũng được bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục. "Chúng tôi đã mở nhiều trường học trong chiến tranh, vốn giành một phần lớn những người trẻ tuổi, hơn là để cho họ cầm súng”.
Đức Hồng Y Wako nói, nhưng ngoài những gì Giáo Hội đã làm, phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhất. Ngài giải thích: "Chúng tôi tuyển dụng phụ nữ để nói chuyện và thuyết phục mọi người trong các làng mạc về sự cần thiết cho hòa bình".
"Và chúng tôi cũng khuyến khích phụ nữ tham gia học hành, chúng tôi thách thức họ làm một điều gì đó có tính xây dựng, với tư cách là người mẹ và chị em để giúp đỡ nam giới phát triển và trở thành các khối xây dựng của xã hội tương lai ở Sudan".
Trong cùng một cách Giáo Hội Công Giáo đã giúp chấm dứt cuộc chiến, hiện nay Giáo hội đang được yêu cầu đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng một nền hòa bình lâu dài.
Ông Rob Rees, thuộc Cơ quan cứu trợ Công giáo Anh CAFOD, nói với Đài phát thanh Vatican: “Các Giáo Hội là các định chế duy nhất thực sự xóa bỏ được sự chia rẽ bộ tộc và sắc tộc, cũng như chia rẽ xã hội”.
“Chẳng hạn nếu bạn lấy Hội đồng Giám mục Công giáo làm thí dụ, có chín nhóm sắc tộc được đại diện bởi các Giám mục".
"Các Giám mục hòa thuận với mỗi sắc tộc dĩ nhiên. Các ngài có thể chứng minh rằng sự hiệp nhất giữa các nhóm sắc tộc khác nhau là có thể được". (CNA/EWTN News 8-7-2011)
Phát ngôn viên Tòa thánh, Linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên (SJ), nói trong tuyên bố ngày 8-7: “Tòa thánh ... mời gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Nam Sudan và Nhà nước độc lập mới".
Tuyên bố kêu gọi người dân miền Bắc và người dân miền Nam Sudan hãy tham gia vào "sự đối thoại thẳng thắn, hòa bình và xây dựng", để đạt được "các giải pháp chính đáng và công bằng" cho mọi vấn đề, chung quanh sự ly khai lịch sử của Nam Sudan. Giáo Hội cũng hy vọng rằng quá trình sẽ cho kết quả trong "hòa bình, tự do, và phát triển".
Nền độc lập của Cộng hòa Nam Sudan là kết quả cuối cùng của một thỏa thuận hòa bình năm 2005, vốn kết thúc hơn hai thập kỷ nội chiến giữa miền Bắc đông người Ả Rập Hồi giáo và miền Nam đông Kitô hữu và người thờ vật linh. Sự phân chia đã được phê chuẩn đầu năm nay trong một cuộc trưng cầu ý dân, vốn cho thấy hơn 98% người dân miền nam Sudan đồng ý ly khai.
Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako, tổng giáo phận Khartoum, Bắc Sudan, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 8-7 của Đài phát thanh Vatican: "Với việc mừng ngày độc lập này, chúng tôi đang nói lời tạm biệt với quá khứ, và theo đuổi một điều mới, mà không cần chiến đấu, một tương lai mới của sự hòa giải, tình đoàn kết, và sự tha thứ".
Đức Hồng Y Wako giải thích cách thức tối 8-7 người dân miền Bắc và người dân miền Nam Sudan tụ tập ở các thị trấn và làng mạc để làm các đống củi, và dự các buổi canh thức cầu nguyện và ăn chay. Lúc bình minh các đống lửa sẽ được đốt sáng, và việc an chay chấm dứt.
Đức Hồng Y nói: "Hội đồng Giám mục đã lên kế hoạch cho một buổi lễ tôn giáo - không nhất thiết phải trong cùng ngày 9-7. Nhưng trong tất cả các giáo phận, sẽ có các lễ mừng với các điệu nhảy và ca hát tạ ơn Thiên Chúa, và nhìn nhận điều tốt lành mà những người đã làm việc cho hòa bình đã đạt được trong đất nước".
Giáo Hội Công Giáo giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại hòa bình cho khu vực bị chiến tranh tàn phá. Điều này bao gồm nỗ lực môi giới đối thoại ở cấp cao nhất, và hỗ trợ người dân thường trên lãnh thổ.
Đức Hồng Y Wako nói: “Giáo hội đã làm rất nhiều để thuyết phục mọi người rằng không có giải pháp nào có thể dựa vào bạo lực và xung đột".
Các nỗ lực này liên quan đến việc cố gắng làm cho những người chiến đấu phải suy nghĩ lại hành vi đạo đức của họ, trong khi cũng đoan chắc rằng những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chiến tranh cũng được bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục. "Chúng tôi đã mở nhiều trường học trong chiến tranh, vốn giành một phần lớn những người trẻ tuổi, hơn là để cho họ cầm súng”.
Đức Hồng Y Wako nói, nhưng ngoài những gì Giáo Hội đã làm, phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhất. Ngài giải thích: "Chúng tôi tuyển dụng phụ nữ để nói chuyện và thuyết phục mọi người trong các làng mạc về sự cần thiết cho hòa bình".
"Và chúng tôi cũng khuyến khích phụ nữ tham gia học hành, chúng tôi thách thức họ làm một điều gì đó có tính xây dựng, với tư cách là người mẹ và chị em để giúp đỡ nam giới phát triển và trở thành các khối xây dựng của xã hội tương lai ở Sudan".
Trong cùng một cách Giáo Hội Công Giáo đã giúp chấm dứt cuộc chiến, hiện nay Giáo hội đang được yêu cầu đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng một nền hòa bình lâu dài.
Ông Rob Rees, thuộc Cơ quan cứu trợ Công giáo Anh CAFOD, nói với Đài phát thanh Vatican: “Các Giáo Hội là các định chế duy nhất thực sự xóa bỏ được sự chia rẽ bộ tộc và sắc tộc, cũng như chia rẽ xã hội”.
“Chẳng hạn nếu bạn lấy Hội đồng Giám mục Công giáo làm thí dụ, có chín nhóm sắc tộc được đại diện bởi các Giám mục".
"Các Giám mục hòa thuận với mỗi sắc tộc dĩ nhiên. Các ngài có thể chứng minh rằng sự hiệp nhất giữa các nhóm sắc tộc khác nhau là có thể được". (CNA/EWTN News 8-7-2011)