ĐGH Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với phải đoàn đại kết tôn giáo Nam Sudan.
(Vatican News) Hôm nay Thứ Sáu ngày 23 tháng Ba năm 2018, ĐGH Phanxicô đã tiếp phái đoàn đại kết tôn giáo của Nam Sudan, họ đến để tường trình với ngài tình hình của một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.
Phái đoàn đại kết tôn giáo của các Giáo hội Sudan đã gặp ĐGH Phanxicô tại Vatican trước khi có cuộc tiếp xúc với báo chí tại trung tâm Cộng Đồng Sant’Egidio tại Roma, một cộng đồng đã tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình ở trong nước
Đức Tổng Giám Mục John Baptist Odama của Gulu ở Uganda, người đã tham gia vào cuộc hòa giải giữa các bên tham chiến ở Nam Sudan, đã nói với tờ Tin Tức Vatican rằng ĐGH Phanxicô rất vui mừng để tiếp phái đoàn tôn giáo này và rằng “Cùng làm việc với nhau như là các Kitô hữu thì quan trong hơn là chú tâm vào những khác biệt của nhau.”
Uganda tiếp nhận người tỵ nạn Nam Sudan.
ĐTGM Odama cũng giải thích rằng nước Uganda giữ một vai trò rất quan trọng trong khu vực này, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng nước Nam Sudan không những chỉ là nước láng giềng mà còn là nước anh em đang cần giúp đỡ.
Trên thực tế Uganda hiện nay đã tiếp nhận trên một triệu người tỵ nạn trốn chạy khỏi Nam Sudan vì sợ bị giết bởi quân của cả hai phía trong cuộc nội chiến, cũng như vì đói khát và vì không có các dịch vụ xã hội.
ĐTGM nói “Khi người anh em bị cháy nhà thì bạn phải có sự quan tâm, ngay cả một việc nhỏ như là mang nước đến để dập đám cháy cũng là một thái độ tốt lành. Vì thế, chấp nhận những người tỵ nạn trốn chạy khỏi chiến tranh là một cử chỉ đoàn kết của chúng ta với đất nước Nam Sudan.”
ĐGH kêu gọi thế giới hãy hành động.
ĐTGM cũng nói rằng lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô về việc tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Nam Sudan và Đảng Cộng Hòa Dân Chủ Congo mới đây là một lời thỉnh cầu gởi đến nhân loại, hãy cân nhắc một sự thật rằng có nhiều anh chị em của chúng ta đang bị đau khổ và chúng ta hãy cùng nhau hành động cũng như cầu xin Thiên Chúa soi đường dẫn lối hầu chấm dứt cuộc chiến này.
ĐTGM nói rằng“Tất cả chúng ta là một gia đình nhân loại. Nếu bất cứ phần nào của một lục địa nào hay một nước nào bị đau khổ, thì công đồng nhân loại cũng bị đau khổ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(Vatican News) Hôm nay Thứ Sáu ngày 23 tháng Ba năm 2018, ĐGH Phanxicô đã tiếp phái đoàn đại kết tôn giáo của Nam Sudan, họ đến để tường trình với ngài tình hình của một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.
Phái đoàn đại kết tôn giáo của các Giáo hội Sudan đã gặp ĐGH Phanxicô tại Vatican trước khi có cuộc tiếp xúc với báo chí tại trung tâm Cộng Đồng Sant’Egidio tại Roma, một cộng đồng đã tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình ở trong nước
Đức Tổng Giám Mục John Baptist Odama của Gulu ở Uganda, người đã tham gia vào cuộc hòa giải giữa các bên tham chiến ở Nam Sudan, đã nói với tờ Tin Tức Vatican rằng ĐGH Phanxicô rất vui mừng để tiếp phái đoàn tôn giáo này và rằng “Cùng làm việc với nhau như là các Kitô hữu thì quan trong hơn là chú tâm vào những khác biệt của nhau.”
Uganda tiếp nhận người tỵ nạn Nam Sudan.
ĐTGM Odama cũng giải thích rằng nước Uganda giữ một vai trò rất quan trọng trong khu vực này, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng nước Nam Sudan không những chỉ là nước láng giềng mà còn là nước anh em đang cần giúp đỡ.
Trên thực tế Uganda hiện nay đã tiếp nhận trên một triệu người tỵ nạn trốn chạy khỏi Nam Sudan vì sợ bị giết bởi quân của cả hai phía trong cuộc nội chiến, cũng như vì đói khát và vì không có các dịch vụ xã hội.
ĐTGM nói “Khi người anh em bị cháy nhà thì bạn phải có sự quan tâm, ngay cả một việc nhỏ như là mang nước đến để dập đám cháy cũng là một thái độ tốt lành. Vì thế, chấp nhận những người tỵ nạn trốn chạy khỏi chiến tranh là một cử chỉ đoàn kết của chúng ta với đất nước Nam Sudan.”
ĐGH kêu gọi thế giới hãy hành động.
ĐTGM cũng nói rằng lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô về việc tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Nam Sudan và Đảng Cộng Hòa Dân Chủ Congo mới đây là một lời thỉnh cầu gởi đến nhân loại, hãy cân nhắc một sự thật rằng có nhiều anh chị em của chúng ta đang bị đau khổ và chúng ta hãy cùng nhau hành động cũng như cầu xin Thiên Chúa soi đường dẫn lối hầu chấm dứt cuộc chiến này.
ĐTGM nói rằng“Tất cả chúng ta là một gia đình nhân loại. Nếu bất cứ phần nào của một lục địa nào hay một nước nào bị đau khổ, thì công đồng nhân loại cũng bị đau khổ.”
Giuse Thẩm Nguyễn