Linh Mục Samir Khalil, Dòng Tên, ngày 13 tháng 6 qua, trên bản tin của Hãng AsiaNews, có trình bày ba điều lấn cấn đang kìm hãm Mùa Xuân Ả Rập, điển hình nhất là tại Ai Cập. Ba điều đó là nghèo đói, dốt nát và chủ nghĩa cực đoan. Theo Cha, Phương Tây không nên thỏa mãn với các nhiệm vụ canh chừng kiểu cảnh sát. Họ cần can thiệp vào kinh tế, giáo dục và các dự án chung của cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo, để minh chứng rằng sống chung là điều có thể.
Mùa Xuân Ả Rập là chuyện có thật, cho thấy dân chúng quả có ý muốn thay đổi hướng tới dân chủ và tự do. Tại Ai Cập, Syria và Libya, nhiều người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đó. Hiển nhiên, lý tưởng này có cơ sở tại địa phương, không do bên ngoài giật dây. Có điều, lý tưởng này, vì không có một đảng hậu thuẫn, nên đã không thể chuyển mình để trở thành một dự án chính trị. Hậu quả là những kẻ không muốn thay đổi, nhưng có lực lượng, đang nhúng tay vào lũng đoạn. Các đảng có tổ chức sau đây đang ngấp nghé quyền lực chính trị tại Ai Cập: đảng từng nắm quyền dưới thời Mubarak, các đảng duy Hồi Giáo nhất là Huynh Đệ Hồi Giáo mà gần đây đã thay đổi danh xưng thành Đảng Tự Do Và Công Lý, và đảng mới được thành lập của phái Salafi, được coi là phong trào Hồi Giáo cực đoan hơn hết.
Cuộc vùng lên tại Công Trường Tahrir là chuyện có thật: người Kitô Giáo và người Hồi Giáo cùng nắm tay nhau hành động và đó là nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Nhưng làm thế nào để biến nguyện vọng ấy thành một chính sách của nhà nước?
Wael Farouk, trong bài Tự Do Là Kẻ Thù Lớn Nhất Của Chủ Nghĩa Cực Đoan Hồi Giáo trên AsiaNews ngày 7 tháng 6, có nhấn mạnh rằng vấn đề đầu tiên là kinh tế. Đấy cũng là điều được phong trào người trẻ Ai Cập nhấn mạnh. Nếu muốn khích lệ phong trào dân chủ ở đó, các nước khác, cả Vùng Vịnh Ả Rập lẫn Phương Tây, cần phải đầu tư vào Ai Cập, phải khích lệ việc phục hồi kinh tế, hỗ trợ đầu tư và du lịch, vốn là nguồn thu nhập hàng đầu của nước này.
Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa cực đoan. Mà kẻ thù của nó chính là tự do, tự do về mọi mặt: tự do thoát ra ngoài qui luật (không nhất thiết phản luật pháp), tự do sống niềm tin theo hiểu biết của mình, tự do phát biểu không bị lèo lái. Người ta sợ rằng cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thứ tự do đó, vì người ở đây chưa có kinh nghiệm hay tập quán sống với sự tôn trọng tự do.
Trái lại, hiện đang có cả một phong trào cực đoan mạnh mẽ, được bên ngoài hỗ trợ. Mọi quyết định được đưa ra tại Ai Cập đều phải theo đường hướng của Hồi Giáo cực đoan do các nước như Ả Rập Saođi hay do các nhân vật cực đoan hỗ trợ, cấp tài chánh và khích lệ. Phong trào Salafi vượt quá cả biên giới Ai Cập. Hiện nó có mặt tại Syria, Jordan, Tunisia ngay từ đầu mới có cuộc cách mạng Ả Rập. Họ lợi dụng các khó khăn của dân chúng để xây dựng sức mạnh. Họ từng bị các chính phủ độc tài áp bức, nhưng nay thừa cơ hội tái xuất trên giang hồ. Và đôi khi họ tái xuất với chiêu bài chống Kitô Giáo. Nơi nào có Kitô hữu, cuộc tranh đấu của họ nhằm chống lại các điều họ gọi là khuynh hướng tự do hay thế tục. Tại Ai Cập, nhóm Salafi không những tấn công các giáo hội Kitô Giáo, họ còn tấn công các trung tâm Hồi Giáo Sunni cũng như nhiều nhân vật Hồi Giáo ôn hòa.
Trong vài năm nay, tại Ai Cập, càng ngày việc khích động các tình cảm chống người Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo cực đoan càng trở nên dễ dàng hơn. Một trong các đề tài luôn luôn có hiệu lực là việc người ta cho rằng Kitô Giáo cản ngăn các vụ trở lại Hồi Giáo. Khi tấn công một nhà thờ, họ thường mượn cớ là “có phụ nữ trở lại Hồi Giáo nhưng bị cầm tù trong nhà thờ này. Các đan sĩ, các giáo sĩ ngăn cản không cho bà ta sống lối sống của mình”.
Ai cũng nhớ việc 2 phụ nữ Ai Cập từng gây chấn động trong nhiều tháng trời. Đó là Wafa 'Constantine và Camelia Shehata. Theo phái Salafi, hai phụ nữ này đã trở lại Hồi Giáo nhưng bị các Kitô hữu cầm tù trong hai đan viện. Chính các phụ nữ thì vẫn cho mình là Kitô hữu. Nhưng phái Salafi cứ thế tố cáo các Kitô hữu giam hãm họ. Bây giờ, phái này cho hay vừa kiếm được người phụ nữ thứ ba cũng đã trở lại Hồi Giáo nhưng hiện đang gị giam giữ tại nhà thờ Imbaba tại Cairo… và thế là họ tấn công nhà thờ này.
Trên thực tế, tất cả chỉ là vịn cớ để khích động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo nơi dân chúng. Người ta sợ rằng còn lâu chủ nghĩa cuồng tín này mới biến mất. Có thể họ chỉ là số nhỏ, nhưng cũng đủ gây đau khổ lớn lao cho các Kitô hữu.
Theo Cha Khalil, tự do đích thực cần nhiều thời gian và cố gắng. Không có giải pháp dễ dàng hay tức khắc. Điều cần là người Hồi Giáo phải can thiệp và cho rằng: đủ rồi, ai cũng có quyền theo tôn giáo mình thích, thay đổi tôn giáo đó khi muốn và không ai được quyền biến việc đó thành vấn đề chính trị. Bất hạnh thay, vai trò của các giáo sĩ (imam) trong việc giáo dục tín đồ khá yếu ớt. Bao lâu còn chế độ độc tài, thì người ta còn cơ hội ra lệnh chấm dứt những vụ lộn xộn, kiểm soát được các bài giảng của các giáo sĩ tại các đền thờ. Tự do cũng có cái nguy cơ của nó…
Về khía cạnh trên, có những người Hồi Giáo học thức cho hay: cách mạng nào cũng thế thôi, dù ở Ai Cập hay ở Âu Châu, thì đều tốn xương máu. Điều đáng lưu ý là trong hơn 50 năm qua, người dân Ai Cập chưa học được lối sống dân chủ. Thế hệ hiện tại, vì thế, chưa có được một mô thức quốc gia biết sống tự do, bình đẳng và cởi mở với mọi người.Trong tình thế này, những người phải trả giá cao thường là các nhóm thiểu số.
Ai Cập không hẳn là trường hợp khó khăn nhất. Syria cũng đang trải nghiệm nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng, dù cho đến nay, người Kitô Giáo chưa bị ảnh hưởng. Tuy thế, đôi khi người Kitô Giáo thiểu số tại Ai Cập đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan. Người ta vẫn thường được nghe những bài hát xa gần nhắc tới tử đạo như bài thánh ca cổ điển “Chúng ta là một giáo hội tử đạo”…
May mắn một điều, tại nước này, vẫn có truyền thống mạnh mẽ coi nhau như một dân tộc, bất kể là Hồi Giáo hay Kitô Giáo. Thực vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn coi người Hồi Giáo là người đạo Copt thay đổi tôn giáo. Điều này củng cố cảm thức coi nhau cùng một dân tộc. Mà đúng vậy, không như nhiều quốc gia Ả Rập trong vùng, Ai Cập không bao gồm nhiều tộc người, nhiều bộ lạc mà ra, họ là một dân tộc, chỉ khác nhau về tín ngưỡng. Phong trào quá khích đang tìm cách đánh đổ cảm thức này.
Lý do nại tới tôn giáo: nghèo đói và dốt nát
Muốn có tương lai cho Mùa Xuân Ả Rập, ngoài vấn đề kinh tế đã nói trên đây, còn cần phải chỉnh đốn nhiều nguyên nhân cội rễ khác. Như dốt nát chẳng hạn. Sự dốt nát này giúp cho các luận điểm quá khích cũng như các bài giảng của giáo sĩ trở thành mẫn cảm hơn vì nó hứa đem lại một tâm trạng an ổn nơi tôn giáo. Trái lại, càng được giáo dục, người ta càng hiểu rằng tôn giáo không phải là tất cả, tôn giáo cũng bao gồm cả việc sống chung với người khác, bao gồm tự do chọn lựa, dù chọn lựa ấy sai lầm. Những ý niệm này khó được chấp nhận trừ khi người ta có đôi chút tự do tư tưởng và suy nghĩ.
Tại Ai Cập, không thiếu những người học cao, tuy nhiên đa số không được học hành đàng hoàng, và trong mấy thập niên qua, trình độ giáo dục còn thoái hóa nữa. Thực thế, việc phát triển giáo dục không chuộng bề sâu bao nhiêu. Từ thời Nasser, người ta vốn có khuynh hướng chấp nhận một trình độ giáo dục thấp: ai đạt được 50% trong kỳ thi cuối cùng vẫn được nhận làm giáo sư hay thày dạy.
Các nguồn cung ứng giáo dục khác là nhà thờ và đền thờ. Nhưng cả ở đây, trình độ cũng không hơn gì. Vì cả trong các giới Kitô Giáo và các giới Hồi Giáo, người ta đều thấy chủ nghĩa cực đoan cả. Chỉ có điều, chủ nghĩa cực đoan của người Kitô Giáo không dẫn đến bạo lực. Trong khi chủ nghĩa cực đoan của người Hồi Giáo thường dẫn tới bạo lực nhân danh Thiên Chúa, để bênh vực tôn giáo đích thực!
Có một trang mạng Hồi Giáo tên là “Tôn Giáo Đích Thực” nhưng ở đó, người ta chỉ thấy cuồng tín, phản Tin Mừng, chống Chúa Kitô, một thứ hộ giáo chống lại Kitô Giáo. Các cố gắng nhằm đả thông những luận điệu này thường không thành công vì nền giáo dục tại Ai Cập dựa trên nguyên lý này: “Tôi có chân lý và tôi có đủ cơ sở để buộc anh phải chấp nhận chân lý của tôi”. Còn đối với Kitô hữu, niềm tin không dẫn họ tới việc xiết buộc người khác. Người Hồi Giáo không như thế, con đường bạo lực để áp đặt điều tôi tin thành chân lý là điều có thể làm được, tôi có thể cáo buộc người khác là kafir, đồ vô tín ngưỡng. Bạo lực bằng lời trước, rồi tới bạo lực thể lý.
Sự quan trọng của giáo dục
Phải đưa ra một nền giáo dục biết tôn trọng qui luật của sinh hoạt dân chủ, với quyền được bất đồng. Trên thực tế, các cuộc cách mạng của Trung Đông phần lớn có bản chất quân sự, và do đó, người ta ít quan tâm tới việc tôn trọng ý kiến của người khác. Theo một nhà trí thức Hồi Giáo là Tarek Heggy, họ cần ít nhất hai thập niên để học lại dân chủ. Ta nên nhẫn nại chờ đợi, tuy nhiên, vẫn không quên đấu tranh để mau có thay đổi.
Phong trào của người trẻ có chủ trương rất rõ về các giá trị và nhu cầu trên đây. Tuy nhiên cần phải tập chú vào các nguyên nhân của chúng để làm sao có được: công ăn việc làm cho mọi người, một trình độ giáo dục cao hơn, và học biết thực hành dân chủ trong gia đình, trong nhà thờ và đền thờ …
Theo Cha Khalil, cả Phương Tây cũng thế, hình như họ chưa đáp ứng thỏa đáng đối với tình thế hiện nay của Trung Đông. Thậm chí, họ còn coi giáo dục không phải là một nhân tố. Thực vậy, ngày 28 tháng 6 vừa qua, tờ The Australian Financial Review của Úc có đăng lại một bài của tờ The Economist với tựa đề “Educated doesn’t spell liberated”. Dù nhận rằng rất có thể có mối liên kết giữa trình độ giáo dục và các biện pháp dân chủ như chủ nghĩa đa đảng và các quyền tự do công dân; tại Ai Cập chẳng hạn, năm 1990, một người trung bình có 4.4 năm đi học; tới năm 2010, con số đã tăng lên 7.1 năm; nhưng đó không hẳn là mối liên kết nhân quả. Các nhà chuyên môn vẫn còn đặt câu hỏi: giáo dục cao dẫn tới nhiều dân chủ hơn hay các nước dân chủ hơn giáo dục công dân tốt hơn? Ít nhất về phương diện thống kê, chưa có bằng chứng nào cho thấy có mối liên kết nhân quả giữa trình độ giáo dục và trình độ dân chủ. Tuy có người cho rằng giáo dục cao thường khiến người ta thách thức nhà cầm quyền, nhưng không thiếu người vẫn tin rằng giáo dục tăng cường thẩm quyền cai trị và quyền lực của giai cấp thống trị. Những người này cho rằng nền giáo dục tại các quốc gia kém mở mang đã được thiết kế cho mục tiêu ấy. Một cuộc nghiên cứu tại Kenya cho thấy giáo dục đã thâm hậu hóa cảm thức sắc tộc và gia tăng sự khoan dung đối với bạo lực chính trị. Ngay tại các nước có truyền thống dân chủ, giáo dục thường cũng chỉ giúp người ta cải thiện cuộc sống riêng, chứ không hẳn tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt chính trị hay tin tưởng hơn vào dân chủ. Tại Ấn Độ chẳng hạn, người nghèo và người ít học đi bỏ phiếu đông hơn các đồng bào có học thức của họ.
Luận điệu như trên xem ra có vẻ phiến diện và chỉ chú trọng tới nền giáo dục ưu tú, phục vụ một số người, thay vì nền giáo dục dành cho toàn dân. Riêng tại Trung Đông, sự dốt nát quả là của nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan, nhất là cực đoan tôn giáo. Chủ nghĩa này đang kìm hãm các xã hội Trung Đông về mọi phương diện. Dĩ nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Còn kinh tế nữa, điều mà Tây Phương tuy có chú ý, nhưng chú ý chỉ để kiếm lợi và do đó, việc đầu tư của họ chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ, tức giai cấp thống trị. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy để lên án hố phân cách quá xa giữa giầu và nghèo. Hố này tại Tây Phương thường chỉ là 1/20, tại Ai Cập, tỷ lệ đó là 1/100.
Một điều khích lệ là hiện đang có luồng gió mới thổi trên các xã hội Hồi Giáo. Giáo sĩ Usama al-Qusi, người từng lãnh đạo người trẻ tại Công Trường Tahrir ngày nào, đã đăng đàn diễn thuyết ở nhiều nơi. Theo ông, không nhất thiết phải có một hệ thống duy Hồi Giáo, nhưng nhất thiết phải có các luật lệ rõ ràng về kinh tế, về việc tham gia, về ngoại giao… Cũng không cần phải có nhà lãnh đạo theo Hồi Giáo.
Niềm hy vọng đối với Trung Đông có thể biện minh được
Cha Khalil không hẳn là người lạc quan duy nhất về Trung Đông. Theo bản tin ngày 22 tháng 6 của hãng Catholic News Agency, Đức Cha Robert Stern, một chuyên viên khác về Trung Đông, cũng lạc quan không kém về khả thể có nhiều dân chủ và đa nguyên hơn tại Trung Đông.
Trong 22 năm qua, vị giáo phẩm, có cơ sở ở Bronx này, vốn đứng đầu Sứ Bộ Giáo Hoàng Cho Palestine và Hiệp Hội Phúc Lợi Cho Công Giáo Cận Đông. Với tư cách ấy, ngài quả có thế giá nói về vùng này. Theo ngài, chìa khóa mở cửa thay đổi ở Trung Đông chính là Ai Cập. Nước này sở dĩ có tính chủ yếu như thế là vì nó là nước lớn nhất Trung Đông và là nước có nhiều Kitô hữu hơn cả. Giải quyết được vấn đề Ai Cập là giải quyết được nhiều vấn đề khác, kể cả vấn đề giữa Israel và Palestine.
Hiện nay, tình hình ở Ai Cập đang lúc lên lúc xuống, tiếp theo cuộc nổi dậy vào đầu năm nay, một cuộc nổi dậy đã kết thúc 30 năm cai trị của Tổng Thống Hosni Mubarak. Nay, nó đang phải đương đầu với cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay, trong đó, rất có thể những nhóm duy Hồi Giáo sẽ thắng lớn.
Dù thế, Đức Cha Stern vẫn cho rằng Kitô hữu nên tin tưởng vào lương tri người công dân Ai Cập. “Tôi không nghĩ rằng người Ai Cập trung bình lại thù ghét người Kitô Giáo”. Để chứng minh, ngài trưng bằng cớ từng ngụ tại một gia đình Ai Cập khá đặc trưng tại Alexandria. Người chủ gia đình rất sùng Hồi Giáo. Nhưng ông ta cũng nghiên cứu Tân Ước và giáo huấn của Chúa Giêsu. Ông rất tích cực với giáo xứ Kitô Giáo địa phương trong các sinh hoạt đối thoại liên tôn. Đức Cha Stern cho hay: “đấy là một mẩu sống rất thực tại Ai Cập, điều mà ít khi bạn nghe nói tới. Người ta sống với nhau rất thân thiện. Rất nhiều tiếng nói Hồi Giáo tương tự như thế. Không phải ai ai cũng đều là khủng bố, cực đoan hay cuồng tín. Có lẽ nhờ đặc ân được gặp gỡ nhiều người tại nhiều nơi như thế trong nhiều năm qua nên tôi tin tưởng rất nhiều rằng một ngày kia đại đa số những người tốt sẽ lên tiếng chứ không phải những tên khùng hiện đang múa may”.
Đức Cha cho rằng thời đại truyền thông kỹ thuật số hiện nay đang làm cho những tên khùng kia khó có thể khích động được lòng nghi kỵ đối với Kitô Giáo và Phương Tây. Năng động tính của thứ truyền thông này khiến các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Ai Cập hiện nay đang phải hạ thấp giọng ăn nói hiếu chiến của họ, trong đó, có cả nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo vốn theo khuynh hướng duy hồi giáo cực đoan.
“Người ta thay đổi và diễn tiến, nên Huynh Đệ Hồi Giáo của các thập niên 1940, 1960 hay 1980 không phải là Huynh Đệ Hồi Giáo ngày nay nữa”.
Điều lý thú là đảng chính trị mới được thừa nhận của Huynh Đệ Hồi Giáo, là Đảng Tự Do Và Công Lý, mới đây đã bầu một Kitô hữu vào chức vụ lãnh đạo cao thứ nhì của họ trong cố gắng làm mình trở thành bao hàm hơn đối với cử tri Ai Cập.
Đức Cha Stern mang hình ảnh mùa lúa mới để ví với tình hình Trung Đông hiện nay: “Muốn có mùa lúa mới, bạn phải cày bừa; mà cày bừa qủa gây nhiều gián đoạn. Nó phá bỏ những gì còn sót lại của mùa gặt trước và hoàn toàn làm đất đai bị gián đoạn. Nhưng đó là cách duy nhất để gieo vãi hạt giống mới… Quan điểm lạc quan là như thế đó. Theo nghĩa đó, đây quả là Mùa Xuân Ả Rập cho cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo”.
Mùa Xuân Ả Rập là chuyện có thật, cho thấy dân chúng quả có ý muốn thay đổi hướng tới dân chủ và tự do. Tại Ai Cập, Syria và Libya, nhiều người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì lý tưởng đó. Hiển nhiên, lý tưởng này có cơ sở tại địa phương, không do bên ngoài giật dây. Có điều, lý tưởng này, vì không có một đảng hậu thuẫn, nên đã không thể chuyển mình để trở thành một dự án chính trị. Hậu quả là những kẻ không muốn thay đổi, nhưng có lực lượng, đang nhúng tay vào lũng đoạn. Các đảng có tổ chức sau đây đang ngấp nghé quyền lực chính trị tại Ai Cập: đảng từng nắm quyền dưới thời Mubarak, các đảng duy Hồi Giáo nhất là Huynh Đệ Hồi Giáo mà gần đây đã thay đổi danh xưng thành Đảng Tự Do Và Công Lý, và đảng mới được thành lập của phái Salafi, được coi là phong trào Hồi Giáo cực đoan hơn hết.
Cuộc vùng lên tại Công Trường Tahrir là chuyện có thật: người Kitô Giáo và người Hồi Giáo cùng nắm tay nhau hành động và đó là nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Nhưng làm thế nào để biến nguyện vọng ấy thành một chính sách của nhà nước?
Wael Farouk, trong bài Tự Do Là Kẻ Thù Lớn Nhất Của Chủ Nghĩa Cực Đoan Hồi Giáo trên AsiaNews ngày 7 tháng 6, có nhấn mạnh rằng vấn đề đầu tiên là kinh tế. Đấy cũng là điều được phong trào người trẻ Ai Cập nhấn mạnh. Nếu muốn khích lệ phong trào dân chủ ở đó, các nước khác, cả Vùng Vịnh Ả Rập lẫn Phương Tây, cần phải đầu tư vào Ai Cập, phải khích lệ việc phục hồi kinh tế, hỗ trợ đầu tư và du lịch, vốn là nguồn thu nhập hàng đầu của nước này.
Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa cực đoan. Mà kẻ thù của nó chính là tự do, tự do về mọi mặt: tự do thoát ra ngoài qui luật (không nhất thiết phản luật pháp), tự do sống niềm tin theo hiểu biết của mình, tự do phát biểu không bị lèo lái. Người ta sợ rằng cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thứ tự do đó, vì người ở đây chưa có kinh nghiệm hay tập quán sống với sự tôn trọng tự do.
Trái lại, hiện đang có cả một phong trào cực đoan mạnh mẽ, được bên ngoài hỗ trợ. Mọi quyết định được đưa ra tại Ai Cập đều phải theo đường hướng của Hồi Giáo cực đoan do các nước như Ả Rập Saođi hay do các nhân vật cực đoan hỗ trợ, cấp tài chánh và khích lệ. Phong trào Salafi vượt quá cả biên giới Ai Cập. Hiện nó có mặt tại Syria, Jordan, Tunisia ngay từ đầu mới có cuộc cách mạng Ả Rập. Họ lợi dụng các khó khăn của dân chúng để xây dựng sức mạnh. Họ từng bị các chính phủ độc tài áp bức, nhưng nay thừa cơ hội tái xuất trên giang hồ. Và đôi khi họ tái xuất với chiêu bài chống Kitô Giáo. Nơi nào có Kitô hữu, cuộc tranh đấu của họ nhằm chống lại các điều họ gọi là khuynh hướng tự do hay thế tục. Tại Ai Cập, nhóm Salafi không những tấn công các giáo hội Kitô Giáo, họ còn tấn công các trung tâm Hồi Giáo Sunni cũng như nhiều nhân vật Hồi Giáo ôn hòa.
Trong vài năm nay, tại Ai Cập, càng ngày việc khích động các tình cảm chống người Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo cực đoan càng trở nên dễ dàng hơn. Một trong các đề tài luôn luôn có hiệu lực là việc người ta cho rằng Kitô Giáo cản ngăn các vụ trở lại Hồi Giáo. Khi tấn công một nhà thờ, họ thường mượn cớ là “có phụ nữ trở lại Hồi Giáo nhưng bị cầm tù trong nhà thờ này. Các đan sĩ, các giáo sĩ ngăn cản không cho bà ta sống lối sống của mình”.
Ai cũng nhớ việc 2 phụ nữ Ai Cập từng gây chấn động trong nhiều tháng trời. Đó là Wafa 'Constantine và Camelia Shehata. Theo phái Salafi, hai phụ nữ này đã trở lại Hồi Giáo nhưng bị các Kitô hữu cầm tù trong hai đan viện. Chính các phụ nữ thì vẫn cho mình là Kitô hữu. Nhưng phái Salafi cứ thế tố cáo các Kitô hữu giam hãm họ. Bây giờ, phái này cho hay vừa kiếm được người phụ nữ thứ ba cũng đã trở lại Hồi Giáo nhưng hiện đang gị giam giữ tại nhà thờ Imbaba tại Cairo… và thế là họ tấn công nhà thờ này.
Trên thực tế, tất cả chỉ là vịn cớ để khích động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo nơi dân chúng. Người ta sợ rằng còn lâu chủ nghĩa cuồng tín này mới biến mất. Có thể họ chỉ là số nhỏ, nhưng cũng đủ gây đau khổ lớn lao cho các Kitô hữu.
Theo Cha Khalil, tự do đích thực cần nhiều thời gian và cố gắng. Không có giải pháp dễ dàng hay tức khắc. Điều cần là người Hồi Giáo phải can thiệp và cho rằng: đủ rồi, ai cũng có quyền theo tôn giáo mình thích, thay đổi tôn giáo đó khi muốn và không ai được quyền biến việc đó thành vấn đề chính trị. Bất hạnh thay, vai trò của các giáo sĩ (imam) trong việc giáo dục tín đồ khá yếu ớt. Bao lâu còn chế độ độc tài, thì người ta còn cơ hội ra lệnh chấm dứt những vụ lộn xộn, kiểm soát được các bài giảng của các giáo sĩ tại các đền thờ. Tự do cũng có cái nguy cơ của nó…
Về khía cạnh trên, có những người Hồi Giáo học thức cho hay: cách mạng nào cũng thế thôi, dù ở Ai Cập hay ở Âu Châu, thì đều tốn xương máu. Điều đáng lưu ý là trong hơn 50 năm qua, người dân Ai Cập chưa học được lối sống dân chủ. Thế hệ hiện tại, vì thế, chưa có được một mô thức quốc gia biết sống tự do, bình đẳng và cởi mở với mọi người.Trong tình thế này, những người phải trả giá cao thường là các nhóm thiểu số.
Ai Cập không hẳn là trường hợp khó khăn nhất. Syria cũng đang trải nghiệm nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng, dù cho đến nay, người Kitô Giáo chưa bị ảnh hưởng. Tuy thế, đôi khi người Kitô Giáo thiểu số tại Ai Cập đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan. Người ta vẫn thường được nghe những bài hát xa gần nhắc tới tử đạo như bài thánh ca cổ điển “Chúng ta là một giáo hội tử đạo”…
May mắn một điều, tại nước này, vẫn có truyền thống mạnh mẽ coi nhau như một dân tộc, bất kể là Hồi Giáo hay Kitô Giáo. Thực vậy, từ trước đến nay, người ta vẫn coi người Hồi Giáo là người đạo Copt thay đổi tôn giáo. Điều này củng cố cảm thức coi nhau cùng một dân tộc. Mà đúng vậy, không như nhiều quốc gia Ả Rập trong vùng, Ai Cập không bao gồm nhiều tộc người, nhiều bộ lạc mà ra, họ là một dân tộc, chỉ khác nhau về tín ngưỡng. Phong trào quá khích đang tìm cách đánh đổ cảm thức này.
Lý do nại tới tôn giáo: nghèo đói và dốt nát
Muốn có tương lai cho Mùa Xuân Ả Rập, ngoài vấn đề kinh tế đã nói trên đây, còn cần phải chỉnh đốn nhiều nguyên nhân cội rễ khác. Như dốt nát chẳng hạn. Sự dốt nát này giúp cho các luận điểm quá khích cũng như các bài giảng của giáo sĩ trở thành mẫn cảm hơn vì nó hứa đem lại một tâm trạng an ổn nơi tôn giáo. Trái lại, càng được giáo dục, người ta càng hiểu rằng tôn giáo không phải là tất cả, tôn giáo cũng bao gồm cả việc sống chung với người khác, bao gồm tự do chọn lựa, dù chọn lựa ấy sai lầm. Những ý niệm này khó được chấp nhận trừ khi người ta có đôi chút tự do tư tưởng và suy nghĩ.
Tại Ai Cập, không thiếu những người học cao, tuy nhiên đa số không được học hành đàng hoàng, và trong mấy thập niên qua, trình độ giáo dục còn thoái hóa nữa. Thực thế, việc phát triển giáo dục không chuộng bề sâu bao nhiêu. Từ thời Nasser, người ta vốn có khuynh hướng chấp nhận một trình độ giáo dục thấp: ai đạt được 50% trong kỳ thi cuối cùng vẫn được nhận làm giáo sư hay thày dạy.
Các nguồn cung ứng giáo dục khác là nhà thờ và đền thờ. Nhưng cả ở đây, trình độ cũng không hơn gì. Vì cả trong các giới Kitô Giáo và các giới Hồi Giáo, người ta đều thấy chủ nghĩa cực đoan cả. Chỉ có điều, chủ nghĩa cực đoan của người Kitô Giáo không dẫn đến bạo lực. Trong khi chủ nghĩa cực đoan của người Hồi Giáo thường dẫn tới bạo lực nhân danh Thiên Chúa, để bênh vực tôn giáo đích thực!
Có một trang mạng Hồi Giáo tên là “Tôn Giáo Đích Thực” nhưng ở đó, người ta chỉ thấy cuồng tín, phản Tin Mừng, chống Chúa Kitô, một thứ hộ giáo chống lại Kitô Giáo. Các cố gắng nhằm đả thông những luận điệu này thường không thành công vì nền giáo dục tại Ai Cập dựa trên nguyên lý này: “Tôi có chân lý và tôi có đủ cơ sở để buộc anh phải chấp nhận chân lý của tôi”. Còn đối với Kitô hữu, niềm tin không dẫn họ tới việc xiết buộc người khác. Người Hồi Giáo không như thế, con đường bạo lực để áp đặt điều tôi tin thành chân lý là điều có thể làm được, tôi có thể cáo buộc người khác là kafir, đồ vô tín ngưỡng. Bạo lực bằng lời trước, rồi tới bạo lực thể lý.
Sự quan trọng của giáo dục
Phải đưa ra một nền giáo dục biết tôn trọng qui luật của sinh hoạt dân chủ, với quyền được bất đồng. Trên thực tế, các cuộc cách mạng của Trung Đông phần lớn có bản chất quân sự, và do đó, người ta ít quan tâm tới việc tôn trọng ý kiến của người khác. Theo một nhà trí thức Hồi Giáo là Tarek Heggy, họ cần ít nhất hai thập niên để học lại dân chủ. Ta nên nhẫn nại chờ đợi, tuy nhiên, vẫn không quên đấu tranh để mau có thay đổi.
Phong trào của người trẻ có chủ trương rất rõ về các giá trị và nhu cầu trên đây. Tuy nhiên cần phải tập chú vào các nguyên nhân của chúng để làm sao có được: công ăn việc làm cho mọi người, một trình độ giáo dục cao hơn, và học biết thực hành dân chủ trong gia đình, trong nhà thờ và đền thờ …
Theo Cha Khalil, cả Phương Tây cũng thế, hình như họ chưa đáp ứng thỏa đáng đối với tình thế hiện nay của Trung Đông. Thậm chí, họ còn coi giáo dục không phải là một nhân tố. Thực vậy, ngày 28 tháng 6 vừa qua, tờ The Australian Financial Review của Úc có đăng lại một bài của tờ The Economist với tựa đề “Educated doesn’t spell liberated”. Dù nhận rằng rất có thể có mối liên kết giữa trình độ giáo dục và các biện pháp dân chủ như chủ nghĩa đa đảng và các quyền tự do công dân; tại Ai Cập chẳng hạn, năm 1990, một người trung bình có 4.4 năm đi học; tới năm 2010, con số đã tăng lên 7.1 năm; nhưng đó không hẳn là mối liên kết nhân quả. Các nhà chuyên môn vẫn còn đặt câu hỏi: giáo dục cao dẫn tới nhiều dân chủ hơn hay các nước dân chủ hơn giáo dục công dân tốt hơn? Ít nhất về phương diện thống kê, chưa có bằng chứng nào cho thấy có mối liên kết nhân quả giữa trình độ giáo dục và trình độ dân chủ. Tuy có người cho rằng giáo dục cao thường khiến người ta thách thức nhà cầm quyền, nhưng không thiếu người vẫn tin rằng giáo dục tăng cường thẩm quyền cai trị và quyền lực của giai cấp thống trị. Những người này cho rằng nền giáo dục tại các quốc gia kém mở mang đã được thiết kế cho mục tiêu ấy. Một cuộc nghiên cứu tại Kenya cho thấy giáo dục đã thâm hậu hóa cảm thức sắc tộc và gia tăng sự khoan dung đối với bạo lực chính trị. Ngay tại các nước có truyền thống dân chủ, giáo dục thường cũng chỉ giúp người ta cải thiện cuộc sống riêng, chứ không hẳn tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt chính trị hay tin tưởng hơn vào dân chủ. Tại Ấn Độ chẳng hạn, người nghèo và người ít học đi bỏ phiếu đông hơn các đồng bào có học thức của họ.
Luận điệu như trên xem ra có vẻ phiến diện và chỉ chú trọng tới nền giáo dục ưu tú, phục vụ một số người, thay vì nền giáo dục dành cho toàn dân. Riêng tại Trung Đông, sự dốt nát quả là của nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan, nhất là cực đoan tôn giáo. Chủ nghĩa này đang kìm hãm các xã hội Trung Đông về mọi phương diện. Dĩ nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Còn kinh tế nữa, điều mà Tây Phương tuy có chú ý, nhưng chú ý chỉ để kiếm lợi và do đó, việc đầu tư của họ chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ, tức giai cấp thống trị. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy để lên án hố phân cách quá xa giữa giầu và nghèo. Hố này tại Tây Phương thường chỉ là 1/20, tại Ai Cập, tỷ lệ đó là 1/100.
Một điều khích lệ là hiện đang có luồng gió mới thổi trên các xã hội Hồi Giáo. Giáo sĩ Usama al-Qusi, người từng lãnh đạo người trẻ tại Công Trường Tahrir ngày nào, đã đăng đàn diễn thuyết ở nhiều nơi. Theo ông, không nhất thiết phải có một hệ thống duy Hồi Giáo, nhưng nhất thiết phải có các luật lệ rõ ràng về kinh tế, về việc tham gia, về ngoại giao… Cũng không cần phải có nhà lãnh đạo theo Hồi Giáo.
Niềm hy vọng đối với Trung Đông có thể biện minh được
Cha Khalil không hẳn là người lạc quan duy nhất về Trung Đông. Theo bản tin ngày 22 tháng 6 của hãng Catholic News Agency, Đức Cha Robert Stern, một chuyên viên khác về Trung Đông, cũng lạc quan không kém về khả thể có nhiều dân chủ và đa nguyên hơn tại Trung Đông.
Trong 22 năm qua, vị giáo phẩm, có cơ sở ở Bronx này, vốn đứng đầu Sứ Bộ Giáo Hoàng Cho Palestine và Hiệp Hội Phúc Lợi Cho Công Giáo Cận Đông. Với tư cách ấy, ngài quả có thế giá nói về vùng này. Theo ngài, chìa khóa mở cửa thay đổi ở Trung Đông chính là Ai Cập. Nước này sở dĩ có tính chủ yếu như thế là vì nó là nước lớn nhất Trung Đông và là nước có nhiều Kitô hữu hơn cả. Giải quyết được vấn đề Ai Cập là giải quyết được nhiều vấn đề khác, kể cả vấn đề giữa Israel và Palestine.
Hiện nay, tình hình ở Ai Cập đang lúc lên lúc xuống, tiếp theo cuộc nổi dậy vào đầu năm nay, một cuộc nổi dậy đã kết thúc 30 năm cai trị của Tổng Thống Hosni Mubarak. Nay, nó đang phải đương đầu với cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay, trong đó, rất có thể những nhóm duy Hồi Giáo sẽ thắng lớn.
Dù thế, Đức Cha Stern vẫn cho rằng Kitô hữu nên tin tưởng vào lương tri người công dân Ai Cập. “Tôi không nghĩ rằng người Ai Cập trung bình lại thù ghét người Kitô Giáo”. Để chứng minh, ngài trưng bằng cớ từng ngụ tại một gia đình Ai Cập khá đặc trưng tại Alexandria. Người chủ gia đình rất sùng Hồi Giáo. Nhưng ông ta cũng nghiên cứu Tân Ước và giáo huấn của Chúa Giêsu. Ông rất tích cực với giáo xứ Kitô Giáo địa phương trong các sinh hoạt đối thoại liên tôn. Đức Cha Stern cho hay: “đấy là một mẩu sống rất thực tại Ai Cập, điều mà ít khi bạn nghe nói tới. Người ta sống với nhau rất thân thiện. Rất nhiều tiếng nói Hồi Giáo tương tự như thế. Không phải ai ai cũng đều là khủng bố, cực đoan hay cuồng tín. Có lẽ nhờ đặc ân được gặp gỡ nhiều người tại nhiều nơi như thế trong nhiều năm qua nên tôi tin tưởng rất nhiều rằng một ngày kia đại đa số những người tốt sẽ lên tiếng chứ không phải những tên khùng hiện đang múa may”.
Đức Cha cho rằng thời đại truyền thông kỹ thuật số hiện nay đang làm cho những tên khùng kia khó có thể khích động được lòng nghi kỵ đối với Kitô Giáo và Phương Tây. Năng động tính của thứ truyền thông này khiến các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Ai Cập hiện nay đang phải hạ thấp giọng ăn nói hiếu chiến của họ, trong đó, có cả nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo vốn theo khuynh hướng duy hồi giáo cực đoan.
“Người ta thay đổi và diễn tiến, nên Huynh Đệ Hồi Giáo của các thập niên 1940, 1960 hay 1980 không phải là Huynh Đệ Hồi Giáo ngày nay nữa”.
Điều lý thú là đảng chính trị mới được thừa nhận của Huynh Đệ Hồi Giáo, là Đảng Tự Do Và Công Lý, mới đây đã bầu một Kitô hữu vào chức vụ lãnh đạo cao thứ nhì của họ trong cố gắng làm mình trở thành bao hàm hơn đối với cử tri Ai Cập.
Đức Cha Stern mang hình ảnh mùa lúa mới để ví với tình hình Trung Đông hiện nay: “Muốn có mùa lúa mới, bạn phải cày bừa; mà cày bừa qủa gây nhiều gián đoạn. Nó phá bỏ những gì còn sót lại của mùa gặt trước và hoàn toàn làm đất đai bị gián đoạn. Nhưng đó là cách duy nhất để gieo vãi hạt giống mới… Quan điểm lạc quan là như thế đó. Theo nghĩa đó, đây quả là Mùa Xuân Ả Rập cho cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo”.