PHI LUẬT TÂN -- Bốn Giám Mục của đảo Negros, đảo nổi tiếng của Philippin, hôm 12-06-2003 đã chỉ trích “sự thi hành không hiệu quả và chậm chạp của Chương trình cải cách ruộng đất” của chính phủ đã được ban hành từ 15 năm trước. Vì lý do này, các ngài nói thêm, chương trình “vẫn còn lâu để đạt được mục đích phân phối đất và đối xử công bằng với nông dân hoặc công nhân”.
Một vấn đề chủ yếu ở Negros là việc phân phát đất cho các tá điền, nhiều thế hệ làm việc trong những vùng đất sở hữu tư nhân. Mặc dù có Luật cải cách ruộng đất, Bộ trưởng Bộ cải cách nông nghiệp Robert Pagdanganan thừa nhận gần đây đối với những nông dân ở Negros “thật là khó khăn” để thực thi luật trên đảo. Nguyên do thực tế là các địa chủ ở đây giàu có và đầy quyền lực, gây trở ngại cho nông dân, những người không có đất đai và đang ở bờ vực chết đói.
Trong một Thông điệp mục vụ chung kỷ niệm Ngày độc lập của đất nước 12-6, Đức Cha Vicente Navarra của Bacolod, Đức Cha John Du của Dumaguete, Đức Cha Patricio Buzon của Kabankalan và Đức Cha Jose Advincula của San Carlos đều thuộc đảo Negros, miền Trung Philippin, nói rằng mặc dù đất nước đã giành được độc lập “từ sự cai trị về kinh tế và chính trị của Tây Ban Nha hàng thế kỷ” và tự do khỏi thống trị thực dân Mỹ và chiếm đóng của Nhật trong Đệ nhị Thế Chiến, tự do “đích thực nhất và thâm sâu nhất” là tự do từ tính ích kỷ và tham danh lợi và “công lý nghiên về người láng giềng”.
Các Giám Mục nói rằng họ ủng hộ các nổ lực nhằm tăng cường và giữ vững loại tự do trọn vẹn: tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do luân lý và thiêng liêng. Họ cũng ủng hộ cho sự đấu tranh về chính trị và kinh tế của người Philippin chống lại các vấn đề áp bức bóc lột như:
Triệu tập Quốc hội lập pháp mà không cần tư vấn của người dân;
Mua bán thỏa thuận quyền lực một cách không chính đáng và không công bằng tạo thêm gánh nặng kinh tế cho người dân;
Hành động của chính phủ thúc đẩy thương mại hóa và phân phối ngũ cốc.
Chậm chạp trong việc cải cách nông nghiệp trong nước.
Tính không hiệu quả của chính phủ trong việc ngăn chặn sự hủy hoại môi trường.
Việc thông qua chính thức của chính phủ Đạo luật tái sản xuất y khoa mà việc đưa ra đạo luật chứng tỏ xâm hại đến đời sống con người và là đạo luật đáng chê trách về luân lý.
Các Giám Mục đã thúc giục người Philippin trở nên “thận trọng và tiếp tục cuộc đấu tranh của họ vì tự do, nương tựa vào sự can đảm, niềm hy vọng và đức tin vào Thiên Chúa”.
Một vấn đề chủ yếu ở Negros là việc phân phát đất cho các tá điền, nhiều thế hệ làm việc trong những vùng đất sở hữu tư nhân. Mặc dù có Luật cải cách ruộng đất, Bộ trưởng Bộ cải cách nông nghiệp Robert Pagdanganan thừa nhận gần đây đối với những nông dân ở Negros “thật là khó khăn” để thực thi luật trên đảo. Nguyên do thực tế là các địa chủ ở đây giàu có và đầy quyền lực, gây trở ngại cho nông dân, những người không có đất đai và đang ở bờ vực chết đói.
Trong một Thông điệp mục vụ chung kỷ niệm Ngày độc lập của đất nước 12-6, Đức Cha Vicente Navarra của Bacolod, Đức Cha John Du của Dumaguete, Đức Cha Patricio Buzon của Kabankalan và Đức Cha Jose Advincula của San Carlos đều thuộc đảo Negros, miền Trung Philippin, nói rằng mặc dù đất nước đã giành được độc lập “từ sự cai trị về kinh tế và chính trị của Tây Ban Nha hàng thế kỷ” và tự do khỏi thống trị thực dân Mỹ và chiếm đóng của Nhật trong Đệ nhị Thế Chiến, tự do “đích thực nhất và thâm sâu nhất” là tự do từ tính ích kỷ và tham danh lợi và “công lý nghiên về người láng giềng”.
Các Giám Mục nói rằng họ ủng hộ các nổ lực nhằm tăng cường và giữ vững loại tự do trọn vẹn: tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do luân lý và thiêng liêng. Họ cũng ủng hộ cho sự đấu tranh về chính trị và kinh tế của người Philippin chống lại các vấn đề áp bức bóc lột như:
Triệu tập Quốc hội lập pháp mà không cần tư vấn của người dân;
Mua bán thỏa thuận quyền lực một cách không chính đáng và không công bằng tạo thêm gánh nặng kinh tế cho người dân;
Hành động của chính phủ thúc đẩy thương mại hóa và phân phối ngũ cốc.
Chậm chạp trong việc cải cách nông nghiệp trong nước.
Tính không hiệu quả của chính phủ trong việc ngăn chặn sự hủy hoại môi trường.
Việc thông qua chính thức của chính phủ Đạo luật tái sản xuất y khoa mà việc đưa ra đạo luật chứng tỏ xâm hại đến đời sống con người và là đạo luật đáng chê trách về luân lý.
Các Giám Mục đã thúc giục người Philippin trở nên “thận trọng và tiếp tục cuộc đấu tranh của họ vì tự do, nương tựa vào sự can đảm, niềm hy vọng và đức tin vào Thiên Chúa”.