PHÁP QUỐC - Nhân dịp Lễ Chúa Ba Ngôi ngày 19.06.2011, ba Tân Linh mục Đa minh NGUYỄN VĂN KHÁ, Phê rô NGUYỄN VĂN DIỆN (Tổng Giáo phân Albi, thụ phong ngày 22.05.2011) và Phê rô TRẦN MẠNH HÙNG (Giáo phận Lourdes-Tarbes, ngày 29.05.2011 đã đến đồng tế Thánh Lễ Tạ Ơn với Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Toulouse, nơi đặt Chủng viện Saint-Cyprien thuộc Giáo tỉnh Toulouse, Pháp).
Mở đầu Thánh Lễ, Linh mục Phê rô Bùi duy Nghiệp, Tuyên úy Cộng đoàn, đã giới thiệu các Cha mới và nhắc hôm nay cũng là kỷ niệm dịp Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phuớc Tử Đạo Việt Nam năm 1988.
Trong bài giảng, Cha Diện chia sẻ: Chịu chức xong, Cha có về Việt Nam vinh quy bái tổ không ? Đó là câu hỏi thường được nghe sau khi chịu chức Phó tế. Giáo dân Việt kính trọng đến độ thần thánh hóa các Linh mục, được xếp vào hàng khanh tướng (như trong bài ‘Tình yêu Thiên Chúa’ được hát trong Nhập Lễ, số 2). Rồi ‘một người làm quan, sang cả họ hay cả họ được nhờ… Thật vinh dự cho ông bà cố. Thật sự, nên mừng, nên kính trọng và tự hào, nhưng cần đặt cho đúng chỗ như Thánh Phao lô nói: ề Niềm vinh dự của tôi là thập giá Đức Kitô (Gl 6,14). Đó cũng là niềm vinh dự của Linh mục, của mọi tín hữu, những người dấn thân theo Đức Kitô. Do đó, trở thành giáo sĩ, không phải để được vinh dự, uy quyền, nên không có vụ ‘vinh quỹ theo kiểu trần thế mà để rao giảng những kỳ công làm vinh danh và tạ ơn Chúa vì những ơn lành đã nhận. Tế nhị hơn, phải ‘bái tổ’ trước ‘vinh quy’ để đúng văn hóa và đạo thờ cúng tổ tiên người Việt Nam hơn. Bái tổ là để cám ơn tổ tiên là điều tốt và nên làm. Các học sĩ khi công thành danh toại bái tổ để tổ tiên được vinh hiển, gia phong được rạng rỡ. Trở nên Giáo sĩ, không phải là khanh tướng để được ca tụng. Có chăng thì phải hiểu đó chỉ là để tạ ơn và tôn vinh Chúa, cám ơn và cầu nguyện cho tổ tiên như Chư thánh Tử đạo Việt Nam hay Đức Hồng y đáng kính Phanxicô Xaviê Thuận là những chứng nhân tuyệt vời đã tìm vinh quang của mình nơi thập giá Đức Kitô.
Điều khác, như con người được sinh ra cần phải có một quá trình để trở nên người trưởng thành. Linh mục cũng vậy, người mục tử thực thụ cần có một quá trình dài ngắn phụ thuộc vào đời sống thiêng liêng của mình. Hồng ân bí tích truyền chức Thánh chỉ kết hoa trái nơi linh mục và trong hoạt động mục vụ khi biết kết hợp với ơn ấy qua-bằng-bởi đời sống kết hợp mật thiết với Chúa, tức đời sống thiêng liêng. Nhờ, bởi và qua đó, linh mục hưởng nhận nhiều ơn lành hồn xác để tìm vinh quang nơi thập giá Chúa. Do đó, linh mục không nói mình làm được điều này nọ, nhưng nói Chúa đã hành động qua tôi. Thật vậy, mọi ơn phúc linh mục làm đều do Chúa ban phát. Mọi bí tích linh mục cử hành đều nhân danh Chúa vì đời mỗi người chúng ta đều nằm trong bàn tay Chúa. Nhận thức này giúp linh mục biết mình là người nằm trong chương trình Cứu độ của Thiên Chúa, không phải là thầy của tất cả, biết tất cả, làm được tất cả. Khi dám nhận giới hạn của bản thân mình về mọi mặt, linh mục sẽ có một đời sống khiêm nhường hơn, đỡ làm cho giáo dân và người bên cạnh ảo tưởng, có cái nhìn sai lạc về mình hơn, để luôn biết trông cậy, kết hợp với ơn Chúa, cho Chúa làm chủ đời Linh mục, để Chúa hành động đời linh mục của mình.
Điều cuối xin được chia sẻ với cộng đoàn. Người giáo dân Việt Nam tôn sùng các linh mục đến mức thần thánh họ gây ảo tưởng cho đôi bên: linh mục tưởng mình là thánh, giáo dân tưởng linh mục là thánh. Khi nhận lãnh phép Thánh tẩy, chúng ta được mời gọi nên thánh. Nhận lãnh thiên chức Linh mục, linh mục được thánh hóa qua đời sống thánh thiện của mình qua ơn Chúa, thánh hóa tín hữu bằng đời sống chứng nhân qua các công tác tông đồ, mục vụ, nhất là các bí tích. Linh mục được thánh hóa, mời gọi nên thánh ở mức khác, chứ không là thánh, người hoàn hảo như chúng ta thường hiểu. Ơn Chúa không làm mất tự do của ai, nhưng linh mục và giáo dân cần biết tự do kết hợp với ơn Chúa. Hiểu như vậy, chúng ta dễ thông cảm, nâng đỡ và yêu thương nhau giữa linh mục và giáo dân vì biết mình là những con người bất toàn, yếu đuối, cần đến nhau, khuyến khích và cầu nguyện cho nhau để ơn Chúa hoạt động và thánh hóa mỗi người. Do đó, hôm nay, anh em tân linh mục đến dâng Thánh Lễ với Cha Tuyên úy, các Cha và Cộng đoàn Công giáo Toulouse để tạ ơn Chúa đã thương cho Giáo hội có thêm những linh mục mới và cầu xin cho mọi người được đồi dào ơn Chúa, luôn biết kết hợp mật thiết với ơn Chúa.
Sau Thánh Lễ, các linh mục đồng tế, các tu sĩ Pháp Việt và giáo dân đã chung vui, hỏi thăm nhau cùng thưởng thức những món ăn thuần túy do đồng hương làm và mang đến.
Trong bài giảng, Cha Diện chia sẻ: Chịu chức xong, Cha có về Việt Nam vinh quy bái tổ không ? Đó là câu hỏi thường được nghe sau khi chịu chức Phó tế. Giáo dân Việt kính trọng đến độ thần thánh hóa các Linh mục, được xếp vào hàng khanh tướng (như trong bài ‘Tình yêu Thiên Chúa’ được hát trong Nhập Lễ, số 2). Rồi ‘một người làm quan, sang cả họ hay cả họ được nhờ… Thật vinh dự cho ông bà cố. Thật sự, nên mừng, nên kính trọng và tự hào, nhưng cần đặt cho đúng chỗ như Thánh Phao lô nói: ề Niềm vinh dự của tôi là thập giá Đức Kitô (Gl 6,14). Đó cũng là niềm vinh dự của Linh mục, của mọi tín hữu, những người dấn thân theo Đức Kitô. Do đó, trở thành giáo sĩ, không phải để được vinh dự, uy quyền, nên không có vụ ‘vinh quỹ theo kiểu trần thế mà để rao giảng những kỳ công làm vinh danh và tạ ơn Chúa vì những ơn lành đã nhận. Tế nhị hơn, phải ‘bái tổ’ trước ‘vinh quy’ để đúng văn hóa và đạo thờ cúng tổ tiên người Việt Nam hơn. Bái tổ là để cám ơn tổ tiên là điều tốt và nên làm. Các học sĩ khi công thành danh toại bái tổ để tổ tiên được vinh hiển, gia phong được rạng rỡ. Trở nên Giáo sĩ, không phải là khanh tướng để được ca tụng. Có chăng thì phải hiểu đó chỉ là để tạ ơn và tôn vinh Chúa, cám ơn và cầu nguyện cho tổ tiên như Chư thánh Tử đạo Việt Nam hay Đức Hồng y đáng kính Phanxicô Xaviê Thuận là những chứng nhân tuyệt vời đã tìm vinh quang của mình nơi thập giá Đức Kitô.
Điều khác, như con người được sinh ra cần phải có một quá trình để trở nên người trưởng thành. Linh mục cũng vậy, người mục tử thực thụ cần có một quá trình dài ngắn phụ thuộc vào đời sống thiêng liêng của mình. Hồng ân bí tích truyền chức Thánh chỉ kết hoa trái nơi linh mục và trong hoạt động mục vụ khi biết kết hợp với ơn ấy qua-bằng-bởi đời sống kết hợp mật thiết với Chúa, tức đời sống thiêng liêng. Nhờ, bởi và qua đó, linh mục hưởng nhận nhiều ơn lành hồn xác để tìm vinh quang nơi thập giá Chúa. Do đó, linh mục không nói mình làm được điều này nọ, nhưng nói Chúa đã hành động qua tôi. Thật vậy, mọi ơn phúc linh mục làm đều do Chúa ban phát. Mọi bí tích linh mục cử hành đều nhân danh Chúa vì đời mỗi người chúng ta đều nằm trong bàn tay Chúa. Nhận thức này giúp linh mục biết mình là người nằm trong chương trình Cứu độ của Thiên Chúa, không phải là thầy của tất cả, biết tất cả, làm được tất cả. Khi dám nhận giới hạn của bản thân mình về mọi mặt, linh mục sẽ có một đời sống khiêm nhường hơn, đỡ làm cho giáo dân và người bên cạnh ảo tưởng, có cái nhìn sai lạc về mình hơn, để luôn biết trông cậy, kết hợp với ơn Chúa, cho Chúa làm chủ đời Linh mục, để Chúa hành động đời linh mục của mình.
Điều cuối xin được chia sẻ với cộng đoàn. Người giáo dân Việt Nam tôn sùng các linh mục đến mức thần thánh họ gây ảo tưởng cho đôi bên: linh mục tưởng mình là thánh, giáo dân tưởng linh mục là thánh. Khi nhận lãnh phép Thánh tẩy, chúng ta được mời gọi nên thánh. Nhận lãnh thiên chức Linh mục, linh mục được thánh hóa qua đời sống thánh thiện của mình qua ơn Chúa, thánh hóa tín hữu bằng đời sống chứng nhân qua các công tác tông đồ, mục vụ, nhất là các bí tích. Linh mục được thánh hóa, mời gọi nên thánh ở mức khác, chứ không là thánh, người hoàn hảo như chúng ta thường hiểu. Ơn Chúa không làm mất tự do của ai, nhưng linh mục và giáo dân cần biết tự do kết hợp với ơn Chúa. Hiểu như vậy, chúng ta dễ thông cảm, nâng đỡ và yêu thương nhau giữa linh mục và giáo dân vì biết mình là những con người bất toàn, yếu đuối, cần đến nhau, khuyến khích và cầu nguyện cho nhau để ơn Chúa hoạt động và thánh hóa mỗi người. Do đó, hôm nay, anh em tân linh mục đến dâng Thánh Lễ với Cha Tuyên úy, các Cha và Cộng đoàn Công giáo Toulouse để tạ ơn Chúa đã thương cho Giáo hội có thêm những linh mục mới và cầu xin cho mọi người được đồi dào ơn Chúa, luôn biết kết hợp mật thiết với ơn Chúa.
Sau Thánh Lễ, các linh mục đồng tế, các tu sĩ Pháp Việt và giáo dân đã chung vui, hỏi thăm nhau cùng thưởng thức những món ăn thuần túy do đồng hương làm và mang đến.