Thế kỷ 20 đã qua được hơn 10 năm, xa đủ để ta tính sổ một thời đại đã lên khuôn lại thế giới một cách khá căn để. Đó là mục tiêu của một hội nghị tại Giáo Hoàng Đại Học Thánh Giá tại Rôma vào đầu tháng này, với chủ đề “Nhân Tố Công Giáo Trong Các Trước Tác Thế Kỷ 20”.
Theo bản tin ngày 19 tháng 5 của Zenit, đây là hội nghị lần thứ năm được Phân Khoa Truyền Thông Định Chế tổ chức, nhằm khảo sát kinh nghiệm của thế kỷ 20 dưới con mắt các nhà tiểu thuyết, thi sĩ, kịch tác gia và người viết truyện phim Công Giáo. Các diễn giả của hội nghị đã bàn tới không những các nhà văn Công Giáo của thế kỷ 20, mà còn bàn tới các nhà văn của các tín ngưỡng khác, hay không thuộc tín ngưỡng nào, tuy nhiên tất cả vẫn từng vật lộn với các chủ đề tương tự do cùng những hoàn cảnh lịch sử như nhau gợi ý, tức các chủ đề như vấn đề sự ác, tình yêu và tính dục cũng như việc đi tìm ý nghĩa.
Cha John Wauck, một giáo sư tại Trường Truyền Thông Giáo Hội và là một thành viên của ủy ban tổ chức hội nghị, cho Zenit hay: chủ đề của hội nghị được thai nghén từ các cuộc đàm đạo với Giáo Sư Evelyn Birge Vitz, người vốn dạy một giảng khóa về “Các Nhà Văn Công Giáo Thế Kỷ 20” tại Đại Học New York. Cha nhận định rằng chủ đề văn chương trong thế kỷ 20 theo tầm nhìn của đức tin Công Giáo là một chủ đề hết sức rộng lớn trải dài 100 năm với mọi quốc gia và ngôn ngữ, chưa kể rất nhiều phân ngành. Cha giải thích: “Về một số phương diện nào đó, tiền bán thế kỷ có thể được mô tả là cuộc phục hưng Công Giáo ngoạn mục tại Pháp, Anh và phần nào tại Hoa Kỳ. Hậu bán thế kỷ, từ thập niên 1960 trở đi, lại hoàn toàn khác”.
Mật mã Công Giáo
Giáo sư Vitz tập chú vào những nhà văn Công Giáo biết sử dụng một “mật mã Công Giáo” trong các tác phẩm của mình nhưng phần lớn không được các nhà phê bình nắm bắt vì họ không thể hiểu được tính biểu tượng, các tham chiếu Thánh Kinh, phụng vụ, các Giáo Phụ, và các bí tích. Giáo Sư cho Zenit hay: “Rất khó hiểu được trọng điểm của các nhà văn này… Nên có những độc giả đơn thuần không biết mật mã ấy, và cũng có những độc giả ghét mật mã này và không muốn hiểu nó”.
Theo bà, trong số các văn sĩ Công Giáo, Evelyn Waugh và Flannery O'Conner, có một “cảm thức khôi hài đen, phản ảnh cái đen tối của thế kỷ” nhưng thường bị hiểu lầm. Tuy vậy, danh tiếng của họ rất vững ngay trong giới khoa bảng, không những nhờ tài viết văn của họ mà còn vì thế kỷ vừa qua đặc biệt biết đáp ứng đối với hài kịch và châm biếm đen. Điều các văn sĩ không phải là Kitô hữu thiếu trong tác phẩm của họ là cảm thức của niềm hy vọng Kitô Giáo, chủ đề cứu chuộc, và chiều kích siêu nhiên vốn góp phần tạo ra ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nhận diện các chủ đề Kitô Giáo
Trong số các tham dự viên hội nghị, người ta thấy có sự chia rẽ ý kiến về việc làm thế nào xác định được một tác phẩm hay trong văn chương Kitô Giáo. Một tác phẩm nghệ thuật có cần phải phản ảnh sự thật luân lý và tôn giáo để được coi là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị hay không? Một công trình văn chương có thể vô luân mà vẫn được coi là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại không? Cha Wauck cho Zenit hay vấn đề là: “Bao nhiêu phán đoán luân lý phải đi vào việc quyết định tính xuất sắc của nghệ thuật, đây là một câu hỏi hết sức quan trọng”.
Một vấn đề khác được đem ra bàn cãi là tính thích đáng của việc nhận diện văn chương Kitô Giáo theo chủ đề. Các thảm kịch vĩ đại của thế kỷ 20 như các cuộc chiến tranh, các quần đảo Gulag, cuộc diệt chủng Armenia, cuộc Đại Diệt Chủng trong Đệ Nhị Thế Chiến, vẫn thường được các nhà văn Công Giáo đề cập tới làm điển hình cho vấn đề sự ác. Dù các hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ 20 quả có thúc đẩy các nhà văn Công Giáo đề cập tới các chủ đề chung này, các tham dự viên hội nghị cũng thảo luận vấn đề liệu có thể xác định một tác phẩm vĩ đại trong văn chương Kitô Giáo căn cứ vào nội dung của nó hay không.
Cha Wauck đặt câu hỏi: “Một tiểu thuyết lớn của Công Giáo có thể là một hài kịch hay một truyện trinh thám được không? Có cần thiết chỉ nên đề cập các tới chủ đề chung như sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống Giáo Hội, vấn đề đức tin hay không?”. Các tham dự viên không đưa ra câu kết luận nào dứt khoát, tuy nhiên, theo Cha Wauck, phần lớn nhất trí rằng không thể xác định nền văn chương vĩ đại của Kitô Giáo theo các chủ đề có tính ý niệm. “Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa nền văn chương Kitô Giáo không có khuynh hướng tập chú vào các chủ đề hết sức quan trọng như trên”.
Trở về nền văn hóa ngoại đạo
Nhiều chủ đề trên có liên hệ với các vấn đề của nền thần học tự nhiên. Cha Wauck giải thích: “một trong những điều nổi bật, hết sức đáng chú ý, về các chủ đề của nền văn chương thế kỷ 20 là nó đã trở về với những loại vấn đề từng hết sức chủ yếu đối với chính các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo. Một cách nào đó, ta đang trở về với hoàn cảnh của các Kitô hữu sơ khai, những người vốn bị bao vây bởi nền văn hóa phi Kitô Giáo, ngoại đạo, đến nỗi các vấn đề căn bản không phải là các vấn đề luân lý đại loại như ‘Tôi phải sống sao để được lên Thiên Đàng?’ mà đúng hơn là ‘Đời có nghĩa gì không?’ hay ‘Có Thiên Chúa hay không?’, những vấn đề căn bản của nền thần học tự nhiên.
Vấn đề sự ác cũng là một đề tài được bàn tới bàn lui, giống như trong các thế kỷ đầu, khi các tân tòng phải đương đầu với ý nghĩa đau khổ và thực tại cái chết. Dù Phục Sinh có thể là giải đáp đời đời, nhưng nó là một giải đáp mới lạ trong các thế kỷ đầu. Ngày nay, theo Cha Wauck, chúng ta bị thách thức phải trình bày “giải đáp quen thuộc và xưa cũ” ấy một cách mới hẳn.
Vì hoàn cảnh của chúng ta tương tự như hoàn cảnh của các Kitô hữu sơ khai, thế kỷ 20 đã sản xuất ra nền văn chương hộ giáo vĩ đại. Cha Wauck trưng dẫn G.K. Chesterton và C.S. Lewis như những nhà hộ giáo vĩ đại của tiền bán thế kỷ. Cha bảo: “Các thảm kịch của thế kỷ 20, ít nhất của tiền bán thế kỷ, thường khẳng định nhu cầu tin vào Thiên Chúa và qua tính khủng khiếp rùng rợn của chúng, các thảm kịch này lên tiếng chỉ trích chủ trươngkhông có Thiên Chúa. Hậu bán thế kỷ thì hỗn độn, mơ hồ hơn. Về một phương diện nào đó, sự hỗn độn mơ hồ này lại có tính thách thức nhiều hơn là các thảm kịch của tiền bán thế kỷ”.
Ảnh hưởng của phim ảnh
Theo cha Wauck, phim ảnh là bi hài kịch và bi hài kịch là hình thức văn chương cổ xưa nhất. Và vì phim ảnh rõ ràng là hậu duệ của kịch trường, ta không thể bỏ qua nó khi tính sổ thế kỷ 20. Trong hội nghị, có người hoàn toàn tập chú vào phim ảnh. Một truyện phim không phải là một cuốn phim, nhưng nó là một bi hài kịch (drama). Ta cần phải xem xét một cuốn phim vì nó là một trong những sáng chế mới mẻ của thế kỷ 20, xét theo quan điểm văn chương và văn hóa. Thực vậy, theo Cha, một số các hiện tượng tôn giáo đáng lưu ý nhất của thế kỷ thực sự là các phim ảnh. Cha liệt kê "The Chronicles of Narnia" của C.S. Lewis, "Lord of the Rings" của J.R.R. Tolkien, và "The Passion of the Christ," của Mel Gibson như là các công trình bám trụ chặt vào các nhạy cảm của văn chương Trung Cổ. Lewis và Tolkien vốn là các giáo sư về văn chương Trung Cổ. Còn cuốn phim của Gibson chủ yếu là Kịch Bản Khổ Nạn của Trung Cổ bằng tiếng Aram.
Theo bản tin ngày 19 tháng 5 của Zenit, đây là hội nghị lần thứ năm được Phân Khoa Truyền Thông Định Chế tổ chức, nhằm khảo sát kinh nghiệm của thế kỷ 20 dưới con mắt các nhà tiểu thuyết, thi sĩ, kịch tác gia và người viết truyện phim Công Giáo. Các diễn giả của hội nghị đã bàn tới không những các nhà văn Công Giáo của thế kỷ 20, mà còn bàn tới các nhà văn của các tín ngưỡng khác, hay không thuộc tín ngưỡng nào, tuy nhiên tất cả vẫn từng vật lộn với các chủ đề tương tự do cùng những hoàn cảnh lịch sử như nhau gợi ý, tức các chủ đề như vấn đề sự ác, tình yêu và tính dục cũng như việc đi tìm ý nghĩa.
Cha John Wauck, một giáo sư tại Trường Truyền Thông Giáo Hội và là một thành viên của ủy ban tổ chức hội nghị, cho Zenit hay: chủ đề của hội nghị được thai nghén từ các cuộc đàm đạo với Giáo Sư Evelyn Birge Vitz, người vốn dạy một giảng khóa về “Các Nhà Văn Công Giáo Thế Kỷ 20” tại Đại Học New York. Cha nhận định rằng chủ đề văn chương trong thế kỷ 20 theo tầm nhìn của đức tin Công Giáo là một chủ đề hết sức rộng lớn trải dài 100 năm với mọi quốc gia và ngôn ngữ, chưa kể rất nhiều phân ngành. Cha giải thích: “Về một số phương diện nào đó, tiền bán thế kỷ có thể được mô tả là cuộc phục hưng Công Giáo ngoạn mục tại Pháp, Anh và phần nào tại Hoa Kỳ. Hậu bán thế kỷ, từ thập niên 1960 trở đi, lại hoàn toàn khác”.
Mật mã Công Giáo
Giáo sư Vitz tập chú vào những nhà văn Công Giáo biết sử dụng một “mật mã Công Giáo” trong các tác phẩm của mình nhưng phần lớn không được các nhà phê bình nắm bắt vì họ không thể hiểu được tính biểu tượng, các tham chiếu Thánh Kinh, phụng vụ, các Giáo Phụ, và các bí tích. Giáo Sư cho Zenit hay: “Rất khó hiểu được trọng điểm của các nhà văn này… Nên có những độc giả đơn thuần không biết mật mã ấy, và cũng có những độc giả ghét mật mã này và không muốn hiểu nó”.
Theo bà, trong số các văn sĩ Công Giáo, Evelyn Waugh và Flannery O'Conner, có một “cảm thức khôi hài đen, phản ảnh cái đen tối của thế kỷ” nhưng thường bị hiểu lầm. Tuy vậy, danh tiếng của họ rất vững ngay trong giới khoa bảng, không những nhờ tài viết văn của họ mà còn vì thế kỷ vừa qua đặc biệt biết đáp ứng đối với hài kịch và châm biếm đen. Điều các văn sĩ không phải là Kitô hữu thiếu trong tác phẩm của họ là cảm thức của niềm hy vọng Kitô Giáo, chủ đề cứu chuộc, và chiều kích siêu nhiên vốn góp phần tạo ra ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nhận diện các chủ đề Kitô Giáo
Trong số các tham dự viên hội nghị, người ta thấy có sự chia rẽ ý kiến về việc làm thế nào xác định được một tác phẩm hay trong văn chương Kitô Giáo. Một tác phẩm nghệ thuật có cần phải phản ảnh sự thật luân lý và tôn giáo để được coi là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị hay không? Một công trình văn chương có thể vô luân mà vẫn được coi là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại không? Cha Wauck cho Zenit hay vấn đề là: “Bao nhiêu phán đoán luân lý phải đi vào việc quyết định tính xuất sắc của nghệ thuật, đây là một câu hỏi hết sức quan trọng”.
Một vấn đề khác được đem ra bàn cãi là tính thích đáng của việc nhận diện văn chương Kitô Giáo theo chủ đề. Các thảm kịch vĩ đại của thế kỷ 20 như các cuộc chiến tranh, các quần đảo Gulag, cuộc diệt chủng Armenia, cuộc Đại Diệt Chủng trong Đệ Nhị Thế Chiến, vẫn thường được các nhà văn Công Giáo đề cập tới làm điển hình cho vấn đề sự ác. Dù các hoàn cảnh lịch sử của thế kỷ 20 quả có thúc đẩy các nhà văn Công Giáo đề cập tới các chủ đề chung này, các tham dự viên hội nghị cũng thảo luận vấn đề liệu có thể xác định một tác phẩm vĩ đại trong văn chương Kitô Giáo căn cứ vào nội dung của nó hay không.
Cha Wauck đặt câu hỏi: “Một tiểu thuyết lớn của Công Giáo có thể là một hài kịch hay một truyện trinh thám được không? Có cần thiết chỉ nên đề cập các tới chủ đề chung như sự hiện hữu của Thiên Chúa, đời sống Giáo Hội, vấn đề đức tin hay không?”. Các tham dự viên không đưa ra câu kết luận nào dứt khoát, tuy nhiên, theo Cha Wauck, phần lớn nhất trí rằng không thể xác định nền văn chương vĩ đại của Kitô Giáo theo các chủ đề có tính ý niệm. “Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa nền văn chương Kitô Giáo không có khuynh hướng tập chú vào các chủ đề hết sức quan trọng như trên”.
Trở về nền văn hóa ngoại đạo
Nhiều chủ đề trên có liên hệ với các vấn đề của nền thần học tự nhiên. Cha Wauck giải thích: “một trong những điều nổi bật, hết sức đáng chú ý, về các chủ đề của nền văn chương thế kỷ 20 là nó đã trở về với những loại vấn đề từng hết sức chủ yếu đối với chính các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo. Một cách nào đó, ta đang trở về với hoàn cảnh của các Kitô hữu sơ khai, những người vốn bị bao vây bởi nền văn hóa phi Kitô Giáo, ngoại đạo, đến nỗi các vấn đề căn bản không phải là các vấn đề luân lý đại loại như ‘Tôi phải sống sao để được lên Thiên Đàng?’ mà đúng hơn là ‘Đời có nghĩa gì không?’ hay ‘Có Thiên Chúa hay không?’, những vấn đề căn bản của nền thần học tự nhiên.
Vấn đề sự ác cũng là một đề tài được bàn tới bàn lui, giống như trong các thế kỷ đầu, khi các tân tòng phải đương đầu với ý nghĩa đau khổ và thực tại cái chết. Dù Phục Sinh có thể là giải đáp đời đời, nhưng nó là một giải đáp mới lạ trong các thế kỷ đầu. Ngày nay, theo Cha Wauck, chúng ta bị thách thức phải trình bày “giải đáp quen thuộc và xưa cũ” ấy một cách mới hẳn.
Vì hoàn cảnh của chúng ta tương tự như hoàn cảnh của các Kitô hữu sơ khai, thế kỷ 20 đã sản xuất ra nền văn chương hộ giáo vĩ đại. Cha Wauck trưng dẫn G.K. Chesterton và C.S. Lewis như những nhà hộ giáo vĩ đại của tiền bán thế kỷ. Cha bảo: “Các thảm kịch của thế kỷ 20, ít nhất của tiền bán thế kỷ, thường khẳng định nhu cầu tin vào Thiên Chúa và qua tính khủng khiếp rùng rợn của chúng, các thảm kịch này lên tiếng chỉ trích chủ trươngkhông có Thiên Chúa. Hậu bán thế kỷ thì hỗn độn, mơ hồ hơn. Về một phương diện nào đó, sự hỗn độn mơ hồ này lại có tính thách thức nhiều hơn là các thảm kịch của tiền bán thế kỷ”.
Ảnh hưởng của phim ảnh
Theo cha Wauck, phim ảnh là bi hài kịch và bi hài kịch là hình thức văn chương cổ xưa nhất. Và vì phim ảnh rõ ràng là hậu duệ của kịch trường, ta không thể bỏ qua nó khi tính sổ thế kỷ 20. Trong hội nghị, có người hoàn toàn tập chú vào phim ảnh. Một truyện phim không phải là một cuốn phim, nhưng nó là một bi hài kịch (drama). Ta cần phải xem xét một cuốn phim vì nó là một trong những sáng chế mới mẻ của thế kỷ 20, xét theo quan điểm văn chương và văn hóa. Thực vậy, theo Cha, một số các hiện tượng tôn giáo đáng lưu ý nhất của thế kỷ thực sự là các phim ảnh. Cha liệt kê "The Chronicles of Narnia" của C.S. Lewis, "Lord of the Rings" của J.R.R. Tolkien, và "The Passion of the Christ," của Mel Gibson như là các công trình bám trụ chặt vào các nhạy cảm của văn chương Trung Cổ. Lewis và Tolkien vốn là các giáo sư về văn chương Trung Cổ. Còn cuốn phim của Gibson chủ yếu là Kịch Bản Khổ Nạn của Trung Cổ bằng tiếng Aram.