Vatican: Chuyện về tranh khảm Đức Mẹ nhân sinh nhật Chân phước Gioan Phaolô II
Vatican – Nhân sinh nhật của Chân phước ĐTC Gioan Phaolô II (sinh ngày 18-5-1920), một trong các cộng sự thân cận nhất của Ngài đã tiết lộ câu chuyện có thật đằng sau bức tranh khảm Đức Mẹ, mà Ngài đã cho đặt tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đã viết trong số báo ra ngày 18-5 của nhật báo Vatican L'Osservatore Romano: “Sau nỗ lực ám sát ĐTC ngày 13-5-1981, các giám chức Vatican đã đánh giá khả năng đặt một tấm bảng, hoặc một dấu hiệu rõ ràng trên Quảng trường Thánh Phêrô, ngay tại nơi ĐTC bị bắn, để nhớ đến một trang đau đớn trong lịch sử của Giáo Hội, và cũng là chứng tá cho sự che chở của Chúa”.
Đức Hồng Y Re là một nhân vật cao cấp trong Thánh bộ Giám mục, và là Quốc vụ khanh Tòa thánh trong triều giáo hoàng của ĐTC Gioan Phaolô II.
Ngài viết: “ ĐTC Gioan Phaolô II, tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đã bảo vệ Ngài trong ngày đó, nên ngay lập tức bày tỏ mong muốn có một bức ảnh của Đức Mẹ được đặt ở quảng trường". Đức Hồng Y Re nói thêm, ĐTC cũng ý thức rằng còn “thiếu” cái gì đó trên quảng trường thánh Phêrô cho đến thời điểm ấy – đó là ảnh tượng của Đức Mẹ.
Vì vậy, vào mùa hè năm 1981, Đức Giám mục Re (chưa thăng Hồng y) được yêu cầu tham gia một nhóm nhỏ phụ trách tìm ra kiểu mẫu. Việc thảo luận của nhóm không kéo dài lâu.
Hồng y kể: “Hai giờ sau, chúng tôi đứng tại Quảng trường Thánh Phêrô và Đức ông Fallani (người phụ trách bảo tồn ở Vatican) chỉ vào một cửa sổ của Dinh thự tông đồ, nơi bức khảm hiện nay được đặt, và nói ‘Đối với tôi, một giải pháp phù hợp nhất cho toàn cảnh quảng trường là một bức tranh khảm đặt trong khung cửa sổ trên cao’. Tôi (Hồng y) liền hỏi là có gì đàng sau cửa sổ đặc biệt ấy..."
Theo Đức Hồng Y Re, Đức ông giải thích rằng đàng sau đó là phòng "nơi hai nữ tu đã làm việc đánh máy văn bản cho Phủ Quốc vụ khanh, nhưng đó là một căn phòng lớn và còn có một cửa sổ nữa ở phía khác”.
Vì vậy, nhóm đã quyết định vị trí và dùng một tranh khảm, nhưng cần phải sử dụng hình Đức Mẹ nào đây?
Hồng y Re viết tiếp: “Một lần nữa, ĐTC đưa ra ý kiến của mình là Ngài thích sự trình bày Đức Maria như là Mẹ của Giáo hội, bởi vì, theo giải thích của ĐTC, ‘Mẹ Thiên Chúa đã luôn luôn kết hiệp với Giáo Hội và đặc biệt gần gũi với Giáo hội trong các thời điểm khó khăn của lịch sử’. Ngài cũng viết thêm là đích thân Ngài thuyết phục đặt tranh khảm Đức Trinh Nữ Maria tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 13-5, vì Mẹ đã cứu sống ĐTC”.
Đức Hồng Y Re giải thích, hình ảnh chính xác được lấy từ một bức tranh cổ của Đức Mẹ và Hài Nhi, vốn có lịch sử lâu đời. Tranh đã được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô cũ, được Hoàng đế Constantine xây dựng trong thế kỷ thứ 4, và sau đó được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô hiện tại, được xây dựng trong thế kỷ 16 dưới sự hướng dẫn của danh họa Michelangelo. Cuối cùng, vào năm 1964, bức tranh đã được phục chế và đổi tên thành "Mẹ Giáo hội” (Mater Ecclesiae), để đánh dấu lời tuyên bố của Công đồng chung Vatican II rằng Đức Maria là "Mẹ Giáo Hội".
Hồng y viết thêm: "Ngày 8-12-1981, trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC làm phép bức tranh khảm Đức Mẹ Maria, một dấu hiệu của việc che chở từ trời cao cho ĐTC, Giáo hội và tất cả những ai đến Quảng trường Thánh Phêrô". (CNA / EWTN News 18-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican – Nhân sinh nhật của Chân phước ĐTC Gioan Phaolô II (sinh ngày 18-5-1920), một trong các cộng sự thân cận nhất của Ngài đã tiết lộ câu chuyện có thật đằng sau bức tranh khảm Đức Mẹ, mà Ngài đã cho đặt tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Tranh Mẹ Giáo Hội tại quảng trường thánh Phêrô |
Đức Hồng Y Re là một nhân vật cao cấp trong Thánh bộ Giám mục, và là Quốc vụ khanh Tòa thánh trong triều giáo hoàng của ĐTC Gioan Phaolô II.
Ngài viết: “ ĐTC Gioan Phaolô II, tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đã bảo vệ Ngài trong ngày đó, nên ngay lập tức bày tỏ mong muốn có một bức ảnh của Đức Mẹ được đặt ở quảng trường". Đức Hồng Y Re nói thêm, ĐTC cũng ý thức rằng còn “thiếu” cái gì đó trên quảng trường thánh Phêrô cho đến thời điểm ấy – đó là ảnh tượng của Đức Mẹ.
Vì vậy, vào mùa hè năm 1981, Đức Giám mục Re (chưa thăng Hồng y) được yêu cầu tham gia một nhóm nhỏ phụ trách tìm ra kiểu mẫu. Việc thảo luận của nhóm không kéo dài lâu.
Hồng y kể: “Hai giờ sau, chúng tôi đứng tại Quảng trường Thánh Phêrô và Đức ông Fallani (người phụ trách bảo tồn ở Vatican) chỉ vào một cửa sổ của Dinh thự tông đồ, nơi bức khảm hiện nay được đặt, và nói ‘Đối với tôi, một giải pháp phù hợp nhất cho toàn cảnh quảng trường là một bức tranh khảm đặt trong khung cửa sổ trên cao’. Tôi (Hồng y) liền hỏi là có gì đàng sau cửa sổ đặc biệt ấy..."
Theo Đức Hồng Y Re, Đức ông giải thích rằng đàng sau đó là phòng "nơi hai nữ tu đã làm việc đánh máy văn bản cho Phủ Quốc vụ khanh, nhưng đó là một căn phòng lớn và còn có một cửa sổ nữa ở phía khác”.
Vì vậy, nhóm đã quyết định vị trí và dùng một tranh khảm, nhưng cần phải sử dụng hình Đức Mẹ nào đây?
Hồng y Re viết tiếp: “Một lần nữa, ĐTC đưa ra ý kiến của mình là Ngài thích sự trình bày Đức Maria như là Mẹ của Giáo hội, bởi vì, theo giải thích của ĐTC, ‘Mẹ Thiên Chúa đã luôn luôn kết hiệp với Giáo Hội và đặc biệt gần gũi với Giáo hội trong các thời điểm khó khăn của lịch sử’. Ngài cũng viết thêm là đích thân Ngài thuyết phục đặt tranh khảm Đức Trinh Nữ Maria tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 13-5, vì Mẹ đã cứu sống ĐTC”.
Đức Hồng Y Re giải thích, hình ảnh chính xác được lấy từ một bức tranh cổ của Đức Mẹ và Hài Nhi, vốn có lịch sử lâu đời. Tranh đã được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô cũ, được Hoàng đế Constantine xây dựng trong thế kỷ thứ 4, và sau đó được đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô hiện tại, được xây dựng trong thế kỷ 16 dưới sự hướng dẫn của danh họa Michelangelo. Cuối cùng, vào năm 1964, bức tranh đã được phục chế và đổi tên thành "Mẹ Giáo hội” (Mater Ecclesiae), để đánh dấu lời tuyên bố của Công đồng chung Vatican II rằng Đức Maria là "Mẹ Giáo Hội".
Hồng y viết thêm: "Ngày 8-12-1981, trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC làm phép bức tranh khảm Đức Mẹ Maria, một dấu hiệu của việc che chở từ trời cao cho ĐTC, Giáo hội và tất cả những ai đến Quảng trường Thánh Phêrô". (CNA / EWTN News 18-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa