Ký giả Austen Ivereigh của tờ America, số ngày 24 tháng 4, có bài sau đây về lễ cưới hoàng gia:
Vì tôi ở chỉ cách Nguyện Đường Westminster 15 phút đi bộ, nơi Hoàng Tử William và Catherine Middleton sẽ thành hôn vào ngày mai, và cũng không cách Điện Buckingham bao xa, nơi họ sẽ xuất hiện trên ban-công sau lễ thành hôn để hôn nhau, nên khó có thể tránh được cảnh ồn ào náo nhiệt. Bên kia Điện là “thành phố truyền thông” mới mầu xanh nơi nụ hôn kia sẽ được truyền hình trực tiếp tới khán giả khắp địa cầu, trong khi ấy tại Nguyện Đường, người ta đã bắt đầu cắm lều (với đủ cả chó lẫn cờ) với hy vọng được thoáng nhìn thấy cặp uyên ương vương giả.
Các con phố ở phần thành phố tôi ở, gần Ga Victoria, đang rực rỡ với cờ đuôi nheo, phất phới dọc theo các hàng cột điện, và tôi đã chứng kiến ít nhất hai cuộc liên hoan ngoài phố gần đó. Bạn có thể mua những chiếc bánh ly giấy có hình Kate và William tại một tiệm bánh địa phương, và những chiếc khăn lau chén dĩa có hình của họ. Người ta quả đang bước vào cuộc liên hoan.
Tôi không có liên hệ gì với gia đình này. Tôi cũng không được mời tham dự lễ cưới. Ấy thế nhưng tôi vẫn cảm thấy như được mời, và được mời thật. Lễ lạc mừng vui cuộc tình thơ mộng bắt đầu vào sáng mai với những cuộc diễn hành long trọng tại Nguyện Đường Westminster và những ban hợp ca tuyệt vời luôn có cách chinh phục những anh chàng ưa chế giễu khinh khi, duy lý lẫn duy cộng hòa; giống tôn giáo, hoàng gia vừa phi lý vừa hết sức gây chú ý. Ở tâm điểm nghi lễ ngày mai, người ta sẽ thấy một tổng hợp hết sức lôi cuốn lòng người gồm nhiều yếu tố mà các nhà làm phim hết sức kỳ vọng: một đàng, có một điều gì hoàn toàn “khác lạ”, một khung cảnh mộng mơ, như chuyện thần tiên: đám cưới của một hoàng tử, đám phong công chúa của một thứ dân; đàng khác, có một điều gì hết sức phổ quát và nhân bản: người con trai gặp người con gái; họ yêu nhau; rồi cưới nhau.
Và như một số giám mục vừa nhấn mạnh, điều sẽ xẩy ra ngày mai quả là một vinh danh đối với định chế hôn nhân, tức sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dạy dỗ con cái. Chung quanh ta, đang có nhiều phương thức “thay thế” cho mẫu mực ấy: các cuộc kết hợp đồng tính, nhiều cha mẹ đơn lẻ, nhiều cặp ly dị, và các nhà cổ động cho sự bình đẳng muốn ta tin rằng tất cả các “mẫu mực” ấy đều có giá trị như nhau. Nhưng thực ra, đâu phải như vậy. Lịch sử, nghiên cứu và kinh nghiệm đều cho thấy cuộc hôn nhân bền vững và đầy yêu thương giữa một người đàn ông và một người đàn bà là môi trường tốt nhất cho đứa con, là thước đo của mọi nền văn hóa.
Đối với một đất nước cũng thế. Ngày nay, một đất nước nhà nước (nation-state) rất có thể chỉ là một thực thể mỏng dòn nhưng nó vẫn là một thực thể tốt nhất có khả năng khiến ta âu yếm muốn thuộc về. Tôi tự coi mình trước nhất là người Âu Châu, nhưng cũng là người Anh; và tôi sẽ hết sức hãnh diện về tính Anh Quốc của âm nhạc ngày mai: Jerusalem, Greensleeves; cách dàn dựng của Elgar, Vaughan Williams, Britten; các thánh ca của Wesley, Willliams, Blake – theo nhịp điệu và ngôn từ của Sách Nguyện Chung (Book of Common Prayer) và Thánh Kinh Vua James (King James Bible). Tổng Giám Mục Canterbury sẽ khẩn cầu: "Xin Chúa giáng phúc cho các tôi tớ Chúa đây, cho người đàn ông và người đàn bà này, những người mà chúng con chúc lành cho nhân danh Chúa; để, nhờ trung thành sống với nhau, họ chắc chắn sẽ thi hành và giữ trọn lời hứa và giao ước đã làm với nhau, qua chiếc nhẫn được trao đi và nhận lãnh như biểu tượng và bảo chứng; và mãi mãi sống yêu thương và hoà bình với nhau cách hoàn hảo, cũng như luôn sống theo luật Chúa; nhờ Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen”.
Nhưng trên hết, ngày mai sẽ là thời điểm của chủ nghĩa Erastus (1), thời điểm làm tươi mới các dây liên kết giữa Giáo Hội và nhà nước, thời điểm, ngay trong ngôi nguyện đường vốn được coi là “đặc trưng của hoàng gia” nghĩa là không đặt dưới thẩm quyền các giám mục Anh Giáo mà đặt trực thuộc thẩm quyển của vị Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội ấy, tức Nữ Hoàng, người ta sẽ tái khẳng định cây dù hiến định của Kitô Giáo, một cây dù quan yếu cho cả hai định chế.
Thực vậy, bóng ma tại bữa tiệc ngày mai sẽ là: dù mỗi bên cố gắng tìm cách hòa mình vào thời đại, cả Giáo Hội Anh Giáo lẫn nền quân chủ đều trầm mình sâu xa vào thời điểm lịch sử khi đất nước Anh được khai sinh: một hòn đảo Thệ Phản bị bủa vây. Và cả hai thực thể sẽ mãi mãi vẫn được thời điểm kia xác định, và họ cần tới nhau để được xác định như thế.
Thời điểm ấy đã được cứng đọng trong luật lệ. Đạo Luật Thành Lập (The Act of Settlement) năm 1701 dự liệu các điều kiện theo đó việc nối ngôi phải diễn ra. Đây không phải là vấn đề chỉ có tính nối giòng, máu mủ hay thứ bậc lúc sinh ra. Trái lại, con trai sẽ qua mặt con gái. Do đó, nếu đứa con thứ hai của William và Kate là con trai, nó sẽ nối ngôi trước đứa chị của nó. Và đương nhiên, đứa con theo Công Giáo La Mã sẽ bị loại khỏi danh sách nối ngôi; thành viên nào của hoàng gia kết hôn với một người Công Giáo thì phải từ bỏ quyền nối ngôi của mình. Ngoài ra, vị quân vương còn phải hiệp thông với Giáo Hội Anh Giáo và phải tuyên thệ trước nhất duy trì Giáo Hội Anh Giáo Nước Anh và Giáo Hội Anh Giáo Tô Cách Lan như quốc giáo (established), và thứ hai, phải duy trì việc truyền ngôi căn cứ vào Thệ Phản.
Đạo Luật Thành Lập và Bộ Luật Quyền Lợi (Bill of Rights) có trước đó đã được đưa ra trong một thời kỳ khi nước Anh cảm thấy mình bị ảnh hưởng bên ngoài đe dọa một cách trầm trọng, nhất là từ các quốc gia Công Giáo. Nhiều nhà nước hiện đại cũng đã được khai sinh trong những thời điểm như thế. Trong trường hợp ấy, một hiệp ước có tính nền tảng đã được soạn thảo, giống một khế ước giữa vị quân chủ và các thần dân, nhằm khẳng định tính độc lập của nước Anh đối với các thế lực ngoại quốc, trong đó, dĩ nhiên, có thế lực của Giáo Hoàng. Chủ nghĩa Thệ Phản và thực thể quốc gia đã cùng gặp nhau. Các dự liệu của Đạo Luật năm 1701 có tính bó buộc “mãi mãi”: bất cứ khi nào Nghị Viện cho phép vị quân chủ trở thành người Công Giáo hay kết hôn với một người Công Giáo, thì khế ước giữa người cai trị và người bị trị sẽ bị hủy bỏ: “trong mọi trường hợp và mỗi trường hợp như thế, người dân của các lãnh thổ này nên được và thực sự được tháo gỡ không còn lệ thuộc sự vâng phục của họ nữa”.
Chính vì thế, cả chính phủ lẫn Giáo Hội (Anh Giáo) đều tỏ ra bối rối và khó chịu khi phải đương đầu với các lời yêu cầu Nghị Viện bãi bỏ quyền trưởng nam (male primogeniture) và việc kỳ thị chống người Công Giáo. Cả thủ tướng (một người Anh Giáo) lẫn phó thủ tướng (một người vô thần, kết hôn với người Công Giáo) đều nói rõ họ không ủng hộ những cuộc cải cách như thế; ấy thế nhưng, theo lời phát ngôn viên của ông Nick Clegg, “đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn đòi phải xem sét và suy nghĩ cẩn thận”. Gần đây thủ tướng đề nghị rằng dù bản thân ông có ủng hộ, thì việc đó cũng cần những đạo luật riêng rẽ của từng quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung, một điều hết sức kềnh càng.
David Cameron từng nói với đài Sky News rằng: “Điều đó trước đây từng được đưa ra bàn cãi và mọi người ở hàng đầu tạo ra chính sách đều nhất trí rằng nó đòi phải có những thay đổi và hiện đang có những cuộc đối thoại tiếp diễn. Nhưng rõ ràng là cần phải có thời gian, vì Nữ Hoàng không phải chỉ là nữ hoàng của Vương Quốc Thống Nhất mà còn của nhiều quốc gia khắp thế giới và do đó, thay đổi phải là thay đổi mà các quốc gia ấy chấp nhận và đem ra thi hành và hiện đang có những cuộc thảo luận với các quốc gia ấy…”.
Nói tóm lại, bạn hiểu chứ. Chúng tôi nghĩ thay đổi là điều đúng… Nhưng chúng tôi thà không thay đổi thì hơn. Hay đúng hơn: chúng tôi nghĩ mình không thể thay đổi được.
Bây giờ ta hãy xét tới sự lúng túng của Giáo Hội Anh Giáo. Tuần vừa qua, một phát ngôn viên nói với tờ Telegraph rằng đối với thời nay, dù Đạo Luật Nối Ngôi xem ra có vẻ “bất bình thường”, nhưng vì Giáo Hội Anh Giáo là tôn giáo chính thức, nên vị quân vương và Thống Lãnh Tối Cao không chịu thần phục một thẩm quyền cao hơn ở nơi nào khác. Nói cách khác, sự nghi ngờ cổ xưa đối với người Công Giáo vẫn còn đó: “họ trung thành với Rôma hay với quê nhà?”.
Sự kỳ dị trong lời tuyên bố trên là thế này: chắc chắn người Kitô hữu nào, kể cả vị quân vương Kitô hữu lẫn các vị giám mục, đều phải thần phục một thẩm quyền cao hơn. Nền văn minh Kitô Giáo cùng một lúc đặt chân lên kinh thành vĩnh cửu lẫn kinh thành trần thế. Thực vậy, quả là đáng lo ngại khi nhà nước trở thành nơi của thẩm quyền cao hơn cho mọi người; có khác chi đường dẫn tới toàn trị.
Phát ngôn viên sau đó chuyển qua nói về Giáo Hội Công Giáo: “Việc ngăn cấm những người nối ngôi không được lấy người Công Giáo La Mã có từ thời xa xưa và nhất định xem ra có vẻ bất bình thường, đặc biệt khi không có sự ngăn cấm kết hôn với những người thuộc tôn giáo khác hay không có tôn giáo nào cả. Nhưng nếu bãi bỏ sự ngăn cấm này thì khó khăn vẫn còn đó vì luật lệ đòi vị quân vương phải hiệp thông với Giáo Hội Anh Giáo trong tư cách Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội này và đó là điều không người Công Giáo nào có khả năng thi hành một cách nhất quán dưới kỷ luật hiện nay của giáo hội đó”.
Dĩ nhiên điều ấy đúng. Một vị vua Công Giáo khó có thể cử nhiệm các giám mục cho Giáo Hội chính thức ấy. Nhưng xin hãy xét tới điều được giả thiết trong lời tuyên bố trên: Vua hay Nữ Hoàng vẫn là Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội Anh Giáo. Giáo Hội thì chính thức, nhà nước thì Thệ Phản: lấy đi một sợi chỉ, toàn bộ tấm vải sẽ bị tháo rời. Và đó chính là lý do tại sao tại nước Anh hiện đại, ta không thể có được một cuộc thảo luận về một giáo hội tách biệt khỏi nhà nước, và về một nền quân chủ trong đó các thành viên của nó có khả năng thực thi quyền tự do tôn giáo.
Điều ấy có quan trọng không? Về nguyên tắc, thưa có: chủ nghĩa phe phái do nhà nước bảo trợ là một điều xấu xí, và trong tư cách Công Giáo, thật khó cho ta không cảm thấy một chút thất vọng khi vào những ngày như ngày mai, ta nhận ra một khuynh hướng bài Công Giáo sâu xa trên đó nhà nước đã được xây dựng. Nhưng đây không hẳn là vấn đề cảm nhận của người Công Giáo. Quả là không lành mạnh khi nghe các chính trị gia cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo thú nhận họ bất lực không giải quyết được những bất bình đẳng chỉ vì sợ những gì có thể xẩy ra ở phía trước. Các giám mục Công Giáo của Anh và Wales, vì biết rõ điều đó, nên đã “thư giãn” đối với Đạo Luật Thành Lập và thích chọn những cuộc chiến đấu khác hơn.
Và do đó, trong phong thái rất Anh, ngày mai ta sẽ tập chú vào những điều tốt đẹp mà các định chế cổ xưa kia vẫn tiếp tục cung cấp; và cũng như các học trò tại định chế giáo dục Anh có tên Hogwarts, ta vẫn cứ tham dự cuộc lễ lạc và giả đò là không nhìn thấy những bóng ma. Và dù có ai đó trong chúng ta cứ thô lỗ nhắc đến chúng, ta vẫn nâng ly chúc mừng Nữ Hoàng và cặp uyên ương mới hạnh phúc trong tình yêu, vẫn cứ nâng ly chúc mừng Thiên Chúa và quê hương, và ngâm ngợi bài Giêrusalem cho đến khản tiếng.
Ghi chú
(1) Đây là chủ thuyết của Thomas Erastus (1534-1583), một nhà thần học Đức gốc Thụy Sĩ. Ông chủ trương nhà nước có thẩm quyền thống trị giáo hội ngay trong các vấn đề tôn giáo.
Vì tôi ở chỉ cách Nguyện Đường Westminster 15 phút đi bộ, nơi Hoàng Tử William và Catherine Middleton sẽ thành hôn vào ngày mai, và cũng không cách Điện Buckingham bao xa, nơi họ sẽ xuất hiện trên ban-công sau lễ thành hôn để hôn nhau, nên khó có thể tránh được cảnh ồn ào náo nhiệt. Bên kia Điện là “thành phố truyền thông” mới mầu xanh nơi nụ hôn kia sẽ được truyền hình trực tiếp tới khán giả khắp địa cầu, trong khi ấy tại Nguyện Đường, người ta đã bắt đầu cắm lều (với đủ cả chó lẫn cờ) với hy vọng được thoáng nhìn thấy cặp uyên ương vương giả.
Các con phố ở phần thành phố tôi ở, gần Ga Victoria, đang rực rỡ với cờ đuôi nheo, phất phới dọc theo các hàng cột điện, và tôi đã chứng kiến ít nhất hai cuộc liên hoan ngoài phố gần đó. Bạn có thể mua những chiếc bánh ly giấy có hình Kate và William tại một tiệm bánh địa phương, và những chiếc khăn lau chén dĩa có hình của họ. Người ta quả đang bước vào cuộc liên hoan.
Tôi không có liên hệ gì với gia đình này. Tôi cũng không được mời tham dự lễ cưới. Ấy thế nhưng tôi vẫn cảm thấy như được mời, và được mời thật. Lễ lạc mừng vui cuộc tình thơ mộng bắt đầu vào sáng mai với những cuộc diễn hành long trọng tại Nguyện Đường Westminster và những ban hợp ca tuyệt vời luôn có cách chinh phục những anh chàng ưa chế giễu khinh khi, duy lý lẫn duy cộng hòa; giống tôn giáo, hoàng gia vừa phi lý vừa hết sức gây chú ý. Ở tâm điểm nghi lễ ngày mai, người ta sẽ thấy một tổng hợp hết sức lôi cuốn lòng người gồm nhiều yếu tố mà các nhà làm phim hết sức kỳ vọng: một đàng, có một điều gì hoàn toàn “khác lạ”, một khung cảnh mộng mơ, như chuyện thần tiên: đám cưới của một hoàng tử, đám phong công chúa của một thứ dân; đàng khác, có một điều gì hết sức phổ quát và nhân bản: người con trai gặp người con gái; họ yêu nhau; rồi cưới nhau.
Và như một số giám mục vừa nhấn mạnh, điều sẽ xẩy ra ngày mai quả là một vinh danh đối với định chế hôn nhân, tức sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm sinh sản và dạy dỗ con cái. Chung quanh ta, đang có nhiều phương thức “thay thế” cho mẫu mực ấy: các cuộc kết hợp đồng tính, nhiều cha mẹ đơn lẻ, nhiều cặp ly dị, và các nhà cổ động cho sự bình đẳng muốn ta tin rằng tất cả các “mẫu mực” ấy đều có giá trị như nhau. Nhưng thực ra, đâu phải như vậy. Lịch sử, nghiên cứu và kinh nghiệm đều cho thấy cuộc hôn nhân bền vững và đầy yêu thương giữa một người đàn ông và một người đàn bà là môi trường tốt nhất cho đứa con, là thước đo của mọi nền văn hóa.
Đối với một đất nước cũng thế. Ngày nay, một đất nước nhà nước (nation-state) rất có thể chỉ là một thực thể mỏng dòn nhưng nó vẫn là một thực thể tốt nhất có khả năng khiến ta âu yếm muốn thuộc về. Tôi tự coi mình trước nhất là người Âu Châu, nhưng cũng là người Anh; và tôi sẽ hết sức hãnh diện về tính Anh Quốc của âm nhạc ngày mai: Jerusalem, Greensleeves; cách dàn dựng của Elgar, Vaughan Williams, Britten; các thánh ca của Wesley, Willliams, Blake – theo nhịp điệu và ngôn từ của Sách Nguyện Chung (Book of Common Prayer) và Thánh Kinh Vua James (King James Bible). Tổng Giám Mục Canterbury sẽ khẩn cầu: "Xin Chúa giáng phúc cho các tôi tớ Chúa đây, cho người đàn ông và người đàn bà này, những người mà chúng con chúc lành cho nhân danh Chúa; để, nhờ trung thành sống với nhau, họ chắc chắn sẽ thi hành và giữ trọn lời hứa và giao ước đã làm với nhau, qua chiếc nhẫn được trao đi và nhận lãnh như biểu tượng và bảo chứng; và mãi mãi sống yêu thương và hoà bình với nhau cách hoàn hảo, cũng như luôn sống theo luật Chúa; nhờ Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen”.
Nhưng trên hết, ngày mai sẽ là thời điểm của chủ nghĩa Erastus (1), thời điểm làm tươi mới các dây liên kết giữa Giáo Hội và nhà nước, thời điểm, ngay trong ngôi nguyện đường vốn được coi là “đặc trưng của hoàng gia” nghĩa là không đặt dưới thẩm quyền các giám mục Anh Giáo mà đặt trực thuộc thẩm quyển của vị Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội ấy, tức Nữ Hoàng, người ta sẽ tái khẳng định cây dù hiến định của Kitô Giáo, một cây dù quan yếu cho cả hai định chế.
Thực vậy, bóng ma tại bữa tiệc ngày mai sẽ là: dù mỗi bên cố gắng tìm cách hòa mình vào thời đại, cả Giáo Hội Anh Giáo lẫn nền quân chủ đều trầm mình sâu xa vào thời điểm lịch sử khi đất nước Anh được khai sinh: một hòn đảo Thệ Phản bị bủa vây. Và cả hai thực thể sẽ mãi mãi vẫn được thời điểm kia xác định, và họ cần tới nhau để được xác định như thế.
Thời điểm ấy đã được cứng đọng trong luật lệ. Đạo Luật Thành Lập (The Act of Settlement) năm 1701 dự liệu các điều kiện theo đó việc nối ngôi phải diễn ra. Đây không phải là vấn đề chỉ có tính nối giòng, máu mủ hay thứ bậc lúc sinh ra. Trái lại, con trai sẽ qua mặt con gái. Do đó, nếu đứa con thứ hai của William và Kate là con trai, nó sẽ nối ngôi trước đứa chị của nó. Và đương nhiên, đứa con theo Công Giáo La Mã sẽ bị loại khỏi danh sách nối ngôi; thành viên nào của hoàng gia kết hôn với một người Công Giáo thì phải từ bỏ quyền nối ngôi của mình. Ngoài ra, vị quân vương còn phải hiệp thông với Giáo Hội Anh Giáo và phải tuyên thệ trước nhất duy trì Giáo Hội Anh Giáo Nước Anh và Giáo Hội Anh Giáo Tô Cách Lan như quốc giáo (established), và thứ hai, phải duy trì việc truyền ngôi căn cứ vào Thệ Phản.
Đạo Luật Thành Lập và Bộ Luật Quyền Lợi (Bill of Rights) có trước đó đã được đưa ra trong một thời kỳ khi nước Anh cảm thấy mình bị ảnh hưởng bên ngoài đe dọa một cách trầm trọng, nhất là từ các quốc gia Công Giáo. Nhiều nhà nước hiện đại cũng đã được khai sinh trong những thời điểm như thế. Trong trường hợp ấy, một hiệp ước có tính nền tảng đã được soạn thảo, giống một khế ước giữa vị quân chủ và các thần dân, nhằm khẳng định tính độc lập của nước Anh đối với các thế lực ngoại quốc, trong đó, dĩ nhiên, có thế lực của Giáo Hoàng. Chủ nghĩa Thệ Phản và thực thể quốc gia đã cùng gặp nhau. Các dự liệu của Đạo Luật năm 1701 có tính bó buộc “mãi mãi”: bất cứ khi nào Nghị Viện cho phép vị quân chủ trở thành người Công Giáo hay kết hôn với một người Công Giáo, thì khế ước giữa người cai trị và người bị trị sẽ bị hủy bỏ: “trong mọi trường hợp và mỗi trường hợp như thế, người dân của các lãnh thổ này nên được và thực sự được tháo gỡ không còn lệ thuộc sự vâng phục của họ nữa”.
Chính vì thế, cả chính phủ lẫn Giáo Hội (Anh Giáo) đều tỏ ra bối rối và khó chịu khi phải đương đầu với các lời yêu cầu Nghị Viện bãi bỏ quyền trưởng nam (male primogeniture) và việc kỳ thị chống người Công Giáo. Cả thủ tướng (một người Anh Giáo) lẫn phó thủ tướng (một người vô thần, kết hôn với người Công Giáo) đều nói rõ họ không ủng hộ những cuộc cải cách như thế; ấy thế nhưng, theo lời phát ngôn viên của ông Nick Clegg, “đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn đòi phải xem sét và suy nghĩ cẩn thận”. Gần đây thủ tướng đề nghị rằng dù bản thân ông có ủng hộ, thì việc đó cũng cần những đạo luật riêng rẽ của từng quốc gia thuộc khối Thịnh Vượng Chung, một điều hết sức kềnh càng.
David Cameron từng nói với đài Sky News rằng: “Điều đó trước đây từng được đưa ra bàn cãi và mọi người ở hàng đầu tạo ra chính sách đều nhất trí rằng nó đòi phải có những thay đổi và hiện đang có những cuộc đối thoại tiếp diễn. Nhưng rõ ràng là cần phải có thời gian, vì Nữ Hoàng không phải chỉ là nữ hoàng của Vương Quốc Thống Nhất mà còn của nhiều quốc gia khắp thế giới và do đó, thay đổi phải là thay đổi mà các quốc gia ấy chấp nhận và đem ra thi hành và hiện đang có những cuộc thảo luận với các quốc gia ấy…”.
Nói tóm lại, bạn hiểu chứ. Chúng tôi nghĩ thay đổi là điều đúng… Nhưng chúng tôi thà không thay đổi thì hơn. Hay đúng hơn: chúng tôi nghĩ mình không thể thay đổi được.
Bây giờ ta hãy xét tới sự lúng túng của Giáo Hội Anh Giáo. Tuần vừa qua, một phát ngôn viên nói với tờ Telegraph rằng đối với thời nay, dù Đạo Luật Nối Ngôi xem ra có vẻ “bất bình thường”, nhưng vì Giáo Hội Anh Giáo là tôn giáo chính thức, nên vị quân vương và Thống Lãnh Tối Cao không chịu thần phục một thẩm quyền cao hơn ở nơi nào khác. Nói cách khác, sự nghi ngờ cổ xưa đối với người Công Giáo vẫn còn đó: “họ trung thành với Rôma hay với quê nhà?”.
Sự kỳ dị trong lời tuyên bố trên là thế này: chắc chắn người Kitô hữu nào, kể cả vị quân vương Kitô hữu lẫn các vị giám mục, đều phải thần phục một thẩm quyền cao hơn. Nền văn minh Kitô Giáo cùng một lúc đặt chân lên kinh thành vĩnh cửu lẫn kinh thành trần thế. Thực vậy, quả là đáng lo ngại khi nhà nước trở thành nơi của thẩm quyền cao hơn cho mọi người; có khác chi đường dẫn tới toàn trị.
Phát ngôn viên sau đó chuyển qua nói về Giáo Hội Công Giáo: “Việc ngăn cấm những người nối ngôi không được lấy người Công Giáo La Mã có từ thời xa xưa và nhất định xem ra có vẻ bất bình thường, đặc biệt khi không có sự ngăn cấm kết hôn với những người thuộc tôn giáo khác hay không có tôn giáo nào cả. Nhưng nếu bãi bỏ sự ngăn cấm này thì khó khăn vẫn còn đó vì luật lệ đòi vị quân vương phải hiệp thông với Giáo Hội Anh Giáo trong tư cách Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội này và đó là điều không người Công Giáo nào có khả năng thi hành một cách nhất quán dưới kỷ luật hiện nay của giáo hội đó”.
Dĩ nhiên điều ấy đúng. Một vị vua Công Giáo khó có thể cử nhiệm các giám mục cho Giáo Hội chính thức ấy. Nhưng xin hãy xét tới điều được giả thiết trong lời tuyên bố trên: Vua hay Nữ Hoàng vẫn là Thống Lãnh Tối Cao của Giáo Hội Anh Giáo. Giáo Hội thì chính thức, nhà nước thì Thệ Phản: lấy đi một sợi chỉ, toàn bộ tấm vải sẽ bị tháo rời. Và đó chính là lý do tại sao tại nước Anh hiện đại, ta không thể có được một cuộc thảo luận về một giáo hội tách biệt khỏi nhà nước, và về một nền quân chủ trong đó các thành viên của nó có khả năng thực thi quyền tự do tôn giáo.
Điều ấy có quan trọng không? Về nguyên tắc, thưa có: chủ nghĩa phe phái do nhà nước bảo trợ là một điều xấu xí, và trong tư cách Công Giáo, thật khó cho ta không cảm thấy một chút thất vọng khi vào những ngày như ngày mai, ta nhận ra một khuynh hướng bài Công Giáo sâu xa trên đó nhà nước đã được xây dựng. Nhưng đây không hẳn là vấn đề cảm nhận của người Công Giáo. Quả là không lành mạnh khi nghe các chính trị gia cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo thú nhận họ bất lực không giải quyết được những bất bình đẳng chỉ vì sợ những gì có thể xẩy ra ở phía trước. Các giám mục Công Giáo của Anh và Wales, vì biết rõ điều đó, nên đã “thư giãn” đối với Đạo Luật Thành Lập và thích chọn những cuộc chiến đấu khác hơn.
Và do đó, trong phong thái rất Anh, ngày mai ta sẽ tập chú vào những điều tốt đẹp mà các định chế cổ xưa kia vẫn tiếp tục cung cấp; và cũng như các học trò tại định chế giáo dục Anh có tên Hogwarts, ta vẫn cứ tham dự cuộc lễ lạc và giả đò là không nhìn thấy những bóng ma. Và dù có ai đó trong chúng ta cứ thô lỗ nhắc đến chúng, ta vẫn nâng ly chúc mừng Nữ Hoàng và cặp uyên ương mới hạnh phúc trong tình yêu, vẫn cứ nâng ly chúc mừng Thiên Chúa và quê hương, và ngâm ngợi bài Giêrusalem cho đến khản tiếng.
Ghi chú
(1) Đây là chủ thuyết của Thomas Erastus (1534-1583), một nhà thần học Đức gốc Thụy Sĩ. Ông chủ trương nhà nước có thẩm quyền thống trị giáo hội ngay trong các vấn đề tôn giáo.