Năm 1972, khi tôi đang chuẩn bị để được gửi sang du học tại Hoa Kỳ, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn là Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, người đã ký giấy và cho phép tôi đi du học, nhưng Ngài lại tỏ ra quản ngại đặc biệt về tinh thần đạo đức lúc đó tại Hoa Kỳ. Ngài nói với tôi rằng: Ngài đã quyết định cho tôi đi du học ở Hoa Kỳ, nhưng nay Ngài lại như muốn đổi ý, vì Ngài nghe có nhiều người nói, tình trạng sinh hoạt tôn giáo ở Hoa Kỳ không thuận lợi, nhiều nam nữ tu sĩ đã bỏ ơn kêu gọi. Chủng viện và Tu viện trống vắng, kể cả sự kiện có nhiều linh mục rời bỏ đời sống linh mục, giáo dân thì ít còn đi lễ đi nhà thờ…
Có lẽ đó cũng là những quan niệm và ý nghĩ chung của nhiều Đức Giám Mục, Linh mục và các vị có uy tín ở Việt Nam lúc đó. Các Ngài nghĩ rằng Hoa Kỳ là một nước phồn thịnh và tiến bộ thật sự về mặt kỹ thuật và vật chất, nhưng tinh thần đạo đức và tôn giáo thì có thể còn ở điểm thấp. Chính vì thế mà bao nhiêu năm qua, không có mấy linh mục, chủng sinh và nữ tu được gửi sang du học ở Hoa Kỳ. Nói đến việc gửi người ưu tuyển đi du học ở ngoại quốc để sau này về làm việc cho tương lai thì phải là người được gửi sang du học ở Ý, Pháp, Thụy Sĩ, bên Đức hoặc gần hơn thì ở Philuậttân….
Năm 1975, đánh dấu khúc quanh lịch sử của Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Rất đông người Việt Nam kể cả người Công Giáo Việt Nam đã đi ra sống ở ngoại quốc. Ngày nay, ở tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có trên 600,000 Người Công Giáo Việt Nam và gần 1,000 linh mục Việt Nam đang sống và làm việc. Khối người Công Giáo Việt Nam này đã có kinh nghiệm sống tại Việt Nam và đã quan sát sinh hoạt tôn giáo tại Hoa Kỳ, họ sẽ có những nhận định và phê phán công bình và chính xác hơn về Giáo Hội và nếp sống đạo ở Hoa Kỳ. Riêng tôi, tôi cũng muốn tìm hiểu thêm và đóng góp vào bài viết này, để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về Giáo Hội Hoa Kỳ, trong đó vai trò lãnh đạo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thật là khéo léo và đáng khen ngợi. Sau đây là mấy con số thống kê của Giáo Hội Hoa Kỳ.
Dựa vào cuốn The Official Catholic Directory năm 2010, chúng ta có các con số mới nhất sau đây về Giáo Hội Hoa Kỳ:
Hàng Giáo Phẩm kết hợp với Hội Đồng Giám Mục là cơ quan lãnh đạo tối cao đang hướng dẫn Giáo Hội Hoa Kỳ vượt qua nhiều khó khăn, kể cả những cuộc khủng hoảng và thanh lọc trong quá khứ. Hội Đồng Giám Mục luôn tỏ ra xứng đáng với vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường hướng chính cho chương trình sống đạo, hành đạo và truyền đạo, luôn được thích hợp và ở trong chiều hướng đi lên.
Trong lối sống đạo độc đáo và hữu hiệu tại Hoa Kỳ do Hội Đồng Giám Mục đề xướng, triển khai, áp dụng và hướng dẫn, chúng ta phải kể tới: “Lối Sống Đạo Như Người Quản Lý Các Ơn Huệ Của Chúa” (Stewardship of Time, Talents and Treasures).
Để thực hành lối sống đạo này, Giáo Hội Hoa Kỳ chủ trương và dạy rằng: Mỗi người Công Giáo Hoa Kỳ phải xác nhận rằng, mình là một người quản lý các ơn huệ của Chúa, ân huệ thời giờ, tài năng và tiền bạc. Tất cả đều là ân huệ do Chúa đã ban. Do đấy, mình cần phải nghĩ tới trách nhiệm dâng lại cho Chúa một phần hợp lý, để cảm tạ Thiên Chúa và để sống đạo. Như thế việc sống đạo đã rõ ràng lại cụ thể và có việc làm. Việc dâng hiến này để sống đạo đã được quy định là dâng 1/10 các ân huệ do Chúa đã ban và được gọi là dâng hiến thập phân trong Cựu Ước (Tithe), được khích lệ trong Tân Ước và được xác quyết trong giáo huấn của HĐGM Hoa Kỳ.
Chính Đức Tổng Giám Mục Atlanta, Đức Cha Wilton D. Gregory trong văn thư mới đây, Ngài khích lệ giáo dâng trong toàn Tổng Giáo Phận nên suy xét, cầu nguyện và quyết định dâng hiến 10% về thời giờ, tài năng và tiền bạc. Dựa theo quyết định ấy, chúng ta có thể gia tăng việc cầu nguyện, học hỏi, sinh hoạt hội đoàn và tự nguyện phục vụ và giúp đỡ với khả năng và tài trí Chúa ban để tích cực sống đạo. Về tiền bạc, văn thư cũng đề nghị mỗi gia đình dâng hiến 10 % cho Chúa: 4 % cho ngân sách sinh hoạt của giáo xứ, 1 % cho cuộc lạc quyên của Tổng Giáo Phận hàng năm và 5% cho việc bác ái yêu thương chia sẻ mà mỗi người sẽ quyết định làm ở đâu và khi nào.
Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng lối sống đạo “Stewardship of Time, Talents and Treasures” đã làm cho Giáo Hội Hoa Kỳ được mạnh mẽ, được trưởng thành và hoạt động, nhà thờ luôn có nhiều người tham dự thánh lễ cuối tuần, các hội đoàn sinh hoạt sầm uất, nhiều người thiện nguyện vào các mục vụ, Giáo Hội sung túc và họat động…. Trong khi có nhiều Giáo Hội ở các quốc gia khác không sinh hoạt được như vậy! Theo tinh thần khách quan, chúng ta có thể nghĩ rằng Giáo Hội Hoa Kỳ hiện đang ở vào cao điểm và đáng thán phục!
Có lẽ đó cũng là những quan niệm và ý nghĩ chung của nhiều Đức Giám Mục, Linh mục và các vị có uy tín ở Việt Nam lúc đó. Các Ngài nghĩ rằng Hoa Kỳ là một nước phồn thịnh và tiến bộ thật sự về mặt kỹ thuật và vật chất, nhưng tinh thần đạo đức và tôn giáo thì có thể còn ở điểm thấp. Chính vì thế mà bao nhiêu năm qua, không có mấy linh mục, chủng sinh và nữ tu được gửi sang du học ở Hoa Kỳ. Nói đến việc gửi người ưu tuyển đi du học ở ngoại quốc để sau này về làm việc cho tương lai thì phải là người được gửi sang du học ở Ý, Pháp, Thụy Sĩ, bên Đức hoặc gần hơn thì ở Philuậttân….
Năm 1975, đánh dấu khúc quanh lịch sử của Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. Rất đông người Việt Nam kể cả người Công Giáo Việt Nam đã đi ra sống ở ngoại quốc. Ngày nay, ở tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có trên 600,000 Người Công Giáo Việt Nam và gần 1,000 linh mục Việt Nam đang sống và làm việc. Khối người Công Giáo Việt Nam này đã có kinh nghiệm sống tại Việt Nam và đã quan sát sinh hoạt tôn giáo tại Hoa Kỳ, họ sẽ có những nhận định và phê phán công bình và chính xác hơn về Giáo Hội và nếp sống đạo ở Hoa Kỳ. Riêng tôi, tôi cũng muốn tìm hiểu thêm và đóng góp vào bài viết này, để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về Giáo Hội Hoa Kỳ, trong đó vai trò lãnh đạo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thật là khéo léo và đáng khen ngợi. Sau đây là mấy con số thống kê của Giáo Hội Hoa Kỳ.
Dựa vào cuốn The Official Catholic Directory năm 2010, chúng ta có các con số mới nhất sau đây về Giáo Hội Hoa Kỳ:
- Hồng Y: 13 vị
- Tổng Giám Mục: 59 vị
- Giám Mục: 390 vị
- Đan Viện Phụ: 110 vị
- Linh Mục Triều / Địa Phận: 27,614
- Linh Mục Dòng Tu: 13,174
- Linh Mục mới chịu chức năm 2010: 472 (trung bình mỗi năm)
- Thầy Sáu Vĩnh Viễn: 17,163
- Nam Tu Sĩ / Chủng Sinh: 4,737
- Nữ Tu Sĩ: 58,724
- Giáo Xứ: 18,372
- Giáo Họ: 2,680
- Số Giáo Dân Công Giáo: 68,503,456
- Số Người Dân Hoa Kỳ: 310,252,317
- Tỉ Số Công Giáo: 22%
Hàng Giáo Phẩm kết hợp với Hội Đồng Giám Mục là cơ quan lãnh đạo tối cao đang hướng dẫn Giáo Hội Hoa Kỳ vượt qua nhiều khó khăn, kể cả những cuộc khủng hoảng và thanh lọc trong quá khứ. Hội Đồng Giám Mục luôn tỏ ra xứng đáng với vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường hướng chính cho chương trình sống đạo, hành đạo và truyền đạo, luôn được thích hợp và ở trong chiều hướng đi lên.
Trong lối sống đạo độc đáo và hữu hiệu tại Hoa Kỳ do Hội Đồng Giám Mục đề xướng, triển khai, áp dụng và hướng dẫn, chúng ta phải kể tới: “Lối Sống Đạo Như Người Quản Lý Các Ơn Huệ Của Chúa” (Stewardship of Time, Talents and Treasures).
Để thực hành lối sống đạo này, Giáo Hội Hoa Kỳ chủ trương và dạy rằng: Mỗi người Công Giáo Hoa Kỳ phải xác nhận rằng, mình là một người quản lý các ơn huệ của Chúa, ân huệ thời giờ, tài năng và tiền bạc. Tất cả đều là ân huệ do Chúa đã ban. Do đấy, mình cần phải nghĩ tới trách nhiệm dâng lại cho Chúa một phần hợp lý, để cảm tạ Thiên Chúa và để sống đạo. Như thế việc sống đạo đã rõ ràng lại cụ thể và có việc làm. Việc dâng hiến này để sống đạo đã được quy định là dâng 1/10 các ân huệ do Chúa đã ban và được gọi là dâng hiến thập phân trong Cựu Ước (Tithe), được khích lệ trong Tân Ước và được xác quyết trong giáo huấn của HĐGM Hoa Kỳ.
Chính Đức Tổng Giám Mục Atlanta, Đức Cha Wilton D. Gregory trong văn thư mới đây, Ngài khích lệ giáo dâng trong toàn Tổng Giáo Phận nên suy xét, cầu nguyện và quyết định dâng hiến 10% về thời giờ, tài năng và tiền bạc. Dựa theo quyết định ấy, chúng ta có thể gia tăng việc cầu nguyện, học hỏi, sinh hoạt hội đoàn và tự nguyện phục vụ và giúp đỡ với khả năng và tài trí Chúa ban để tích cực sống đạo. Về tiền bạc, văn thư cũng đề nghị mỗi gia đình dâng hiến 10 % cho Chúa: 4 % cho ngân sách sinh hoạt của giáo xứ, 1 % cho cuộc lạc quyên của Tổng Giáo Phận hàng năm và 5% cho việc bác ái yêu thương chia sẻ mà mỗi người sẽ quyết định làm ở đâu và khi nào.
Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng lối sống đạo “Stewardship of Time, Talents and Treasures” đã làm cho Giáo Hội Hoa Kỳ được mạnh mẽ, được trưởng thành và hoạt động, nhà thờ luôn có nhiều người tham dự thánh lễ cuối tuần, các hội đoàn sinh hoạt sầm uất, nhiều người thiện nguyện vào các mục vụ, Giáo Hội sung túc và họat động…. Trong khi có nhiều Giáo Hội ở các quốc gia khác không sinh hoạt được như vậy! Theo tinh thần khách quan, chúng ta có thể nghĩ rằng Giáo Hội Hoa Kỳ hiện đang ở vào cao điểm và đáng thán phục!