CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A
+++
A. DẪN NHẬP
Trong sa mạc khô cháy, nước là một nhu cầu khẩn thiết cho cuộc sống. Dân Israel thiếu nước trầm trọng trong sa mạc. Thiên Chúa đã thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách truyền cho ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá, nước tuôn trào lai láng cho dân và đàn gia súc giãn cơn khát (Bài đọc 1). Tuy nhiên, nước đó mới là nước vật chất làm thỏa mãn thể xác được chốc lát, Đức Giêsu tại bờ giếng Giacóp còn giới thiệu cho người phụ nữ Samaria một thứ nước khác, một thứ nước uống vào sẽ không bao giờ khát nữa, nước đó là Nước Hằng Sống. Chúa sẽ ban thứ nước ấy cho những ai biết tin nhận Đức Giêsu vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.
Ai trong chúng ta mà không khát nước ? Không có nước con người không thể sống được. Vì vậy người ta đang có nỗ lực tạo ra những nguồn nước sạch cung cấp cho cuộc sống hằng ngày, và nhu cầu tiêu thụ nước càng ngày càng tăng, càng cấp bách. Nhưng đó chỉ là nước vật chất nhằm thỏa mãn nhữnng cơn khát của thân xác, uống vào vẫn còn khát.
Ngòai ra, người ta còn những cơn khát khác, đó là khát vọng tinh thần, những khát vọng vô biên, cần phải được thỏa mãn. Như trường hợp người phụ nữ Samaria, mặc dù ở bên giếng nước mà cõi lòng vẫn còn khát và cơn khát ấy chỉ có thể được thỏa mãn bằng một thứ nước siêu nhiên là nước Hằng sống mà Chúa Giêsu ban cho. Chúng ta cũng hãy khao khát đi tìm Chúa là nguồn nước hằng sống để được thỏa mãn cơn khát vọng vô biên, như đàn nai tìm đến suối nước trong, vì chính Chúa mới có thể thỏa mãn được mọi khát vọng của con người :
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
(Tv 61,2)
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Xh 17,3-7
Thiên Chúa yêu thương dân Israel, đã chọn họ làm dân riêng của Ngài, nên đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ của người Ai cập. Trên cuộc hành trình về Đất hứa, Ngài đã nuôi dân bằng manna và chim cút, nhưng sau đó dân chúng thiếu nước uống. Họ cằn nhằn trách móc ông Maisen, họ nổi lọan định ném đá ông và định quay trở về Ai cập. Chúa đã can thiệp cho dân có nước uống. Theo lệnh của Chúa, ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá ở Horeb, nước liền chảy ra lai láng, dân chúng và đàn vật được uống thỏa thuê. Cũng chính nơi này, ông Maisen gọi là Meriba và Massa, có nghĩa là nơi dân Israel đã nổi lọan và thử thách Chúa.
Nhờ sự kiện này mà dân tin tưởng là Thiên Chúa luôn hiện diện bên họ, nâng đỡ họ, bênh vực họ và đưa họ về Đất hứa chảy sữa cùng mật.
+ Bài đọc 2 : 5,1-2.5-18
Trong thư gửi cho tín hữu Rôma thánh Phaolô cho biết : Tình yêu Thiên Chúa là nền tảng niềm cậy trông. Dù gặp bao gian nan thử thách trong cuộc sống, ngài luôn tin tưởng vào Đức Kitô, chấp nhận tất cả để chỉ có một khát vọng là loan báo Tin mừng cho lương dân… Khi đã được trở lại với Chúa, Ngài chỉ còn biết sống cho Chúa Kitô, đồng lao cộng khổ với Ngài, cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài nên đã nói :”Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà Đức Kitô sống trong tôi”. Với Đức Kitô sống trong mình, thánh Phaolô đã trở nên một nguồn nước phong phú cứ muốn vọt ra. Niềm khao khát rao giảng Đức Kitô cho người khác đã thúc bách Ngài :”Caritas Christi urget me”.
+ Bài Tin mừng : Ga 4,5-42
Bản văn Tin mừng hôm nay là một trong những đọan hay nhất và đẹp nhất của Tin mừng theo thánh Gioan. Ở đây ghi lại một cách thi vị và đầy tình người cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ ở giếng Giacóp. Không ngờ, ban đầu Đức Giêsu xin người phụ nữ Samaria cho nước uống, rồi qua câu chuyện trao đổi, Ngài lại mạc khải cho chị ta một thứ nước uống, uống vào sẽ không bao giờ khát, đó chính là nước Trường sinh :”Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,13).
Qua lời hứa trên, Đức Giêsu cho biết Thiên Chúa không phải là một kẻ đối diện, không chỉ ở núi Garazim hay trong đền thờ Giêrusalem nữa, mà ở ngay trong chính con người chúng ta, làm thành một nguồn nước vọt ra sự sống đời đời. Hãy tin tưởng và trông cậy vào Ngài vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.
Qua câu chuyện trên, không những chị phụ nữ Samaria đã nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, chị còn loan báo cho dân làng nhận biết Đức Giêsu là Đấng mang lại ơn cứu độ, vì họ đã được mắt thấy tai nghe, không cần phải dựa vào lời chị phụ nữ nữa. Chúng ta cũng phải đi loan báo Đức Giêsu cho những người khác như vậy.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Niềm khát vọng của chúng ta
I. ĐỨC GIÊSU HỨA BAN NƯỚC HẰNG SỐNG
1. Tình hình tại vùng Samaria
Vào thời Đức Giêsu, xứ Palestina kéo dài từ bắc xuống nam dài gần 200 cây số, chia thành ba vùng : phía bắc là Galilea, phía nam là Giuđêa, và giữa hai phần đó là Samaria. Con đường ngắn nhất từ Giuđea đến Galilea là đi ngang qua xứ Samaria, mất khỏang ba ngày. Nếu muốn tránh Samaria thì phải đi đường vòng qua sông Giorđan thì xa gấp đôi. Đức Giêsu đã chọn đi con đường ngắn này.
Người Samaria nguyên gốc là người Do thái, nhưng do cuộc sống chuyển biến, họ có nhiều liên hệ với ngọai bang nên bị người Do thái cho là lai căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp. Vì thế, luật sĩ Do thái quen nói :”Nước người Samaria ô trọc hơn tiết heo”.
Nghe tin Gioan Tẩy giả bị bắt giam, Đức Giêsu quyết định rời Giuđea, vì người biệt phái tỏ ra ghen tức, nghi kỵ, phản kháng (Ga 4,1). Ngài đã dùng con đường ngắn nhất để đi đến miền Galilêa là đi ngang qua Samaria. Đức Giêsu đã làm một cuộc hành trình đi Galilêa theo như Gioan viết :”Đức Giêsu tới thành gọi là Kikha thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng Giacóp, Đức Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khỏang giờ thứ sáu”(Ga 4,5-6).
2. Đức Giêsu xin nước uống
Giếng Gacóp này sâu 32 mét, phải có dây và gầu mới múc được nước. Đức Giêsu đang ngồi nghỉ mệt trên miệng giếng thì có một người phụ nữ ra múc nước. Ngài nói với chị ta :”Cho tôi chút nước uống”. Câu nói này có vẻ tự nhiên, nhưng theo tục lệ lúc bấy giờ thì thật lạ tai đối với nhiều người và không thể chấp nhận được. Đức Giêsu biết thế Ngài điềm nhiên phá bỏ tập tục đó. Đây là lần đầu tiên, song không phải là lần cuối. Các tông đồ cũng ngạc nhiên về chuyện này.
Còn đối với chị phụ nữ này, lời nói của Đức Giêsu cũng làm cho chị ta kinh ngạc, quay lại hỏi :”Tôi là người Samaria và ông là người Do thái, sao ông lại xin tôi cho ông uống nước”? Tác giả Gioan giải thích cho những độc giả Hy lạp của ngài rằng : người Do thái và Samaria vốn không giao tiếp với nhau. Đức Giêsu đã trả lời với chị ta :”Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống”.
3. Đức Giêsu ban nước hằng sống
Chị phụ nữ còn đang thắc mắc về câu nói của Ngài, Đức Giêsu trả lời tiếp cho chị :”Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Chị ta nói với Đức Giêsu :”Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15).
Qua câu chuyện trao đổi giữa Đức Giêsu và chị phụ nữ này, Ngài đã tiết lộ cho chị : chính Ngài là Đấng Messia, gọi là Đức Kitô. Chính Ngài sẽ ban cho chị và mọi người nước hằng sống. Ngòai ra, Ngài còn mạc khải một điều mới mẻ về việc tôn thờ : việc tôn thờ Thiên Chúa này khác với quan niệm của biệt phái và quan niệm của người thời bấy giờ :”Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những ngưởi tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).
4. Mục đích của câu truyện
Phải chăng thánh sử Gioan dùng mẩu truyện người phụ nữ này cốt ý cho mỗi người chúng ta đặt lại vấn đề đức tin của cá nhân mình. Mỗi người chúng ta, dù nam hay nữ, dù trong trạng thái nào của cuộc sống, có thể là một người phụ nữ Samaria, chúng ta cần gặp và trực diện với Đức Giêsu.
Có một câu nói trong sách của Hồi giáo như sau :”Khát thì tìm nước, nhưng nguồn nước cũng đi tìm người khát”. Đức Giêsu là nguồn nước sự sống Người tìm đến với mọi người chúng ta. Để tiến sâu vào con đường khám phá đức tin, chúng ta phải vượt qua được hiện cảnh của mình, như người phụ nữ, đào sâu vào quá khứ tội lỗi, nhận thực ra mình là ai. Và đó là giây phút được giải thóat, được thứ tha, được yêu thương, được nhận ra nguồn sống mới. Muốn bắt đầu cuộc hành trình đức tin thực sự, chúng ta phải cất bước đi tới.
II. NIỀM KHAO KHÁT CỦA TÂM HỒN TÔI
1. Khao khát nước uống thường ngày
Kinh nghiệm cho thấy nước vô cùng thiết yếu cho đời sống. Thiếu nhà cửa, quần áo, người ta vẫn sống được, thiếu thức ăn người ta cũng có thể sống được một thời gian dài, nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.
Khi dựng nên vườn địa đàng, Sách Thánh cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã làm nên một con sông chẻ ra bốn nhánh để tưới tiêu cho sinh vật. Ông bà tổ tiên Adong Evà đã dùng nước ngọt ấy cho đến khi phạm tội thì mất, đất đai lại trở nên khô cằn.
Theo những số liệu thu thập được, hiện nay nguồn nước lòai người thừa hưởng trên hành tinh này thật phong phú, vào khỏang 1,3 tỉ đến 1,4 tỉ kilômét khối, trong đó nước mặn ở đại dương chiếm 98,77%, hai băng đảo (Bắc và Nam cực) chiếm 1,19%, nước trên mặt đất liền chiếm 0,017%, nước ngầm chiếm 0,007% và hơi nước trong khí quyển 0,001%.
Theo báo cáo của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, hiện nay có 1,2 tỉ người (1/4 dân số thế giới) không có đủ nước sạch để uống. Hằng năm có khỏang 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển vì bệnh mà nguyên nhân trước tiên là dùng nước bẩn.
Nước uống đối với nhiều nước trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu vì việc lãng phí nước uống trở thành nghiêm trọng. Đặc biệt là nhiều bể nước ngọt bị các phế thải công nghiệp làm ô nhiễm. Nước uống tại một số nước châu Âu được cho vào chai lọ để bán, Hà lan đã phải nhập nước uống từ Thụy điển.
Các nhà khoa học cho rằng tới năm 2000, số dân tăng nhanh, sẽ dùng hết một nửa tổng số nước ngọt có trên quả đất. Và có thể năm 2040, với việc tăng dân số lên gấp đôi, tòan số nước ngọt dự trữ sẽ không còn nữa (Báo Đại Đòan Kết, số 8, th 3/97, tr 6).
Hiện nay Việt nam chúng ta cũng thiếu nước sạch bởi vì nhiều nguồn nước đã bị các chất thải của các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Để giải quyết cấp thời, nhiều người đã sản xuất nước tinh khiết đóng chai đem bán trên thị trường, cung cấp nước sạch để tránh bệnh tật. Việc uống nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng hiện nay đã trở nên phổ biến, ngay cả vùng nông thôn.
2. Những khát vọng tinh thần
Con người muốn vươn lên, muốn đạt tới hạnh phúc nhưng hạnh phúc còn xa tầm tay. Đồng ý rằng đã có những mảnh hạnh phúc, mỗi người có thể hưởng hạnh phúc ấy trong hòan cảnh cụ thể của mình như “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”, nhưng con người chưa thỏa mãn được những thứ hạnh phúc ấy, muốn vươn lên tới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh cửu. Vì vậy, con người luôn có nhiều khát vọng, muốn cho mọi sự tốt đẹp được xẩy ra như :
- Khát khao chân lý vì cuộc sống đầy gian dối.
- Khao khát tự do trong một xã hội nhiều trói buộc.
- Khao khát công bình trong một môi trường đầy dẫy bất công.
- Khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận.
- Khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh.
- Khao khát niềm tin giữa cảnh đời đầy nghi kỵ.
- v.v….
Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu “Linh hồn con khao khát Chúa Trời hằng sống”.
Chúng ta hãy nhìn vào phụ nữ Samaria, mặc dù đang ở bên giếng nước nhưng cõi lòng vẫn khát khao. Nàng thèm khát một tình nghĩa đậm đà. Nàng tưởng rằng tình đời sẽ thỏa mãn được cơn khát ấy nên nàng đã lăn xả vào những cuộc phiêu lưu tình ái. Nhưng đã trải qua 5 đời chồng rồi, nay đã là đời chồng thứ sáu mà nàng vẫn còn khát. Chỉ sau khi được gặp Đức Giêsu, trò truyện với Ngài và được Ngài ban cho thứ nước siêu nhiên là tình nghĩa với Chúa thì nàng mới hết khát. Nàng còn chạy vào làng rủ thêm nhiều người đến với Đức Giêsu, nguồn nước hằng sống đích thực (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 114).
Truyện : Erman Coen.
Erman Coen được mệnh danh là Augustinô của thời đại chúng ta. Ngài là một người Do thái rất giầu có. Thời trai trẻ, ngài chỉ biết ăn chơi và chạy theo thế gian. Ngày kia, ngài từ chối tất cả và xin vào tu viện…
Trong buổi giảng Mùa Vọng tại nhà thờ Đức Bà Cả ở Paris, Ngài nói :
“Tôi đã đi khắp mặt đất, tôi đã yêu thế gian, tôi đã biết thế giới, và tôi đã học được rất nhiều : không có hạnh phúc ở trên thế gian này. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác đã vào tìm nó nơi không có. Tôi đã tìm nó ở những nơi tôi tưởng nó có, ở những nụ cười, ở những cuộc giải trí, ở những ngày lễ, ở nơi vàng bạc, ở nơi sắc đẹp…
Ôi lạy Chúa, điều con mong ước mọi giờ, mọi ngày con đã tìm ở đâu ? Và con đã tìm được nó trong Chúa và tình yêu Chúa”.
3. Khao khát đi tìm Chúa
Ước vọng của con người không bao giờ được thỏa mãn vì con người vẫn muốn vươn lên đến cái gì tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối, hay nói đúng hơn : Tất cả là hư vô ! Tìm trong hư vô thì chẳng tìm được gì cả !
Tác giả Thánh vịnh 42 đã mô tả lòng con người luôn muốn hướng về Chúa, muốn tìm đến Chúa để được thỏa mãn tâm hồn như đàn nai giải khát bên dòng suối :
Như nai rừng mong mỏi
Tìm về suối nước trong.
Hồn con cũng trông mong
Tìm đến Ngài, lạy Chúa.
Thánh Augustinô đã đi tìm Chúa trong mọi nơi mà không thấy, tâm hồn ngài bị chao đảo như con thuyền giữa sóng gió biển khơi. Sau khi đã trở lại với Chúa, Ngài đã phải nói :”Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, linh hồn con luôn khắc khỏai cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Chỉ có Chúa mới thỏa mãn được những khát khao của con người. Đúng như Thánh vịnh 61,2 nói :
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
Truyện : Thiên Chúa là gì ?
Nhiều người đến gặp một thiền sư nổi tiếng để trình bầy với ông ta rằng : chúng tôi được sai đến để xin ông nói cho chúng tôi biết rõ : Thiên Chúa là gì ?
Nhà hiền triết trả lời :
- Để tôi suy nghĩ rồi 8 ngày sau hãy trở lại.
Tám ngày trôi qua, họ trở lại thì vị thiền sư bảo :
- Hãy trở lại 8 ngày sau nữa.
Đúng 8 ngày sau họ quay trở lại và cũng nhận được câu trả lời như thế.
Cuối cùng quá bực mình vì cứ nghe một câu trả lời như nhau nên họ mới mỉa mai hỏi ông ta rằng :
- Cho đến lúc nào ông hết nói với họ câu : “Tám ngày sau hãy trở lại”.
Chính lúc đó vị thiền sư mới nghiêm mặt nói với họ :
- Tôi sẽ trả lời như thế mãi với các ông bao lâu còn hỏi tôi câu hỏi đó. Riêng tôi, tôi biết chắc rằng có Thiên Chúa. Người hiện hữu, nhưng tôi không thể và không bao giờ có thể nói được Ngài là gì (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, tr 18).
Thiên Chúa đâu có phải là đối tượng để lý trí con người tìm hiểu như một sự vật. Ngài là Đấng siêu việt, vượt trên mọi lý trí phàm nhân, Ngài là Đấng vô ngôn (ineffabilis) nghĩa là không thể dùng lời nói mà diễn tả được.
Ngay trong phạm vi tình yêu, người ta cũng chưa định nghĩa được tình yêu là gì, mà chỉ có thể cảm nghiệm được tình yêu. Cứ yêu đi thì mới biết tình yêu là gì như thánh Augustinô đã nói “ama et fac quod vis : cứ yêu đi rồi làm gì thì làm, nghĩa là sẽ hiểu được tình yêu.
Sở dĩ con người thời nay khó chấp nhận và khó tiếp cận được với thế giới siêu linh, với các chân lý tôn giáo là vì lòng trí họ chỉ muốn dừng lại trên những sự kiện vật chất bên ngòai để tìm hiểu tư duy hoặc chỉ dựa vào khả giác để lý giải mọi sự. Đó cũng là trường hợp của người phụ nữ Samaria khi nghe Chúa nói đến “nước hằng sống”, “nước siêu nhiên” thì chị ta không thể hiểu và chỉ nghĩ tới nước tự nhiên để uống. Hoặc các môn đệ đi mua thức ăn về mời Chúa dùng thì Chúa nói đến một thứ lương thực thiêng liêng cần hơn, các ông không hiểu và chỉ nghĩ đến các thức ăn thể xác. Do đó, với lối suy nghĩ quá vật chất, quá giới hạn trong không gian và thời gian thì con người mãi mãi cho các chân lý tôn giáo là phi lý, khó chấp nhận và không bao giờ có thể mở mắt nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa.
Với con mắt xác thịt, không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy Chúa vì Chúa là Đấng tuyệt đối siêu việt, Ngài không ở đó ở đây cho ta trông thấy, nhưng với con mắt đức tin chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong tha nhân, vì tha nhân là Chúa. Ta xử đối thế nào với tha nhân là ta xử đối thế ấy với Chúa. Trong ngày chung thẩm Chúa sẽ xét xử chúng ta về điều này .
Truyện : Tha nhân là Chúa.
Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lớn tiếng hỏi:
- Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?
- Ta đang ghi những ai yêu mến Thiên Chúa.
Vừa lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng điều đó không làm cho vị tu sĩ thất vọng, Ông nói với thiên thần :
- Xin ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.
Thiên thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.
Sau khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chỉ là câu trích dẫn thư 1Ga 4,20:”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú :”Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thóat khỏi tôi; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi”(Trích Mỗi ngày một tin vui).
+++
A. DẪN NHẬP
Trong sa mạc khô cháy, nước là một nhu cầu khẩn thiết cho cuộc sống. Dân Israel thiếu nước trầm trọng trong sa mạc. Thiên Chúa đã thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách truyền cho ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá, nước tuôn trào lai láng cho dân và đàn gia súc giãn cơn khát (Bài đọc 1). Tuy nhiên, nước đó mới là nước vật chất làm thỏa mãn thể xác được chốc lát, Đức Giêsu tại bờ giếng Giacóp còn giới thiệu cho người phụ nữ Samaria một thứ nước khác, một thứ nước uống vào sẽ không bao giờ khát nữa, nước đó là Nước Hằng Sống. Chúa sẽ ban thứ nước ấy cho những ai biết tin nhận Đức Giêsu vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.
Ai trong chúng ta mà không khát nước ? Không có nước con người không thể sống được. Vì vậy người ta đang có nỗ lực tạo ra những nguồn nước sạch cung cấp cho cuộc sống hằng ngày, và nhu cầu tiêu thụ nước càng ngày càng tăng, càng cấp bách. Nhưng đó chỉ là nước vật chất nhằm thỏa mãn nhữnng cơn khát của thân xác, uống vào vẫn còn khát.
Ngòai ra, người ta còn những cơn khát khác, đó là khát vọng tinh thần, những khát vọng vô biên, cần phải được thỏa mãn. Như trường hợp người phụ nữ Samaria, mặc dù ở bên giếng nước mà cõi lòng vẫn còn khát và cơn khát ấy chỉ có thể được thỏa mãn bằng một thứ nước siêu nhiên là nước Hằng sống mà Chúa Giêsu ban cho. Chúng ta cũng hãy khao khát đi tìm Chúa là nguồn nước hằng sống để được thỏa mãn cơn khát vọng vô biên, như đàn nai tìm đến suối nước trong, vì chính Chúa mới có thể thỏa mãn được mọi khát vọng của con người :
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
(Tv 61,2)
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Xh 17,3-7
Thiên Chúa yêu thương dân Israel, đã chọn họ làm dân riêng của Ngài, nên đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ của người Ai cập. Trên cuộc hành trình về Đất hứa, Ngài đã nuôi dân bằng manna và chim cút, nhưng sau đó dân chúng thiếu nước uống. Họ cằn nhằn trách móc ông Maisen, họ nổi lọan định ném đá ông và định quay trở về Ai cập. Chúa đã can thiệp cho dân có nước uống. Theo lệnh của Chúa, ông Maisen lấy gậy đập vào tảng đá ở Horeb, nước liền chảy ra lai láng, dân chúng và đàn vật được uống thỏa thuê. Cũng chính nơi này, ông Maisen gọi là Meriba và Massa, có nghĩa là nơi dân Israel đã nổi lọan và thử thách Chúa.
Nhờ sự kiện này mà dân tin tưởng là Thiên Chúa luôn hiện diện bên họ, nâng đỡ họ, bênh vực họ và đưa họ về Đất hứa chảy sữa cùng mật.
+ Bài đọc 2 : 5,1-2.5-18
Trong thư gửi cho tín hữu Rôma thánh Phaolô cho biết : Tình yêu Thiên Chúa là nền tảng niềm cậy trông. Dù gặp bao gian nan thử thách trong cuộc sống, ngài luôn tin tưởng vào Đức Kitô, chấp nhận tất cả để chỉ có một khát vọng là loan báo Tin mừng cho lương dân… Khi đã được trở lại với Chúa, Ngài chỉ còn biết sống cho Chúa Kitô, đồng lao cộng khổ với Ngài, cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài nên đã nói :”Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà Đức Kitô sống trong tôi”. Với Đức Kitô sống trong mình, thánh Phaolô đã trở nên một nguồn nước phong phú cứ muốn vọt ra. Niềm khao khát rao giảng Đức Kitô cho người khác đã thúc bách Ngài :”Caritas Christi urget me”.
+ Bài Tin mừng : Ga 4,5-42
Bản văn Tin mừng hôm nay là một trong những đọan hay nhất và đẹp nhất của Tin mừng theo thánh Gioan. Ở đây ghi lại một cách thi vị và đầy tình người cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ ở giếng Giacóp. Không ngờ, ban đầu Đức Giêsu xin người phụ nữ Samaria cho nước uống, rồi qua câu chuyện trao đổi, Ngài lại mạc khải cho chị ta một thứ nước uống, uống vào sẽ không bao giờ khát, đó chính là nước Trường sinh :”Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,13).
Qua lời hứa trên, Đức Giêsu cho biết Thiên Chúa không phải là một kẻ đối diện, không chỉ ở núi Garazim hay trong đền thờ Giêrusalem nữa, mà ở ngay trong chính con người chúng ta, làm thành một nguồn nước vọt ra sự sống đời đời. Hãy tin tưởng và trông cậy vào Ngài vì chính Ngài là nguồn nước trường sinh.
Qua câu chuyện trên, không những chị phụ nữ Samaria đã nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, chị còn loan báo cho dân làng nhận biết Đức Giêsu là Đấng mang lại ơn cứu độ, vì họ đã được mắt thấy tai nghe, không cần phải dựa vào lời chị phụ nữ nữa. Chúng ta cũng phải đi loan báo Đức Giêsu cho những người khác như vậy.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Niềm khát vọng của chúng ta
I. ĐỨC GIÊSU HỨA BAN NƯỚC HẰNG SỐNG
1. Tình hình tại vùng Samaria
Vào thời Đức Giêsu, xứ Palestina kéo dài từ bắc xuống nam dài gần 200 cây số, chia thành ba vùng : phía bắc là Galilea, phía nam là Giuđêa, và giữa hai phần đó là Samaria. Con đường ngắn nhất từ Giuđea đến Galilea là đi ngang qua xứ Samaria, mất khỏang ba ngày. Nếu muốn tránh Samaria thì phải đi đường vòng qua sông Giorđan thì xa gấp đôi. Đức Giêsu đã chọn đi con đường ngắn này.
Người Samaria nguyên gốc là người Do thái, nhưng do cuộc sống chuyển biến, họ có nhiều liên hệ với ngọai bang nên bị người Do thái cho là lai căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp. Vì thế, luật sĩ Do thái quen nói :”Nước người Samaria ô trọc hơn tiết heo”.
Nghe tin Gioan Tẩy giả bị bắt giam, Đức Giêsu quyết định rời Giuđea, vì người biệt phái tỏ ra ghen tức, nghi kỵ, phản kháng (Ga 4,1). Ngài đã dùng con đường ngắn nhất để đi đến miền Galilêa là đi ngang qua Samaria. Đức Giêsu đã làm một cuộc hành trình đi Galilêa theo như Gioan viết :”Đức Giêsu tới thành gọi là Kikha thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng Giacóp, Đức Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khỏang giờ thứ sáu”(Ga 4,5-6).
2. Đức Giêsu xin nước uống
Giếng Gacóp này sâu 32 mét, phải có dây và gầu mới múc được nước. Đức Giêsu đang ngồi nghỉ mệt trên miệng giếng thì có một người phụ nữ ra múc nước. Ngài nói với chị ta :”Cho tôi chút nước uống”. Câu nói này có vẻ tự nhiên, nhưng theo tục lệ lúc bấy giờ thì thật lạ tai đối với nhiều người và không thể chấp nhận được. Đức Giêsu biết thế Ngài điềm nhiên phá bỏ tập tục đó. Đây là lần đầu tiên, song không phải là lần cuối. Các tông đồ cũng ngạc nhiên về chuyện này.
Còn đối với chị phụ nữ này, lời nói của Đức Giêsu cũng làm cho chị ta kinh ngạc, quay lại hỏi :”Tôi là người Samaria và ông là người Do thái, sao ông lại xin tôi cho ông uống nước”? Tác giả Gioan giải thích cho những độc giả Hy lạp của ngài rằng : người Do thái và Samaria vốn không giao tiếp với nhau. Đức Giêsu đã trả lời với chị ta :”Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống”.
3. Đức Giêsu ban nước hằng sống
Chị phụ nữ còn đang thắc mắc về câu nói của Ngài, Đức Giêsu trả lời tiếp cho chị :”Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”(Ga 4,4,14). Chị ta nói với Đức Giêsu :”Thưa Ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(Ga 4,15).
Qua câu chuyện trao đổi giữa Đức Giêsu và chị phụ nữ này, Ngài đã tiết lộ cho chị : chính Ngài là Đấng Messia, gọi là Đức Kitô. Chính Ngài sẽ ban cho chị và mọi người nước hằng sống. Ngòai ra, Ngài còn mạc khải một điều mới mẻ về việc tôn thờ : việc tôn thờ Thiên Chúa này khác với quan niệm của biệt phái và quan niệm của người thời bấy giờ :”Đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những ngưởi tôn thờ mà Chúa Cha muốn” (Ga 4, 23).
4. Mục đích của câu truyện
Phải chăng thánh sử Gioan dùng mẩu truyện người phụ nữ này cốt ý cho mỗi người chúng ta đặt lại vấn đề đức tin của cá nhân mình. Mỗi người chúng ta, dù nam hay nữ, dù trong trạng thái nào của cuộc sống, có thể là một người phụ nữ Samaria, chúng ta cần gặp và trực diện với Đức Giêsu.
Có một câu nói trong sách của Hồi giáo như sau :”Khát thì tìm nước, nhưng nguồn nước cũng đi tìm người khát”. Đức Giêsu là nguồn nước sự sống Người tìm đến với mọi người chúng ta. Để tiến sâu vào con đường khám phá đức tin, chúng ta phải vượt qua được hiện cảnh của mình, như người phụ nữ, đào sâu vào quá khứ tội lỗi, nhận thực ra mình là ai. Và đó là giây phút được giải thóat, được thứ tha, được yêu thương, được nhận ra nguồn sống mới. Muốn bắt đầu cuộc hành trình đức tin thực sự, chúng ta phải cất bước đi tới.
II. NIỀM KHAO KHÁT CỦA TÂM HỒN TÔI
1. Khao khát nước uống thường ngày
Kinh nghiệm cho thấy nước vô cùng thiết yếu cho đời sống. Thiếu nhà cửa, quần áo, người ta vẫn sống được, thiếu thức ăn người ta cũng có thể sống được một thời gian dài, nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.
Khi dựng nên vườn địa đàng, Sách Thánh cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã làm nên một con sông chẻ ra bốn nhánh để tưới tiêu cho sinh vật. Ông bà tổ tiên Adong Evà đã dùng nước ngọt ấy cho đến khi phạm tội thì mất, đất đai lại trở nên khô cằn.
Theo những số liệu thu thập được, hiện nay nguồn nước lòai người thừa hưởng trên hành tinh này thật phong phú, vào khỏang 1,3 tỉ đến 1,4 tỉ kilômét khối, trong đó nước mặn ở đại dương chiếm 98,77%, hai băng đảo (Bắc và Nam cực) chiếm 1,19%, nước trên mặt đất liền chiếm 0,017%, nước ngầm chiếm 0,007% và hơi nước trong khí quyển 0,001%.
Theo báo cáo của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, hiện nay có 1,2 tỉ người (1/4 dân số thế giới) không có đủ nước sạch để uống. Hằng năm có khỏang 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển vì bệnh mà nguyên nhân trước tiên là dùng nước bẩn.
Nước uống đối với nhiều nước trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu vì việc lãng phí nước uống trở thành nghiêm trọng. Đặc biệt là nhiều bể nước ngọt bị các phế thải công nghiệp làm ô nhiễm. Nước uống tại một số nước châu Âu được cho vào chai lọ để bán, Hà lan đã phải nhập nước uống từ Thụy điển.
Các nhà khoa học cho rằng tới năm 2000, số dân tăng nhanh, sẽ dùng hết một nửa tổng số nước ngọt có trên quả đất. Và có thể năm 2040, với việc tăng dân số lên gấp đôi, tòan số nước ngọt dự trữ sẽ không còn nữa (Báo Đại Đòan Kết, số 8, th 3/97, tr 6).
Hiện nay Việt nam chúng ta cũng thiếu nước sạch bởi vì nhiều nguồn nước đã bị các chất thải của các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Để giải quyết cấp thời, nhiều người đã sản xuất nước tinh khiết đóng chai đem bán trên thị trường, cung cấp nước sạch để tránh bệnh tật. Việc uống nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng hiện nay đã trở nên phổ biến, ngay cả vùng nông thôn.
2. Những khát vọng tinh thần
Con người muốn vươn lên, muốn đạt tới hạnh phúc nhưng hạnh phúc còn xa tầm tay. Đồng ý rằng đã có những mảnh hạnh phúc, mỗi người có thể hưởng hạnh phúc ấy trong hòan cảnh cụ thể của mình như “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”, nhưng con người chưa thỏa mãn được những thứ hạnh phúc ấy, muốn vươn lên tới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh cửu. Vì vậy, con người luôn có nhiều khát vọng, muốn cho mọi sự tốt đẹp được xẩy ra như :
- Khát khao chân lý vì cuộc sống đầy gian dối.
- Khao khát tự do trong một xã hội nhiều trói buộc.
- Khao khát công bình trong một môi trường đầy dẫy bất công.
- Khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận.
- Khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh.
- Khao khát niềm tin giữa cảnh đời đầy nghi kỵ.
- v.v….
Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu “Linh hồn con khao khát Chúa Trời hằng sống”.
Chúng ta hãy nhìn vào phụ nữ Samaria, mặc dù đang ở bên giếng nước nhưng cõi lòng vẫn khát khao. Nàng thèm khát một tình nghĩa đậm đà. Nàng tưởng rằng tình đời sẽ thỏa mãn được cơn khát ấy nên nàng đã lăn xả vào những cuộc phiêu lưu tình ái. Nhưng đã trải qua 5 đời chồng rồi, nay đã là đời chồng thứ sáu mà nàng vẫn còn khát. Chỉ sau khi được gặp Đức Giêsu, trò truyện với Ngài và được Ngài ban cho thứ nước siêu nhiên là tình nghĩa với Chúa thì nàng mới hết khát. Nàng còn chạy vào làng rủ thêm nhiều người đến với Đức Giêsu, nguồn nước hằng sống đích thực (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 114).
Truyện : Erman Coen.
Erman Coen được mệnh danh là Augustinô của thời đại chúng ta. Ngài là một người Do thái rất giầu có. Thời trai trẻ, ngài chỉ biết ăn chơi và chạy theo thế gian. Ngày kia, ngài từ chối tất cả và xin vào tu viện…
Trong buổi giảng Mùa Vọng tại nhà thờ Đức Bà Cả ở Paris, Ngài nói :
“Tôi đã đi khắp mặt đất, tôi đã yêu thế gian, tôi đã biết thế giới, và tôi đã học được rất nhiều : không có hạnh phúc ở trên thế gian này. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác đã vào tìm nó nơi không có. Tôi đã tìm nó ở những nơi tôi tưởng nó có, ở những nụ cười, ở những cuộc giải trí, ở những ngày lễ, ở nơi vàng bạc, ở nơi sắc đẹp…
Ôi lạy Chúa, điều con mong ước mọi giờ, mọi ngày con đã tìm ở đâu ? Và con đã tìm được nó trong Chúa và tình yêu Chúa”.
3. Khao khát đi tìm Chúa
Ước vọng của con người không bao giờ được thỏa mãn vì con người vẫn muốn vươn lên đến cái gì tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối, hay nói đúng hơn : Tất cả là hư vô ! Tìm trong hư vô thì chẳng tìm được gì cả !
Tác giả Thánh vịnh 42 đã mô tả lòng con người luôn muốn hướng về Chúa, muốn tìm đến Chúa để được thỏa mãn tâm hồn như đàn nai giải khát bên dòng suối :
Như nai rừng mong mỏi
Tìm về suối nước trong.
Hồn con cũng trông mong
Tìm đến Ngài, lạy Chúa.
Thánh Augustinô đã đi tìm Chúa trong mọi nơi mà không thấy, tâm hồn ngài bị chao đảo như con thuyền giữa sóng gió biển khơi. Sau khi đã trở lại với Chúa, Ngài đã phải nói :”Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho Chúa, linh hồn con luôn khắc khỏai cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”. Chỉ có Chúa mới thỏa mãn được những khát khao của con người. Đúng như Thánh vịnh 61,2 nói :
Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn.
Truyện : Thiên Chúa là gì ?
Nhiều người đến gặp một thiền sư nổi tiếng để trình bầy với ông ta rằng : chúng tôi được sai đến để xin ông nói cho chúng tôi biết rõ : Thiên Chúa là gì ?
Nhà hiền triết trả lời :
- Để tôi suy nghĩ rồi 8 ngày sau hãy trở lại.
Tám ngày trôi qua, họ trở lại thì vị thiền sư bảo :
- Hãy trở lại 8 ngày sau nữa.
Đúng 8 ngày sau họ quay trở lại và cũng nhận được câu trả lời như thế.
Cuối cùng quá bực mình vì cứ nghe một câu trả lời như nhau nên họ mới mỉa mai hỏi ông ta rằng :
- Cho đến lúc nào ông hết nói với họ câu : “Tám ngày sau hãy trở lại”.
Chính lúc đó vị thiền sư mới nghiêm mặt nói với họ :
- Tôi sẽ trả lời như thế mãi với các ông bao lâu còn hỏi tôi câu hỏi đó. Riêng tôi, tôi biết chắc rằng có Thiên Chúa. Người hiện hữu, nhưng tôi không thể và không bao giờ có thể nói được Ngài là gì (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, tr 18).
Thiên Chúa đâu có phải là đối tượng để lý trí con người tìm hiểu như một sự vật. Ngài là Đấng siêu việt, vượt trên mọi lý trí phàm nhân, Ngài là Đấng vô ngôn (ineffabilis) nghĩa là không thể dùng lời nói mà diễn tả được.
Ngay trong phạm vi tình yêu, người ta cũng chưa định nghĩa được tình yêu là gì, mà chỉ có thể cảm nghiệm được tình yêu. Cứ yêu đi thì mới biết tình yêu là gì như thánh Augustinô đã nói “ama et fac quod vis : cứ yêu đi rồi làm gì thì làm, nghĩa là sẽ hiểu được tình yêu.
Sở dĩ con người thời nay khó chấp nhận và khó tiếp cận được với thế giới siêu linh, với các chân lý tôn giáo là vì lòng trí họ chỉ muốn dừng lại trên những sự kiện vật chất bên ngòai để tìm hiểu tư duy hoặc chỉ dựa vào khả giác để lý giải mọi sự. Đó cũng là trường hợp của người phụ nữ Samaria khi nghe Chúa nói đến “nước hằng sống”, “nước siêu nhiên” thì chị ta không thể hiểu và chỉ nghĩ tới nước tự nhiên để uống. Hoặc các môn đệ đi mua thức ăn về mời Chúa dùng thì Chúa nói đến một thứ lương thực thiêng liêng cần hơn, các ông không hiểu và chỉ nghĩ đến các thức ăn thể xác. Do đó, với lối suy nghĩ quá vật chất, quá giới hạn trong không gian và thời gian thì con người mãi mãi cho các chân lý tôn giáo là phi lý, khó chấp nhận và không bao giờ có thể mở mắt nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa.
Với con mắt xác thịt, không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy Chúa vì Chúa là Đấng tuyệt đối siêu việt, Ngài không ở đó ở đây cho ta trông thấy, nhưng với con mắt đức tin chúng ta có thể tìm thấy Chúa trong tha nhân, vì tha nhân là Chúa. Ta xử đối thế nào với tha nhân là ta xử đối thế ấy với Chúa. Trong ngày chung thẩm Chúa sẽ xét xử chúng ta về điều này .
Truyện : Tha nhân là Chúa.
Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lớn tiếng hỏi:
- Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?
- Ta đang ghi những ai yêu mến Thiên Chúa.
Vừa lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng điều đó không làm cho vị tu sĩ thất vọng, Ông nói với thiên thần :
- Xin ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.
Thiên thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.
Sau khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chỉ là câu trích dẫn thư 1Ga 4,20:”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú :”Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thóat khỏi tôi; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi”(Trích Mỗi ngày một tin vui).