Mọi thụ tạo đều là hư không đối với Thiên Chúa và không có gì có giá trị ngoài Thiên Chúa ra: kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đó là lý do sự cần thiết phải thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-2-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một vị thánh thần bí khác, sống đồng thời với thánh nữ Terêxa thành Avila và là bạn tinh thần với chị: đó là thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Giáo Hoàng Pio XI tuyên bố là Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi là ”Tiến sĩ thần bí”. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 trong ngôi làng nhỏ Fontiveros gần thành phố Avila, tại Vecchia Castiglia, là con ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez. Gia đình rất nghèo, vì thân phụ tuy là gốc thượng lưu, nhưng bị đuổi khỏi nhà và bị truất hữu hết tài sản vì đã lập gia đình với Catalina, là một thiếu nữ khiêm tốn làm nghề dệt tơ lụa. Mồ côi cha khi lên 9 tuổi Gioa cùng mẹ và em trai là Franxicô di cư về Medina del Campo, gần thành phố thương mại và văn hóa Valladolid. Tại đây Gioan theo học trường los Doctrinos và làm vài việc lặt vặt khiêm tốn cho các nữ tu của nhà thờ tu viện thánh nữ Madalena. Sau đó vì các đức tính nhân bản và kết qủa việc học hành, Gioan được thu nhận như là y tá trong nhà thương Concezione, rồi năm 18 tuổi gia nhập trường các cha dòng Tên, mới được thành lập tại Medina del Campo, và theo học các khoa nhân văn 3 năm gồm hùng biện và ngôn ngữ cổ điển. Sau thời gian đào tạo, Gioan nhận ra ơn gọi tu trì của mình và chọn dòng Camelô.
Năm 1563 thầy Gioan bắt đầu vào tập viện dòng Cát Minh và lấy tên dòng là Matthia. Năm sau đó thầy được gửi học 3 năm triết và nghệ thuật tại đại học Salamanca. Năm 1567 Gioan Thánh Giá thụ phong linh mục, và trở về Medina del Campo để cử thành thánh lễ mở tay trong tình thương mến của gia đình.
Chính tại đây cha gặp thánh nữ Terêxa Chúa Giêsu lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ trở thành định đoạt cho cả hai người. Chị Terexa Avila chia sẻ với vị linh mục trẻ chương trình canh tân dòng Cát Minh và đề nghị cha yểm trợ ”để sáng danh Chúa”. Cha Gioan Thánh Giá bị thu hút bởi lý tưởng đó và trở thành người nâng đỡ chị Terexa. Hai vị làm việc với nhau trong vài tháng trời, chia sẻ các lý tưởng và đề nghị để khai sinh ngôi nhà đầu tiên cho các Nam tu sĩ Cát Minh Nhặt phép ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo một nơi hẻo lánh trong tỉnh Avila. Gioan cùng 3 tu sĩ khác sống trong tu viện này. Khi canh tân lời khấn sống theo Luật đầu tiên dòng Cát Minh, bốn tu sĩ đổi tên; Gioan ấy tên là Gioan Thánh Giá. Cuối năm 1572 chị Têrêxa Avila xin cha Gioan Thánh Giá làm cha giải tội cho các nữ tu trong tu viện Nhập Thể Avila, nơi chị làm Bề Trên. Đó là các năm cộng tác và sống tình bạn tinh thần sâu xa làm giầu cho cả hai bên. Đây cũng là thời gian chị Têrêxa bắt đầu viết các tác phẩm quan trọng và cha Gioan Thánh Giá viết các tác phẩm đầu tiên của mình.
Việc chấp nhận cuộc cải cách đã gây ra nhiều đau khổ cho cha Gioan Thánh Giá. Năm 1577 cha bị cáo gian, bị bắt cóc và bị giam tù trong tu viện Cát Minh Toledo. Trong nhiều tháng trời cha chịu thiếu thốn và bị áp lực thể lý cũng như luân lý. Trong thời gian này cha sáng tác Thánh Thi Tinh Thần và nhiều bài thơ khác. Đêm 16 rạng ngày 17 năm 1578 cha trốn thoát được và ẩn nấp trong tu viện của các nữ tu Cát Minh Nhặt phép của thành phố.
Thánh nữ Têrêxa Avila và các nữ tu rất vui mừng vì cuộc giải thoát này. Sau khi nghỉ dưỡng sức một thời gian, cha Gioan Thánh Giá được chỉ định tới làm việc trong vùng Andalusa trong 10 năm trời tại nhiều tu viện khác nhau, nhất là tu viện Granada. Cha cũng giữ nhiều trách vụ quan trọng trong dòng cho tới trở thành Phó Giám tỉnh. Cha tiếp tục sáng tác, rồi trở về quê nhà trong chức vụ thành viên của Ban Tổng Quản gia đình Cát Minh Têrêxa được độc lập. Cha sống trong tu viện Cát Minh Segovia và trở thành Bề trên cộng đoàn này. Năm 1591 cha được chỉ định sang sống trong tỉnh dòng Mehicô. Nhưng trong khi cùng với 10 tu sĩ khác chuẩn bị cho chuyến đi xa này, cha bị bệnh nặng và qua đời đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 năm 1591. Xác cha được đưa về Segovia sau đó. Năm 1675 Đức Giáo Hoàng Clemente X chủ sự lễ phong Chân Phước cho cha và năm 1726 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIII tôn phong cha lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Gioan Thánh Giá được coi như là một trong những thi sĩ trữ tình quan trọng nhất của nền văn chương Tây ban nha. Các tác phẩm lớn của thánh nhân gồm các cuốn: Lên Núi Camêlô, Đêm Tối, Thánh Thi Tinh Thần và Lửa Sống Động Của Tình Yêu.
Trong ”Thánh Thi Tinh Thần” thánh Gioan trình bầy con đường thanh tẩy linh hồn, nghĩa là việc chiếm hữu Thiên Chúa từ từ và tươi vui, cho tới khi linh hồn đến chỗ cảm nhận được rằng nó mến yêu Thiên Chúa với chính tình yêu nó được yêu mến. Tác phẩm ”Lửa Sống Sộng Của Tình Yêu” tiếp tục viễn tượng này, bằng cách miêu tả chi tiết hơn tình trạng kết hiệp biến đổi với Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: giống như lửa cháy và thiêu đốt củi đến độ củi trở thành ngọn lửa, Chúa Thánh Thần cũng thiêu đốt và thanh tẩy linh hồn như thế trong đêm đen; với thời gian Người soi sáng và sưởi nóng nó như một ngọn lửa. Cuộc sống của linh hồn là một ngày lễ liên lỉ của Chúa Thánh Thần, là Đấng hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của sự kết hiệp với Thiên Chúa trong sự vĩnh cửu.
Tác phẩm ”Lên Núi Camêlô” giới thiệu lộ trình thiêng liêng, từ quan điểm của sự thanh tẩy linh hồn từ từ, cần thết để leo lên đỉnh của sự hoàn thiện kitô được biểu tượng bằng đỉnh núi Camêlô. Sự thanh tẩy đó được đề nghị như một con đường phải đi, cộng tác với hoạt động của Thiên Chúa. Để đạt tới sự kết hiệp tình yêu với Thiên Chúa, sự thanh tẩy đó phải hoàn toàn bắt đầu với các giác quan, rồi tiếp tục với ba nhân đức đối thần tin cậy mến, thanh tẩy ý hướng, ký ức và ý chí con người. Tác phẩm ”Đêm Tối” miêu tả khía cạnh ”thụ động” hay sự can thiệp của Thiên Chúa trong tiến trình thanh tẩy linh hồn. Mục đích tất cả các tác phẩm là miêu tả con đường dẫn đưa tới sự thánh thiện, là tình trạng toàn thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng ta. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, mọi sự do Thiên Chúa tạo thành đều tốt lành. Qua các thụ tạo chúng ta có thể khám phá ra Đấng đã để lại dấu vết của Người nơi chúng. Nhưng đức tin là suối nguồn duy nhất được ban cho con ngưới để hiểu biết Thiên Chúa như Người là, như Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn thông truyền cho loài người Ngài đã làm qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Chúa Giêsu là con đường duy nhất và định đoạt dẫn đưa tới Chúa Cha (x. Ga 14,6).
Đề cập tới nét chính yếu trong tư tưởng của thánh Gioan Thánh Giá Đức Thánh Cha nói:
Bất cứ điều gì được tạo dựng nên đều là hư vô trước Thiên Chúa và không có gì có gía trị ngoài Thiên Chúa ra. Vì thế, kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Từ đây bắt nguồn sự nhấn mạnh của thánh Gioan Thánh Giá trên sự cần thiết của việc thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa, là mục đích duy nhất của sự hoàn thiện.
Sự thanh tẩy đó không hệ tại nơi việc thiếu thốn thể lý các sự vật hay việc sử dụng chúng; điều khiến cho linh hồn được trong trắng và tự do, trái lại, là loại bỏ mọi sự tùy thuộc sự vật một cách vô trật tự. Tất cả đều được đặt để trong Thiên Chúa như trung tâm và cứu cánh của cuộc sống. Tiến trình thanh tẩy mệt nhọc dĩ nhiên đòi hỏi cố gắng cá nhân, nhưng tác nhân chính là Thiên Chúa: tất cả những gì mà con người có thể làm là ”sẵn sàng”, là rộng mở cho hoạt động của Thiên Chúa và không gây chướng ngại cho hoạt động đó. Khi sống các nhân đức đối thần, con người tự nâng mình lên cao và trao ban giá trị cho dấn thân của mình.
Sau cùng, chúng ta tự hỏi vị thánh thần bí cao siêu này, với con đường gian khó hướng tới đỉnh trọn lành, còn có gì để nói với kitô hữu bình thường sống trong các trạng huống hằng ngày như chúng ta; hay người chỉ là gương mẫu cho một số linh hồn ưu tuyển có thể bước theo con đường thanh tẩy đó? Thật ra, cuộc sống của thánh Gioan Thánh Giá đã không phải là chuyện ”bay trên mây trên gió”, nhưng là cuộc sống rất khó khăn gian khổ, thực tế và cụ thể, trong việc cải cách dòng với biết bao nhiêu khó khăn chống đối, cũng như trong nhiệm vụ Bề trên tỉnh dòng, hay bị các tu sĩ khác giam tù, bị sỉ vả và hành hạ. Nhưng chính trong những lúc khổ đau khốn khó đó thánh nhân đã viết ra các tác phẩm đẹp nhất. Lộ trình với Chúa Giêsu cũng thế. ”Con Đường” không phải là cái gì khó khăn thêm vào gánh nặng cuộc sống thường ngày của chúng ta khiến cho nó nặng nề hơn, nhưng là một ánh sáng, một sức mạnh giúp chúng ta vác gánh nặng đó. Nếu một người có tình yêu trong chính mình, thì tình yêu sẽ cho họ đôi cánh giúp bay cao, và chịu đựng được một cách dễ dàng mọi khốn khó của đời sống, bởi vì nó đem theo một ánh sáng lớn: đó là đức tin, tin rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương và để cho Thiên Chúa yêu thương chúng ta trong Đức Kitô Giêsu. Để cho Thiên Chúa yêu thương là ánh sáng giúp chúng ta vác gánh nặng mỗi ngày.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 16-2-2011 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một vị thánh thần bí khác, sống đồng thời với thánh nữ Terêxa thành Avila và là bạn tinh thần với chị: đó là thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Giáo Hoàng Pio XI tuyên bố là Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi là ”Tiến sĩ thần bí”. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử thánh nhân như sau:
Gioan Thánh Giá sinh năm 1542 trong ngôi làng nhỏ Fontiveros gần thành phố Avila, tại Vecchia Castiglia, là con ông Gonzalo de Yepes và bà Catalina Alvarez. Gia đình rất nghèo, vì thân phụ tuy là gốc thượng lưu, nhưng bị đuổi khỏi nhà và bị truất hữu hết tài sản vì đã lập gia đình với Catalina, là một thiếu nữ khiêm tốn làm nghề dệt tơ lụa. Mồ côi cha khi lên 9 tuổi Gioa cùng mẹ và em trai là Franxicô di cư về Medina del Campo, gần thành phố thương mại và văn hóa Valladolid. Tại đây Gioan theo học trường los Doctrinos và làm vài việc lặt vặt khiêm tốn cho các nữ tu của nhà thờ tu viện thánh nữ Madalena. Sau đó vì các đức tính nhân bản và kết qủa việc học hành, Gioan được thu nhận như là y tá trong nhà thương Concezione, rồi năm 18 tuổi gia nhập trường các cha dòng Tên, mới được thành lập tại Medina del Campo, và theo học các khoa nhân văn 3 năm gồm hùng biện và ngôn ngữ cổ điển. Sau thời gian đào tạo, Gioan nhận ra ơn gọi tu trì của mình và chọn dòng Camelô.
Năm 1563 thầy Gioan bắt đầu vào tập viện dòng Cát Minh và lấy tên dòng là Matthia. Năm sau đó thầy được gửi học 3 năm triết và nghệ thuật tại đại học Salamanca. Năm 1567 Gioan Thánh Giá thụ phong linh mục, và trở về Medina del Campo để cử thành thánh lễ mở tay trong tình thương mến của gia đình.
Chính tại đây cha gặp thánh nữ Terêxa Chúa Giêsu lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ trở thành định đoạt cho cả hai người. Chị Terexa Avila chia sẻ với vị linh mục trẻ chương trình canh tân dòng Cát Minh và đề nghị cha yểm trợ ”để sáng danh Chúa”. Cha Gioan Thánh Giá bị thu hút bởi lý tưởng đó và trở thành người nâng đỡ chị Terexa. Hai vị làm việc với nhau trong vài tháng trời, chia sẻ các lý tưởng và đề nghị để khai sinh ngôi nhà đầu tiên cho các Nam tu sĩ Cát Minh Nhặt phép ngày 28 tháng 12 năm 1568, tại Duruelo một nơi hẻo lánh trong tỉnh Avila. Gioan cùng 3 tu sĩ khác sống trong tu viện này. Khi canh tân lời khấn sống theo Luật đầu tiên dòng Cát Minh, bốn tu sĩ đổi tên; Gioan ấy tên là Gioan Thánh Giá. Cuối năm 1572 chị Têrêxa Avila xin cha Gioan Thánh Giá làm cha giải tội cho các nữ tu trong tu viện Nhập Thể Avila, nơi chị làm Bề Trên. Đó là các năm cộng tác và sống tình bạn tinh thần sâu xa làm giầu cho cả hai bên. Đây cũng là thời gian chị Têrêxa bắt đầu viết các tác phẩm quan trọng và cha Gioan Thánh Giá viết các tác phẩm đầu tiên của mình.
Việc chấp nhận cuộc cải cách đã gây ra nhiều đau khổ cho cha Gioan Thánh Giá. Năm 1577 cha bị cáo gian, bị bắt cóc và bị giam tù trong tu viện Cát Minh Toledo. Trong nhiều tháng trời cha chịu thiếu thốn và bị áp lực thể lý cũng như luân lý. Trong thời gian này cha sáng tác Thánh Thi Tinh Thần và nhiều bài thơ khác. Đêm 16 rạng ngày 17 năm 1578 cha trốn thoát được và ẩn nấp trong tu viện của các nữ tu Cát Minh Nhặt phép của thành phố.
Thánh nữ Têrêxa Avila và các nữ tu rất vui mừng vì cuộc giải thoát này. Sau khi nghỉ dưỡng sức một thời gian, cha Gioan Thánh Giá được chỉ định tới làm việc trong vùng Andalusa trong 10 năm trời tại nhiều tu viện khác nhau, nhất là tu viện Granada. Cha cũng giữ nhiều trách vụ quan trọng trong dòng cho tới trở thành Phó Giám tỉnh. Cha tiếp tục sáng tác, rồi trở về quê nhà trong chức vụ thành viên của Ban Tổng Quản gia đình Cát Minh Têrêxa được độc lập. Cha sống trong tu viện Cát Minh Segovia và trở thành Bề trên cộng đoàn này. Năm 1591 cha được chỉ định sang sống trong tỉnh dòng Mehicô. Nhưng trong khi cùng với 10 tu sĩ khác chuẩn bị cho chuyến đi xa này, cha bị bệnh nặng và qua đời đêm 13 rạng ngày 14 tháng 12 năm 1591. Xác cha được đưa về Segovia sau đó. Năm 1675 Đức Giáo Hoàng Clemente X chủ sự lễ phong Chân Phước cho cha và năm 1726 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XIII tôn phong cha lên hàng Hiển Thánh.
Thánh Gioan Thánh Giá được coi như là một trong những thi sĩ trữ tình quan trọng nhất của nền văn chương Tây ban nha. Các tác phẩm lớn của thánh nhân gồm các cuốn: Lên Núi Camêlô, Đêm Tối, Thánh Thi Tinh Thần và Lửa Sống Động Của Tình Yêu.
Trong ”Thánh Thi Tinh Thần” thánh Gioan trình bầy con đường thanh tẩy linh hồn, nghĩa là việc chiếm hữu Thiên Chúa từ từ và tươi vui, cho tới khi linh hồn đến chỗ cảm nhận được rằng nó mến yêu Thiên Chúa với chính tình yêu nó được yêu mến. Tác phẩm ”Lửa Sống Sộng Của Tình Yêu” tiếp tục viễn tượng này, bằng cách miêu tả chi tiết hơn tình trạng kết hiệp biến đổi với Thiên Chúa. Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: giống như lửa cháy và thiêu đốt củi đến độ củi trở thành ngọn lửa, Chúa Thánh Thần cũng thiêu đốt và thanh tẩy linh hồn như thế trong đêm đen; với thời gian Người soi sáng và sưởi nóng nó như một ngọn lửa. Cuộc sống của linh hồn là một ngày lễ liên lỉ của Chúa Thánh Thần, là Đấng hé mở cho chúng ta thấy vinh quang của sự kết hiệp với Thiên Chúa trong sự vĩnh cửu.
Tác phẩm ”Lên Núi Camêlô” giới thiệu lộ trình thiêng liêng, từ quan điểm của sự thanh tẩy linh hồn từ từ, cần thết để leo lên đỉnh của sự hoàn thiện kitô được biểu tượng bằng đỉnh núi Camêlô. Sự thanh tẩy đó được đề nghị như một con đường phải đi, cộng tác với hoạt động của Thiên Chúa. Để đạt tới sự kết hiệp tình yêu với Thiên Chúa, sự thanh tẩy đó phải hoàn toàn bắt đầu với các giác quan, rồi tiếp tục với ba nhân đức đối thần tin cậy mến, thanh tẩy ý hướng, ký ức và ý chí con người. Tác phẩm ”Đêm Tối” miêu tả khía cạnh ”thụ động” hay sự can thiệp của Thiên Chúa trong tiến trình thanh tẩy linh hồn. Mục đích tất cả các tác phẩm là miêu tả con đường dẫn đưa tới sự thánh thiện, là tình trạng toàn thiện mà Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng ta. Đối với Thánh Gioan Thánh Giá, mọi sự do Thiên Chúa tạo thành đều tốt lành. Qua các thụ tạo chúng ta có thể khám phá ra Đấng đã để lại dấu vết của Người nơi chúng. Nhưng đức tin là suối nguồn duy nhất được ban cho con ngưới để hiểu biết Thiên Chúa như Người là, như Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn thông truyền cho loài người Ngài đã làm qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Chúa Giêsu là con đường duy nhất và định đoạt dẫn đưa tới Chúa Cha (x. Ga 14,6).
Đề cập tới nét chính yếu trong tư tưởng của thánh Gioan Thánh Giá Đức Thánh Cha nói:
Bất cứ điều gì được tạo dựng nên đều là hư vô trước Thiên Chúa và không có gì có gía trị ngoài Thiên Chúa ra. Vì thế, kết qủa là để đạt tới tình yêu toàn thiện của Thiên Chúa, mọi tình yêu khác phải phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Từ đây bắt nguồn sự nhấn mạnh của thánh Gioan Thánh Giá trên sự cần thiết của việc thanh tẩy và dốc đổ nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa, là mục đích duy nhất của sự hoàn thiện.
Sự thanh tẩy đó không hệ tại nơi việc thiếu thốn thể lý các sự vật hay việc sử dụng chúng; điều khiến cho linh hồn được trong trắng và tự do, trái lại, là loại bỏ mọi sự tùy thuộc sự vật một cách vô trật tự. Tất cả đều được đặt để trong Thiên Chúa như trung tâm và cứu cánh của cuộc sống. Tiến trình thanh tẩy mệt nhọc dĩ nhiên đòi hỏi cố gắng cá nhân, nhưng tác nhân chính là Thiên Chúa: tất cả những gì mà con người có thể làm là ”sẵn sàng”, là rộng mở cho hoạt động của Thiên Chúa và không gây chướng ngại cho hoạt động đó. Khi sống các nhân đức đối thần, con người tự nâng mình lên cao và trao ban giá trị cho dấn thân của mình.
Sau cùng, chúng ta tự hỏi vị thánh thần bí cao siêu này, với con đường gian khó hướng tới đỉnh trọn lành, còn có gì để nói với kitô hữu bình thường sống trong các trạng huống hằng ngày như chúng ta; hay người chỉ là gương mẫu cho một số linh hồn ưu tuyển có thể bước theo con đường thanh tẩy đó? Thật ra, cuộc sống của thánh Gioan Thánh Giá đã không phải là chuyện ”bay trên mây trên gió”, nhưng là cuộc sống rất khó khăn gian khổ, thực tế và cụ thể, trong việc cải cách dòng với biết bao nhiêu khó khăn chống đối, cũng như trong nhiệm vụ Bề trên tỉnh dòng, hay bị các tu sĩ khác giam tù, bị sỉ vả và hành hạ. Nhưng chính trong những lúc khổ đau khốn khó đó thánh nhân đã viết ra các tác phẩm đẹp nhất. Lộ trình với Chúa Giêsu cũng thế. ”Con Đường” không phải là cái gì khó khăn thêm vào gánh nặng cuộc sống thường ngày của chúng ta khiến cho nó nặng nề hơn, nhưng là một ánh sáng, một sức mạnh giúp chúng ta vác gánh nặng đó. Nếu một người có tình yêu trong chính mình, thì tình yêu sẽ cho họ đôi cánh giúp bay cao, và chịu đựng được một cách dễ dàng mọi khốn khó của đời sống, bởi vì nó đem theo một ánh sáng lớn: đó là đức tin, tin rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương và để cho Thiên Chúa yêu thương chúng ta trong Đức Kitô Giêsu. Để cho Thiên Chúa yêu thương là ánh sáng giúp chúng ta vác gánh nặng mỗi ngày.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.